You are on page 1of 3

*Tự chủ

- Khái niệm: Tự chủ: Tự chủ là khả năng tự quyết định mà không có sự can thiệp
của người khác. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả khả năng của một
người hoặc chính phủ để đưa ra quyết định hoặc nói và hành động thay mặt họ mà
không có sự can thiệp từ bên khác. Tự chủ cũng được thể hiện qua hành động, lời
nói, tình cảm của mỗi cá nhân.
- Biểu hiện:
Tự đưa ra quyết định mà không cần sự can thiệp hoặc lời khuyên từ người khác.
Tự chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình.
Tự lập và không phụ thuộc vào người khác trong việc giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
Trong giao tiếp: biết kiểm soát cảm xúc cá nhân; kiềm chế sự nóng giận; kiên
quyết từ chối thực hiện hành vi không phù hợp đạo đức hoặc trái pháp luật;…
Trong học tập: biết tự xác định mục tiêu học tập; tự lập kết hoạch học tập cho các
giai đoạn; tự hoàn thành các nhiệm vụ được giao;…
Phong thái, thần thái: trong mọi tình huống, hoàn cảnh họ luôn giữ một thái độ,
phong thái bình tĩnh, tự tin để tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề.
Nghiêm khắc với bản thân bằng những việc như: tự suy nghĩ, nhìn nhận, kiểm
điểm lại bản thân của mình, không sợ sai và không né tránh.
*Tự trọng:
- Khái niệm: Tự trọng: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự
trọng là những người hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình có những gì, và
luôn cố gắng bảo vệ lòng tự trọng đó của mình, không cho bất kỳ ai xâm phạm.
- Biểu hiện:
Luôn giữ gìn lời nói và hành động của mình để không làm tổn thương người khác.
Không cho phép bất kỳ ai xúc phạm hoặc coi thường mình.
Luôn tự tôn trọng và biết giá trị bản thân.
Ví dụ:
Trong học tập, công việc: Không nên dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà cần tự
mình làm khi có thể
Trong đời sống: Không tự tiện sử dụng, chiếm hữu,… những đồ vật, tài sản không
phải của mình.
Trong giao tiếp: Biết giữ đúng lời hứa với người khác.
Luôn cố gắng hoàn thành công việc mình, chịu trách nhiệm bằng chính năng lực
bản thân. Thể hiện các chuyên môn, đảm nhận công việc trong tinh thần lắng nghe,
tiếp thu và hoàn thành tốt nhất công việc.
Sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Không bao giờ đổ lỗi cho
người khác để phủ nhận sai sót của bản thân. Phải để bản thân xác định được thực
lực, nhìn nhận so với mặt bằng xung quanh để rút ra bài học.
*Ý chí vượt khó:
- Khái niệm: Ý chí vượt khó: Ý chí vượt khó là khả năng và lòng quyết tâm của
con người để vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Đây là một tinh
thần và tài năng quan trọng trong việc đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc
sống.
- Biểu hiện:
Không bao giờ từ bỏ dù gặp phải khó khăn hay thử thách.
Luôn tìm cách vượt qua khó khăn, không chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác.
Luôn tiếp tục tiến lên phía trước, dù có thất bại.
Ví dụ
Trong học tập, công việc:
+Kiên định thực hiện mục tiêu đã đề ra.
+Dự kiến trước khó khăn, trở ngại có thể gặp phải trong công việc hoàn thành mục
tiêu.
+Quyết tâm cao độ và huy động sự hỗ trợ khi cần thiết để đạt mục tiêu…
Trong giao tiếp: Bình tĩnh, kiên trì khắc phục khó khăn.
Trong đời sống sinh hoạt: Có kế hoạch học tập, làm việc cụ thể, tích cực rèn luyện,
trau dồi bản thân.

You might also like