You are on page 1of 19

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Khái niệm, tầm quan trọng và phân loại Vật liệu công trình kiến trúc (đá thiên nhiên, đá
nhân tạo; Vật liệu gốm; Chất kết dính vô cơ; vữa, bê tông;; vật liệu CTKT từ hữu cơ : VL gỗ,
mây tre, chất dẻo, giấy dán tường ….

2. Những thông số đặc trưng cho trạng thái và cấu trúc của vật liệu (Khối lượng riêng, khối
lượng thể tích, độ đặc, độ rỗng) – định nghĩa, ý nghĩa trong ứng dụng CTKT

Khối lượng riêng khối lượng thể độ đặc độ rỗng


tích
định nghĩa Khối lượng riêng Là khối lượng Là tỉ lệ % giữa Là tỉ lệ % giữa
là khối lượng của của một đơn vị thể tích đặc (Va) thể tích các lỗ
một đơn vị thể tích thể tích vật liệu ở và thể tích tự rỗng có trong VL
vật liệu ở trạng thái trạng thái tự nhiên (V0) của trên thể tích tự
hoàn toàn đặc. nhiên (bao gồm VL đó. nhiên của VL đó.
cả thể tích lỗ
rỗng có trong
VL).
ý nghĩa Nó có thể ảnh -Dự toán 1 số -Vật liệu có độ Vật liệu có độ
hưởng đến khả tính chất của vật đặc cao thường rỗng cao thường
năng chịu tải, độ liệu:r, H… được sử dụng có khả năng cách
bền và độ cứng của -Tính toán khối trong các thành nhiệt và cách âm
cấu trúc. Vật liệu lg của bản thân phần chịu lực tốt hơn, do có
có khối lượng kết cấu, tính cấp chính của cấu nhiều không gian
riêng cao thường phối bê tông, trúc, như sàn, rỗng để chứa và
có khả năng chống vữa,.. cột, và dầm. truyền các dòng
nén và chịu tải tốt Tính toán 1 số -Vật liệu có độ nhiệt và âm
hơn, thường có khả đại lượng khác đặc cao thường thanh.
năng cách nhiệt tốt như hệ số dẫn có khả năng cách -trọng lượng
hơn, giúp giữ nhiệt nhiệt nhiệt và cách âm tổng thể nhẹ hơn,
và tiết kiệm năng tốt hơn giúp giảm tải
lượng trong công trọng lên cấu
trình. trúc và tăng khả
năng chịu tải của
nền móng và hệ
thống kết cấu.

3. Những tính chất liên quan đến nước của vật liệu (độ ẩm, độ hút nước, độ bão hòa nước) –
định nghĩa, ý nghĩa trong ứng dụng CTKT
độ ẩm độ hút nước độ bão hòa nước
định nghĩa Là đại lượng đánh giá Là đại lượng đánh giá Là đô hút nước cực
lượng nước có thật khả năng hút và giữ đại của vật liệu trong
trong VL tại thời nước của VL ở điều điều kiện cưỡng bức
điểm xác định. kiện thường (về nhiệt về nhiệt độ và áp
độ và áp suất). suất.
ý nghĩa -Độ ẩm cao có thể -Khả năng chống -Đánh giá chất lượng
gây ra các hiện tượng thấm. vật liệu đặc biệt là các
như nấm mốc, rêu - vật liệu hấp thụ nước
mốc, ăn mòn,... trên như bê tông, gạch, gỗ,
các bề mặt vật liệu và gốm sứ
xây dựng, dẫn đến -Kiểm soát chất
giảm chất lượng và lượng thi công
tuổi thọ của công
trình.
- gây ra hiện tượng
bong tróc sơn, phồng
rộp tường,... làm
giảm tính thẩm mỹ
của công trình.

4. Những tính chất liên quan đến nhiệt của vật liệu (Tính dẫn nhiệt và hệ số dẫn nhiệt, tính
chống cháy và tính chịu lửa) – định nghĩa, ý nghĩa trong ứng dụng CTKT
Tính dẫn nhiệt và hệ tính chống cháy tính chịu lửa
số dẫn nhiệt
định nghĩa Là tính chất của VL Là khả năng của VL Là khả năng của VL
cho nhiệt truyền qua. chịu được tác dụng chịu được tác dụng
Đánh giá bằng hệ số của ngọn lửa trong lâu dài của nhiệt độ
dẫn nhiệt λ. thời gian nhất định. cao mà không bị chảy
và biến hình.
ý nghĩa Điều chỉnh nhiệt độ -ý nghĩa của tính dẫn tính chịu lửa cao sẽ
và thoáng khí nhiệt trong ứng dụng giúp ngăn chặn sự lan
công trình kiến trúc truyền của đám cháy,
-bảo vệ tài sản trong sẽ giúp hạn chế thiệt
công trình hại về tài sản.

5. Những tính chất cơ học của vật liệu (Cường độ, độ cứng, tính biến dạng, độ mài mòn, độ
hao mòn và tuổi thọ) – Khái niệm và ý nghĩa trong ứng dụng CTKT
Cường độ độ cứng tính biến độ mài độ hao mòn tuổi thọ
dạng mòn
định Là đại Là tính à khả năng Là mức độ Là đại là thời gian
nghĩa lượng đặc chất của của vật liệu hao hụt lượng đặc mà vật liệu
trưng cho VL chống để thay đổi khối lượng trưng cho có thể duy
khả năng lại sự khắc hình dạng trên 1 đơn tính chất trì tính chất
của VL sâu và hoặc kích vị diện tích của vật liệu và hiệu
chống lại đâm xuyên thước khi mẫu thử bị vừa chịu suất mong
ứng suất của VL chịu tác mài mòn. mài mòn đợi trong
phá hoại khác cứng động từ các vừa chiu va điều kiện
sinh ra hơn. lực bên chạm . sử dụng.
trong VL ngoài
dưới tác
dụng của
ngoại lực
hay điều
kiện môi
trường (tải
trọng,
chuyển vị,
nhiệt độ,
hoặc các
nguyên
nhân khác).
ý
nghĩa

6. Các tính chất liên quan đến thẩm mỹ (hình dạng kích thước, mầu sắc- đặc điểm, vai trò, độ
bền mầu), đến tính cách âm, tiêu âm – Vai trò, ý nghĩa trong thiết kế CTKT
thẩm mỹ tính cách âm tiêu âm
Vai trò Tạo sự mới mẻ, độc Tạo môi trường sống Giảm hệ số phản xạ
đáo cho sản phẩm và làm việc yên tĩnh, âm
Thể hiện phong cách, thoải mái Cải thiện hiệu quả
tâm tư chủ sở hữu Cách âm giúp giảm nghe và truyền tải
thiểu tiếng ồn thông tin Tạo ra môi
trường yên tĩnh

