You are on page 1of 35

Chương 1.

CƠ SỞ LOGIC
Phần I. Hướng dẫn sử dụng Maple
Để thực hiện việc tính toán các bài toán liên quan tới cơ sở logic chúng ta sử dụng gói lệnh
Logic. Để gọi gói lệnh này ta dùng

> with(Logic);
‘&and‘, ‘&iff‘, ‘&implies‘, ‘&nand‘, ‘&nor‘, ‘&not‘, ‘&or‘, ‘&xor‘, BooleanSimplify, Canonicalize,
Contradiction, Dual, Environment, Equivalent, Export, Implies, Import, Normalize, Random,
Satisfy, Tautology, TruthTable

1.1 Phép toán logic


Cho p và q là các mệnh đề. Khi đó

• &not p: Phép phủ định của p (nghĩa là ¬p hay p).

• p &and q: Phép nối liền của p và q (nghĩa là p ∧ q).

• p &or q: Phép nối rời của p và q (nghĩa là p ∨ q).

• p &implies q: Phép kéo theo của p và q (nghĩa là p → q).

• p &iff q: Phép kéo theo hai chiều của p và q (nghĩa là p ↔ q).

Lưu ý để in ra giá trị của mệnh đề exp ta phải dùng hàm Export(exp).

> with(Logic):
> Export(&not true);
f alse
> Export(true &or false);
true
> Export(true &and false);
f alse
> Export(false &implies false);
true
> Export(false &iff true);
f alse

1.2 Dạng mệnh đề


Dạng mệnh đề là một biểu thức được xây dựng từ các biến mệnh đề, phép toán logic, . . . Cho
exp, exp1, exp2 là các dạng mệnh đề, khi đó:

• Random({var1, var2,...}): Tạo ngẫu nhiên một dạng mệnh đề theo các biến var1, var2,. . . .

• Export(exp): Viết exp dưới dạng biểu thức dễ nhìn.

1
• Satisfy(exp): Đưa ra một bộ giá trị của các biến mệnh đề sao cho exp đúng.
• TruthTable(exp,[var1, var2,...]): Bảng chân trị của exp theo thứ tự các biến var1, var2,....
• Tautology(exp): Kiểm tra exp có là hằng đúng không.
• Tautology(exp, ’S’): Kiểm tra exp có là hằng đúng không. Nếu không thì S sẽ là một bộ giá
trị nào đó của các biến mệnh đề làm cho exp sai.
• Contradiction(exp): Kiểm tra exp có là hằng sai không.
• Contradiction(exp, ’T’): Kiểm tra exp có là hằng sai không. Nếu không thì T sẽ là một bộ
giá trị nào đó của các biến mệnh đề làm cho exp đúng.
• Equivalent(exp1, exp2): Kiểm tra exp1 và exp2 có tương đương logic không.
• Equivalent(exp1, exp2, ’S’): Kiểm tra exp1 và exp2 có tương đương logic không. Nếu không
thì S sẽ là một bộ giá trị nào đó của các biến mệnh đề làm cho exp1 và exp2 không có cùng
chân trị.
• Implies(exp1, exp2): Kiểm tra exp2 có là hệ quả logic của exp1 không.
• Implies(exp1, exp2, ’S’): Kiểm tra exp2 có là hệ quả logic của exp1 không. Nếu không thì S
sẽ là một bộ giá trị nào đó của các biến mệnh đề làm cho exp1 → exp2 sai.

> E := Random({p, q}); #Kết quả ngẫu nhiên


> F := (p &and (&not q)) &implies (r &or q): #dạng mệnh đề (p ∧ ¬q) → (r ∨ q)
> Export(F); #Viết F dưới dạng dễ nhìn

p and not q ⇒ r or q

> Satisfy(F); #Tìm một bộ giá trị của biến sao cho F đúng

{p = f alse, q = f alse, r = f alse}

> T := TruthTable(F, [p, q, r]); #Bảng chân trị của F

T := table([(f alse, true, f alse) = true, (f alse, f alse, true) = true, . . .

Để in bảng chân trị T dưới dạng bảng ta sử dụng các dòng lệnh sau
> S := [false, true];
for a in S do
for b in S do
for c in S do
print(a, b, c, T[a, b, c]);
od; od; od;

Ví dụ 1. Hãy kiểm tra hai dạng mệnh đề sau là hằng đúng hay hằng sai? Giải thích?
E = (p ∧ q) → (p ∨ q ∨ r) và F = (p → q) → [(q → r) → (p → r)].

> E:=(p &and q) &implies (p &or (&not q) &or r):


F:=(p &implies q ) &implies ((q &implies r) &implies(p &implies (&not r))):
> Export(E); Export(F); #Viết E và F dưới dạng dễ nhìn
> Tautology(E);
true

2
> Contradiction(E);
f alse

> Tautology(F, ’X’); Contradiction(F, ’Y’);

f alse

f alse
> X;
{p = true, q = true, r = true}
> Y;
{p = f alse, q = f alse, r = f alse}

Như vậy, E là hằng đúng và F không là hằng đúng cũng không là hằng sai vì

• với p = 1, q = 1, r = 1 thì F = 0;

• với p = 0, q = 0, r = 0 thì F = 1.

Tương tự như bài trên bằng cách sử dụng hàm Equivalent và Implies ta làm được ví dụ sau

Ví dụ 2. Trong các khẳng định sau, hãy chỉ ra các khẳng định đúng

a) (p ∧ q) ∨ r ⇒ p ∧ (q ∨ r) b) (p → q) ∨ (p → q) ⇒ p ∧ q
c) (p → q) ∨ [p → (q ∧ r)] ⇔ p → q d) p → (q ∨ r) ⇔ r̄ → (q̄ → p̄)

3
Phần II. Bài tập
Bài 1.1 Gọi P, Q, R là các mệnh đề:
P : “Bình đang học Toán”
Q : “Bình đang học Tin học”
R : “Bình đang học Anh văn”
Hãy viết các mệnh đề sau thành biểu thức logic.

a) Bình đang học Toán và Anh văn nhưng không học Tin học.
b) Bình đang học Toán và Tin học nhưng không học cùng một lúc Tin học và Anh văn.
c) Không đúng là Bình đang học Anh văn mà không học Toán.
d) Không đúng là Bình đang học Anh văn hay Tin học mà không học Toán.
e) Bình không học Tin học lẫn Anh văn nhưng đang học Toán.

Bài 1.2 Cho P và Q là 2 mệnh đề:


P : “Bạn lái xe với tốc độ trên 65 km/h” Q: “Bạn bị phạt vì quá tốc độ cho phép”
Hãy viết các mệnh đề sau thành biểu thức logic.

a) Bạn không lái xe trên 65 km/h.


b) Bạn lái xe trên 65 km/h nhưng bạn không bị phạt vì quá tốc độ cho phép.
c) Bạn sẽ bị phạt vì quá tốc độ cho phép Nếu bạn lái xe trên 65 km/h.
d) Nếu bạn không lái xe với tốc độ trên 65 km/h thì bạn sẽ không bị phạt vì quá tốc độ cho
phép.
e) Lái xe với tốc độ trên 65 km/h là đủ để bị phạt vì quá tốc độ cho phép.
f) Bạn bị phạt vì quá tốc độ cho phép nhưng bạn không lái xe trên 65 km/h.
g) Mỗi lần bị phạt vì quá tốc độ cho phép là bạn đã lái xe trên 65 km/h.

Bài 1.3 Cho P, Q, R là những mệnh đề :


P : “Bạn bị cúm”
Q: “Bạn thi trượt kỳ thi cuối khóa”
R: “Bạn được lên lớp”
Hãy diễn đạt những mệnh đề theo ngôn ngữ thông thường.

a) P → Q c) Q → R e) (P → R) ∨ (Q → R)

b) Q ↔ R d) P ∨ Q ∨ R f) (P ∧ Q) ∨ (Q ∧ R)

Bài 1.4 Tìm dạng mệnh đề 3 biến q, p, r sao cho dạng mệnh đề đúng khi và chỉ khi

a) p và q đúng và r sai
b) hai trong ba mệnh đề là đúng
c) một mệnh đề sai

Bài 1.5 Viết mệnh đề phủ định A nếu A có nội dung như sau

4
a) Không quá 2/5 dân số tốt nghiệp đại học k) Cả lớp nói chuyện ồn ào

b) Hơn một nửa số Bộ trưởng thực sự có năng l) Có ai đó gọi điện thoại cho Tuấn
lực
m) Các cầu thủ không thích bơi lội
c) Không ít hơn 1/6 số trẻ em bị thất học
n) Hắn thông minh nhưng thiếu thận trọng
d) Nhiều nhất là 30 ứng viên thi đạt ngoại
o) Ngọc học Toán mà không học Lịch sử
ngữ
p) Dũng cùng An đi thi ngoại ngữ
e) Có ít nhất 5 sinh viên đạt giải thưởng
q) Vũ vừa giỏi Vật Lý vừa giỏi Hóa học
f) Đúng 12 thí sinh dự vòng chung kết của
cuộc thi r) Hải đạt kết quả thấp ở cả môn Tin học lẫn
môn Toán
g) Hơn 7 vận động viên phá kỷ lục quốc gia
s) Họ đến trường hay họ đi xem phim
h) Ít hơn 16 quốc gia thi đấu môn bóng rổ
t) Chúng tôi đi Vinh nhưng các anh ấy không
i) Nếu Sơn thắng trận thì anh ấy được đi đi Huế
Paris
u) Nhóm bác sĩ hay nhóm kỹ sư đi làm từ
j) Không ai muốn làm việc vào ngày chủ nhật thiện

Bài 1.6 Hãy lấy phủ định của các mệnh đề sau:

a) 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 4

b) Hình tứ giác này không phải là hình chữ nhật mà cũng không phải là hình thoi

c) Nếu An không đi làm ngày mai thì sẽ bị duổi việc

d) Ngày mai nếu trời mưa hay trời lạnh thì tôi sẽ không ra ngoài

e) Nếu trời mưa và bạn không đến đón thì tôi không đi học

Bài 1.7 Cho p, q, r là các biến mệnh đề. Lập bảng chân trị cho các dạng mệnh đề sau:

a) (p → q) ∨ (q → p) d) (p ∧ q) ∨ r g) (p → q) ∧ r

b) (p ∨ q) → (r ∨ p) e) (p ∨ q) ∧ r h) (p → q) ∨ (q → r)

c) (p ∨ q) ∧ r f) (p ∨ q) ↔ r i) (p ∧ q) → (q ∨ r)

