You are on page 1of 1

BÀI 14 SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1) Tài nguyên rừng:


* Sự suy giảm:
- Từ năm 1943 đến năm 1983, tổng diện tích rừng của nước ta giảm 7,1 triệu ha. Độ che phủ rừng năm 1943 là
43%, đến năm 1983 chỉ còn 22%.
- Những năm gần đây, tổng diện tích rừng đang tăng dần lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất
lượng rừng chưa thể phục hồi. 70% diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng nghèo và rừng mới phục hồi
* Nguyên nhân:
- Do ảnh hưởng bởi chiến tranh tàn phá
- Do sự khai thác rừng quá mức
- Do các tập quán canh tác lạc hậu: du canh du cư, đốt rừng làm rẫy, phát quang rừng làm đồng cỏ…
* Biện pháp bảo vệ:
- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch và biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, thực hiện trồng rừng
trên đất trống đồi núi trọc
- Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên
nhiên
- Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn
cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng
- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân
2) Đa dạng sinh học (học sinh tự học theo CV4040/BGDĐT-GDTrH):
3) Tài nguyên đất:
* Sự suy giảm:
- Vùng đồi núi đất bị thoái hoá nặng do diện tích đất trống đồi trọc còn nhiều
- Vùng đồng bằng: đất bị bạc màu, nhiễm phèn, nhiễm mặn...
* Biện pháp bảo vệ:
- Đối với vùng núi: hạn chế xói mòn đất, cải tạo đất hoang, đồi núi trọc
- Đối với vùng đồng bằng: quản lí chặt chẽ việc sử dụng đất và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông
nghiệp
4) Các tài nguyên khác (nước, khoáng sản, tài nguyên du lịch…): cần bảo tồn, tôn tạo, sử dụng hiệu quả
và hợp lí, tiết kiệm tránh lãng phí, đảm bảo cân bằng, phòng chống ô nhiễm…

You might also like