7. Khái niệm và phân loại vật liệu đá thiên nhiên, ưu nhược điểm và ứng dung cho CTKT (Đá
mác ma; đá trầm tích -trầm tích cơ học, trầm tích hóa học, trầm tích hữu cơ ; đá biến chất)
- vlđtn là sản phẩm được gia công từ đá thiên nhiên
a,Đá mác ma
Ưu điểm:
Độ bền cao
Đa dạng về màu sắc và hoa văn
Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng
Tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm:
Đá Mác Ma có giá thành cao hơn so với một số loại vật liệu khác.
Dễ bị nứt và vỡ
Đá Mác Ma có tính nhiệt cao và có thể truyền nhiệt nhanh.
Ứng dụng: mặt tiền nhà, sàn, bề mặt bếp, bàn làm việc, bàn trà, bàn ăn….
B, đá trầm tích -trầm tích cơ học
Ưu điểm:
Độ bền cao
Khả năng chống thấm nước
Chi phí thấp
Nhược điểm:
Tính thẩm mỹ hạn chế
Khả năng chịu lửa hạn chế
Dễ bị nứt và vỡ
Ứng dụng: Xây dựng công trình giao thông, dân dụng, hệ thống thoát nước, kết cấu chống
lũ….
c, trầm tích hoá học
Ưu điểm:
Độ bền cao
Đa dạng về màu sắc và hình dạng
Không bị nứt vỡ
Nhược điểm:
Có thể bị phong hóa
Có thể bị hòa tan
Ứng dụng: vlxd, trang trí, sx xi măng, phân bón….
d, trầm tích hữu cơ
Ưu điểm:
Nguồn tài nguyên hữu cơ
Lưu trữ carbon
Đáng quan tâm trong nghiên cứu địa chất
Nhược điểm:
Tiềm ẩn ô nhiễm môi trường
Khó khai thác và chế biến
Thay đổi giá trị thương mại
Ứng dụng: cc nguồn tài nguyên cho CN năng lượng, phân bón hữu cơ, nghiên cứu địa chất…
e, đá biến chất
Ưu điểm:
Độ bền và khả năng chống trầy xước
Đa dạng về màu sắc và hoa văn
Khả năng chịu nhiệt và chống cháy
Nhược điểm:
Giá thành cao
Dễ bị vỡ và mài mòn
Khó khai thác và chế tạo
8. Định nghĩa đá nhân tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng của đá nhân tạo (Đá nhân tạo Marble-
đá hoa (cẩm thạch); Đá nhân tạo Solid Surface; đá granit, Đá nhân tạo gốc thạch anh
VICOSTONE )
-Đá nhân tạo (man-made stone) là vật liệu CTKT thay thế các bề mặt đá tự nhiên được sử
dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được cấu tạo từ đá nghiền liên kết với các chất kết dính như
nhựa polymer
a,đá marble
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng; Dễ vệ sinh.;
Nhược điểm: Độ bền thấp.;Dễ xuất hiện vết xước sau một thời gian sử dụng.;Khả năng chịu
nhiệt kém.;Đá dễ bị ố vàng nếu bị tác động của nước màu, hóa chất.;
Ứng dụng:Làm bàn trà.; Ốp lát mặt tiền, sàn, nhà tắm.
b,đá solid
Ưu điểm: Có nhiều màu sắc.;Dễ dàng sửa chữa, uốn cong.;Giá cả phải chăng hơn các loại đá
nhân tạo khác.;
Nhược điểm: Không thân thiện với môi trường.;;Khả năng chống trầy xước thấp.;Khả năng
chịu nhiệt kém.;Màu sắc đá có thể thay đổi một chút sau một thời gian sử dụng.
Ứng dụng: Làm bàn trà, bàn bếp, bồn rửa mặt, bồn tắm.;Ốp quầy lễ tân trang trí.; Ốp tường.
c,đá granit
Ưu điểm: Độ bền cao, Đa dạng về màu sắc và hoa văn, Khả năng chịu nhiệt và chống cháy, Dễ
dàng bảo quản và làm sạch
Nhược điểm: Trọng lượng, Giá thành cao, Nhạy cảm với các chất tẩy rửa axit
Ứng dụng: lát sàn, bàn làm việc và bếp, mặt bồn tắm vòi sen, mặt bàn quầy bar quầy tiếp tân,
trang trí nội thất,…..
9. Khái niệm , ứng dụng và phân loại vật liệu kim loại : theo mầu sắc, theo hợp kim, kim
loại mầu. Giải thích: 20CrMn2Zn.
- VLKL là sản phẩm nhận được từ quá trình gia công nhiệt (luyện) quặng sắt (Fe3O4,
Fe2O3 ,FeCr2O4 =… với C và các nguyên tố khác, sau đó cán nguội cán nóng
- Ứng dụng: sử dụng rộng rãi trong xây dựng và kiến trúc, ngàng ô tô, hàng không, điện điện
tử, đồ trang sức….công nghệ công nghiệp
*Phân loại
-Theo màu sắc: Kim loại đen (thép và gang), Kim loại màu
- Theo các loại thép XD (theo các bon): Thép cacbon thường, Thép cacbon chất lượng tốt
(thép kết cấu)

