You are on page 1of 6

BỘ MÔN HÓA KỸ THUẬT

THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

BÀI 7– SẤY ĐỐI LƯU

1. Định nghĩa quá trình sấy đối lưu?


- Sấy đối lưu là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp nhiệt cho ẩm bay hơi. Trong
đó, cả hai quá trình truyền nhiệt và truyền ẩm đều được thực hiện bằng phương pháp đối lưu.
2. Thế nào là truyền nhiệt và truyền ẩm bằng phương pháp đối lưu?
- Truyền nhiệt và truyền ẩm bằng phương pháp đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt và độ ẩm
được thực hiện nhờ sự chuyển động của chất lỏng hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ, độ
ẩm khác nhau hoặc sự truyền nhiệt, truyền ẩm từ một hệ rắn sang một hệ lỏng (hoặc khí) và
ngược lại. Chẳng hạn, truyền nhiệt và truyền ẩm giữa nước nóng hoặc hơi nước chuyển động
trong ống với thành ống hoặc giữa không khí với bề mặt của tường. Người ta phân biệt giữa
đối lưu tự nhiên (dòng vật chất chuyển động nhờ nội năng trong chất lỏng, khí) và đối lưu
cưỡng bức (dòng chuyển động do ngoại lực tác dụng, ví dụ như quạt, bơm…)
3. Các giai đoạn sấy?
- Giai đoạn đốt nóng vật liệu: giai đoạn này xảy ra nhanh với khoảng thời gian ngắn không
đáng kể. Toàn bộ nhiệt do dòng tác nhân cấp dùng để đun nóng vật liệu từ nhiệt độ đầu lên
nhiệt độ bầu ướt. Trong giai đoạn này lượng ẩm tách ra không đáng kể, độ ẩm vật liệu giảm
không nhiều và tốc độ sấy nhanh lên tới tốc độ cực đại. Thường bỏ qua giai đoạn này trong
tính toán.
- Giai đoạn sấy đẳng tốc: trong giai đoạn này, tốc độ khuếch tán ẩm từ trong lòng vật liệu ra
bề mặt lớn hơn tốc độ bốc hơi ẩm từ bề mặt vật liệu, nên bề mặt vật liệu luôn bảo hòa ẩm.
Toàn bộ lượng nhiệt cung cấp để bốc hơi ẩm bề mặt (ẩm tự do) và bề mặt bốc hơi là bề ngoài
của vật liệu không đổi nên các thông số sấy sau đây sẽ không đổi: nhiệt độ bề mặt vật liệu và
tốc độ sấy; và độ ẩm vật liệu giảm nhanh.
- Giai đoạn sấy giảm tốc: do đã bốc hơi hết ẩm bề mặt chỉ còn ẩm liên kết, nên bề mặt bốc
hơi bị co hẹp lại dần đi sâu vào trong lòng vật liệu. Tốc độ khuếch tán ẩm trong vật liệu chậm
làm giảm tốc độ chung. Nhiệt độ của vật liệu tăng dần từ nhiệt độ bầu ướt đến nhiệt độ dòng
tác nhân – nhiệt độ bầu khô. Lúc này, trong vật liệu xuất hiện 3 vùng : ẩm, bốc hơi và khô.
4. Có mấy quá trình sấy?
- Sấy tự nhiên: tiến hành bay hơi bằng năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió… (gọi là quá trình phơi hay sấy tự nhiên). Phương pháp này đỡ tốn nhiệt năng,
nhưng không chủ động điều chỉnh được vận tốc của quá trình theo yêu cầu kỹ thuật, năng
suất thấp…
- Sấy nhân tạo: thường được tiến hành trong các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho các
vật liệu ẩm. Tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong kỹ thuật sấy có thể chia ra nhiều
dạng:
+ Sấy đối lưu: là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác nhân sấy là
không khí nóng, khói lò…
+ Sấy tiếp xúc: là phương pháp sấy không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy,
mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách ngăn.
+ Sấy bằng bức xạ nhiệt: là phương pháp sấy dùng năng lượng của ánh sáng mặt trời