Bài 1.8 Hãy chỉ ra các hằng đúng trong các dạng mệnh đề sau:

a) (p ∨ q) → (p ∧ q) c) p → (q → p)

b) (p ∧ q) → (p ∨ q) d) p → (p → q)

Bài 1.9 Chứng minh các dạng mệnh đề sau là hằng đúng hoặc hằng sai:

a) (p ∧ q) → (p ∨ q̄ ∨ r) e) [(p → q) → (r → p̄)] → (q → r̄) ∨ p̄


b) (p → q) → [(q → r) → (p → r)] f) [p ∧ (q ∨ r)] → [(p ∧ q) ∨ r]
c) [p → (q ∧ r)] → (p → q) g) (r ∧ q) → (p̄ ∨ q)
d) [(p → q) ∧ (q → r)] → [p → (q → r)] h) [(p → q̄) → q] ∧ p → q

5
i) [p → (q → r)] ∧ (p → r̄) ∧ p → q̄ j) (p ∧ q̄) ∧ (q̄ → p̄) ∧ (q ∨ r)

Bài 1.10 Trong các khẳng định sau, hãy chỉ ra các khẳng định đúng:

a) q ⇒ p → q f) p → (q ∧ r) ⇒ p → q
b) p → q ⇒ p
g) (p ∧ q) → r ⇒ (p → r) ∧ (q → r)
c) (p ∧ q) ∨ r ⇒ p ∧ (q ∨ r)
h) p → (q ∨ r) ⇒ (p → q) ∨ (p → r)
d) (p → q) ∧ (q → r) ⇒ p → (q → r)
e) p → (q → r) ⇒ p → r i) (p → q) ∨ (p → q) ⇒ p ∧ q

Bài 1.11 Rút gọn các dạng mệnh đề sau

a) [(p ∨ q) ∧ (p ∨ q̄)] ∨ q d) p ∧ (q ∨ r) ∧ (p̄ ∨ q̄ ∨ r)

b) p ∨ q ∨ [(p̄ ∧ q) ∨ q̄] e) (p → q) ∧ [q̄ ∨ (q̄ ∧ r)]

c) p ∨ q ∨ (p̄ ∧ q̄ ∧ r) f) p̄ ∨ (p ∧ q̄) ∨ (p ∧ q ∧ r̄) ∨ (p ∧ q ∧ r ∧ s̄)

Bài 1.12 Cho p, q, r là các biến mệnh đề. Chứng minh rằng

a) (p → q) → [(p → r) → q] ⇔ q → p d) p → (q ∨ r) ⇔ r̄ → (q̄ → p̄)

b) (p → q) ∨ [p → (q ∧ r)] ⇔ p → q e) (p ∧ q ∨ r) → (q → r) ⇔ q → (p ∨ r)

c) (p ∧ r) → (q ∧ r) ⇔ r → (p → q) f) (q̄ → p̄) ∧ p) ⇔ p → q̄

Bài 1.13 Cho P (x) là câu “x học Toán rời rạc”, không gian là tập hợp các sinh viên. Hãy diễn
đạt các biểu thức logic sau thành câu thông thường:

a) ∀x, P (x) b) ∃x, P (x) c) ∀x, P (x) d) ∃x, P (x)

Bài 1.14 Cho P (x, y) là câu “x học môn y”, với không gian của x là tập hợp sinh viên trong
lớp, không gian của y là tập hợp các môn học. Hãy diễn đạt các mệnh đề sau thành câu thông
thường

b) ∃x∀y P (x, y) e) ∀y∃x P (x, y)


c) ∀x∃y P (x, y)
a) ∃x∃y P (x, y) d) ∃y∀x P (x, y) f) ∀x∀y P (x, y)

Bài 1.15 Xét chân trị của mệnh đề được tạo từ lượng từ ∀, ∃ và các vị từ p(x), p(x)∧q(x), p(x)∨
q(x), p(x) → q(x) và p(x) ↔ q(x) (theo biến thực x)

a) p(x) = “x2 − 2x − 8 ≤ 0” và q(x) = “(x + 1)(x − 2) − 1 > 0”


b) p(x) = “(3 − 2x)(x + 4) − 1 ≥ 0” và q(x) = “(x2 + x − 2)(x2 − 3x + 10) > 0”

Bài 1.16 Hãy lấy phủ định của các mệnh đề sau:

a) Mọi tam giác đều có các góc bằng 600


b) Tất cả học sinh lớp Toán đi xem kịch và có ít nhất một học sinh của lớp Văn không đi xem
xiếc
c) Nếu An đoạt chức vô địch thì tất cả các bạn trong lớp sẽ đến chúc mừng.

Bài 1.17 Cho a ∈ R. Viết mệnh đề phủ định A nếu A có nội dung như sau:

6

a) 2a3 + 5a = 10 c) 8 − 5a ≤ 2

b) (2a − 5)(3a + 1)−1 ≥ 7 d) ln(a2 − a − 2) < 3

Bài 1.18 Cho các lượng từ γ và δ (với γ, δ là lượng từ ∀ hoặc ∃). Xét chân trị của A và viết A
tùy theo dạng cụ thể của γ và δ :

a) A = “γ x ∈ R, |x| = −x3 ”

b) A = “γ x ∈ Q, x2 − 2x > −2”

c) A = “γ x ∈ R, δ n ∈ N, 2n ≤ x < 2n + 1”

d) A = “γ x ∈ R, δ y ∈ R, (x2 = y 2 ) → (x = y)”

e) A = “γ x ∈ Q, δ y ∈ R, (x2 + 2x − 15)y = 0”

f) A = “γ x ∈ R, δ y ∈ Q, x2 + 4x ≥ y 2 + 7
1
g) A = “γ x ∈ R, δ k ∈ Z, (x − k)2 ≤ ”
4

Bài 1.19 Viết dạng phủ định của A và xét chân trị của A ( xét trực tiếp A hay xét gián tiếp
A rồi suy ra A):

a) A = “∀n ∈ N, 4|n2 → 4|n”

b) A = “∃x ∈ R, sin x + 2x = 1”

c) A = “∀x ∈ R, ∀y ∈ R, 2x + 3 sin y > 0”

d) A = “∀x ∈ R, ∃y ∈ N, (x2 ≥ y 2 ) → (x ≥ y)”

e) A = “∃x ∈ R, ∀y ∈ Q, 2y + 2−y ≥ sin x + 3”

f) A = “∀x ∈ R, ∃y ∈ Q, ∀t ∈ Z, x ≤ y 2 + 2t”

g) A = “∃x ∈ Q, ∃y ∈ R, ∀t ∈ N, x3 − 3y 6= 5t”

Bài 1.20 Cho biết suy luận nào trong các suy luận dưới đây là đúng và quy tắc suy luận nào
đã được sử dụng?

a) Điều kiện đủ để Bình Dương thắng trận là đối thủ đừng gỡ lại vào phút cuối
Mà CSG đã thắng trận Vậy đối thủ Bình Dương không gỡ lại vào phút cuối

b) Nếu Minh giải được bài toán thứ tư thì em đã nộp trước giờ quy định
Mà Minh đã không nộp bài trước giờ quy định
Vậy Minh không giải được bài toán thứ tư

c) Nếu lãi suất giảm thì số người gửi tiết kiệm sẽ giảm
Mà lãi suất đã không giảm
Vậy số người gửi tiết kiệm không giảm

d) Nếu được thưởng cuối năm Hà sẽ đi Đà Lạt


Nếu đi Đà Lạt Hà sẽ thăm Suối vàng
Do đó nếu được thưởng cuối năm Hà sẽ thăm suối vàng

7
Bài 1.21 Hãy kiểm tra xem các suy luận sau có đúng không

a) Nếu An được lên chức và làm việc nhiều thì An sẽ được tăng lương
Nếu được tăng lương An sẽ mua xe mới
Mà An không mua xe mới
Vậy An không được lên chức hay An không làm việc nhiều.

b) Nếu muốn dự họp sáng thứ ba thì Minh phải dạy sớm
Nếu Minh đi nghe nhạc tối thứ hai thì Minh sẽ về trễ
Nếu về trễ và thức dậy sớm thì Minh phải đi họp mà chỉ ngủ dưới 7 giờ
Nhưng Minh không thể đi họp nếu chỉ ngủ dưới 7 giờ
Do đó hoặc là Minh không đi nghe nhạc thối thứ hai hoặc là Minh phải bỏ họp sáng thứ
ba.

c) Nếu Bình đi làm về muộn thì vợ anh ta sẽ rất giận dữ


Nếu An thường xuyên vắng nhà thì vợ anh ta sẽ rất giận dữ
Nếu vợ Bình hay vợ An giận dữ thì cô Hà bạn họ sẽ nhận được lời than phiền
Mà Hà không nhận được lời than phiền
Vậy Bình đi làm về sớm và An ít khi vắng nhà.

Bài 1.22 Hãy kiểm tra các suy luận sau


p∧q p
p→q p → (q → r) p → (r ∧ q) p∨q p→q
q q→p r → (s ∨ t) q∨r (q ∧ r) → s
r p s r t→r
∴p∨r ∴r ∴t ∴q ∴s→t

p→q p∨q
r → (p ∨ s) q p→q p
(t → p) → r t→p (p ∧ s) ∨ t q∨r
q∨s (p ∧ q) → s t→q s→r
∴t ∴t→s ∴s→t ∴s

Bài 1.23 Cho các biến mệnh đề p, q, r, s, t và u. Giải thích sự đúng đắn của các sự suy luận
dưới đây:

a) p ∧ (p → q) ∧ (s ∨ r) ∧ (r → q̄) ⇒ s ∨ t

b) (p̄ ∨ q) ∧ (p̄ → r) ∧ (r̄ ∨ s) ⇒ q̄ → s

c) s̄ ∧ [(p̄ ∨ q) → r] ∧ ū ∧ [r → (s ∨ t)] ∧ (u ∨ t̄) ⇒ p

d) (p → q) ∧ r̄ ∧ q̄ ⇒ p ∨ r

e) [p → (q → r)] ∧ (t → q) ∧ s̄ ∧ (p ∨ s) ⇒ r̄ → t̄

f) p ∧ r ∧ q̄ ⇒ (p ∧ r) ∨ q

g) [p → (q → r)] ∧ (q̄ → p̄) ∧ p ⇒ r

h) [(p ∧ q) → r] ∧ (r → s) ∧ s̄ ⇒ p → q̄

i) (p → q) ∧ (r → s) ∧ [(s ∧ q) → (p ∧ t)] ∧ (t → p̄) ⇒ p̄ ∨ r̄

8
j) p ∧ (p → q) ∧ (r ∨ q̄) ⇒ r

k) (p → q) ∧ (r → s) ∧ [(s ∨ q) → t] ∧ t̄ ⇒ p̄ ∧ r̄

l) (p → q) ∧ (r̄ ∨ q̄) ∧ r ⇒ p̄

m) [p → (r ∧ q)] ∧ p ∧ q ∧ [r → (s ∨ t)] ∧ s̄ ⇒ t

n) (p ∨ q) ∧ (p → r) ∧ r̄ ⇒ q

Bài 1.24 Cho các vị từ p(x) và q(x) theo biến x ∈ A. Giải thích sự đúng đắn của các sự suy
luận dưới đây:

a) [∀x ∈ A, p(x) → (q(x) ∧ r(x))] ∧ [∀x ∈ A, p(x) ∧ s(x)] ⇒ [∀x ∈ A, r(x) ∧ s(x)]

b) [∀x ∈ A, p(x) ∨ q(x)] ∧ [∃x ∈ A, p(x)] ∧ [∀x ∈ A, q(x) ∨ r(x)] ∧ [∀x ∈ A, s(x) → r(x)] ⇒ [∃x ∈
A, s(x)]