10. Ưu nhược điểm của tủ bếp Inox cánh kính, Tủ bếp inox cánh Acrylic, Tủ bếp inox
cánh nhựa; inox gương, các loại tôn lợp và ứng dụng trong trang trí
A, Ưu nhược điểm của tủ bếp Inox cánh kính: Tủ bếp thùng Inox kết hợp cửa kính cường lực
là lựa chọn tối ưu về Chất Lượng - Thẫm Mỹ - Kinh Tế cho không gian bếp nhà bạn. Về thẫm
mỹ Tủ bếp bằng inox cửa kính mang đến không gian bếp Sang Trọng - Hiện Đại - Gọn
Gàng, : Bề mặt cánh bóng phủ kính nhẵn , bóng tạo cảm giác sang trọng, tinh tế
b, Tủ bếp inox cánh Acrylic
Ưu điểm của tủ bếp cánh Acrylic là có độ bền cao, có khả năng chống nước, chống trầy xước
và đặc biệt có giá thành ổn định. Ngoài ra loại tủ này còn có đa dạng mẫu mã màu sắc phù hợp
nhiều không gian phòng bếp khác nhau
Nhược điểm của tủ bếp Acrylic chính là có giá thành nhỉnh nếu sử dụng các vật liệu cao cấp
như inox 304 và cánh nhựa PVC Acrylic. Các loại tủ sử dụng chất liệu inox 201 hay các loại
thường, cánh gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên thường thì sẽ có giá rẻ hơn
c, Tủ bếp inox cánh nhựa
Ưu điểm : Bền bỉ và chịu được va đập Kháng nước và chống ăn mòn Dễ dàng vệ sinh
Nhược điểm: Dễ trầy xước, Dễ để lại vết vân tay và dấu vết Giá thành
d, inox gương làm thang máy
Ưu điểm: Thẩm mỹ cao, Chiếu sáng và mở rộng không gian, Dễ dàng vệ sinh, Kháng ăn mòn
và oxy hóa
Nhược điểm: Dễ bị trầy xước, Bám vân tay và dấu vết,..
e, Tôn lợp
- Ưu điểm: Khả năng chống nóng cách nhiệt TỐT; Độ bền cao. ; Màu sắc đa dạng phong phú
đáp ứng mọi nhu cầu của chủ đầu tư/ khách hàng.;
Trọng lượng nhẹ giảm tải trọng khung mái tôn
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với các loại tôn khác
11. Khái niệm và phân loại vật liệu gốm; ưu nhược điểm Giá thành và ứng dụng của
VLG cho CTKT. Các sản phẩm chính của các công ty: Gốm Đất Việt, Viglacera, CMC,
Fuji và ứng dụng cho công trình kiến trúc
Vật liệu gốm xây dựng: Là loại vật liệu đá nhân tạo nung
a/ Ưu điểm
Có độ bền và tuổi thọ cao.
Từ nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có, rẻ tiền.
Công nghệ sản xuất đơn giản, dễ thi công, giá thành hạ.
Nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị mỹ thuật cao, trang trí công trình cao cấp.
b/ Nhược điểm
Giòn, dễ vỡ, tương đối nặng.
Tốn nhiên liệu nung và gây ô nhiễm MT.
Thu hẹp diện tích đất.
***Phân loại
a. Theo công dụng
Vật liệu xây: Gạch đặc, gạch rỗng (2 lỗ, 4 lỗ...)
Vật liệu lợp: Các loại ngói. Vật liệu ngói lợp CTKT cổ – ngói lưu ly, ngói ống, ngói lồng
máng, ngói âm dương

Vật liệu ốp: ốp tường nhà, cầu thang, ốp trang trí.


Vật liệu lát: Tấm lát nền, đường, lát vỉa hè, sàn...
Vật liệu đặc biệt:
+ Sản phẩm sứ vệ sinh: Chậu rửa, bồn tắm, bệ xí...
+ Sản phẩm cách nhiệt, cách âm: gốm xốp
+ Sản phẩm chịu lửa: gạch samốt, gạch đinat.
+ Sản phẩm gốm tinh: gốm lọc nước, gốm cách điện
Các sản phẩm chính của các công ty:
Gốm Đất Việt: ngói
Viglacera: gạch đá lát nền, GD ốp tường, bồn cầu, bồn rửa tay
CMC: ngói gốm, gạch bông, gạch sân vươnqf, gạch thanh gỗ….
Fuji: ngói, gạch lát sân

12. Khái niệm và phân loại Chất kết dính vô cơ. Nguyên liệu sản xuất và Ứng dụng chính
của vôi, thạch cao .
Chất kết dính vô cơ là loại vật liệu (thường ở dạng bột) khi nhào trộn với nước thì tạo thành
loại hồ dẻo, dưới tác dụng của các quá trình hoá lí, tự nó có thể rắn chắc và chuyển sang trạng
thái đá.
Phân loại
Theo khả năng rắn chắc: 3 loại:
- CKDVC rắn trong không khí
- CKDVC rắn trong nước
- CKDVC rắn trong autoclav
A, Vôi
Nguyên liệu
Là các loại đá giàu khoáng canxi (CaCO3): Đá phấn, đá vôi, đá vôi - đôlômit,...
(có trên 92% CaCO3 , hàm lượng tạp chất < 6%)
Sản xuất
Trong lò nung gián đoạn và liên tục.
Đập đá thành những cục đá nhỏ có kích thước 15 ÷ 20 cm rồi nung ở t0 = 900 ÷ 12000C theo
phản ứng:
CaCO3 ⇄ CaO + CO2↑ - Q
Ca(OH)2
Ứng dụng: sử dụng lm chất trám trong xi măng, sd trong qt sx thép, nâng cao độ Ph của đất
B, Thạch cao
Nguyên liệu
- Gồm có đá thạch cao, thạch cao cứng và thạch cao lấy từ phế liệu
- Thạch cao nguyên chất thì trong suốt, kết tinh theo dạng thớ. Nhưng thực tế thường có lẫn
tạp chất: cát, sét…
- Đá thạch cao: CaSO4.2H2O ; ρ = 2,2 ÷ 2,4 g/cm3
Thường được sử dụng ở dạng CaSO4.0,5H2O.
Sản xuất thạch cao xây dựng
Là quá trình nung đá thạch cao ở nhiệt độ cao:
CaSO4.2H2O → CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O
Ứng dụng: Xây dựng và Trang trí nội thất, băng gạc y tế và các loại băng dính, Chế tạo mô
hình
13. Khái niệm , nguyên liệu chính để sản xuất và ứng dụng xi măng pooclang. Định nghĩa
cường độ và Mác xi măng. Giải thích ký hiệu. PC30, PC40, PC50; PCB 30, PCB 40, PCB
50
-Xi măng Pooclăng (XMPL)- Là CKR VC rắn trong nước (có thể rắn chắc và phát triển cường
độ cả trong nước và trong không khí)- là là sản phẩm nghiền mịn của clanhke với phụ gia đá
thạch cao –CaSO4.2H2O (3 ÷ 5%).
- Nguyên liệu chính: đá vôi, đất sét
Đá vôi: Hàm lượng canxi cao (đá phấn, đá macnơ…).
Đất sét: Đất sét dễ chảy, thành phần khoáng hóa đạt yêu cầu.
-ứng dụng:để chế tạo bê tông và bê tông cốt thép. Sản phẩm thủy hóa của các khoáng xi măng
C3S, C2S, C3A, C4AF với nước tạo hồ dẻo bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu như cát, đá
dăm, tạo điều kiện thi công: đổ khuôn, đầm chắc. Sau quá trình hòa tan-hóa keo và rắn chắc,
hồ đá
Xi măng có khả năng liên kết các hạt cốt liệu thành khối đồng nhất, có cường độ và khả năng
chịu
Ngoại lực
Ứng dụng làm vữa xây, trát và trang trí hoàn thiện :
-Cường độ là cường độ nén thực tế của mẫu vữa xi măng tiêu chuẩn, khi thử trong điều kiện
chuẩn.
Là đặc trưng quan trọng của xi măng và được tiêu chuẩn hóa để đưa ra mác xi măng.
-Mác: ký hiệu quy ước biểu thị cường độ nén tối thiểu của xi măng, đánh giá theo phương
pháp tiêu chuẩn.
PC30 có nghĩa là ximăng pooclang với cường độ nén tối thiểu là 30 Mpa.
ký hiệu "PCB" có thể đề cập đến ximăng pooclang bùn (Portland cement-blast furnace
slag) Mức độ cường độ nén của ximăng PCB cũng được xác định bằng con số sau "PCB"
theo chuẩn Mpa.

