You are on page 1of 11

111Equation Chapter 1 Section 1CHƯƠNG 2

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH


ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
Như đã phân tích ở chương 1, việc giữ được ổn định điện áp là một điều vô cùng
quan trọng trong bất cứ hệ thống điện nào, nếu không thể giữ được sự ổn định sẽ gây ra
rất nhiều hậu quả về kinh tế, xã hội…Chính vì thế phải có những phương pháp để có thể
phân tích được tính ổn định.
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân tích, mỗi phương pháp đều có những ưu
nhược điểm khác nhau. Từng phương pháp sẽ thích hợp với từng hệ thống riêng, ưu điểm
của mỗi phương pháp sẽ phù hợp để giải quyết với lưới điện nhất định. Lưới phân phối
có nhiều nút, cấu trúc phức tạp thì đòi hỏi những phương pháp có tốc độ tính toán nhanh,
tuy nhiên kết quả có thể không đạt chính xác hoàn toàn. Lưới truyền tải đòi hỏi độ chính
xác cao hơn thì thuật toán sẽ phức tạp, tốc độ tính toán cũng thấp hơn. Chính vì thế cũng
cần có sự linh hoạt trong việc chọn phương pháp phù hợp.
Trong nội dung đồ án giới thiệu 2 phương pháp chính để phân tích ổn định điện áp
2.1. Phân tích đặc tuyến P-V và P-Q
Mất ổn định điện áp phụ thuộc vào quan hệ giữa công sút tác dụng P, công suất
phản kháng Q, điện áp tại các nút. Các quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc
phân tích ổn định điện áp và thường được thể hiện dưới dạng các đường đặc tuyến trên đồ
thị. Hai đường đặc tuyến phổ biến nhất đó là P-V và Q-V. Hai phương pháp này được sử
dụng rộng rãi trong nhiều bài toàn ổn định điện áp
2.1.1. Đặc tuyến P-V
Quan hệ giữa P và U như đã chứng mình có quan hệ bậc hai, dạng đặc tuyến PV
tiêu biểu nhất như hình:
V(pu)

P(MW)
Hình 2.1 Đặc tuyến PV cơ bản
Đường đặc tuyến thể hiện được sự thay đổi điện áp khi thay đổi công suất tại một
nút trong hệ thống điện. Có thể thấy được điện áp giảm khi tăng công suất tác dụng, đặc
biệt giảm rất nhanh ở điểm tới hạn. Bài toán trào lưu công suất sẽ không hội tụ nếu công
suất tác dụng, tương ứng với việc hệ thống điện sẽ không ổn định. Như vậy đường cong
này có thể được sử dụng để xác định điểm làm việc tới hạn của hệ thống để không làm
mất ổn định điện áp, và nặng hơn nữa là sụp đổ điện áp. Qua đó có thể xác định độ dữ trự
ổn định điện áp, độ dự trữ này càng lớn thì nút càng ổn định điện áp
Khi phân tích ổn định điện áp, quan hệ giữa công suất truyền tải P và điện áp nút
V rất được quan tâm. Sử dụng đường cong P-V để phân tích ổn định rất phù hợp với các
hệ thống điện hình tia.
Quá trình phân tích một hệ thống điện nào cũng sẽ có bài toàn tính toán phân bố
công suất trong hệ thống điện, từ kết quả đó sẽ thu được phân bố công suất trong hệ
thống điện.
Để xây dựng đặc tuyến, xét mạng điện đơn giản gồm 2 nút như sau:
Giả sử: V̇ R=V R ∠ 0, Ė S=E S ∠ Ѳ=E S (cos ( Ѳ ) + jsin(Ѳ)), trong đó Ѳ là góc lệch gia
giữa Ė S và V̇ R

Trong đó: Ѳ là góc lệch giữa Ė S và V̇ R

Khi đó quan hệ giữa Ė S và V̇ R là:

Ė S=V̇ R + İ Z L =V̇ R + İ (R + jX )

Công suất biểu kiến của điểm tải:

Ė S−V̇ R
Ṡ R=P+ jQ=V̇ R ^İ =V̇ R
R+ jX

R + jX 2
¿ 2 2
(V R E S cos ( Ѳ )−V R− jV R ES sin ⁡(Ѳ))
R +X

Rút cos ⁡(Ѳ) và sin(Ѳ)từ các phương trình trên ta có:

( )(
2 2

)
2 PR+ QX +V R
2 PX +QX
2
sin ( Ѳ ) +cos ( Ѳ ) = + =1
V R ES V R ES

Biến đổi phương trình:

V 4R + ( 2 PR+2QX −E 2S ) V 2R + ( PX +QR ) + ( PR−QX ) =0


2 2

Coi đường dây có điện trở nhỏ, từ phương trình trên rút ra được quan hệ:


2 4
2 |V S| |V S| 2
(2.1)
|V R| = 2
−tan ( Ѳ ) PR X ±
4
−P R X ( P R X + tan ⁡(Ѳ)|V S| )
Đường đặc tuyến PV đã xét ở trên ứng với cos θ=1, tức là đang bỏ qua ảnh hưởng
của hệ số công suất tải. Theo công thức đã nêu, đặc tuyến P-V còn phụ thuộc vào cả hệ số
tải. Với các hệ số tải khác nhau, ta xây dựng được họ đường đặc tuyến như Hình 2.2:

Hình 2.2 Đường đặc tuyến PV ứng với hệ số công suất cosθ =1

Để xác định tọa độ điểm giới hạn, ta có thể tăng dần phụ tải cho đến khi bài toán
không hội tụ
2.1.2. Đặc tuyến Q-V
Phương pháp đường cong V-Q là một trong những phương pháp phổ biến nhất để
khảo sát các vấn đề mất ổn định điện áp trong hệ thống điện trong thời kỳ hậu quá độ.
Phương pháp chỉ ra độ nhạy và biến thiên của nút điện áp đối với lượng công suất phản
kháng bơm vào hoặc tiêu thụ.
Hình 2.3 Dạng đường đặc tuyến QV điển hình

Hình 2.3 chỉ ra dạng tiêu biểu của đường đặc tuyến QV. Từ hình 2.3 ta có thể thấy
rằng, giới hạn ổn định điện áp chính là tại điểm có đạo hàm dQ/dV = 0. Điểm này còn
được định nghĩa là lượng công suất phản kháng nhỏ nhất để vận hành ổn định.
Trong điều kiện bình thường, hệ thống vận hành ổn định. Nếu tăng công suất phản
kháng Q bơm vào nút thì điện áp nút sẽ tăng lên, tương ứng trên hình là phần bên phải
của điểm tới hạn. Còn nếu ngược lại công suất phản kháng bơm vào tăng mà điện áp nút
giảm thì đó là trạng thái không ổn định (điểm vận hành ở bên trái điểm tới hạn).
Quan hệ giữa công suất phản kháng cung cấp tại nút tải và điện áp tại nút tải
có thể được xác định bằng việc nối một máy bù đồng bộ giả tưởng với công suất tác
dụng bằng 0 và ghi nhận giá trị công suất phản kháng cung cấp theo sự thay đổi của
điện áp đầu cực. Khảo sát sơ đồ điện đơn giản 2 nút như hình 2.4, trong đó có 1 nguồn
điện công suất vô cùng lớn có điện áp E ∠ 0 cấp điện cho phụ tải P+jQ với điện áp V ∠ Ѳ
qua đường dây với trở kháng jX và có 1 máy bù giả tưởng nối tại nút phụ tải với Pg=0,
Qc ≠ 0 để phân tích lượng công suất phản kháng bơm vào nút phụ tải.

Hình
2.4 Sơ đồ điện đơn giản vẽ đường cong QV
Xét công suất cuối đường dây tại nút phụ tải:

Ṡ=P+ j ( Q−QC ) =( V ∠ Ѳ ) (I˙ )¿

( E ∠ 0−V ∠ Ѳ )¿ ( E ∠ 0−V ∠−Ѳ ) VE ∠ Ѳ−V 2 j ( VE ∠ Ѳ−V 2 )


Ṡ= ( V ∠ Ѳ ) =( V ∠ Ѳ ) = =
( jX )¿ (− jX ) (− jX ) X

−VEsin(Ѳ) VEcos ( Ѳ )−V 2


¿ +j
X X

Khi đó:
2
−V EV
Q−Q C = + cos ⁡(δ)
X X

QC X V
2
V QX
2
= 2
− cos ( δ ) + 2
E E E E

Như vậy có thể thấy đường cong Q-V phụ thuộc vào thông số lưới điện và phụ tải.
Giả sử phụ tải tác dụng P không đổi với mỗi giá trị điện áp V. Ta có đồ thị dạng Q-V như
Hình 2.5

