You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ

Bộ môn: Công nghệ Giao Thông

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hiếu Thảo

Sinh Viên : Lê Trường Vũ

Mã sinh viên : 191303548

Lớp : Công nghệ Chế Tạo K60

Hà Nội 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

1. Thông tin sinh viên:


- Họ và tên sinh viên: Lê Trường Vũ
- Mã sinh viên: 191303548
- Ngày sinh: 18/01/2001
- Lớp – khóa: Công nghệ chế tạo cơ khí – K60
- Ngành học: Công nghệ chế tạo cơ khí.
2. Thông tin đơn vị thực tập:
- Tên Công ty: Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải
- Địa chỉ: 1252 đường Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Người liên hệ: Phạm Đình Nam
- SĐT liên hệ: 0988612352
3. Báo cáo tóm tắt nội dung thực tập:
Thời gian thực tập: Từ ngày 10 tháng 04 năm 2023 đến ngày 30 tháng 04 năm 202
1
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước
ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước.
Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp, các công ty cơ khí, các tập
đoàn… Do đó nghành cơ khí chế tạo đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình
phát triển của đất nước.
Qua thời gian thực tập một tháng tại Viện khoa học và công nghệ giao thông vận
tải em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường
em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em
xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo Bộ môn Công nghệ giao thông, Trường
Đại học Giao thông vận tải đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức vô cùng
quý báu.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Viện khoa học và
công nghệ giao thông vận tải. Đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng thí nghiệm
VILAS 276 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em tìm hiểu, học hỏi có
thêm nhiều kiến thức thực tế bổ ích và giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu về Công ty.
- Tên Công ty: Viện khoa học và công nghệ Giao thông vận tải.
Phòng thí nghiệm vật tư thiết bị cầu đường quốc gia- VILAS 276
- Tên quốc tế: National road construction equipment materials laborator
- Địa chỉ: 1252 đương Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Mã số thuế: 0100729251-001
- Số điện thoại: 0243 766 4248
- Đại diện lãnh đạo: Đinh Trọng Thân
- Lĩnh vực hoạt động: Cơ, Điện – Điện tử, Vật liệu xây dựng
Viện chuyên ngành cơ khí tự động hóa đo lường (IMAM) là đơn vị thành viên
của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (ITST).
IMAM hoạt động, thực hiện các dịch vụ và cung cấp các sản phẩm trong các lĩnh
vực:
1.1. Thiết kế, chế tạo các thiết bị chuyên dùng
- Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm:
Các thiết bị, dụng cụ dùng trong các phòng thí nghiệm và thí nghiệm hiện trường
phục vụ kiểm tra, xác định các thông số như cơ lý đất-đá, cơ lý nhựa đường, vật liệu
gia cố nền đường, thí nghiệm bê tông nhựa, bê tông xi măng...
- Kích thủy lực:
Các loại kích nâng phục vụ thi công nâng tải trọng tĩnh, nén tĩnh
Các loại kích kéo phục vụ thi công cầu bê tông và các loại cấu kiện bê tông ứng suất
trước...
Các loại xilanh thủy lực theo yêu cầu kĩ thuật cụ thể
- Bộ nguồn thủy lực
Các loại bơm thủy lực, bộ nguồn thủy lực điều khiển bằng tay, bán tự động hoặc tự
động.
- Thiết bị đồng bộ
Các loại thiết bị đồng bộ chuyên phục vụ nhu cầu tại các khu công nghiệp và nhà máy
sản xuất như: Bàn nâng hàng, thang máy nâng hàn, thiết bị lưu hóa cao su...
- Thiết bị phục vụ thi công công trình:
Các loại thiết bị và phụ tùng phục vụ thi công nền móng như mũi khoan, cọc nhồi,
vành cắt đá, bơm bentonite, bơm vữa xi măng, thiết bị định lượng phun xi măng phục
vụ thi công cọc xi măng đất...

3
-Thiết bị thi công chuyên dùng:
Các thiết bị chuyên phục vụ thi công trong ngành GTVT và XD dân dụng như: Đầm
mái ta luy, thiết bị phun tia nước áp suất cao, thiết bị nâng dầm cầu đồng bộ điều
khiển tự động, thiết bị gia cố đất, thiết bị luồn cáp dự ứng lực...