14. Khái niệm, phân loại và ưu nhược điểm của bê tông. Ứng dụng BTCT trong CTKT
Bê tông dùng chất kết dính vô cơ:
+ Loại vật liệu đá nhân tạo không nung,
+ Thành phần:
- Chất kết dính vô cơ (CKDVC), XMPL-PC, XMHH-PCB
- Cốt liệu (CL), :cat, da dam
- Nước,
- Phụ gia (nếu có)
→ nhào trộn theo 1 tỉ lệ nhất định, rắn chắc lại.
Ưu điểm:
+ Cường độ chịu lực cao.
+ Tính toàn khối cao, dễ tạo hình.
+ Bền với nhiều môi trường → Tuổi thọ cao.
+ Nguyên liệu địa phương, rẻ tiền.
+ Có khả năng làm việc đồng thời với thép.
Nhược điểm:
+ Nặng → vận chuyển và thi công khó khăn.
+ Cách âm, cách nhiệt kém, không chịu được t cao.
+ Khả năng chống ăn mòn yếu.
ứng dụng: Trang trí bằng lớp bê tông mầu lớp gốm trang trí đặc, lớp đá vụn, mảnh kính màu
vụn, mảnh vỡ của các tấm ceramíc để tạo nên các loại tranh chắp hình. Làm cầu
15. Nguyên liệu chế tạo bê tông, định nghĩa cường độ và mác bê tông. Các yếu tố ảnh
hưởng đến cường độ
Cường độ của bê tông:
Là khả năng của bê tông chống lại ứng suất phá hoại xuất hiện trong bê tông khi chịu tác dụng
của ngoại lực.
Bê tông làm việc ở trạng thái chịu nén là tốt nhất.
Rk = (1/15 ÷ 1/10)Rn → Mác BT theo Rn
Mác của bê tông:
Là đại lượng không thứ nguyên được xác định theo cường độ tiêu chuẩn của bê tông.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ
Thời gian (quy luật logarit)
Mác xi măng cao → Rb cao và ngược lại
Tỷ lệ N/X hợp lý → Rb cao
Cốt liệu: loại cốt liệu, hàm lượng tạp chất, thành phần hạt, độ lớn, W, H, RCL...
Phương pháp thí nghiệm, thi công
Điều kiện bảo dưỡng
Phụ gia → ↓lượng nước→ ↓ độ rỗng →↑Rb
16. Nguyên liệu chế tạo bê tông mầu trang trí, bê tông in 3 D và phân tích khả năng ứng
dụng trong thực tế CTKT
Bê tông trang trí là sản phẩm công nghệ cao được đổ tại chỗ kết hợp với phụ gia bê tông và
được đánh bóng bằng máy móc hiện đại, hệ thống bê tông trang trí đúc thành mảng lớn nên
hạn chế tối đa khe hở bán bụi, vệ sinh bề mặt dễ dàng, thi công lắp đặt nhanh chóng. Phù hợp
với mọi loại diện tích từ khu thương mại tới nhà riêng Có hai công nghệ chính được dùng để
tạo ra sàn bê tông trang trí đó là dùng khuôn lót đục đổ bê tông và gia công đường nét văn hóa
khi đúc bê tông. Làm sàn bê tồng màu sân bê tông màu….
-Tấm ốp tường 3d là vl trang trí ốp trongqf đc lm bằng nhựa PVC rất nhẹ và bền là 1 vl dùng
trang trí ở các xông trình ktruc sang tronhj mang tính thẩm mỹ cao.
17. Khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của kính xây dựng
-Kính là một sản phẩm của thủy tinh
Ưu điểm:
Bền, đẹp, dễ rửa, không bị rêu mốc, ít bám bụi,...
Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, kích thước
→ dùng trong thiết kế nội ngoại thất...
Nhược điểm:
Gây hiệu ứng nhà kính, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm ánh sáng, gây sát thương khi vỡ...
18. Các phương pháp gia công kính nghệ thuật và ứng dụng trang trí cho CTKT (Kính mozait,
kính điêu khắc, phương pháp phun tia cát, phương pháp cắt, vẽ mầu, gia công hóa học,
phương pháp cắt dán đê can, tranh kính ghép mầu).
19.Khái niệm về trung tu. Các hoạt động chủ yếu của bảo tồn( bảo quản, tu bổ và phục
hồi với các tiêu chí cần đat) và hoạt động tôn tao công trình di tích, CTKT
-là hoạt động bảo tồn :(bảo quản, tu bổ, phục hồi) + hoạt động tôn tạo (trong tôn tạo có mục
đích chính là phát huy giá trị di tích và thoã mãn yêu cầu của công đồng sử dụng di tích).
*Hoạt động bảo tồn
-Bảo quản: hình thức bảo tồn di tích, CTKT mà không làm biến đổi cấu trúc di tích (hình
dạng, cấu tạo, diện mạo…). Tuy nhiên có nhiều trường hợp có thể làm thay đổi vi cấu trúc (độ
cứng bề mặt, độ bền vi cấu trúc sâu…).
Các cấp độ bảo tồn di tích: tuỳ theo mức độ hư hại công trình di tích mà có các cấp độ sử lý
sau: bảo quản, tu bổ, phục hồi; tức là Bảo tồn = Bảo quản/tu bổ/phục hồi (hoặc kết hợp các
hình thức/cấp độ trên)
Bảo tồn di tích: là công tác giữ gìn các giá trị di tích tồn tại, ổn định lâu dài
Các nguyên tắc chính trong bảo tồn Bảo tồn tối đa yếu tố gốc;; Phục hồi đảm bảo tính xác
thực/chân xác; Bảo tồn/Trùng tu đảm bảo tính vững chắc; Bảo tồn/trùng tu đảm bảo tính bền
lâu
-Tu bổ: gia cố, gia cường kết cấu, phục hồi từng phần kiến trúc (có khi có cả bảo quản) là
những dạng hoạt động bảo tồn thường có trong các di tích kiến trúc được tu bổ. Được phép:
khi vật liệu và kỹ thuật truyền thống không đáp ứng yêu cầu bảo tòn di tích thì được phép
dùng vật liệu kỹ thuật hiện đại thay thế với điều kiện đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
-Phục hồi: tái tạo di tích/phần di tích đã mất/hỏng hẳn. Trong di tích kiến trúc cũng có những
mất mát vật lý, thậm chí mất hẳn Do đó Phục hồi có thể là toàn phần, cũng có thể là từng
phần.
Tiêu chí xác thực cần đạt được (đồng thời) trong Phục hồi:
Ý tưởng (trong đó có thiết kế)
Chất liệu (trong đó có vật liệu)
Kỹ nghệ (công nghệ, kỹ thuật… truyền thống)
Không gian (trong đó có cảnh quan môi trường)
-Tôn tạo di tích: CTKT hoạt động kiến tạo những điều kiện cơ sở vật chất nhằm mục đích
phát huy giá trị và bảo vệ giá tích mà không làm mất đi giá trị di tích. Ví dụ: hệ thống âm
thanh, ánh sáng, sân lễ hội, bài giữ xe, hệ thống an ninh, chống cháy tự động, hệ thống thoát
nước…
Bản sao di tích: Sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu,
màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
Hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di sản văn hóa.
20.Bảo quản di tích (bảo quản VL CTKT): Bảo quản cấu trúc gỗ, cấu trúc gạch đá, cấu
trúc đất, cấu trúc bê tông, bảo quản tranh tường trần; Các VL sử lý bề mặt, sử lý sâu:
Các chất trám, đánh bóng bề mặt và vật liệu sử dụng để phục hồi CTKT (Kết cấu gỗ
truyền thống; VL tu bổ CTKT)
-Các vật liệu sử lý bề mặt chủ yếu là các hoá chất thông dụng trong xây dựng. yêu cầu chính là
chỉ chọn các hoá chất không làm hại vật liệu và không thay đổi diện mạo, mầu sắc cũng như
chất lượng kết cấu. Mục đích thường là: chống thấm, chống ẩm, chống mối và côn trùng, tăng
cứng bề mặt, chống cháy (chậm cháy), chống ăn mòn…
-Các vật liệu bảo quản cấu trúc sâu thường dùng tăng tính năng vật liệu, trong đo có cả tăng
cường độ và chống tác động lâu dài của các yếu tố gây hại (ví dụ như: thay thế nhựa gỗ bằng
cách bơm hoá chất vào cáu trúc theo các mạch dọc thớ gỗ…).
-Bảo quản cấu trúc gỗ: chủ yếu là chống nấm, mối và côn trùng xâm hại. Ngoài ra còn có bảo
quản chống mủn, chống ẩm, tăng độ cứng, chống cháy… Kỹ thuật bảo quản: ngâm tẩm, phun,
quét, thay thế nhựa, chân không, gia áp, gia nhiệt… Xưa kia bảo quản tre, gỗ bằng cách ngâm
bùn, hun khói...
-Bảo quản cấu trúc gạch, đá: cố kết bề mặt chống hoá bụi, chống ăn mòn, chống nấm mốc,
tăng cứng bề mặt (chống phong hoá bào mòn), chống thấm ẩm…(quét hóa chất lên bề mặt đá
lăng Bác Hồ- hệ phủ nano silicat, đánh bóng, chất thẩm thấu thấu bề mặt)
-Bảo quản cấu trúc đất: chống tan rã đất trong nước, chống rêu cỏ phát triển. Các hoá chất
thường dùng là hoá chất cố kết, hoá chất nức chế sinh trưởng thực vật.
-Bảo quản cấu trúc bê tông và bê tông cốt thép: chống ẩm, chống ăn mòn cốt thép (đặc biệt là
kỹ thuật chống rỉ cốt thép khi trên bề mặt có tác phẩm nghệ thuật (tranh, tượng…) mà không
thể tháo dỡ để thay cốt thép hay cấu kiện BTCT (khi đó có thể dùng chất chuyển hoá rỉ thép).
-Bảo quản tranh tường/trần: chống nấm mốc, vi sinh vật gây hại, chống biến màu, phai màu…
Đặc biệt hay gặp trường hợp tranh trên tường phơi lộ ngoài trời chịu tác động tia cực tím,
mưa, mưa axit…
Hóa chất làm cứng bề mặt : NaFSi6
-HÓA CHẤT TRÁM VẾT NỨT, XƯỚC CHO ĐÁ - AKEMI Stone Sealer Satin Finish
Đặc điểm: AKEMI Stone Sealer Satin Finish là chất phủ hệ dung môi được làm từ nhựa
acrylic cao cấp. Sản phẩm này kháng nước, không ngã vàng và rất thích hợp dùng ngoài trời.
Đá sau khi phủ có bề mặt rất tươi sáng, bóng lụa và dễ dàng bảo dưỡng.
-Dầu Bóng Auto Lucidate
Chia sẻ phương pháp lấy lại độ bóng nhanh và thời gian giữ được độ bóng khoảng 2 - 3 năm
đối với đá granite & marble bị mất độ bóng
-THUỐC NHUỘM ĐÁ
Hóa chất xử lý đá chuyên dùng trong thi công các loại đá ốp lát (đá granite và marble) nhằm
tăng cường màu cho đá, giúp màu đá đậm hơn, sáng bóng hơn và giúp xử lý các vết cắt, tạo
tính thẩm mỹ cho công trình. + Hóa chất xử lý đá bao gồm nhiều màu sắc khác nhau: Đen, Đỏ,
Vàng.
-DẦU PHỦ BÓNG AKEMI POSISHING FLUID
Đặc điểm: AKEMI Polishing Fluid No. 10-2012 là chất đóng rắn nhanh được làm từ sáp và
nhựa tổng hợp hòa tan trong trichloroethylene. Nó làm cho bề mặt sáng rực rỡ, chống trượt và
tăng cường màu sắc.
-Đánh bóng: MF Premium Klenco:: Hóa chất đánh bóng đá Marble đá cẩm thạch, terrazzo và
các bề mặt đá chứa canxi khác.; Gf Power và Gf Solution Klenco
Bột đánh bóng đá granite Gf power và Nước đánh bóng đá hoa cương
-GF Restorer Klenco
Granite Finishing Restorer (GFR) hóa chất phủ bóng đá để khôi phục độ bóng ban đầu cho bề
mặt đá Granite