Bài 1.25 Chứng minh qui nạp theo số nguyên n :


1
a) 13 + 23 + . . . + n3 = n2 (n + 1)2 , ∀n ≥ 1
4
b) 1.1! + 2.2! + . . . + n.n! = (n + 1)! − 1, ∀n ≥ 1
1
c) 1.2.3 + 2.3.4 + . . . + n(n + 1)(n + 2) = n(n + 1)(n + 2)(n + 3), ∀n ≥ 1
4
d) 2n < n!, ∀n ≥ 4

e) n2 < 2n , ∀n ≥ 5 ( để ý (n + 1)2 < 2n2 , ∀n ≥ 3 )

f) n3 < 2n , ∀n ≥ 10 ( để ý (n + 1)3 < 2n3 , ∀n ≥ 4)


n 1 1 1 1
g) + 1 ≤ + + + . . . + n ≤ n + 1, ∀n ≥ 0
2 1 2 3 2
h) 8 | (3n + 7n − 2), ∀n ≥ 0

i) 4 | (6.7n − 2.3n ), ∀n ≥ 0
n
j) 3n+1 | (23 + 1), ∀n ≥ 0
1 1
k) Cho a là số thực khác không sao cho a + là một số nguyên. Chứng minh ∀n ≥ 1, an + n
a a
cũng là số nguyên.

l) Cho dãy số Fibonacci ao = 0, a1 = 1 và an+2 = an+1 + an , ∀n ≥ 0. Chứng minh rằng


1
∀n ≥ 0, an = √ (αn − β n ) với α và β là 2 nghiệm thực của phương trình x2 − x − 1 = 0
5
thỏa α > β.

9
Chương 2. TẬP HỢP VÀ ÁNH XẠ
Phần I. Hướng dẫn sử dụng Maple

2.1 Tập hợp


Cho A là tập hợp và x là một phần tử, ta có một số hàm liên quan

• {a, b, c,. . . }: Tạo ra tập hợp {a, b, c, . . .}.


• {seq(f(i), i=n..m)}: Tập hợp với các phần tử là f (i) với i chạy từ n đến m.
• nops(A): Số phần tử của A.
• op(A): Trích xuất tất cả các phần tử của A.
• A[i]: Phần tử thứ i của A.
• member(x, A): Kiểm tra x có là phần tử của A không?.

> A:={1,5,2,2,3,2,3,4,7};
{1, 2, 3, 4, 5, 7}
> nops(A);
6
> op(A);
1, 2, 3, 4, 5, 7
> A[6];
7
> member(4, A);
true
> member(6, A);
f alse
> {seq(2ˆi, i = 1 .. 5)};
{2, 4, 8, 16, 32}

Cho A, B là các tập hợp, khi đó

• A union B: Tìm hợp của A và B.


• A intersect B: Tìm giao của A và B.
• A minus B: Tìm hiệu của A và B.
• A subset B: Kiểm tra A có là tập con của B không?.

> A := {1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9}: B := {2, 4, 6, 8, 10}:


> A union B;
{1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10}
> A intersect B;
{2, 6, 8}

1
> A minus B;
{1, 3, 5, 7, 9}
> A subset B;
f alse

2.2 Ánh xạ
Một số hàm liên quan tới ánh xạ

• f:=x -> exp: Xây dựng ánh xạ một biến f với f (x) = exp, trong đó exp là một biểu thức
theo biến x.

• f:=(x, y, . . . ) -> exp: Xây dựng ánh xạ nhiều biến f với f (x, y, . . .) = exp, trong đó exp là
một biểu thức theo biến x, y, . . ..

• f(t): Tính giá trị ánh xạ f tại t.

• f@g: Tìm ánh xạ hợp f◦ g.

• f@@k: Tìm ánh xạ hợp k lần của f.

• g:=x -> solve(f(y)=x, y); Khi f là song ánh thì g chính là ánh xạ ngược của f.

> f:=x -> (3*x+2)/(x-5):


3x + 2
f := x →
x−5
> f(4);
−14
> f3:=f@@3: simplify(f3(t)); #Tìm ánh xạ hợp f 3
29t + 42
21t − 139
> g:=t -> 2*t+1;
g := t → 2t + 1
> h := g@f; simplify(h(t)); #Tìm h = g◦ f
7t − 1
t−5

> fn := x-> solve(f(y) = x, y): simplify(fn(t)); #Tìm ánh xạ ngược của f


2 + 5t
−3 + t

2
Phần II. Bài tập
Bài 2.1 Những khẳng định nào sau đây là đúng

a) 0 ∈ ∅ c) {0} ⊂ ∅ e) {0} ∈ {0}

b) ∅ ∈ {0} d) ∅ ⊂ {0} f) {0} ⊂ {0}

Bài 2.2 Những khẳng định nào sau đây là đúng

a) ∅ ∈ {∅} c) {∅} ∈ {{∅}} e) {{∅}} ⊂ {∅, {∅}}

b) ∅ ∈ {∅, {∅}} d) {∅} ⊂ {∅, {∅}} f) {{∅}} ⊂ {{∅}, {∅}}

Bài 2.3 Liệt kê các tập hợp sau:

a) A = {1 + (−1)n | n ∈ N}
1
b) B = {n + | n ∈ N∗ }
n
m
c) C = {x = | m, n ∈ Z, n 6= 0, m2 < 2 và 6n > n2 − 7}
n

d) D = {2 sin + 5 | n ∈ Z}
6
m √ √ 1
e) E = {x = | m, n ∈ Z, 17 < n ≤ 80 và < x < 1}
n 2
2
x + 3x − 10
f) F = {x ∈ Z | ≤ 0}
x+4
√ √
g) G = {x ∈ Q | x4 ≥ 256 và x = 3 cos x − 2 sin 3x}

Bài 2.4 Cho A, B ⊂ R. Viết A, B, A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A thành phần hội của các đoạn,
khoảng rời nhau trong R.

a) A = (−9, −3) ∪ [−1, 2] ∪ [4, 5) ∪ (7, 11] ∪ (13, +∞) và


B = (−∞, −7] ∪ [−4, −2) ∪ (0, 3) ∪ (6, 8] ∪ [10, 15]

b) A = (−∞, −4) ∪ [4, 7] ∪ {−1, 2, 8, 10} và B = (−5, 1] ∪ [6, 9) ∪ {−6, 3, 5, 10}.

Bài 2.5 Cho A, B, C, D ⊂ E. Hãy rút gọn các biểu thức sau đây:

a) (A \ B) ∪ (B \ A) ∪ (A ∩ B)

b) (A ∪ B) \ [(A \ B) ∪ (A ∩ B)]

c) A ∪ B ∪ (A ∩ B ∩ C)

d) (A ∩ B) ∪ (A ∩ B ∩ C ∩ D) ∪ (A ∩ B)

e) A ∪ (A ∩ B) ∪ (A ∩ B ∩ C) ∪ (A ∩ B ∩ C ∩ D)

Bài 2.6 Cho A, B, D ⊂ E. Hãy chứng minh

3
a) D \ (A ∪ B) = (D \ A) ∩ (D \ B) = (D ∪ B) \ (A ∪ B)

b) D \ (A ∩ B) = (D \ A) ∪ (D \ B)

c) (A ∪ B) \ D = (A \ D) ∪ (B \ D)

d) (A ∩ B) \ D = (A \ D) ∩ (B \ D)

e) (A \ B) \ D = A \ (B ∪ D) = (A \ D) \ (B \ D)

Bài 2.7 Cho A, B, H, K ⊂ E. Chứng minh

a) [(A ∩ H) ∪ (B ∩ K)] ⊂ [(A ∪ B) ∩ (H ∪ K)]

b) (A \ H) ⊂ [(A \ B) ∪ (B \ H)]

c) [(A ∪ B) \ (H ∪ K)] ⊂ [(A \ H) ∪ (B \ K)] ⊂ [(A ∪ B) \ (H ∩ K)]

d) [(A ∪ B) \ H] ⊂ [A ∪ (B \ H)]

e) [(A ∪ B) \ (A ∪ H)] ⊂ (B \ H)

Cho các ví dụ để thấy trường hợp không có dấu đẳng thức xảy ra trong a), b), c), d) và e).

Bài 2.8 Cho A = {0, 1, a}, B = {a, 2} và C = {2, b}.

a) Liệt kê các tập hợp A2 , A × B, C × A, B × C và C × B.

b) Liệt kê các tập hợp B 3 , A × B 2 , C × A × C, A × B × C và C 2 × B.

Bài 2.9 Cho A, B ⊂ E và H, K ⊂ F. Chứng minh

a) A × (H \ K) = (A × H) \ (A × K)

b) [(A × H) \ (B × K)] = [(A \ B) × H] ∪ [A × (H \ K)]

c) (A × H) ∩ (B × K) = (A ∩ B) × (H ∩ K)

d) [(A × H) ∪ (B × K)] ⊂ [(A ∪ B) × (H ∪ K)]

e) [(A \ B) × (H \ K)] ⊂ [(A × H) \ (B × K)]

Cho các ví dụ để thấy trường hợp không có dấu đẳng thức xảy ra trong d) và e).