Hình 2.5 Đồ thị quan hệ QV


Đường cong 1 trên hình 2.5 tương ứng với hệ thống vận hành ở chế độ bình
thường. Các điểm O1 a và O1 b là điểm giao nhau của đường cong 1 với trục điện áp V,
tương ứng với chế độ không bù (Qc = 0), trong đó điểm O1 a là điểm làm việc bình
thường.
Đường cong 2 trên hình 2.5 tương ứng với chế độ tải tăng lên hoặc ở chế độ
sự cố ngẫu nhiên N-1 trong hệ thống điện. Điểm làm việc bình thường tương ứng
với chế độ không bù của đường cong 2 là điểm O2
Các giá trị Q1,Q2 thể hiện trên hình 2.5 là độ dự trữ công suất phản kháng có giá trị
bằng với khoảng cách tính từ điểm làm việc cơ sở ( trục V) cho đến điểm xảy ra hiện
tượng mất ổn định điện áp (điểm mũi của đường cong QV). Điều này tương ứng với giá
trị nhỏ nhất của phụ tải phản kháng gia tăng thêm (hoặc công suất bù tương đương giảm
xuống) mà ứng với giá trị này sẽ không tồn tại điểm cân bằng.
Đường cong 3 trên hình 2.5 tương ứng với chế độ hệ thống không thể tồn tại nếu
không có bù công suất phản kháng (giá trị Q3 âm). Từ đường cong QV ta có thể xác định
được độ dự trữ công suất phản kháng tại nút tải là khoảng cách từ điểm vận hành cơ sở
(điểm giao cắt của đường congQV nhánh bên phải với trục hoành với chế độ không bù)
theo phương thẳng đứngđến điểm cực tiểu của đường cong QV (Qdt, Vgh) hay còn gọi là
điểm giới hạn ổn định điện áp.
Như vậy, ổn định điện áp và độ dự trữ công suất phản kháng có tương quan với
nhau mạnh mẽ và độ dự trữ này có thể sử dụng như chỉ số hoặc phép đo độ ổn định. Nếu
độ dự trữ công suất phản kháng lớn thì biểu thị nút đó đạt được độ dự trữ ổn định điện áp
tốt và nếu độ dự trữ công suất phản kháng càng nhỏ thì độ dự trữ ổn định điện áp tại nút
đó càng thấp.
2.2. Phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích ổn định điện áp trong hệ thống điện trên cơ sở phân tích độ
nhạy V-Q của ma trận Jacobi được thành lập từ bài toán phân bố công suất. Khi ấy, có
thể kết luận rằng hệ thống điện là ổn định, mất ổn định hay sắp sụp đổ. Từ đó, dựa vào độ
nhạy, ta có thể đánh giá xem nút nào có độ ổn định kém hay gần với điểm tới hạn nhất để
có những biện pháp cải thiện kịp thời. Hệ thống được gọi là ổn định điện áp nếu biên độ
điện áp của tất cả các nút trong hệ thống tăng lên khi công suất phản kháng bơm vào nút
đó tăng lên. Ngược lại, hệ thống mất ổn định điện áp nếu như có ít nhất một nút trong hệ
thống mà điện áp tại nút đó giảm xuống khi công suất phản kháng bơm vào nút tăng lên.
Nói cách khác, nếu độ nhạy V-Q của tất cả các nút trong hệ thống là dương thì hệ thống
ổn định điện áp, và nếu độ nhạy V-Q của ít nhất một nút trong hệ thống là âm thì hệ
thống mất ổn định điện áp. Do đó, trong phương pháp phân tích độ nhạy V-Q người ta
dựa vào đặc điểm này để phân tích đánh giá ổn định điện áp cho hệ thống điện. Phương
trình điện áp – công suất hệ thống trạng thái xác lập ở dạng tuyến tính hóa được cho như
sau:

[ ∆∆ QP ]=[ JJ Pθ


][ ]
J PV ∆ θ
J QV ∆ V
(2.2)

Trong đó: P, Q,  và V lần lượt là độ thay đổi công suất thực tại các nút, độ
thay đổi công suất phản kháng bơm vào nút, độ thay đổi góc pha của điện áp nút và độ
thay đổi biên độ điện áp nút

[ J Pθ J PV
J Qθ J QV ]
là ma trận Jacobi gồm 4 ma trận con

Ma trận Jacobi này cũng giống như ma trận Jacobi được sử dụng trong phương
pháp lập Newton-Raphson để giải phân bố công suất. Sự ổn định điện áp của hệ thống bị
ảnh hưởng bởi cả 2 thành phần công suất (P, Q). Tuy nhiên, ở mỗi điểm làm việc, chúng
ta có thể giữ công suất tác dụng P không đổi và đánh giá ổn định điện áp bằng cách xem
xét sự thay đổi trong quan hệ giữa Q và V. Mặc dù không xét đến sự thay đổi của P,
nhưng ảnh hưởng của sự thay đổi phụ tải hệ thống hoặc mức truyền công suất cũng được
đưa vào tính toán bằng cách nghiên cứu quan hệ giữa Q và V trong các điều kiện vận
hành với các mức tải công suất P khác nhau. Từ (2.2), ta có hệ phương trình sau

{ ∆ P=J Pθ ∆ θ+ J PV ∆ V
∆ Q=J Qθ ∆ θ+ J QV ∆ V
(2.3)