22. Vật liệu dùng công trình sửa chữa tôn tạo phù hợp với các phong cách thiết kế CTKT
(VL vữa XD, VL gỗ XD, VL chất dẻo …)
Kết cấu gỗ truyền thống: các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm I theo TCVN 1072 ,dùng làm kết
cấu chịu lực cho công trình quan trọng, nhóm 2 và 3 làm kết cấu chịu lực phụ và kết cấu bao
che, đồ nội thất…
Vật liệu lợp cổ truyền: ngói lợp, ngói âm dương, ngói ống, ngói mũi hài… (men và không
men/mộc)
Kết cấu gỗ công nghiệp: các loại gỗ công nghiệp theo yếu tố gốc.
Kết cấu xây gạch/đá: gạch đất sét nung, gạch bùn, đá đẽo, đá hộc…; muộn hơn (di tích lịch sử
- cách mạng, di tích công nghiệp…) có gạch không nung, gạch bê tông… Còn có gạch lát (bát
tràng – mộc và bát tràng – men)…
Vật liệu đá nguyên khối: bia, biển, tượng… và có trường hợp đá lớn (megalith) thường dùng
đá vôi, sa thạch, ít dùng granit.
Đất: nhà trình tường, địa đạo, tượng, đất đắp, đất tôn nền…
Vật liệu gắn kết cổ truyền: vữa vôi và vôi màu (dùng trau/bả), vôi cát (xây), vôi giấy (trau/bả),
vôi rơm (trát/tô); phụ gia có: thực vật lấy nhớt và lấy xơ (ô rô, tơ hồng, lưỡi long…), mật mía
(thường dùng)… Vôi có: vôi đá, vôi sò, vôi hàu, vôi san hô… Với kiến trúc xây chămpa có
thể có nhớt bời lời, ô dước, dầu rái…
Chất tạo màu: bột gạch, mực nho và các loại màu nhập, chất hãm màu: keo da trâu, da cá…
Vật liệu hoàn thiện: sơn ta các loại (sống, cánh dán, quang màu, then, cầm…); vàng quỳ, bạc
quỳ…
Vật liệu khảm trang trí: xương, sừng, ốc, ngà voi, đồng… và các mảnh khảm nề ngoã từ sành,
sứ, thuỷ tinh màu
Vật liệu làm chi tiết khác: chi tiết cửa (cối cửa, bản lề, vòng móc cửa…), ốp sàn, máng xối…
bằng đồng
Phụ liệu phần mộc: đinh móc, đinh nấm, chốt cửa…
23. Khái niệm VL hoàn thiện cho CTKT và ý nghĩa thực tế
Khái niệm:
Vật liệu xây dựng hoàn thiện Là nhóm vật liệu bao che, bao phủ bề mặt thô của CTKT đóng
vai trò vô cùng quan trọng
Là đảm bảo sự hoàn hảo, hoàn thiện từ tường, trần, sàn nhà bếp, sàn phòng khách và bề mặt
ngoài CTKT… Từ đó mang đến giá trị thẩm mỹ cũng như chất lượng sử dụng công trình, bảo
vệ khối xây, trát hay kết cấu kiện CTKT tăng tuổi thọ cho công trình, là 1 trong bước cuối
cùng trước khi bàn giao công trình xây dựng cho chủ đầu tư.
Ý nghĩa và Mức độ quan trọng trong phần hoàn thiện nhà thô
Hoàn thiện nhà thô là công đoạn để tạo nên một không gian sống hoàn hảo.
Bên cạnh hoàn thành phần thô thì xây nhà còn nhiều công đoạn khác cũng quan trọng không
kém. Đây cũng chính là giai đoạn dễ phát sinh chi phí xây nhà. Vì thế, bạn cần có một kế
hoạch xây nhà tiết kiệm chi phí nhất cho các hạng mục trong hoàn thiện phần thô.
Phần hoàn thiện bao gồm các công đoạn tạo vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà như trát tường, láng
sàn, ốp lát gạch, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoạ
24. Các bước của quá trình hoàn thiện trong nhà và VL hoàn thiện : trát tường; bả
tường, sơn tường; ốp lát gạch, gỗ; lắp đặt hệ thống điện nước; lắp đặt nội thất. (Các
bước của quá trình hoàn thiện ngoài nhà và VL hoàn thiện )
Bước 1: Trát tường bằng vữa xây dựng
Quá trình này phải kiểm tra xem chất lượng vữa. Vì vữa tốt là điều kiện để cho bức tường đạt
độ mịn trước khi sơn.
Trát 3 lớp: lớp lót, lớp tạo phẳng và lớp mịn bằng vữa cát vàng, đen CKD: vôi, xi măng hay
hỗn hợp. Quá trình này phải kiểm tra xem chất lượng vữa. Vì vữa tốt là điều kiện để cho bức
tường đạt độ mịn trước khi sơn.
Bước 2: trát bả tường
Bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn, nếu tường quá khô, nên làm ẩm
tường với nước sạch.
Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp
bột bả
Dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén hay khăn sạch
thấm nước
Trát bả tường không được có vết nứt, phải láng. Nếu nghi ngờ có thể sử dụng những dụng cụ
đo chuyên dụng để kiểm tra chính xác
Bước 3: Sơn tường
Có 2 loại là sơn gốc nước và gốc dầu
Sơn gốc nước không gây hại cho sức khỏe và có thể thoát được độ ẩm của tường ra bên ngoài
không gây phồng rộp.
Sơn, vôi tường
Bề mặt sơn, vôi phải tương đồng màu sắc, không có vết ố, loang lỗ
Mặt lớp sơn phải bóng, không bọt khí, vón cục hay vết nứt
Sơn gốc dầu thường được sơn cho các bề mặt gỗ và kim loại