Bài 2.10 Các qui tắc f : X → Y sau có phải là ánh xạ không ? Tại sao ?
x
a) X = (−2, 1], Y = R, f (x) = 2 , ∀x ∈ X
x + 2x − 3
b) X = R, Y = (6, +∞), f (x) = ex + 9e−x , ∀ x ∈ X

c) X = Y = R, f (x) = ln | sin x|, ∀ x ∈ X

d) X = [−1, +∞), Y = R, f (x) = y sao cho y 2 − 2y = x, ∀ x ∈ X

e) X = [1, 3], Y = R \ {0}, f (x) = 3x2 − 9x + 5, ∀ x ∈ X


m m
f) X = Q, Y = Z, f = m2 + 3n − mn, ∀ ∈X
n n

4
Bài 2.11 Xét tính đơn ánh và toàn ánh của các ánh xạ f : X → Y sau:
x
a) X = Y = R, f (x) = , ∀x ∈ X
+1 x2
b) X = [−2, +∞), Y = (−20, +∞), f (x) = x2 + 6x − 3, ∀ x ∈ X

c) X = Y = R, f (x) = (x − 1)(x + 3)(x − 4), ∀ x ∈ X


2x − 3
d) X = R \ {0}, Y = R, f (x) = , ∀x ∈ X
x

e) X = R, Y = [−2, 2], f (x) = sin x + 3 cos x, ∀ x ∈ X

f) X = Y = R, f (x) = 3 cos 2x − 7x + 8, ∀ x ∈ X

Bài 2.12 Xét hai ánh xạ f, g : R → R xác định bởi: f (x) = ax + b và g(x) = 1 − x + x2 . Giả
sử g◦ f = f◦ g, hãy xác định a và b?

Bài 2.13 Xác định u = go f, v = f◦ g và w = h◦ g◦ f (nếu có) khi f : X → Y, g : Z → T và


h : U → V trong đó

a) X = Y = Z = T = U = V = R, f (x) = 2x + 1, g(x) = x2 + x − 3 và h(x) = x3 + 4 cos x

b) X = T = U = (0, +∞), Y = Z = R, V = [1, +∞), f (x) = 3 ln x − 2, g(x) = esin x và


h(x) = 5x4 − x2 + 1
3x + 2
c) X = V = R, Y = Z = R \ {1}, T = U = R \ {−3}, f (x) = x2 − 4x + 6, g(x) = và
1−x
h(x) = ln |x + 3|

Bài 2.14 Cho hai ánh xạ f, g : R → R được xác định bởi f (x) = x2 − 3 và g(x) = 2x2 + 4x + 1.
Hãy tìm f (A), g(A), f −1 (A) và g −1 (A) với

a) A = {2, 3} c) A = (−3, 3) e) A = [−7, 2]

b) A = {−3, −2, 2, 3} d) A = (−3, 2] f) A = (−4, −3] ∪ [5, 6]

Bài 2.15 Tìm f (A), f (B), f (C), f (D), f (E), f (R), f −1 (G), f −1 (H), f −1 (K), f −1 (L), f −1 (M )
và f −1 (N ) cho các ánh xạ sau
(
x − 5 nếu x ≤ 1
a) f : R → R với f (x) = trong đó
2x + 1 nếu x > 1

• A = {−1, 0, 1, 2, 3} • H = [−7, −5]


• B = [1, 3] • K = (−5, 5)
• C = (−1, 2)
• L = [7, +∞)
• D = (−∞, 0]
• E = (3, +∞) • M = [1, 9)
• G = {−7, −5, −3, 1, 2, 5, 7, 9} • N = (−3, 2].

 x + 7 nếu x ≤ 0

b) f : R → R với f (x) = 5 − 2x nếu 0 < x < 3 trong đó

x − 1 nếu x ≥ 3

5
• A = {−2, −1, 0, 1, 2, 4, 5} • H = [−5, −1]
• B = [−2, 1] • K = (−∞, 0]
• C = (2, 4)
• L = [−2, 4)
• D = (−1, 5]
• E = [0, +∞) • M = (5, 10]
• G = {−5, −2, −1, 0, 4, 5, 7, 10, 11} • N = (7, 11).

Bài 2.16 Chứng minh các ánh xạ dưới đây là song ánh và tìm ánh xạ ngược của chúng:
x 5 − 3x
a) f : R → (−1, 1), f (x) = d) q : R \ {1} → R \ {−3}, q(x) =
1 + |x| x−1
2
b) h : [1, 2) → [5, 7), h(x) = 3x + e) g : R → R, g(x) = ex − 3e−x + 1
x
9 − 2ex 17 1
c) p : R → (−2, 3), p(x) = x f) r : (0, 3] → (2, ], r(x) = (x+1)+
e +3 4 x+1

Bài 2.17 Với các ánh xạ đã cho ở bài trên, hãy tìm các ánh xạ u, v, w thỏa p−1
◦ u = g, v◦ f = g
−1
và f◦ w◦ p = g.

6
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP ĐẾM
Phần I. Hướng dẫn sử dụng Maple
Để thực hiện việc tính toán các bài toán liên quan tới tổ hợp chúng ta sử dụng gói lệnh
combinat. Để gọi gói lệnh này ta dùng

> with(combinat);
Chi, bell, binomial, cartprod, character, choose, composition, conjpart, decodepart, encodepart,
fibonacci, firstpart, graycode, inttovec, lastpart, multinomial, nextpart, numbcomb, numbcomp,
numbpart, numbperm, partition, permute, powerset, prevpart, randcomb, randpart, randperm,
setpartition, stirling1, stirling2, subsets, vectoint

3.1 Tính toán các công thức tổ hợp.


• n! hay factorial(n): Tính n!

• numbperm(n, k): Số chỉnh hợp chập k của n.

• binomial(n, k): Số tổ hợp chập k của n.

• multinomial(n, k1, k2,. . . , km): Số hoán vị lặp của n vật từ k1 vật loại 1, . . . , km vật loại m.
n! 
hay
k1 !k2 ! . . . km !

> 6!;
720
> numbperm(6, 4);
360
> binomial(20, 6);
38760
>multinomial(10, 2, 3, 5);
2520
> expand(binomial(n, 3)); #expand(exp) : Khai triển biểu thức exp
1 3 1 2 1
n − n + n
6 2 3

3.2 Liệt kê hoán vị, chỉnh hợp


• permute(n): Danh sách các hoán vị của [1, 2, . . . , n].

• permute(S): Danh sách các hoán vị của S, trong đó S là danh sách hay tập hợp.

• permute(n, k): Danh sách các chỉnh hợp chập k của [1, 2, . . . , n].

• permute(S, k): Danh sách các chỉnh hợp chập k của S, trong đó S là danh sách hay tập
hợp.

1
• randperm(n): Một hoán vị ngẫu nhiên của [1, 2, . . . , n].

• randperm(S): Một hoán vị ngẫu nhiên của S.

> permute(3);
[[1, 2, 3], [1, 3, 2], [2, 1, 3], [2, 3, 1], [3, 1, 2], [3, 2, 1]]
> permute([1, 1, 2]);
[[1, 1, 2], [1, 2, 1], [2, 1, 1]]
> permute({a, b, c});

[[a, b, c], [a, c, b], [b, a, c], [b, c, a], [c, a, b], [c, b, a]]

> permute(3, 2);


[[1, 2], [1, 3], [2, 1], [2, 3], [3, 1], [3, 2]]
> permute([1, 1, 2], 2);
[[1, 1], [1, 2], [2, 1]]
> permute({a, b, c},2);

[[a, b], [a, c], [b, a], [b, c], [c, a], [c, b]]

Ta có thể dùng hàm permute để giải quyết các bài toán liên quan tới liệt kê hoán vị lặp,
chỉnh hợp lặp.

Ví dụ 1. Có hai chữ số 1, một chữ số 5 và ba chữ số 8, hãy

a) Liệt kê tất cả các số có 2 chữ số được tạo từ các chữ số trên;

b) Liệt kê tất cả các hoán vị của các chữ số trên.

> S:=[1, 1, 5, 8, 8, 8]:


> permute(S, 2);
[[1, 1], [1, 5], [1, 8], [5, 1], [5, 8], [8, 1], [8, 5], [8, 8]]
> L:=permute(S);

[1, 1, 5, 8, 8, 8], [1, 1, 8, 5, 8, 8], [1, 1, 8, 8, 5, 8], [1, 1, 8, 8, 8, 5], [1, 5, 1, 8, 8, 8], . . . ,

> nops(L);
60

Ví dụ 2. Liệt kê tất cả các số có ba chữ số được tạo từ các chữ số 1, 2, 3, 4 (có thể lặp lại).

> S:=[1, 1, 1, 2, 2, 2, 3, 3, 3, 4, 4, 4]:


> L:=permute(S, 3);

[1, 1, 1], [1, 1, 2], [1, 1, 3], [1, 1, 4], [1, 2, 1], [1, 2, 2], [1, 2, 3], [1, 2, 4], [1, 3, 1], . . .

> nops(L);
64

2
3.3 Liệt kê tổ hợp
• choose(n): Danh sách các tổ hợp của [1, 2, . . . , n].

• choose(S): Danh sách (tập hợp) các tổ hợp của S, trong đó S là danh sách (tập hợp).

• choose(n, k): Danh sách các tổ hợp chập k của [1, 2, . . . , n].

• choose(S, k): Danh sách (tập hợp) các tổ hợp chập k của S, trong đó S là danh sách (tập
hợp).

• randcomb(n, k): Một tổ hợp ngẫu nhiên chập k của {1, 2, . . . , n}.

• randcomb(S, k): Một tổ hợp ngẫu nhiên chập k của S.

> choose(3);
[[], [1], [2], [3], [1, 2], [1, 3], [2, 3], [1, 2, 3]]
> choose([a, a, b]);
[[], [a], [b], [a, b], [a, a], [a, a, b]]
> choose({1, 2, 3});

{{}, {1}, {2}, {3}, {1, 2}, {1, 3}, {2, 3}, {1, 2, 3}}

> choose(4, 2);


[[1, 2], [1, 3], [1, 4], [2, 3], [2, 4], [3, 4]]
> choose([a, a, b], 2);
[[a, a], [a, b]]
> choose({1, 2, 3}, 2);
{{1, 2}, {1, 3}, {2, 3}}

Ta có thể dùng hàm choose để giải quyết các bài toán liên quan tới liệt kê tổ hợp lặp.

Ví dụ 3. An mua 2 cái nón từ cửa hàng có 3 loại nón A, B, C. Hãy liệt kê tất cả khả năng mua
của An.

