You are on page 1of 9

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI



ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ GIẢNG DẠY


MÔN: HÓA HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Lê Trịnh Minh Phương

Sinh viên kiến tập: Dương Minh Cẩm Quyên

Huế, tháng 11 năm 2017


Tuần 12
Tiết 22

BÀI 14: CÁC VẬT LIỆU POLIME


(Tiết 2)

I/ Mục tiêu :
A. Chuẩn kiến thức kỹ năng
Kiến thức
Biết được
- Khái niệm về một số vật liệu polime : Cao su, tơ.
- Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng.
Hiểu được:
- Phản ứng tổng hợp các vật liệu polime phù hợp: phản ứng trùng ngưng, phản
ứng trùng hợp
Vận dụng
- Giải bài toán liên quan đến tổng hợp vật liệu polime
Kỹ năng
- So sánh được các loại vật liệu polime.
- Viết được phương trình hóa học tổng hợp các vật liệu polime trên.
- Giải được các bài tập về vật liệu polime.
B. Trọng tâm
- Thành phần chính và cách sản xuất tơ, cao su.
Thái độ
- Học sinh họp tập tích cực, nghiêm túc, nắm được những kiến thức trọng tâm.
- Học sinh thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của các vật liệu polime
trong đời sống và sản xuất.
C. Các năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II/ Phương pháp dạy học :
Đặt vấn đề - nêu vấn đề - thảo luận nhóm - thuyết trình.
Phần chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án lên lớp.
- Tranh ảnh các vật liệu polime.
- Tranh ảnh, video mô tả quy trình sản xuất vật liệu polime.
- Hệ thống câu hỏi khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Phần chuẩn bị của học sinh :
- Xem trước bài ở nhà.
- Xem lại các phản ứng trùng hợp và trùng ngưng đã học.
- Chuẩn bị một số vật liệu polime và phần bài được giáo viên phân công.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Ổn định lớp (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1: Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit?
Câu 2: Viết phương trình điều chế poli(metyl metacrylat) và poli(phenol
fomanđehit).
Đáp án:
Câu 1: - Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân
tán vào nhau và không tan vào nhau.
Câu 2:

+ nHCHO H+, 75℃


-nH2O

Poli(phenol fomanđehit)
3/ Giới thiệu bài mới (1 phút)
4/ Hoạt động dạy học

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung
Hoạt động 1: (15 phút) II/ Tơ
- Cho học sinh quan sát mẫu - Là những vật liệu 1/ Khái niệm
sợi bông, len. polime hình sợi dài, - Là những vật liệu polime
(năng lực quan sát, mô tả) mảnh, có độ bền nhất hình sợi dài, mảnh với độ
- Rút ra khái niệm tơ, cách định. bền nhất định.
phân loại tơ. - Có mạch không nhánh - Có mạch không nhánh sắp
sắp xếp song song với xếp song song với nhau.
nhau. Rắn, tương đối Rắn, tương đối bền với
bền với nhiệt, với các nhiệt, với các dung môi
dung môi thông thường, thông thường, mềm, dai,
mềm, dai, không độc, có không độc, có khả năng
khả năng nhuộm màu. nhuộm màu.
2/ Phân loại
- Phân loại ? - Phân loại: - Tơ thiên nhiên (có sẵn
+ Tơ thiên nhiên: Bông, trong thiên nhiên): Bông,
len, tơ tằm. len, tơ tằm.
+ Tơ hóa học: Gồm tơ - Tơ hóa học:
tổng hợp (tơ poliamit, tơ + Tơ tổng hợp ( chế tạo từ
vinylic) và tơ nhân tạo polime tổng hợp): Tơ
(tơ visco, tơ xenlulozơ poliamit, tơ vinylic.
axetat) + Tơ nhân tạo hay tơ bán
tổng hợp (xuất phát từ thiên
nhiên nhưng được chế biến
thêm bằng phương pháp
hóa học): Tơ visco, tơ
xenlulozơ axetat.

3/ Một số loại tơ tổng hợp


thường gặp
Bảng (*)

Bảng (*)

Tính chất và ứng


Tơ Phương trình điều chế
dụng
Trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic - Dai, mềm mại, óng
nH2N-[CH2]6-NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH mượt, ít thấm nước,
hexametylenđiamin axit ađipic kém bền nhiệt, axit và
Nilon-6,6 ( NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO ) n + 2nH2O kiềm.
- Dệt vải may mặc,
vải lót săm lốp xe,
dây dù…
Trùng hợp từ vinyl xianua - Dai, bền với nhiệt,
Nitron giữ nhiệt tốt.
(olon) t° - Dệt vải may quần áo
ấm hoặc bện thành
sợi đan áo rét.

Hoạt động 2: (17 phút) III/ Cao su


- Yêu cầu học sinh - Cao su là loại vật liệu 1/ Khái niệm
nghiên cứu SGK cho polime có tính đàn hồi, - Cao su là loại vật liệu polime
biết cao su là gì và đặc tính đàn hồi là tính dễ có tính đàn hồi
tính của cao su? So sánh biến dạng khi chịu tác - Tính đàn hồi là tính dễ biến
tính chất với chất dẻo. dụng từ bên ngoài và dạng khi chịu tác dụng từ bên
(năng lực quan sát, mô trở lại dạng ban đầu khi ngoài và trở lại dạng ban đầu khi
tả; năng lực giải quyết lực đó thôi tác dụng. lực đó thôi tác dụng.
vấn đề) Tính chất này khác với
chất dẻo: khi ngừng tác
dụng, chất dẻo giữ
nguyên sự biến dạng
đó.
- Lên bảng trình bày
- Chia lớp thành hai 2/ Phân loại
nhóm thảo luận, đại a) Cao su thiên nhiên
diện nhóm lên bảng - Cấu tạo: polime của isopren:
trình bày sự phân loại
cao su về cấu tạo, tính
chất, ứng dụng.
(năng lực quan sát, mô
tả; năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học) với n≈ 1500-15000
- Tính chất: đàn hồi, không dẫn
nhiệt và điện, không thấm khí và
nước, không tan trong nước,
etanol, axeton,.. nhưng tan trong
xăng, benzen.
b) Cao su tổng hợp:
- Cao su tổng hợp là loại vật
liệu polime tương tự cao su thiên
nhiên, được điều chế từ các
ankađien bằng phản ứng trùng
hợp.
- Phân loại:
+ Cao su Buna: Trùng hợp buta-
1,3-đien với xt Na → cao su
buna có tính đàn hồi và độ bền
kém cao su thiên nhiên:

nCH2=CH-CH=CH2
CH=CH-CH2 )n
buta-1,3-đien
(CH2–CH=CH–CH2)n
poli buta-1,3-đien
+ Cao su buna-S: đồng trùng
hợp buta-1,3-đien với stiren có
xúc tác Na
nCH2=CH-CH=CH2 +
nC6H5CH=CH2
(CH2–CH=CH–CH2–
CH(C6H5)CH2)n
Ưu điểm: có tính đàn hồi cao
+ Cao su buna-N: đồng trùng
hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin
có xúc tác Na.
nCH2=CH–CH=CH2 +
nCNCH=CH2
(CH2–
CH=CH–CH2–CH(CN)CH2)n
Ưu điểm: có tính chống dầu khá
cao

5/ Củng cố (5 phút)
- Phương pháp điều chế một số loại tơ tổng hợp thường gặp.
- Phương pháp sản xuất một số loại cao su tổng hợp.
6/ Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Làm bài tập về polime và vật liệu polime.

BẢNG MÔ TẢ NỘI DUNG BÀI GIẢNG THEO NĂNG LỰC

Loại câu hỏi/ Vận dụng


Biết Hiểu Vận dụng cao
bài tập thấp
- Khái niệm, - Phương pháp - Phân biệt - Điều chế các
đặc điểm cao điều chế các được các mẫu loại cao su, các
su, các loại loại cao su, vật liệu polime loại tơ từ
cao su. các loại tơ (năng lực vận nguyên liệu
(năng lực tổng hợp dụng) cho trước hoặc
quan sát, mô (năng lực vận theo sơ đồ
tả). dụng). (năng lực vận
dụng).
- Khái niệm, - Phân biệt - Làm được các
đặc điểm tơ, giữa phản ứng bài tập về tính
một số loại tơ trùng hợp và số mắt xích của
tổng hợp phản ứng phân tử polime
thường gặp trùng ngưng (năng lực vận
(năng lực (năng lực vận dụng).
quan sát, mô dụng).
tả).

- Ứng dụng
của các loại
cao su, các
loại tơ tổng
hợp vào sản
xuất và đời
sống
(năng lực vận
dụng kiến
thức hóa học
vào cuộc
sống).
Câu hỏi, bài tập minh họa đánh giá theo các mức độ mô tả
A. Biết
Câu 1 : Cao su thiên nhiên là loại cao su của monome nào?
A. Etilen
B. Vinyl clorua
C. Metyl metacrylat
D. Isopren
Đáp án: D
Câu 2 : Dãy nào sau đây chỉ bao gồm tơ thiên nhiên?
A. Bông, len, tơ tằm
B. Bông, tơ nilon-6,6, len
C. Bông, len, tơ xenlulozơ axetat
D. Tơ poliamit, tơ nitron, tơ nilon-6,6
Đáp án: A
B. Hiểu
Câu 3 : Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(vinyl clorua)
B. Poli(metyl metacrylat)
C. Tơ nitron
D. Nilon-6,6
Đáp án: D
Câu 4 : Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt : phản ứng, monome
và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
Đáp án:
Phản ứng trùng hợp Phản ứng trùng ngưng
Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ
thành phân tử lớn thành phân tử lớn đồng thời giải phóng
nhiều phân tử nhỏ khác
Monome tham gia phản ứng phải có liên Monome tham gia phản ứng phải có ít
kết bội: CH2=CH2; CH2=CHCl hay vòng nhất hai nhóm chức có khả năng phản
kém bền ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-
COOH,..)
Phân tử khối của polime bằng tổng phân Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng
tử khối các monome tham gia phản ứng phân tử khối các monome tham gia
phản ứng

Ví dụ:
t ° , P, xt
nCH2=CHCl
t ° , P, xt
nH2N – [CH2]5 – COOH (HN-[CH2]5-CO)n + nH2O
C. Vận dụng thấp
Câu 5 : Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau :
- Tơ tằm và tơ axetat.
- PVC (làm vải giả da) và da thật.
Đáp án:
Lấy mẫu nhỏ đem đốt nếu có mùi khét thì đó là tơ tằm và da thật. Vì tơ tằm
và da thật là protein, còn tơ axetat và PVC là các vật liệu polime.
D. Vận dụng cao
Câu 6 : Phân tử khối trung bình của poli(hexametylen ađipamit) là 30 000, của
cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công
thức phân tử của mỗi loại polime trên.
Đáp án:
- Poli(hexametylen ađipamit) có CTPT: (NH–[CH2]6–NHCO–[CH2]4–CO)n
Phân tử khối là 226n, suy ra số mắt xích n = 30000/226 =132
- Cao su tự nhiên có CTPT:

Phân tử khối là 68n, suy ra số mắc xích n = 105000/68 = 1544

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn giảng dạy Sinh viên kiến tập

Lê Trịnh Minh Phương Dương Minh Cẩm Quyên

You might also like