Bước 4. Láng sàn


Láng sàn bang vũa tự chảy, tạo độ phẳng cho sàn. VL láng bằng hỗn hợp vữa xi măng cát có
độ chảy cao. cần lưu ý xi măng cần phải cán phẳng, đạt độ mịn trước khi lát gạch, để khi lát
những đường gạch không bị mất thẩm mỹ.
Nếu nền láng bằng bê tông, chải, rửa sạch rồi mới láng. Mặt láng phải bằng phẳng
Bước 5. Gạch ốp lát
Gạch ốp lát có 2 loại là gạch men và gạch bột đá ép
Gạch men có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng lại ít bền và nhanh phai màu
Gạch ốp lát thì bền màu hơn nhưng giá thành cao
Mặt lát ốp sạch phẳng và độ dốc đạt yêu cầu
Mạch lát phải khít, không có gờ hay nổi cộm, đầy vữa nhưng không bị ố bề mặt
Lắp đặt hệ thống điện nước
lát gỗ sàn
Sàn gỗ thường gỗ thanh công nghiệp
Lơp dưới cần cách ẩm
Bước 5: Lắp đặt hệ thống điện nước
Hệ thống điện nước được thiết kế âm tường nên phải được làm chính xác, phải kiểm tra các vị
trí nối có đảm bảo kỹ thuật trước khi lắp đặt.. Dây điện cần đi trong gel. Hệ thống cấp thoát
nước cần có bản vẽ cụ thể
Bước 6. Lắp đặt nội thất
Lắp nội thất chia ra lắp nội thất dính tường
Hoàn thiện cửa ra vào, lắp cửa sổ từng phòng
Hoàn thiện lắp đặt thiết bị phòng vệ sinh, phòng tắm, tay vịn cầu thang
Phần này bạn nên có sơ đồ thiết kế hoàn chỉnh để việc thi công nội thất được thuận lợi, nhanh
chóng, phù hợp, tiết kiệm. Tránh lắp đặt không có quy trình, lắp đặt theo ngẫu hứng.
stdecor.com.vn gợi ý phần hoàn thiện nhà gồm những gì. Hy vọng cung cấp thêm kiến thức .
25. Khái niệm và phân loại vủa hoàn thiện. Vữa vôi-XM-cát mầu (trắng, xanh, đỏ) ; vữa
đá rủa; vữa đá hoa cương, đá câm thạch.
-Vữa xây dựng là vật liệu đá nhân tạo không nung, thành phần gồm CKD, nước, CLN và PG
được nhào trộn theo một tỉ lệ nhất định, sau đó rắn chắc mà thành.
PHÂN LOẠI
a. Theo mục đích sử dụng
Vữa xây
Vữa hoàn thiện thô và mịn
b. Theo khối lượng thể tích
Vữa thường: ρv > 1500 kg/m3
Vữa nhẹ: ρv ≤ 1500 kg/m3
c. Theo CKD
Vữa xi măng – cát
Vữa vôi – cát
Vữa xi măng – vôi – cát
Vữa đất sét – xi măng – cát
26. Các Phuong pháp gia công bề mặt vữa hoàn thiện (đổ bán khô, lèn ép, để lộ hạt đá
mầu, rắc mảnh vụn mầu, trát, bới đào, mài, bắn cát)