> S:=[A, A, B, B, C, C]:


> choose(S, 2);
[[A, A], [A, B], [A, C], [B, B], [B, C], [C, C]]

3.4 Tìm hệ số của một đơn thức trong khai triển lũy thừa
của đa thức
• coeff(f, xˆk): Tính hệ số của xk trong đa thức f

• coeff(coeff(f, xˆk), yˆt): Tính hệ số của xk y t trong đa thức f

• coeffs(f): Dãy các hệ số trong đa thức f (chỉ áp dụng khi f đã được khai triển)

3
> f := (2*xˆ3-2*y+3*zˆ2+4*t)ˆ10;
10
f := 2 x3 − 2 y + 3 z 2 + 4 t

> coeff(f, yˆ9); #Tính hệ số y 9

−10240 x3 − 15360 z 2 − 20480 t

> coeff(coeff(coeff(coeff(f, xˆ6), yˆ4), zˆ2), tˆ3); #Tính hệ số x6 y 4 z 2 t3

154828800

> h:=expand(f): #h là dạng khai triển của f


> L := coeffs(h); #L là dãy các hệ số của đa thức h.

L := −46448640, 65318400, −82575360, −25194240, 737280, −30965760, . . .

> nops([L]);
286

10
Như vậy đa thức f := (2 x3 − 2 y + 3 z 2 + 4 t) có

• hệ số của đơn thức x6 y 4 z 2 t3 là 154828800;

• số đơn thức của f là 286.

4
Phần II. Bài tập
Bài 3.1 Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 6 chữ số khác nhau mà trong đó có chữ số 0?

Bài 3.2 Có bao nhiêu chuỗi bit có độ dài 12 mà có

a) chính xác 3 bit 1? c) tối thiểu 3 bit 0?

b) tối đa 3 bit 1? d) ít nhất 3 bit 0 và 3 bit 1?

Bài 3.3 Có bao nhiêu hoán vị của chuỗi ký tự ABCDEFGH chứa

a) ED? c) BA và FGH? e) CAB và BED?

b) CDE? d) AB, DE, và GH? f) BCA và ABF?

Bài 3.4 Từ 15 nam và 10 nữ, hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một đội gồm 12 người nếu
a) chọn tùy ý d) có nam ít hơn nữ

b) có 6 nam e) có cả nam và nữ

c) có ít nhất 8 nam f) có số nam là chẵn

Bài 3.5 Cho S = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10}. Hỏi có bao nhiêu tập hợp A con của S có 5 phần
tử mà
a) chứa phần tử 3; d) min A ≥ 4;

b) min A = 3; e) max A = 8;

c) min A ≤ 3; f) min A = 2 và max A = 8.

Bài 3.6 Cho S = {1, 2, 3, . . . , 14, 15}. Hỏi có bao nhiêu tập hợp A ⊂ S mà
a) A chỉ có toàn số lẻ c) |A| = 8 và A có 3 số lẻ

b) A có 3 số lẻ d) A có 3 số lẻ và ít nhất 5 số chẵn

Bài 3.7 Cho n là số nguyên dương và S = {1, 2, . . . , n}. Hỏi có bao nhiêu tập A ⊂ S sao cho
A có ít nhất một số chẵn? (xét n chẵn, lẻ)

Bài 3.8 Tìm số tự nhiên n ≥ 7 biết rằng chỉ có một phần tư số tập con gồm 5 phần tử của
S = {1, 2, . . . , n} có chứa số 7.

Bài 3.9 Cho số nguyên n ≥ 2. Có bao nhiêu cách chia n sinh viên thành 2 đội mà trong đó

a) một đội học tiếng Anh và một đội học tiếng Pháp?

b) cả hai đội cùng đi làm công tác xã hội như nhau? (xét trường hợp n chẵn và lẻ )

Bài 3.10 Có bao nhiêu cách chia 12 cây bút khác nhau cho 4 đứa trẻ nếu

a) mỗi đứa được 3 cây;

b) hai đứa lớn mỗi đứa 4 cây và hai đứa nhỏ mỗi đứa 2 cây.

5
Bài 3.11 Cho số nguyên n ≥ 4. Xét tất cả các tam giác tạo từ 3 đỉnh khác nhau của một đa
giác đều có n cạnh. Hỏi
a) có tất cả bao nhiêu tam giác như vậy?
b) có bao nhiêu tam giác có chung 2 cạnh với đa giác trên?
c) có bao nhiêu tam giác có chung đúng 1 cạnh với đa giác trên?
d) có bao nhiêu tam giác không có chung cạnh nào với đa giác trên?

Bài 3.12 Có bao nhiêu cách sắp xếp


a) 5 nam và 5 nữ xen kẽ nhau thành một hàng dọc? Câu hỏi tương tự cho trường hợp 6 nam
và 5 nữ.
b) 6 nam và 4 nữ thành một hàng dọc sao cho 6 nam đứng gần nhau?
c) 6 nam và 4 nữ thành một hàng dọc sao cho 4 nữ đứng gần nhau?
d) 6 nam và 4 nữ thành một hàng dọc sao cho 6 nam đứng gần nhau và 4 nữ đứng gần nhau?
e) 6 nam và 4 nữ thành một hàng dọc sao cho 6 nam đứng gần nhau hay 4 nữ đứng gần
nhau?
f) 6 bác sĩ 7 kỹ sư và 8 luật sư thành một hàng ngang sao cho các đồng nghiệp đứng gần
nhau?

Bài 3.13 Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 cặp vợ chồng ngồi vào bàn tròn có 10 ghế (các ghế được
đánh số thứ tự) nếu
a) xếp tùy ý?
b) những người chồng ngồi gần nhau?
c) vợ chồng ngồi gần nhau?

Bài 3.14 Với các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 10 chữ số mà trong
mỗi số chữ số 2 có mặt đúng 3 lần, chữ số 4 có mặt đúng 2 lần và các chữ số khác mỗi chữ số
có mặt đúng 1 lần.

Bài 3.15 Tìm hệ số của đơn thức


a) xy 2 z 3 t khi khai triển (x + 2y − z + 4t − 5u)7
b) x3 y 9 z 4 t3 khi khai triển (2x − y 3 − 3z 2 + 4t3 )9

Bài 3.16 Có bao nhiêu cách treo 3 áo đỏ, 4 áo trắng và 5 áo xanh thành một hàng dọc (các áo
đều khác nhau) nếu
a) treo tùy ý
b) các áo cùng màu treo gần nhau
c) các áo màu trắng treo gần nhau
d) các áo màu đỏ treo gần nhau và các áo màu xanh treo gần nhau
e) áo đầu hàng có màu xanh
f) áo đầu hàng có màu đỏ và áo cuối hàng có màu trắng.

Bài 3.17 Làm lại Bài 3.16 nhưng với giả thiết là các áo cùng màu được xem là giống nhau.

Bài 3.18 Tìm số nghiệm nguyên của phương trình x + y + z + t = 32 (hay bất phương trình
x + y + z + t ≤ 32) nếu

6
a) x, y, z, t ≥ 0 c) x > −1, y ≥ −4, z > 4, t ≥ 3

b) x ≥ 2, y ≥ 3, z ≥ 1, t > 5 d) x, y, z > 0 và 1 ≤ t < 25

Bài 3.19 Có bao nhiêu cách chọn 20 tờ giấy bạc từ các loại tiền 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10
đồng và 20 đồng? Nếu yêu cầu thêm có ít nhất 7 tờ 5 đồng và không quá 8 tờ 20 đồng thì có
bao nhiêu cách chọn?

Bài 3.20 Có bao nhiêu cách chia 18 viên kẹo giống nhau cho 5 đứa trẻ nếu
a) chia tùy ý
b) đứa nào cũng có kẹo
c) đứa lớn nhất có 6 viên
d) đứa nhỏ nhất được ít nhất 4 viên
e) đứa lớn nhất nhận không quá 7 viên

Bài 3.21 Khi khai triển (x + y + z + t)10 ta được bao nhiêu đơn thức khác nhau? Trong số đó
có bao nhiêu đơn thức xm y n z u tv (không kể hệ số phía trước) thỏa m ≥ 2, n ≤ 3 và v ≥ 1?

Bài 3.22 Có bao nhiêu cách chia 15 viên kẹo chanh (giống nhau) và 10 viên kẹo dừa (giống
nhau) cho 6 đứa trẻ sao cho đứa nào cũng có cả hai thứ kẹo?

Bài 3.23 Có bao nhiêu cách mua 20 hộp sơn với đúng 7 màu trong số 10 màu mà cửa hàng có?

Bài 3.24 Xét chuỗi ký tự bao gồm phần chữ cái đứng trước và phần chữ số đứng sau. Phần
chữ cái có 9 chữ cái α, α, β, β, β, γ, γ, γ, γ xếp tùy ý (α, β, γ là 3 chữ cái khác nhau lấy
tùy ý từ A, E, H, P, Y ). Phần chữ số là 6 chữ số xyzuvw (x, y, z, u, v, w được lấy tùy ý từ
0, 1, 2, . . . , 8, 9) thỏa 7 ≤ x + y + z + u + v + w ≤ 9. Hỏi có tất cả bao nhiêu chuỗi ký tự như
vậy?

Bài 3.25 Cần chọn bao nhiêu số từ tập {1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15} để đảm bảo rằng trong đó có ít
nhất hai số có tổng bằng 16?

Bài 3.26 Cho A là tập hợp con của S = {1, 2, . . . , 25} thỏa |A| ≥ 14. Chứng minh rằng tồn
tại hai phần tử a, b ∈ A thỏa a 6= b và a + b = 26.

Bài 3.27 Cho S = {1, 2, √ . . . , 100} và A ⊂ S thỏa |A| ≥ 11. Chứng minh rằng tồn tại hai phần

tử x, y ∈ A sao cho √0 < | x − y| < 1. Tổng quát hóa kết quả trên theo 2 hướng khác nhau:

theo |S| hoặc theo ( n x và n y).

Bài 3.28 Lấy 10 điểm khác nhau tùy ý trên một tam giác đều có cạnh bằng 3cm. Chứng minh
rằng trong số đó có ít nhất 2 điểm có khoảng cách không quá 1cm.

Bài 3.29 Từ thứ hai đến thứ bảy của mỗi tuần có 12 buổi (sáng và chiều). Có 782 sinh viên
đăng ký học đàn theo các buổi nói trên trong tuần: mỗi sinh viên có thể chọn từ 2 đến 4 buổi.
Chứng minh rằng có ít nhất 2 sinh viên có lịch học trong tuần hoàn toàn giống nhau.

Bài 3.30 Xếp các con số 1, 2, . . . , 25 một cách tùy ý trên một đường tròn. Chứng minh rằng
có 3 số gần nhau trên đường tròn có tổng ≥ 41 và có 3 số gần nhau trên đường tròn có tổng
≤ 37.