1.2. Kiểm tra, kiểm định thiết bị


Với phòng thí nghiệm Quốc gia VILAS-276 đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO-IEC17025-
2005, TECME thực hiện các dịch vụ : Kiểm tra đánh giá chất lượng các thiết bị thi
công chuyên dùng trong xây dựng cơ bản, thử nghiệm vật tư-thiết bị thi công cầu
đường, hiệu chuẩn dụng cụ và thiết bị phòng LAS-XD

1.3. Cung cấp dịch vụ kỹ thuật


Tư vấn xây dựng phòng LAS-XD ; Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho
cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí; Đào tạo và chuyển giao công nghệ;
Sửa chữa các thiết bị thi công…
1.4. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ khí giao thông
Nghiên cứu phương án nâng cấp và hiện đại hoá các thiết bị thi công.
2. Trang thiết bị và máy móc của phòng thí nghiệm

Hình 1.1: Khung thử nghiệm đồng bộ hệ thống thiết bị căng kéo dự ứng lực
4
Hình 1.2: Khung kiểm tra gối cầu 8000 tấn.

Hình 1.3: Máy điều khiển cầu

5
Hình 1.4: Khung kiểm tra kích thủy lực 1000 tấn

Hình 1.5: Máy cắt kim loại Semiautomatic gas cutting machine

6
Hình 1.6: Khung kiểm tra độ chùng, loadcell, đồng hồ so.

Hình 1.7: Kích đơn thủy lực YDC250QX-200

7
Hình 1.8: Kích thủy lực thông tâm.CH250-200

Hình 1.9: Máy bơm thủy lực ZB4-500

8
Hình 1.10: Máy tiện cơ

9
Hình 1.11: Máy tiện CNC

Hình 1.12: Máy phay

10
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO NHIỆM VỤ THỰC TẬP
2.1. Nội dung công việc được giao
- Tìm hiểu tổng quan các máy cơ và CNC, kiểm tra gối cầu, kiểm tra kích thủy lực...:
thông số, các bước chuẩn bị, chế độ làm việc, lưu ý trong quá trình vận hành máy, ...
2.2. Nội dung thực tập
2.2.1. Tìm hiểu tổng quan các máy cơ và máy CNC, kiểm tra gối cầu, kiểm tra
kích thủy lực...
a. Máy tiện cơ
- Chế độ cắt:
+ Vật liệu Thép SKD61: Tốc độ cắt chậm, bước tiến dao thấp.
+ Tiện thô: Tốc độ quay trục chính từ 200 - 400 (v/ph), chiều sâu cắt từ 2 - 3 (mm).
- Lưu ý khi tiện trục dài:
+ Cần phải khoan lỗ tâm, sử dụng mũi chống tâm hoặc luy-nét, rà gá 2 điểm.
- Rà gá:
+ Chi tiết thô thì không cần.
+ Chi tiết đã gia công cần thực hiện rà 2 điểm và sử dụng mũi chống tâm (tùy chi
tiết).
- Kẹp chặt bằng mâm cặp 3 chấu.
b. Phay cơ
- Chế độ cắt: Chiều sâu cắt từ 0,3 - 0,5 (mm) tùy loại vật liệu, tốc độ quay trục chính
là 500 (v/ph).
- Đường kính dao thường sử dụng: Ø1 - Ø63.
c. Tiện CNC
- Thường sử dụng phần mềm Mastercam X5 và Cimco Edit để tạo mã G-code.
- Cần đọc bản vẽ, kiểm tra phôi, rà gá và kẹp chặt phôi trước khi tiến hành gia công.
- Các loại dao cắt thường sử dụng: Dao tiện mặt đầu, dao tiện thôi, dao tiện tinh, dao
tiện cắt đứt, dao tiện ren, dao tiện nhựa, dao tiện kim loại…
- Dao cắt có gắn mảnh hợp kim của hãng Kyocera.
11
- Chế độ cắt phụ thuộc vào từng loại vật liệu.
- Thông số điện áp: Tỷ lệ thuận với độ dày phôi.
d. Khung thử nghiệm đồng bộ hệ thống thiết bị căng kéo dự ứng lực
- Chiều dài: 3,570mm
- Gồm: 1 đầu kích thủy lực, nêm và neo công tác.
e. Máy bơm thủy lực ZB4-500
- Thể tích dầu chứa: khoảng 40lit
- Điện 3 pha
- Lưu lượng: 2lit/phút
f. Kích đơn thủy lực YDC250QX-200
- Diện tích hành trình kéo: 4,771 x 10^3
- Trọng lượng 24kg
- Kiểm tra cáp có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 19mm
- Áp lực kéo max: 53Mpa
- Tải trọng kéo max: 252KN
- Hành trình lớn nhất: 200mm
g. Kích thông tâm CH250-200
- Tải trọng: 2479 KN
- Áp lực: 52 Mpa
- Áp lực lớn nhất: 54 Mpa
- Hành trình piston: 200mm