27. Khái niệm VL gỗ , ưu nhược điểm và ứng dụng làm VL hoàn thiện CTKT. Các
phương pháp chống co ngót, cong vênh, sâu, mọt
-VL gỗ xây dựng là sản phẩm XD, được gia công chế tạo từ gỗ thiên nhiên.
-Vật liệu gỗ nhân tạo là sản phẩm nhận được từ nguyên liệu gỗ (bột gỗ, dăm bào, lát gỗ gọt…)
và các chất khác (chất kết dính, keo, polymer. ..)
Gỗ là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng và trong sinh hoạt vì
- những ưu điểm cơ bản sau: Nhẹ, có cường độ khá cao; cách âm, cách nhiệt và cách điện tốt
(hệ số dẫn nhiệt của gỗ: 0,11-0,17 W/m.oC ( 1Kcal/h = 1,163 W) ; dễ gia công (cưa, xẻ, bào,
khoan...), vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao
Gỗ tồn tại những nhược điểm lớn:
Cấu tạo và tính chất cơ lý không đồng nhất, thường thay đổi theo từng loại gỗ, từng
cây và từng phần trên thân cây.
Dễ hút và nhả hơi nước làm sản phẩm bị biến đổi thể tích, cong vênh, nứt tách
Dễ bị sâu nấm, mục mối phá hoại,
Dễ cháy.
Có nhiều khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực và gia công chế biến khó khăn
Phòng chống nấm và côn trùng
-Trước khi dùng phải sấy
-Ngâm chiết kiềm là biện pháp tách nhựa cây bằng cách ngâm gỗ trong nước lạnh, trong
nước nóng
-Người ta dùng các loại mỡ, sơn hoặc dầu trùng hợp để sơn hoặc quét gỗ khô. -----Các chất
chống mục, mọt có loại tan trong nước (thuốc muối). Có loại không tan trong nước (thuốc
dầu) và loại bột nhão.
-Các loại chất hay dùng là florua natri (NaF) và flosilicat natri (Na2SiF6), sunfat đồng
(CuSO4), dinitrofenolat natri.
-Dầu creozot, một chất lỏng màu đen hoặc nâu, là chất chống mục, mối và mọt tốt,
Tẩm gỗ trong bể nóng - lạnh bằng các loại thuốc muối và thuốc dầu
Tẩm gỗ dưới áp lực tiến hành trong nồi thép hình trụ (nồi chưng) chứa thuốc nước và thuốc
dầu với áp lực làm việc 6 - 8 atm.
Phòng chống hà
Để phòng chống hà người ta thường dùng các biện pháp sau:
-Dùng gỗ cứng (thiết mộc), gỗ dẻo quánh (tếch), gỗ có chứa nhựa (bạch đàn), v.v...
Những loại gỗ cứng, quánh làm hà khó đục, hoặc vì sợ nhựa nên hà không bám vào.
-Để nguyên lớp vỏ cây.
+Bọc ngoài gỗ một lớp vỏ kim loại.
+Bọc kết cấu gỗ bằng ống xi măng, ống sành.
+quét creozot, CuSO4, v.v...
+Ở nước ta còn dùng phương pháp cổ điển là thui cho gỗ cháy sém một lớp mỏng bên ngoài.
Phương pháp này sau 3 năm phải thui lại.

28..Khái niệm và phân loại VL gỗ công nghiệp: gỗ ván dăm, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ dán
LVL, gỗ nhựa. Sản phẩm phủ bề mặt (Melamine, laminate, Veneer, bề mặt nhựa)
- gỗ ván dăm Đây là loại cốt gỗ được chế tạo từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ
rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú
về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để
ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như, 9 mm- 25 mm
Cốt ván dăm được chủ yếu được phủ nhựa Melamine (gọi là cốt gỗ MFC) tạo thành nguyên
liệu phục vụ trong lĩnh vực nội thất văn phòng.
- Gỗ dán là sản phẩm của gỗ tự nhiên, khi mà than cây gỗ được lạng mỏng ra thành từng tấm
có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi sấy, tẩm hóa chất và keo, sắp xếp các lớp đan chéo
nhau và ép chúng. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị
mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.
-Ván MDF (Medium density fiberboard) hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ trung bình – là một
sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các
loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)
được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
- Gỗ HDF Loại gỗ này được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của các
loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đem lại
tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao.
29. Khái niệm VL chất dẻo,, các sản phẩm VL chất dẻo ( VL lát sàn dạng cuộn, dạng
tấm; VL dán tường, VL bọc giả da; VL thanh dài, VL ốp tường giả gỗ)
-VL Chất dẻo là sản phẩm dạng chất hữu cơ (nhân tạo hoặc thiên nhiên), được sản xuất chính
từ các cao phân tử polime, có thể thêm chất độn và một số chất khác (bột màu, chất phụ gia)
…có khả năng tạo hình dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất và sau vẫn giữ nguyên được
hình dạng đó .(VD: chậu nhựa,thanh tấm …)
- Vật liệu cuộn để phủ sàn được sản xuất trên cơ sở polime và các chất độn khác nhau. Ngoài
ra người ta còn cho thêm chất hoá dẻo, chất tạo màu và các chất phụ gia khác.
- Vật liệu tấm được sản xuất trên cơ sở polime, chất hoá dẻo chất độn và chất tạo màu. Sàn
nhà từ vật liệu tấm ít bị mài mòn, bền và ổn định hoá học.
Tuỳ thuộc vào dạng nguyên liệu sử dụng, vật liệu tấm lát sàn được chia ra các loại
polivinylclorit, cumaron-polivinyl clorit, cumaron, bitum, cao su và tấm fenolit, tấm sợi gỗ,
tấm dăm gỗ (polime là cacbamit và fenol, chất độn gỗ).
-Giấy dán tường, Vật liệu cuộn được chế tạo từ polime (polivinyl clorit , polistiron,...), chất
hoá dẻo chất độn, bột màu . Người ta thường dùng là loại vật liệu dạng băng, vải giả da.
-Vải giả da được sản xuất bằng cách sơn lên nền vải một lớp màng polivinylclorit
mỏng. Nó thường có màu mặt nhẵn hoặc có gợn, vải giả da được sử dụng để hoàn thiện tường,
vách ngăn và đồ gỗ.