Bài 3.31 Cho S = {1, 2, . . . , 14} và A ⊂ P |A| ≥ 6. Chứng minh có H, K ⊂ A (mà


S thỏa P
∅=
6 H 6= K 6= ∅ ) thỏa |H| ≤ 5, |K| ≤ 5 và h= k.
h∈H k∈K

7
Chương 4. HỆ THỨC ĐỆ QUY
Phần I. Hướng dẫn sử dụng Maple
Để giải hệ thức đệ quy ta sử dụng hàm rsolve(eqns, fcns), trong đó eqns là các hệ thức đệ
quy, điều kiện ban đầu; fcns là các giá trị cần tìm.

Ví dụ 1. Tìm nghiệm của hệ thức đệ quy an − 5an−1 + 6an−2 = 0.

> rsolve(a(n)-5*a(n-1)+6*a(n-2)=0, a(n));

− (−3 a (0) + a (1)) 2n − (2 a (0) − a (1)) 3n

Như vậy chỉ cần biết thêm giá trị của a0 và a1 thì ta biết được công thức của an .

xn+1 − 6xn + 9xn−1 = (18n + 12)3n ;
Ví dụ 2. Tìm nghiệm của
x0 = 2; x1 = 0.

> f := rsolve({x(n+1)-6*x(n)+9*x(n-1) = (18*n+12)*3ˆn, x(0) = 2, x(1) = 0},


x(n));
1  1  1 
8 3n + 2(−2n − 2)3n − 8(n + 1) n + 1 3n + 6(n + 1) n + 1 n + 1 3n
2 2 3
> simplify(f);
3n (2 − 5n + 2n2 + n3 )

Như vậy nghiệm của hệ thức đệ quy là xn = (n3 + 2n2 − 5n + 2)3n .



 an+1 = an − bn ;
Ví dụ 3. Tìm nghiệm của bn+1 = 2an + 4bn ;
a0 = 2; b0 = 1.

> rsolve({a(n+1) = a(n)-b(n), b(n+1) = 2*a(n)+4*b(n), a(0) = 2, b(0) = 1}, {a(n),


b(n)});
{a(n) = 5 ∗ 2n − 3 ∗ 3n , b(n) = −5 ∗ 2n + 6 ∗ 3n }


an = 5 · 2n − 3 · 3n ;
Như vậy nghiệm của hệ thức đệ quy là
bn = −5 · 2n + 6 · 3n .

1
Phần II. Bài tập
Bài 4.1 Một cầu thang gồm n bậc. Mỗi bước đi gồm 1 hoặc 2, hoặc 3 bậc. Gọi xn là số cách đi
hết cầu thang, hãy tìm hệ thức đệ quy của xn ?

Bài 4.2 Cho n là số nguyên dương. Hãy tìm hệ thức đệ quy của an với an là số chuỗi bit có độ
dài n mà

a) chứa 2 bit 0 liên tiếp d) không chứa 3 bit 0 liên tiếp

b) không chứa 2 bit 0 liên tiếp e) số lượng bit 0 là số chẵn

c) chứa 3 bit 0 liên tiếp f)* chứa 01

Đối với mỗi trường hợp hãy tính a6 .

Bài 4.3 Một chuỗi số chỉ chứa 0, 1 hoặc 2 được gọi là chuỗi tam phân. Hãy tìm hệ thức đệ quy
của xn với xn là chuỗi tam phân có độ dài n mà

a) không chứa 2 chữ số 0 liên tiếp

b) chứa 2 chữ số 0 liên tiếp

c) không chứa 012

d)* không chứa 2 chữ số 0 liên tiếp hoặc 2 chữ số 1 liên tiếp

e)* chứa 2 chữ số liên tiếp giống nhau

Đối với mỗi trường hợp hãy tính x6 .

Bài 4.4 Giải các hệ thức đệ qui tuyến tính thuần nhất sau

a) a0 = 2 và an+1 = −3an , ∀n ≥ 0

b) a1 = −5 và an = 8an−1 , ∀n ≥ 2

c) a2 = 28, a3 = −8 và an = 4an−2 , ∀n ≥ 4

d) a0 = 1, a1 = 0 và an+1 = 5an − 6an−1 , ∀n ≥ 1

e) a1 = 6, a2 = 8 và an+2 = 4an+1 − 4an , ∀n ≥ 1

Bài 4.5 Giải các hệ thức đệ qui tuyến tính không thuần nhất sau

a) a0 = −3 và an = an−1 + 9, ∀n ≥ 1

b) a1 = 13 và an+2 = −2an+1 + 5.3n+1 , ∀n ≥ 0

c) a2 = 61 và an+1 = 3an + 4n − 6, ∀n ≥ 2

d) a0 = −7 và an+1 = −4an − 2(−4)n+1 (n − 2), ∀n ≥ 0

e) a3 = 128 và an+2 = 5an+1 − 12, ∀n ≥ 2

Bài 4.6 Giải các hệ thức đệ qui tuyến tính không thuần nhất sau

a) a0 = 1, a1 = 2 và an+2 = 5an+1 − 6an + 4, ∀n ≥ 0

2
b) a1 = −4, a2 = 19 và an+1 = 5an − 4an−1 + 3, ∀n ≥ 2

c) a2 = −5, a3 = −26 và an = 2an−1 − an−2 − 10, ∀n ≥ 4

d) a0 = 3, a1 = −5 và an = 2an−1 + 3an−2 + 8(−1)n+1 , ∀n ≥ 2

e) a1 = −13, a2 = 50 và an+2 = −7an+1 − 10an + (40n − 1)3n , ∀n ≥ 1

f) a2 = −28, a3 = −149 và an+1 = 2an − an−1 − 12n2 − 24n + 4, ∀n ≥ 3

Bài 4.7 Giải các hệ thức đệ quy sau


( (
xn + 4xn−1 − 5xn−2 = 12n + 8; 2xn − 5xn−1 + 2xn−2 = −n2 − 2n + 3;
a) d)
x0 = 0, x1 = −5. x0 = 1, x1 = 3.
( (
2xn+2 + 5xn+1 + 2xn = (35n + 51)3n ; xn+2 − 16xn+1 + 64xn = 128 · 8n ;
b) e)
x0 = 3, x1 = 0. x0 = 2, x1 = 32.
( (
xn+2 − 2xn+1 + xn = 2; xn+2 − 8xn+1 + 15xn = 2 · 5n+1 ;
c) f)
x0 = 1, x1 = 0. x0 = −1, x1 = −2.

Bài 4.8 Tính các tổng số sau theo n nguyên :


n
a) Sn = 13 + 23 + . . . + n3 (n ≥ 1) d) Sn =
P
(k + 1)(k + 2)2k (n ≥ 0)
k=0

n
(2k − 1)(−3)k (n ≥ 0)
P
b) Sn = 14 + 24 + . . . + n4 (n ≥ 1) e) Sn =
k=0

n
(k 3 − 2k 2 + 4k)(−1)k (n ≥ 1)
P
4 4 n 4
c) Sn = −1 + 2 + . . . + (−1) n (n ≥ 1) f) Sn =
k=1

Bài 4.9 Cho n ≥ 1. Vẽ n đường thẳng trong mặt phẳng cắt nhau từng đôi một nhưng trong
đó không có 3 đường thẳng nào đồng qui. Hỏi các đường thẳng này chia mặt phẳng thành bao
nhiêu miền?

Bài 4.10 Giả sử dân số thế giới năm 2000 là 7 tỉ người và tốc độ tăng dân số thế giới là 3%
mỗi năm. Cho số nguyên n ≥ 2000. Tính dân số thế giới vào năm n.

Bài 4.11 Cho số nguyên n ≥ 1. Có bao nhiêu chuỗi ký tự gồm n ký tự (n ký tự này được lấy
tùy ý từ các ký tự a, b, c) sao cho trong chuỗi ký tự không có 2 ký tự a đứng gần nhau?

Bài 4.12 Cho số nguyên n ≥ 1. Có bao nhiêu chuỗi ký tự gồm n ký tự (n ký tự này được lấy
tùy ý từ các ký tự 1, 2) sao cho trong chuỗi ký tự ít nhất 2 ký tự 1 đứng gần nhau?

Bài 4.13 Cho a0 = α, a1 = β và an+2 = an+1 + an , ∀n ≥ 0. Chứng minh rằng an = βfn +


αfn−1 , ∀n ≥ 1 trong đó fm là số hạng thứ m (m ≥ 0) của dãy số Fibonacci (f0 = 0, f1 = 1 và
fn+2 = fn+1 + fn , ∀n ≥ 0).

Bài 4.14 Tính an và bn , ∀n ≥ 0 biết rằng a0 = 1, b0 = 2, an+1 = 3an + 2bn và bn+1 = an +


2bn , ∀n ≥ 0. (Hướng dẫn: Tìm λ, µ thỏa an+1 +λbn+1 = µ(an +λbn ) và tính un = an +λbn , ∀n ≥ 0).

3
Chương 5. SỐ NGUYÊN
Phần I. Hướng dẫn sử dụng Maple

5.1 Phép chia


Một số hàm liên quan tới phép chia và biểu diễn số nguyên.

• iquo(a, b): tính phần thương khi chia a cho b


• irem(a, b): tính phần dư khi chia a cho b
• convert(n, base, b): biểu diễn theo cơ số b của số nguyên n, kết quả được viết theo thứ tự
ngược.
• convert([a0 , a1 , . . . , ak−1 , ak ], base, b, c): chuyển một số có dạng biểu diễn theo cơ số b
((ak ak−1 . . . a1 a0 )b ) sang dạng biểu diễn theo cơ số c. Lưu ý dạng biểu diễn được viết theo
thứ tự ngược.
• convert(n, binary): biểu diễn nhị phân của n.
• convert(n, octal): biểu diễn bát phân của n.
• convert(n, hex): biểu diễn thập lục phân của n.

