You are on page 1of 1

Vận dụng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc

thượng tầng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay:

Nhận thức và vận dụng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng vào giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế chính trị và
các mặt khác của đời sống xã hội là nội dung cốt lỗi nhất của đường lối đổi mới
của Đảng ta. Quá trình lãnh đạo cách mạng, tư duy của Đảng và Nhà nước luôn thể
hiện sự độc lập sáng tạo trong nhận thức, vận dụng quy luật này.

Trước đây do đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh nên cơ sở vật chất bị giặc
tàn phá, vai trò của kiến trúc thượng tầng chưa được phát huy một cách đầy đủ và
đồng bộ và toàn diện. Điều này đã dẫn đến nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, đời
sống xã hội còn nhiều khó khăn.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã nhận thức và vận dụng quy luật về
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào đổi mới
kinh tế, xã hội và bộ máy chính trị. Tư tưởng của Đảng và Nhà nước là phải đổi
mới đồng bộ và toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đổi mới chính trị phải
thận trọng từng bước và đáp ứng theo yêu cầu của đổi mới kinh tế, xã hội đồng
thời phải phù hợp với nguyện vọng chân chính của nhân dân. Trong việc lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời đổi mới các khía cạnh khác của đời sống xã
hội. Quá trình phát triển kinh tế và xã hội đưa ra những yêu cầu đổi mới chính trị
theo hướng tích cực. Đảng ta đã thể hiện vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối
với kiến trúc thượng tầng.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước luôn nắm bắt tình hình chính trị-kinh tế và xã hội để
đề ra những thay đổi về đường lối, các chính sách phù hợp để định hướng xã hội
chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường và các lĩnh vực khác của xã hội như giáo dục,
y tế,... , đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội, chống lại nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nền kinh tế
thế giới, nhưng vẫn đảm bảo sự dân chủ và lấy chủ nghĩa Mác-Lênin , tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động. Song trong đó cũng còn một số
hạn chế nhưng Đảng đã kịp thời nhận ra và khác phục. Qua đó, chúng ta thấy kiến
trúc thượng tầng đã có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

Như vậy, Đảng và Nhà nước đã vận dụng sáng tạo quy luật về mối quan hệ biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng
đã đề ra nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

You might also like