30. Khái niệm và phân loại vật liệu thân thiện trong CTKT (VL truyền thống, kính tiết
kiệm năng lượng, gạch block không nung, gạch bê tông bọt, bê tông khí, xốp cách nhiệt
XPS, thanh gỗ ốp tường,
-Vật liệu thân thiện CTKT, hay thân thiện môi trường là vật liệu được sử dụng theo các
phương pháp thân thiện với môi trường; đáp ứng được các tiêu chí như: được tạo ra từ các vật
liệu tái chế hoặc chất thải từ các ngành công nghiệp khác, giảm thiểu tối đa sự phát tán chất
thải, giảm năng lượng sử dụng, tiết kiệm sử dụng nguồn điện nước...
-Các vật liệu truyền thống:
Các vật liệu truyền thống như tre, gỗ, các sản phẩm từ tự nhiên, các chế phẩm có nguyên liệu
từ chúng. Tất nhiên đây là những sản phẩm được trồng để khai thác nguyên liệu chứ không
phải do chặt phá rừng và phá hại môi trường.
Ở nước ta nguồn nguyên liệu này rất phong phú và nếu được quy hoạch trồng và khai thác hợp
lý sẽ là giải quyết được các nhu cầu cần thiết về vật liệu xây dựng của xã hội.
-Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính
năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá
trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Điều này khẳng định tính
năng ưu việt của sản phẩm, giúp cho căn phòng bạn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa
hè, tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và
nét thẩm mỹ tối đa.
Công dụng của kính Low-E: Ngăn chặn và làm giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hay
từ trong ra ngoài, giúp cho công trình luôn ổn định mức độ nhiệt theo yêu cầu.
-Gạch block không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình từ hỗn hợp CKD và cốt liệu:
(VÍ dụ -xi măng cốt liệu), thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút
nước ... mà không cần qua nhiệt độ.
Công nghệ sản xuất gạch block chủ yếu là công nghệ nước ngoài, chính vì vậy đầu tư cho quy
trình sản xuất tương đối cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
- Gạch bê tông bọt: Thành phần bao gồm Xi măng, tro nhiệt điện, sợi tổng hợp (có thể có),
chất tạo bọt, phụ gia. Đặc tính: Là sản phẩm có tỉ trọng D từ 600-900 kg/m3 (D600-D900)
(Bằng ½ so với gạch thừơng), nhẹ hơn nước vì vậy có thể nổi trên nước. Kích thước tiêu
chuẩn: 100x200x400 mm (có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng) = 8 viên gạch đất
nung kích thứơc 50x100x200 mm. Trọng lượng 6,4 kg/viên D800.
- Gạch bê-tông khí chưng áp:
Nguyên liệu chính của gạch bê tông khí chưng áp là xi-măng, vôi, cát vàng, nước và phụ gia
tạo khí. Sau khi được lựa chọn kỹ và thuần nhất về chất lượng hỗn hợp nguyên liệu này sẽ
được nghiền mịn, phối trộn chính xác bằng thiết bị định lượng và được tạo hình trong khuôn
thép. Trong quá trình đông kết xảy ra phản ứng hóa học tạo bọt khí giúp sản phẩm trương nở.
Sản phẩm được cắt chính xác nhờ thiết bị cắt tự động và được chưng hấp dưới áp suất và nhiệt
độ cao. Nhờ đó, sản phẩm đạt cường độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Xốp cách nhiệt (XPS) được làm bằng chất dẻo PS –popystyrol thông qua quá trình đặc biệt
mà ở đó tấm cứng, giãn nở được đúc ép. Cấu trúc được hàn kín và có bọt giúp cho có nhiều ưu
điểm bao gồm việc cách nhiệt hoàn hảo, chống lại lực nén cao, không thấm nước, chống ẩm,
chống ăn mòn, tuổi thọ cao và hệ số dẫn nhiệt thấp… Trọng lượng của nó nhẹ và dễ dàng cắt
và mang vác. Đó là một loại nguyên vật liệu tuyệt vời để bảo vệ môi trường và là vật liệu xây
dựng tiết kiệm năng lượng
-Gỗ ốp tường xanh
Một số vật liệu như gỗ Weathertex của Úc được sản xuất theo công nghệ ép bằng áp suất hơi
nước, gỗ được ép từ vụn gỗ – xay từ nhánh cây, cành cây tận thu. Thành phần vụn gỗ chiếm
97% và 3% là chất kết dính. Loại gỗ này được sản xuất để làm vách công trình, có những ưu
điểm hơn hẳn gỗ tự nhiên như không cong vênh do chịu được môi trường thời tiết ngoài trời,
không mối mọt, độ bền cao.
31. Vật liệu CTKT thân thiện với môi trường: gạch bê tông xi măng đá mạt, bê tông
rỗng thoát nước (BTRTN), tấm ốp lát tái chế từ phế thải phá dỡ công trình và cốt liệu
bê tông khí AAC, tấm cách âm tiêu âm từ hạt thủy tinh xốp Viaerogel

BÊ TÔNG RỖNG THOÁT NƯỚC


Dùng chế tạo các tấm ;lát đường công viên, lát sân công trình, đổ bê tông đường ô tô, bãi xe
Là hỗn hopwk của cốt liệu tái chế: gạch, vữa phá dở công trình XD với CKD –xi măng
Ưu điểm thoát nước nhanh, nhiệt độ bề mặt không cao làm giảm nhiệt độ độ thị. Chống úng
khi mưa
Vận tốc thoát nước 4-6 mm/s ( BT thường không thấm mà chảy tràn)
Nhiệt độ chênh lệch 5-7oC

You might also like