(đặc biệt là tia hồng ngoại) phát ra truyền cho vật liệu sấy.
+ Sấy bằng dòng điện cao tần: là phương pháp sấy dùng năng lượng điện trường có tần
số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của lớp vật liệu.
+ Sấy thăng hoa: là phương pháp sấy trong môi trường có độ chân không rất cao, nhiệt độ
rất thấp, nên ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ trạng thái rắn thành hơi không
qua trạng thái lỏng.
5. Kể tên một vài loại thiết bị sấy?
- Các thiết bị sấy lớp vật liệu tĩnh:
+ Tủ sấy
+ Phòng sấy
+ Hầm sấy.
- Các thiết bị sấy lớp vật liệu tĩnh có chuyển động tương đối:
+ Sấy tunnen
+ Sấy băng tải
+ Sấy đĩa
+ Sấy tháp
- Sấy vật liệu trong trạng thái xáo trộn: sấy thùng quay
- Sấy vật liệu trong trạng thái lơ lửng:
+ Sấy tầng sôi
+ Sấy tầng sôi rung
- Sấy khí thổi
- Sấy phun
6. Các thông số cần đo trong quá trình thí nghiệm?
- Khối lượng, nhiệt độ bầu khô, độ ẩm không khí, thời gian.
7. Nội dung thí nghiệm?
Tiến hành sấy giấy lọc ở ba chế độ của Caloriphe: 50, 60, 70 oC. Đặt giấy lọc vào buồng sấy,
ghi nhận đối tượng vật liệu sau khi làm ẩm. Sau đó cứ 5 phút ghi nhận giá trị cân và giá trị
nhiệt độ, độ ẩm. Tiếp tục đến khi giá trị khối lượng vật liệu không đổi trong vòng 15 phút thì
dừng chế độ thí nghiệm này và chuyển sang chế độ thí nghiệm khác.
8. Cách thức tiến hành thí nghiệm?
8.1 Chuẩn bị thí nghiệm:
- Xác định khối lượng vật liệu khô ban đầu của xấp giấy lọc:
+ Mở cửa buồng sấy ra, đặt cẩn thận.
+ Đọc giá trị cân.
- Làm ẩm giấy lọc: sau khi cân xong, lấy giấy lọc ra và nhúng nhẹ nhàng (tránh rách giấy)
vào chậu nước. Chờ khoảng 30 giây cho nước thấm đều giấy, lấy giấy lọc lên và để ráo nước
sau đó xếp vào giá.
- Chuẩn bị đồng hồ đeo tay để đo thời gian.
- Kiểm tra hệ thống:
+ Lắp lại cửa buồng sấy.
+ Mở hết các van của hai cửa khí vào ra.
+ Châm đầy nước vào bầu ướt (phía sau hệ thống).
8.2 Khởi động hệ thống:
- Khởi động quạt: bật công tắc của quạt để hút dòng tác nhân vào và thổi qua Caloriphe gia
nhiệt dòng tác nhân.
- Khởi động Caloriphe, bật công tắc Caloriphe.
- Cài đặt nhiệt độ cao cho Caloriphe ở nhiệt độ thí nghiệm.
8.3 Tiến hành thí nghiệm:
- Chờ hệ thống hoạt động ổn định khi: nhiệt độ của Caloriphe đạt giá trị mong muốn (±1÷2)
- Tiến hành sấy vật liệu ở nhiệt độ khảo sát:
+ Đặt giá đỡ vật liệu lên cân.
+ Đóng kín cửa buồng sấy.
9. Mục đích thí nghiệm:
- Khảo sát quá trình sấy đối lưu bằng thực nghiệm để:
+ Xây dựng đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy.
+ Xác định các thông số sấy: tốc độ sấy đẳng tốc, độ ẩm tới hạn, độ ẩm cân bằng, thời gian
sấy đẳng tốc và giảm tốc.
+ Đánh giá sai số của quá trình sấy.
10. Đường cong sấy?
- Là đường cong biểu diễn sự thay đổi của độ ẩm vật liệu (U) theo thời gian sấy (τ)
U=f(τ)
- Dạng của đường cong sấy:
+ Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liên kết giữ ẩm và vật liệu, hình dáng kích thước; cấu
trúc vật liệu, phương pháp và chế độ sấy.
+ Đường cong sấy là hàm của quá trình sấy. Vì vậy, tuy ở chế độ và phương pháp sấy
khác nhau nhưng dạng đường cong sấy là tương tự nhau.
11. Đường cong tốc độ sấy?
dW
- Theo định nghĩa của tốc độ sấy , thì tốc độ sấy là tan của góc nghiêng của tiếp tuyến với