> iquo(234, 5);


46
> irem(234, 5);
4
> convert(23234, base, 4); #Lưu ý kết quả được viết theo thứ tự ngược

[2, 0, 0, 3, 2, 2, 1, 1]

> convert([2, 0, 0, 3, 2, 2, 1, 1], base, 4, 10);

[4, 3, 2, 3, 2]

> convert(2324, binary);


100100010100
> convert(2324, octal);
4424
> convert(4534, hex);
11B6

5.2 Ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất


• igcd(a1 , a2 ,. . . ,an ): tính ước chung lớn nhất của a1 , a2 ,. . . ,an .
• ilcm(a1 , a2 ,. . . ,an ): tính bội chung nhỏ nhất của a1 , a2 ,. . . ,an .
• igcdex(a, b, ‘s‘, ‘t‘): trả về giá trị d =igcd(a, b) và hai giá trị s, t sao cho d = sa + tb

1
> igcd(8723122, 30556708);
254
> igcd(24, 12, 18);
6
> ilcm(24, 12, 18);
72
> igcdex(712, 546, ’s’, ’t’);
2
> s;
125
> t;
−163

5.3 Số nguyên tố
• isprime(a): kiểm tra a có phải là số nguyên tố không?

• ithprime(n): số nguyên tố thứ n

• nextprime(a): số nguyên tố nhỏ nhất mà lớn hơn hay bằng a

• prevprime(a): số nguyên tố lớn nhất mà nhỏ hơn hay bằng a

• ifactor(a): phân tích a thành thừa số nguyên tố.

• ifactors(a): phân tích a thành thừa số nguyên tố và được viết dưới dạng danh sách.

> isprime(265261);
true
> ithprime(45);
197
> nextprime(14);
17
> prevprime(35);
31
> ifactor(29717395672536);

(2)3 (3)5 (11)(13)2 (31)(265261)

>ifactors(29717395672536);

[1, [[2, 3], [3, 5], [11, 1], [13, 2], [31, 1], [265261, 1]]]

>ifactors(-29717395672536);

[−1, [[2, 3], [3, 5], [11, 1], [13, 2], [31, 1], [265261, 1]]]

2
Phần II. Bài tập
Ký hiệu : N∗ = N \ {0} và Z∗ = Z \ {0}.

Bài 5.1 Tìm tất cả k ∈ Z thỏa

a) (k 2 + 5k + 5)(k 2 − 2k − 9) = 1 b) (3k 2 + 4k − 17)(−5k 2 + k + 49) = −2

Bài 5.2 Tìm tất cả x, y ∈ Z thỏa

a) x + y + xy = 0 b) 3x = 4y + 1 1 1 y x 1 3
c) = + d) = +
x 6 3 4 y 4

Bài 5.3 Cho n ∈ N và m, k ∈ Z. Chứng minh

a) 7 | (2n − 1) ⇔ 3 | n e) 121 không chia hết (k 2 + 3k + 5)

b) 7 không chia hết (2n + 1) f) 11 | (6k − 7m) ⇔ 11 | (4m − 5k)

c) 100 không chia hết (9n + 1) g) 13 | (m + 4k) ⇔ 13 | (10m + k)

d) 11 | (k 2 + 3k + 5) ⇔ k = 4t + 11 với t ∈ Z h) 17 | (3m + 2k) ⇔ 17 | (5m + 9k)

Bài 5.4 Tìm số nguyên a sao cho

a) a ≡ −15 (mod 27) và 126 ≤ a ≤ 152. c) a ≡ 99 (mod 41) và 100 ≤ a ≤ 140.

b) a ≡ 24 (mod 31) và − 85 ≤ a ≤ −55. d) a ≡ 16 (mod 42) và 201 ≤ a ≤ 242.

Bài 5.5 Cho a, b là những số nguyên và a ≡ 11 (mod 19), b ≡ 3 (mod 19). Tìm số nguyên c với
0 ≤ c ≤ 18 sao cho

a) c ≡ 13a (mod 19). c) c ≡ a − b (mod 19). e) c ≡ 2a2 + 3b2 (mod 19).

b) c ≡ 8b (mod 19). d) c ≡ 7a + 3b (mod 19). f) c ≡ a3 + 4b3 (mod 19).

Bài 5.6 Tìm d = (m, n), e = [m, n] theo 2 cách khác nhau (bằng thuật chia Eulide và phân tích
m
ra thừa số nguyên tố), chỉ ra dạng tối giản của rồi chọn a, b, u, v ∈ Z sao cho d = am + bn và
n
1 u v
= + nếu m và n có các giá trị sau đây:
e m n
a) 43 và 16 e) 936 và 715 i) 12096 và 17640

b) 128 và −352 f) 6234 và −3312 j) 87657 và −44441

c) −442 và 276 g) −35298 và 6768 k) −654321 và 123456

d) −675 và −459 h) −8820 và −36288 l) −148500 và −7114800

Bài 5.7 Chứng minh ∀k ∈ Z,

a) (14k + 3, 21k + 4) = 1 c) (18k − 12, 21 − 30k) = 3


b) (24k + 2, −60k − 4) = 2 d) (20−75k, 25−100k) = 5.

Bài 5.8 Cho m, n ∈ N∗ . Giả sử n = pr11 pr22 ...prkk là dạng phân tích thừa số nguyên tố của n.

a) n có bao nhiêu ước số dương và có bao nhiêu ước số ?

3
b) Giả sử n có 2m ước số dương. Chứng minh ∀j ∈ 1, 2, . . . , k, ∃sj ∈ N∗ , rj = 2sj − 1.

Bài 5.9 Cho n = 214 39 58 710 113 138 3710 .

a) n có bao nhiêu ước số dương và có bao nhiêu ước số ?

b) n có bao nhiêu ước số dương chia hết cho 23 34 57 112 372 ?

c) n có bao nhiêu ước số dương chia hết cho 1 166 400 000?

Bài 5.10 Phân tích 15!, 20! và 25! thành tích của các thừa số nguyên tố.

Bài 5.11 Cho k ∈ N∗ . Tìm một n ∈ N∗ sao cho n có đúng k ước số dương.

Bài 5.12 Cho m, n ∈ N∗ và n ≥ 2.


√ √
a) Chứng minh n
m∈N⇔ n
m ∈ Q.

b) Giả sử m = pr11 pr22 ...prkk là


√ dạng phân tích thừa số nguyên tố của m và có j ∈ {1, 2, . . . , k}
thỏa rj lẻ. Chứng minh m ∈ / Q.

Bài 5.13 Hãy biểu diễn các số sau theo hệ nhị phân, bát phân và thập lục phân

a) 15 c) 3453 e) 45324523

b) 234 d) 24234535 f) 65646434234

Bài 5.14 Hãy biểu diễn các số sau theo hệ thập phân

a) (1 1011)2 e) (572)8 i) (80E)16

b) (10 1011 0101)2 f) (1604)8 j) (135AB)16

c) (11 1011 1110)2 g) (423)8 k) (ABBA)16

d) (111 1100 0001 1111)2 h) (2417)8 l) (DEFACED)16

Bài 5.15 Hãy tính tổng và tích của các cặp số sau và biểu diễn chúng theo cơ số tương ứng.

a) (100 0111)2 , (111 0111)2 i) (763)8 , (147)8

b) (1110 1111)2 , (1011 1101)2 j) (6001)8 , (272)8

c) (10 1010 1010)2 , (1 1111 0000)2 k) (1111)8 , (777)8

d) (10 0000 0001)2 , (11 1111 1111)2 l) (54321)8 , (3456)8

e) (112)3 , (210)3 m) (1AE)16 , (BBC)16

f) (2112)3 , (12021)3 n) (20CBA)16 , (A01)16

g) (20001)3 , (1111)3 o) (ABCDE)16 , (1111)16

h) (120021)3 , (2002)3 p) (E0000E)16 , (BAAA)16

4
Chương 6. QUAN HỆ
Phần I. Hướng dẫn sử dụng Maple
Để giải phương trình hay hệ phương trình trong Zn ta sử dụng msolve(eqns, n), trong đó
eqns là phương trình hoặc tập hợp các phương trình.

Ví dụ. Giải phương trình 2x + 3 = 5 trong Z7 .

> msolve(2*x+3=5, 7);


{x = 1}


2x + 3y = 5,
Ví dụ. Giải hệ phương trình trong Z11 .
x − 2y = 4

> msolve({2*x+3*y=5, x-2*y=4}, 11);

{x = 0, y = 9}

Phần II. Bài tập


Bài 6.1 Cho R là quan hệ trên {1, 2, 3, 4}. Hãy xét R có những tính chất nào?

a) R = {(2, 2), (2, 3), (2, 4), (3, 2), (3, 3), (3, 4)}

b) R = {(1, 1), (1, 2), (2, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4)}

c) R = {(2, 4), (4, 2)}

d) R = {(1, 2), (2, 3), (3, 4)}

e) R = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4)}

f) R = {(1, 3), (1, 4), (2, 3), (2, 4), (3, 1), (3, 4)}

Bài 6.2 Cho R là một quan hệ trên S. Hãy viết tập hợp R, ma trận biểu diễn và xét các tính
chất của R nếu

a) S = {0, 1, 2}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ 0 ≤ y − x ≤ 1.

b) S = {0, 1, 2}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x2 + y 2 ≤ 2.

c) S = {0, 1, 2}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ 3x + y ≤ 5.

d) S = {0, 1, 2, 3}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x + y ≥ 4.

e) S = {0, 1, 2, 3, 4}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ (x = y hay x + 2y = 4).

f) S = {0, 1, 2, 3, 4}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ (x + 2) | y.

Bài 6.3 Xét các tính chất của quan hệ R trên S nếu

a) S = Z, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x | y 2 .

b) S = Z, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ y không chia hết x2 .

1
c) S = Q, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x = |y|.

d) S = Q × Q, ∀(x, u), (y, v) ∈ S : (x, u)R(y, v) ⇔ x ≤ y.

e) S = R, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x 6= y.

f) S = R, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x = 2y (để ý 2t > t, ∀t ∈ R).

Bài 6.4 Kiểm chứng R là một quan hệ tương đương trên S rồi viết các lớp tương đương và tập
thương tương ứng:

a) S = {−5, −4, −3, −2, −1, 0, 1, 2}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x2 + 5x = y 2 + 5y.


√ √
b) S = {−4, −2, − 3, −1, 0, 1, 3, 2, 3}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x3 + 3y = y 3 + 3x.

c) S = {1, 2, 3, 4, 6, 7, 21, 24, 25, 35, 42, 48}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ ∃k ∈ Z : x = 2k y


(k phụ thuộc x và y).

d) S = {−11π/6, −π, −4π/5, −π/4, −π/5, −π/7, 0, π/6, π/3, 5π/6, π, 5π/4, 3π},

∀x, y ∈ S : xRy ⇔ sin x = cos(y + 2 − 1.7π).

e) S = P (E) với E = {1, 2, 3}, ∀X, Y ∈ S : XRY ⇔ X ∩ A = Y ∩ A trong đó A = {1, 2}.