Có 2 thông số ảnh hưởng đến độ ổn định điện áp. Đó là công suất tác dụng P và
công suất phản kháng Q. Để phân tích xem P và Q ảnh hưởng như thế nào đến ổn định
điện áp thì chúng ta cần giả sử công suất phản kháng hoặc công suất tác dụng bằng hằng
số. Cho sai số P = 0, hệ phương trình (2.3) được viết lại như sau:

{
−1
∆ θ=−J PѲ J PV ∆ V
(2.4)
∆ Q=J R ∆ V

Từ (2.4) ta có:
−1
∆ V =[ J R ∆ Q] (2.5)

Trong đó J R là ma trận Jacobi rút gọn của hệ thống, viết lại như sau:
−1
J R=[J QV −J Qθ J PѲ J PV ] (2.6)

Phần tử đường chéo thứ i của ma trận J −1


R là độ nhạy V-Q của nút thứ i. Các phần

tử đường chéo này đặc trưng cho độ nhạy của điện áp theo công suất phản kháng bơm
vào nút. Nếu độ nhạy V-Q dương cho thấy điểm làm việc là ổn định, độ nhạy càng nhỏ
hệ thống càng ổn định. Khi độ ổn định giảm, giá trị của độ nhạy sẽ tăng lên và bằng vô
cùng khi hệ thống ở giới hạn ổn định. Nếu độ nhạy có giá trị âm cho thấy điểm làm việc
là không ổn định.
Để xác định ma trận J −1
R trong việc phân tích ổn định điện áp, trước tiên giải bài

toán phân bố công suất theo phương pháp lập Newton-Raphson, khi bài toán hội tụ ta tìm
được ma trận Jacobi tương ứng với các điều kiện vận hành đã cho. Sau đó tìm ma trận
Jacobi rút gọn theo công thức (2.6) và cuối cùng tìm được ma trận J −1
R Thuật toán giải

phân bố công suất theo phương pháp lập Newton-Raphson và xác định ma trận Jacobi rút
gọn J −1
R các bước như sau:

(0 )
j và |V j| lần lượt là góc pha và biên dộ điện áp ban đầu tại nút j. Xét
Giả thiết δ (0)
vòng lặp thứ k
(k )
j và |V j| tính công suất tác dụng P i và công suất phản
Bước 1: Dùng các trị số δ (k) (k)

kháng Q(k)
i tại các nút i = 2,…,N

Bước 2: Tính các sai số ∆ P(k) (k)


i và ∆ Q i theo công thức:
{
(k) (k )
∆ P i =P 0 i−Pi
(k) (k)
∆ Qi =Q0 i−Qi

{
(k)
∆ Pi < ε (k )
Bước 3: Kiểm tra điều kiện nếu (k) j và |V j| chính là nghiệm và nhảy
thì δ (k)
∆ Q <ε i

xuống bước 8, nếu không thì tính tiếp bước 4. Trong đó ε là sai số công suất, thường
được chọn là 10−3 pu

Bước 4: Tính các phần từ ma trận Jacobi

Bước 5: Tính lại các góc pha và biên độ điện áp tại các nút

{
(k+1) (k) (k)
δj =δ j + ∆ δ j
Bước 6: Tính (k +1) (k) (k) với j=2,….N
Vj =V j +∆ V j

Bước 7: Quay lại bước 1

Bước 8: Tính các phần tử của ma trận Jacobi và các ma trận con J PѲ , J QѲ , J PV , J QV
cho tất cả các nút trừ nút cân bằng, xác định được J Rvà tính J −1
R

2.3. Nhận xét về các phương pháp

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm


- Có cái nhìn trực quan về độ - Không đánh giá theo thời
ổn định của hệ thống. gian.
P-V - Tìm được điểm công suất tối - Không phù hợp mạch
ưu. phức tạp
- Đánh giá được hiệu suất.
Q–V - Có cái nhìn trực quan về ổn
định của hệ thống
- Đánh giá được công suất phản
kháng dự phòng
- Tính chính xác cao do sử - Nếu chỉ dựa vào độ nhạy
dụng kết quả của bài toán phân thì không thể biết được là
Phân tích trạng thái bố công suất theo phương pháp hệ thống đã tiến tới được
Newton Raphson (tốc độ hội tụ điểm làm việc tới hạn hay
cao) chưa. Do đó không xác
- Đưa ra được kết quả đánh giá định được hệ thống đang ở
sự ổn định điện áp một cách mức nào so với ranh giới
khái quát các nút trong hệ ổn định
thống - Khối lượng tính toán lớn

Với những ưu nhược điểm đã nêu ra, trong đề tài đồ án này sẽ chọn phương pháp
phân tích đặc tính P-V để làm phương pháp đánh giá ổn định điện áp

You might also like