đường cong sấy W = f(τ ¿. Như vậy bằng phương pháp vi phân đồ thị tìm tốc độ sấy và dựng
được đồ thị phụ thuộc tốc độ sấy với độ ẩm vật liệu. Đồ thị của sự phụ thuộc này được gọi là
đường cong tốc độ sấy. Đây là phương pháp gần đúng nhằm phân tích định tính của động học
quá trình sấy.
- Các vật liệu khác nhau, thể hiện mối liên kết ẩm khác nhau, sẽ có đường con tốc độ sấy
khác nhau.
- Khi vật liệu vào sấy với độ ẩm W 1, qua giai đoạn đốt nóng tốc độ sấy tăng rất nhanh, để đạt
dW
giá trị = N = const ở giai đoạn sấy đẳng tốc. Trong giai đoạn sấy đẳng tốc N = const

đường biểu diễn nằm ngang, song song với trục hoành, kết thúc tại điểm tới hạn thứ nhất K 1.
Từ điểm tới hạn này chuyển vào giai đoạn sấy giảm tốc, với tốc độ sấy giảm dần cho đến giá
trị tốc độ bằng không ở điểm cân bằng (W=W c), được xác định bởi giao điểm của đường
cong tốc độ sấy với trục hoành.
dW/d, %/h
dW
=N

K1 1

Wk1
W1 W, %
Wc
W2

12. Phương trình cơ bản của động học quá trình sấy?
- Phương trình động học sấy biểu diễn sự phụ thuộc giữa cường độ trao đổi nhiệt tương đối
theo độ ẩm của vật liệu:

q ()=( W −W c ) [ 1+ Rb ] =1 , 8
( W −W c
Wo )(1+ Rb)

+ Hệ số sấy tương đối , là hệ số góc của đường thẳng biểu diễn hệ số sấy K, tức là

K=N

+ Hệ số sấy tương đối phụ thuộc tính chất vật liệu ẩm, và phụ thuộc độ ẩm ban đầu của vật
1, 8
liệu Wo:  = W
o

Wo : độ ẩm ban đầu của vật liệu, %

Wc : độ ẩm cân bằng của vật liệu, %

- Khi biết chuẩn số Rb trong khoảng hàm ẩm đã cho của vật liệu thì tính được cường độ trao
đổi nhiệt.

13. Sấy là gì? Sự khác nhau giữa sấy và cô đặc?


- Sấy là một quá trình bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. Nhiệt cung cấp
cho vật liệu ẩm bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng năng lượng điện trường có tần
số cao. Mục đích của quá trình sấy là làm giảm khối lượng của vật liệu, tăng độ liên kết bề
mặt và bảo quản được tốt hơn.
- Trong quá trình sấy, nước được bay hơi ở nhiệt độ bất kì do sự khuếch tán bởi sự chênh lệch
độ ẩm ở bề mặt vật liệu đồng thời bên trong vật liệu có sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần
của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.
- Hai phương pháp sấy và cô đặc đều sử dụng phương pháp nhiệt để phân riêng nhưng về
mục đích của 2 phương pháp thì khác nhau. Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ dung dịch
bằng cách bốc hơi dung môi khi đun sôi còn sấy là quá trình bốc hơi nước làm giảm hàm
lượng ẩm của vật liệu.
14. Thời gian sấy của vật liệu?
- Thời gian sấy của vật liệu là khoảng thời gian cần để tách ẩm ra khỏi vật liệu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như loại vật liệu sấy, hình dáng, kích thước vật liệu, độ ẩm đầu và cuối của vật
liệu, loại thiết bị sấy, phương pháp cấp nhiệt, chế độ sấy, tốc độ sấy.
- Trong tính toán thực tế, thời gian sấy được xác định theo thực nghiệm và cả theo kinh
nghiệm vận hành.
- Thời gian sấy vật liệu được tính bằng tổng thời gian của 3 giai đoạn sấy: đốt nóng vật liệu,
sấy đẳng tốc và sấy giảm tốc. Có thể bỏ qua giai đoạn đốt nóng của vật liệu, vì giai đoạn này
xảy ra rất nhanh.

You might also like