Bài 6.5 Kiểm chứng R là một quan hệ tương đương trên S = R và xác định lớp tương đương
[a] của a ∈ R tương ứng (biện luận theo tham số thực a)

a) ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x2 + 3x = y 2 + 3y

b) ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x2 − y 2 = 2(x − y)

c) ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x3 ± 12y = y 3 ± 12x (xét riêng hai trường hợp + và −)

d) ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x2 y + 7x = xy 2 + 7y

e) ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ 4x + xy 2 = x2 y + 4y

f) ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ 2 cos2 x − sin(xy) cos2 y = 2 cos2 y − sin(xy) cos2 x

Bài 6.6 Cho S = {a, b, c, d, e, f }.

a) Viết tập hợp R nếu R là quan hệ tương đương trên S có 3 lớp tương đương là {a, d, f }, {c, e}
và {b}.

b) Trên S có bao nhiêu quan hệ tương đương chia S thành 3 lớp tương đương có số phần tử
của các lớp lần lượt là 3, 2, 1 (tương tự như quan hệ tương đương R)?

c) Trên S có bao nhiêu quan hệ tương đương chia S thành 3 lớp tương đương?

Bài 6.7 Kiểm chứng R là một quan hệ thứ tự trên S. Hỏi R là thứ tự toàn phần hay bán phần?
Tại sao? Vẽ sơ đồ Hasse cho (S, R) và tìm min, max và các phần tử tối tiểu và tối đại (nếu có):

a) S = {2, 4, 6, 8, 10, 12, 16, 20}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x | y

b) S = {2, 3, 4, 6, 8, 16, 24, 32, 48, 96}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x | y


.
c) S = {0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x .. y
.
d) S = {2, 3, 4, 5, 7, 8, 24, 48, 96}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ x .. y

2
e) S = {96, 768, 6, 48, 384, 3, 24}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ ∃k ∈ N : y = 2k x (k phụ thuộc theo x và y)

f) S = {2, 3, . . . , 11, 12}, ∀x, y ∈ S : xRy ⇔ [(x lẻ và y chẵn) hay (x − y chẵn và x ≤ y)]
.
Bài 6.8 Cho S = {a = 2m 3n | m, n ∈ N, m ≤ 3 và n ≤ 2} với các quan hệ thứ tự | và ...
.
a) Vẽ sơ đồ Hasse và tìm min, max cho (S, | ) và (S, ..).

b) Đặt T = S \ {1, 2, 72}. Vẽ sơ đồ Hasse rồi tìm các phần tử tối tiểu và tối đại của (T, | ) và
.
(T, ..).

Bài 6.9 Cho S = {a, b, c} với quan hệ thứ tự ≺ . Giả sử a là một phần tử tối tiểu và c là một
phần tử tối đại của (S, ≺)

a) Vẽ tất cả các trường hợp khác nhau có thể xảy ra cho sơ đồ Hasse của (S, ≺).

b) Yêu cầu như a) nhưng có thêm điều kiện “b cũng là một phần tử tối đại của (S, ≺) "

Bài 6.10 Vẽ sơ đồ Hasse cho (S, ≺) rồi toàn phần hóa (sắp xếp topo) các thứ tự bán phần ≺
sau:

a) S = {a, b, c, d, e, f, g, h, i} với d ≺ a, b ≺ e, g ≺ e, h ≺ f, i ≺ e và h ≺ d.

b) S = {1, 2, 4, 5, 12, 15, 20} với ≺ là quan hệ | .


.
c) S = {2, 3, 6, 7, 8, 9, 12, 16} với ≺ là quan hệ ...

d) S = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10} với ≺ là quan hệ | .

Bài 6.11 Viết các phần tử sau dưới dạng chuẩn trong Zn (n = 25 và 38) :

a) ±95 c) ±5124 e) ±815691

b) ±378 d) ±68047 f) ±23242423

Bài 6.12 Làm các phép tính sau rồi viết kết quả dưới dạng chuẩn trong Zn (n = 28 và 43) :

a) 52 ± −94 c) −341 ± 926 e) −7083 ± −8646 g) 7 · 9245


2
b) 52 · −94 d) −341 · 926 f) 7083 · 8646 h) 9245

Bài 6.13 Trong Z26 và Z60 , hãy xác định tất các phần tử khả nghịch và tìm nghịch đảo của
chúng.

Bài 6.14 Giải các phương trình sau trong Zn tương ứng :

a) 3x = 7 (n = 16) e) 21x + 24 = 108 (n = 63)

b) 41x − 51 = −19x + 24 (n = 105) f) 5x + 7 = 6 (n = 23)

c) 78x − 13 = 35 (n = 666) g) 68(x + 24) = 102 (n = 492)

d) 3x + 9 = 8x + 61 (n = 64) h) 4x + 3 = 7x + 12 (n = 11)

Bài 6.15 Giải các hệ phương trình sau trong Zn tương ứng :

3
( (
3x + 2y = 1 5x − 3y = 3
a) (n = 7) c) (n = 6)
2x − 5y = −3 −4x + 5y = −4

(  x + 2z = 1
4x + y = −2 d) y + 2z = 2 (n = 3 và 5)
b) (n = 8)
7x + 3y = 7 
z + 2x = 1

4
Chương 7. HÀM BOOLE
Bài 7.1 Có bao nhiêu hàm Boole f có

a) 2 biến sao cho f (x, y) = f (y, x) ∀x, y

b) 3 biến x, y, z sao cho f (x, y, z) = f (y, z, x) ∀x, y, z

Bài 7.2 Có bao nhiêu hàm Boole 6 biến

a) lấy giá trị 1 tại các điểm có đúng hai thành phần có giá trị 1

b) lấy giá trị 1 tại các điểm có ít nhất hai thành phần có giá trị 1

c) không phụ thuộc vào biến thứ nhất

d) không phụ thuộc vào biến 3 biến đầu tiên

Bài 7.3 Tìm dạng nối rời chính tắc cho các hàm Boole sau đây:

a) f (x, y, z) = x̄ ∨ ȳ ∨ x(y ∨ z)

b) f (x, y, z, t) = (xy ∨ zt)(x ∨ z))(xz ∨ yt)(xt ∨ yz)

c) f (x, y, z) = (x̄ ∨ yz)(ȳ ∨ xz)(z̄ ∨ xy)

d) f (x, y, z, t) = yz ∨ (z ∨ x)t ∨ (xy ∨ yz̄ ∨ xt̄)xyt

e) f (x, y, z, t) = (xy ∨ ȳt)z ∨ [xt̄(x ∨ y)(z ∨ t)] ∨ [(x ∨ z)(y ∨ t)] ∨ [(x ∨ t)(y ∨ z)]

Bài 7.4 Một bài thi có 4 câu A, B, C, D với số điểm tối đa 8, 5, 4, 3. Nếu trả lời đúng một câu,
sinh viên được điểm tối đa, trả lời sai được 0 điểm. Muốn đạt sinh viên phải được 10 điểm trở
lên. Ta liên kết với các câu 4 biến Boole a, b, c, d và một hàm Boole f (a, b, c, d) lấy giá trị 1 nếu
sinh viên đạt và bằng 0 nếu sinh viên không đạt. Hãy tìm dạng nối rời chính tắc của hàm f.

Bài 7.5 Tìm các công thức đa tối tiểu của các hàm Boole 4 biến có biểu đồ Karnaugh dưới đây:

Bài 7.6 Tìm các công thức đa thức tối tiểu cho các hàm Boole f có 4 biến rồi viết dạng nối
rời chính tắc cho f và f biết rằng S = Kar(f ) hay S = (Phần bù của S trong bảng chân trị
của B4 ) như sau :

1
a) S = {(1, 1), (1, 3), (2, 2), (2, 4), (3, 1), (3, 3), (4, 2), (4, 4)}

b) S = {(1, 2), (1, 3), (2, 1), (2, 3), (3, 4), (4, 3)}

c) S = {(1, 2), (1, 3), (2, 1), (3, 1), (4, 2), (4, 3)}

d) S = {(1, 1), (1, 4), (2, 2), (2, 3), (3, 1), (3, 2), (3, 3), (4, 1)}

e) S = {(2, 3), (2, 4), (3, 1), (3, 2), (3, 3), (4, 1), (4, 4)}

f) S = {(1, 1), (2, 2), (2, 3), (3, 1), (4, 1)}

g) S = {(2, 2), (2, 3), (2, 4), (3, 4), (4, 1), (4, 2)}

h) S = {(1, 3), (2, 1), (2, 2), (3, 4)}

Bài 7.7 Tìm các công thức đa thức tối tiểu cho các hàm Boole f có 4 biến rồi viết dạng nối
rời chính tắc cho f và f biết rằng f có dạng đa thức như sau:

a) f (x, y, z, t) = y t̄ ∨ xyz̄ ∨ x̄yz ∨ xȳz t̄ ∨ x̄ȳz̄ t̄

b) f (x, y, z, t) = xz t̄ ∨ ȳz̄ t̄ ∨ xyt ∨ x̄yz ∨ x̄ȳz̄ t̄ ∨ x̄yz̄t

c) f (x, y, z, t) = x̄ȳz̄ t̄ ∨ yzt ∨ xȳz ∨ xyz̄t ∨ yz t̄ ∨ x̄ȳt

d) f (x, y, z, t) = x̄yz ∨ xȳ ∨ xz̄ t̄ ∨ x̄y t̄ ∨ xyz t̄ ∨ ȳzt

e) f (x, y, z, t) = xȳz t̄ ∨ yz̄t ∨ x̄ȳz t̄ ∨ yz̄ t̄ ∨ x̄yz ∨ xȳz̄ t̄

f) f (x, y, z, t) = x̄z̄ t̄ ∨ xyzt ∨ xȳz̄ t̄ ∨ xȳt ∨ x̄z t̄ ∨ x̄yz̄t

g) f (x, y, z, t) = xyzt ∨ x̄ȳ ∨ xz̄t ∨ yz̄ t̄

h) f (x, y, z, t) = z̄ t̄ ∨ xy t̄ ∨ x̄yz̄ ∨ x̄ȳz t̄ ∨ xȳz̄t ∨ ȳzt

Bài 7.8 Hãy vẽ mạng sử dụng các cổng NOT, AND, OR để tổng hợp hàm Boole

a) (x̄ ∨ ȳ)(x ∨ ȳ)(x̄ ∨ y) c) (x ∨ z̄)(y ∨ z̄)x̄

b) xz̄ ∨ yz̄ ∨ x d) x ∨ ȳ(x̄ ∨ z)

Bài 7.9 Vẽ mạng các cổng tổng hợp hàm Boole f trong bài 7.5, 7.5 và 7.7 (dùng một công thức
đa thức tối tiểu của nó)

You might also like