h. Khung kiểm tra gối cầu 8000 tấn


- Bao gồm:
+ Dàn kích nâng 10 con, 800 tấn/1kich

12
+ Dàn kéo ngang 3xylanh, 300 tấn/1xylanh
+ 2 máy bơm dầu thủy lực đứng và ngang

i. Máy cắt kim loại tự động CG1-30


- Tốc độ cắt: 50-750mm/giây
- Độ dày cắt: 5-100mm
- Đương kính cắt hiệu quả: 200-2000mm
- Nguồn: AC220V-50Hz
2.2.2. Thực tập tại tổ máy CNC
a. Thực tập trên máy phay CNC
Để có thể gia công một sản phẩm trên máy phay CNC, chúng ta cần thực hiện các
bước:
- Nhận bản vẽ.
- Dựng hình 3D và lập trình gia công trên phần mềm Mastercam X5.
- Xuất chương trình ra phần mềm Cimco Edit để kiểm tra trình.
- Gá phôi lên bàn máy: Sử dụng mỏ kẹp với những chi tiết lớn, sử dụng ê tô và các đồ
gá chuyên dụng với những chi tiết nhỏ. Dưới đây là một số hình ảnh về đồ gá trên
máy phay mà em đã được sử dụng:

a) b)

13
Hình 2.1: a) Mâm cặp 3 chấu; b) Mâm cặp 4 chấu.

Hình 2.2: Ê tô thủy lực.

Hình 2.3: Bàn từ.

- Rà phôi nhằm đảm bảo độ phẳng, độ vuông góc giữa các bề mặt gia công với các
chuẩn định vị. Có thể rà phôi bằng đồng hồ so:

14
Hình 2.4: Đồng hồ so.

- Thiết lập gốc phôi có thể ở góc trên hoặc ở tâm bề mặt trên của phôi, tùy thuật vào
người lập trình. Xét gốc phôi bằng đầu dò Sensor:

Hình 2.5: Một số loại đầu dò thông dụng.

15
b. Lập trình bằng phần mềm Mastercam X5
* Các bước để tạo ra một sản phẩm trên máy phay CNC:
- Bước 1: Nhận bản vẽ.

- Bước 2: Lập trình gia công trên phần mềm Mastercam X5.

16
+ Chọn thông số ban đầu của phôi.
+ Vẽ hốc tròn cần phay.
+ Chọn dao và thông số của dao, tốc độ quay của trục chính.
+ Chọn đường chạy dao và các kiểu bù dao, hướng bù dao, lượng dư gia công.
- Bước 3: Kiểm tra chương trình gia công trên Cimco Edit V6.

17
- Bước 4: Gá phôi lên bàn máy.
+ Gá phôi lên bàn máy, tiến hành rà gá và kẹp chặt.
+ Xét gốc tọa độ: Dùng đầu dò sensor (gốc phôi lấy ở giữa).
+ Xét chiều dài dao.
- Bước 5: Truyền trình từ máy tính vào máy phay CNC để gia công chi tiết.
+ Có thể truyền trình trực tiếp từ máy tính vào máy CNC hoặc thông qua USB tùy
loại máy.

18
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại Phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu đã giúp em hiểu
được quá trình sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí của công ty cũng như được thực
hành thực tế với các máy móc, thiết bị để chúng em có thể nâng cao trình độ chuyên
môn. Hơn thế nữa em cũng được học hỏi rất nhiều những kỹ năng mềm khác như tác
phong làm việc, thái độ cũng như ý thức trách nhiệm trong công việc. Ngoài ra việc
quan sát và trực tiếp tham gia sản xuất giúp em có được những kinh nghiệm đầu tiên
về thực tiễn sản xuất, hình dung rõ hơn về công việc của người kỹ sư trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong bộ môn và Phòng thí nghiệm đã tạo
điều kiện và giúp đỡ cho em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

19
Nhận xét/ đánh giá của đơn vị thực tập:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Hà Nội, Ngày tháng năm 2022

NGƯỜI NHẬN XÉT

(Ký ghi rõ học tên và đóng dấu)

20
Nhận xét/ đánh giá của giảng viên hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

21

You might also like