You are on page 1of 2

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Viện Toán Ứng Dụng và Tin học


Môn học: Đại số tuyến tính Mã ngành: MI1141
Năm học: 2023.1 Hệ: Cử nhân
Giảng viên: Đỗ Trọng Hoàng
Phiếu bài tập tuần 2: Tập hợp - Ánh xạ

Câu 1. (CK20151) Cho A, B, C là các tập hợp. Chứng minh rằng [(A ∪ B) \ C] ⊂ [(A \ B) ∪ (B \ C)].

Câu 2. (GK20161) Cho A, B, C là các tập hợp bất kì. Chứng minh rằng (A \ B) \ C = A \ (B ∪ C).

Câu 3. (GK20161-Đề 5) Cho các tập A = [a, a + 1], B = [b − 1, b + 1] với a, b là các số thực. Tìm điều
kiện a, b sao cho A ∩ B = ∅.

Câu 4. (GK20171) Cho A, B, C là các tập hợp bất kì. Chứng minh rằng (A \ B) ∩ C = (A ∩ C) \ B.

Câu 5. (CK20181*) Cho các tập hợp con của R là A = [1, 3], B = (m, m+3). Tìm m để (A\B) ⊂ (A∩B).

Câu 6. (GK20191-N3) Cho A, B, C là các tập hợp khác ∅. Chứng minh rằng (A∩B)\C = (A\C)∩(B \C).

Câu 7. (GK20201*) Cho các tập con A, B của tập hợp X và (X \ B) ⊂ A. Chứng minh rằng (X \ A) ⊂ B.

Câu 8. (CK20181-N3 = GK20191). Cho các tập hợp A, B, C. Chứng minh rằng A × (B ∪ C) = (A × B) ∪
(A × C).

Câu 9. (GK20181-N2) Trong R2 cho các tập con A = {(x, y) ∈ R2 | x + y = 4}, B = {(x, y) ∈ R2 |
x2 − y = 8}. Xác định tập hợp A ∩ B.

Câu 10. Cho Ai = {1, 2, 3, . . . , i} với i ∈ Z≥1 . Tìm


n
S n
T
(a) Ai (b) Ai
i=1 i=1

Câu 11. Trong một lớp Toán Cao Cấp, tất cả các sinh viên đều học chuyên ngành CNTT hoặc Toán học,
hoặc học cả hai. Số sinh viên học chuyên ngành CNTT (có thể cùng với Toán học) là 25; số sinh viên học
chuyên ngành Toán học (có thể cùng với CNTT) là 13 và số sinh viên học cả hai môn CNTT và Toán học
là 8. Hỏi lớp này có bao nhiêu sinh viên?

Câu 12. Giả sử một trường học có 1807 sinh viên năm nhất. Trong số sinh viên này có 453 người đang
tham gia khóa học về KHMT, 567 người đang tham gia khóa học về Toán học và 299 người đang tham gia
các khóa học về cả KHMT và Toán học. Hỏi có bao nhiêu người không tham gia một khóa học về KHMT
hoặc Toán học?

Câu 13. Tổng cộng có 1232 sinh viên đã tham gia một khóa học bằng tiếng Tây Ban Nha, 879 sinh viên
đã tham gia một khóa học bằng tiếng Pháp và 114 sinh viên đã tham gia một khóa học bằng tiếng Nga.
Ngoài ra, có 103 người đã tham gia các khóa học bằng cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp, 23 người đã
tham gia các khóa học bằng cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga và 14 người đã tham gia các khóa học
bằng cả hai ngôn ngữ Pháp và Nga. Nếu có 2092 học sinh đã học ít nhất một trong ba thứ tiếng Tây Ban
Nha, Pháp và Nga thì có bao nhiêu học sinh đã học cả ba thứ tiếng?

Câu 14. Có bao nhiêu số nguyên dương không quá 1000 chia hết cho 7 hoặc 11?

Câu 15. Có bao nhiêu số nguyên dương từ 1 đến 1000 mà không chia hết cho 2, không chia hết cho 3 và
cũng không chia hết cho 7?
1 ©Contact: dotronghoang@gmail.com
Câu 16. Phương trình x1 + x2 + x3 = 11 có bao nhiêu nghiệm, trong đó x1 , x2 và x3 là các số nguyên
không âm với x1 ≤ 3, x2 ≤ 4 và x3 ≤ 6?

Câu 17. Cho m và n nguyên dương (n ≥ m). Hãy cho biết:
(a) Số nghiệm nguyên không âm của phương trình x1 + x2 + · · · + xm = n là bao nhiêu?
(b) Số nghiệm nguyên dương của phương trình x1 + · · · + xm = n là bao nhiêu?
Câu 18. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số sao cho tổng của ba chữ số bằng 11?
Câu 19. (GK20171) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x2 − 3x + 2. Xác định f −1 ((0, 2]).
Câu 20. (GK20171*) Cho ánh xạ f : R2 → R2 , xác định bởi f (x, y) = (x − y, x + y). Tính f (A) với
A = {(x, y) ∈ R2 | x2 + y 2 = 1}.
Câu 21. (GK20161) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x3 − 4x. Xác định a, b biết f −1 ({a}) = {0, 2, b}.
x+1
Câu 22. (GK20161) Cho ánh xạ f : R \ {1} → R, f (x) = . Xác định f −1 ((0, 1]).
x−1
Câu 23. (GK20191*) Cho ánh xạ f : R2 → R, f (x, y) = x2 + y 2 − 2x + 4y − 1 và A = [−1, 1] × [0, 2]. Tìm
f (A).
x−1
Câu 24. (GK20191-N2) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x2 − 3x và tập A = {x ∈ R : ≥ 0}. Xác
2−x
định f (A).
Câu 25. (*GK20191-N3) Cho ánh xạ f : R2 → R2 , f (x, y) = (x + 2y, 3x − y) và tập A = {(x, y) ∈ R2 :
x2 + y 2 = 1}. Xác định tập ảnh f (A).
Câu 26. (GK20181-N2) Xét ánh xạ f : R2 → R2 xác định bởi f (x, y) = (x+2y, 2x−y). Cho A = {(x, y) ∈
R2 | x2 + y 2 = 4}. Xác định f (A).
Câu 27. (GK20201) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x2 − 2x và tập A = (0, 3). Xác định tập ảnh f (A) và
tập nghịch ảnh f −1 (f (A)).
Câu 28. (GK20191) Cho ánh xạ f : E → F và 6= B ⊂ F . Chứng minh rằng f −1 (F \ B) = E \ f −1 (B).

Câu 29. (GK20171) Cho ánh xạ f : R2 → R2 , xác định bởi f (x, y) = (x2 − y, x + y). Ánh xạ f có là đơn
ánh, toàn ánh không? Tại sao?
Câu 30. (*GK20171) Cho ánh xạ f : [m, 2] → R, f (x) = x3 − 3x2 − 9x + 1. Xác định m để f là một đơn
ánh.
Câu 31. (GK20191-N2) Tìm số nguyên m lớn nhất sao cho ánh xạ f : [m, 2] → [0, 4], f (x) = x2 là một
toàn ánh nhưng không là đơn ánh.
Câu 32. (GK20201-N2) Cho ánh xạ f : R → R2 , f (x) = (x − 2, x2 − 2x).

(a) Ánh xạ f là toàn ánh hay không? Tại sao?


(b) Tìm f −1 (A) biết A = [0, 1] × (−∞, 3).
Câu 33. Có bao nhiêu ánh xạ từ một tập hợp có sáu phần tử đến một tập hợp có ba phần tử?
Câu 34. Cho m, n là các số nguyên dương. Hãy cho biết:
(a) Số các toàn ánh từ tập m phần tử đến tập n phần tử bằng bao nhiêu?
(b) Số các đơn ánh từ tập m phần tử đến tập n phần tử bằng bao nhiêu?
(c) Số các song ánh từ tập m phần tử đến tập n phần tử bằng bao nhiêu?

2 ©Contact: dotronghoang@gmail.com

You might also like