You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ


BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: TRIỂN KHAI VÀ THEO DÕI ĐƠN HÀNG SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH
CÔNG

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Thị Minh Hương

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


Đơn vị: ………............................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN THỰC TẬP

Sinh viên: ................................................................. Mã số sinh viên: ..........................


Khoa: ............................................. Trường: ........................................................
Đã hoàn thành đợt thực tập tại Đơn vị từ: .................... đến: .............................
Bộ phận thực tập: ..................................................................................................

Vị trí thực tập: .........................................................................................................

Bảng nhận xét: Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 6 mức
• Mức 0: Không biết hoặc không có
• Mức 1: Biết hoặc đã thấy
• Mức 2: Có thể cùng tham gia thực hiện
• Mức 3: Có thể hiểu và giải thích
• Múc 4: Đã thực hành hoặc triển khai
• Mức 5: Có thể hướng dẫn người khác
TT
Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá
1 Hiểu và ứng dụng kiến thức về tính toán
và khoa học cơ bản      
2 Khả năng ứng dụng kiến thức kỹ thuật cơ
sở vào thực tiễn (vẽ kỹ thuật, cơ học, …)      
3 Khả năng ứng dụng kỹ thuật, công cụ vào
thiết kế      
4 Khả năng ứng dụng kiến thức, công cụ và
phần mềm chuyên ngành trong chế tạo      
5 Nhận biết vấn đề kỹ thuật      
5 Phân tích nhu cầu các bên liên quan cho
các giải pháp kỹ thuật      
6 Phân tích là lựa chọn giải pháp cho các
vấn đề kỹ thuật      
7 Đề xuất và thiết kế hoặc mô phỏng các
giải pháp kỹ thuật      
8 Triển khai thực hiện giải pháp kỹ thuật      
9 Chế tạo mẫu hay lập trình điều khiển
các tính năng của hệ thống      
10 Suy nghĩ có hệ thống trong xây dựng
tiêu chí đánh giá khi phân tích ưu      
nhược điểm các giải pháp kỹ thuật
11 Hướng dẫn và lập qui trình vận hành hệ
thống      
12 Kỹ năng tìm kiếm thông tin để lập kế
hoạch làm việc      
13 Kỹ năng và thái độ làm việc chuyên      
nghiệp
14 Năng lực làm việc nhóm, có trách
nhiệm và tinh thần hợp tác chia sẻ khi      
làm việc nhóm
15 Khả năng viết báo cáo kỹ thuật      
16 Khả năng trình bày một báo cáo kỹ
thuật bằng sơ đồ, bản vẽ hay thuyết      
trình trong nhóm
17 Khả năng giao tiếp hoặc đọc tài liệu
tiếng Anh      
18 Hiểu biết tổng quan về những vấn đề
chung của lĩnh vực làm việc, những      
công nghệ mới hay xu hướng
19 Hiểu biết bối cảnh kinh tế và ngành mà
doanh nghiệp đang hoạt động      
20 Tác phong và việc chấp hành qui định
chung khi thực tập tại doanh nghiệp.      
Nhận xét chung:
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................

Điểm đánh giá quá trình thực tập: .......... /10

Xác nhận của Đơn vị Ngày …… tháng ….. năm ………


(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu) (Người hướng dẫn thực tập tại đơn vị ký tên)
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY- ĐẦU TƯ -
THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.
1.1 Giới thiệu về Công ty.
1.2 Lịch sử xây dựng và phát triển của Công ty.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Sơ đồ tổ chức.
4. Văn hóa doanh nghiệp.
5. Các thành tích và giải thưởng.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG
1. Tìm hiểu về quản lý đơn hàng.
2. Quản lý đơn hàng trong may mặc.
CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI VÀ THEO DÕI ĐƠN HÀNG SẢN XUẤT
1. Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng.
2. Lập kế hoạch sản xuất.
3. Mua nguyên phụ liệu.
4. Triển khai và theo dõi tiến độ đơn hàng sản xuất đại trà.
5. Quá trình xuất hàng và thanh toán.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP - KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
Qua 6 tuần thực tập tại Công Ty Cổ Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương
Mại Thành Công là quãng thời gian không quá dài nhưng rất ý nghĩa đối với em.
Đây là cơ hội để em có thể tiếp xúc với môi trường làm việc ở công ty, tiếp thu
thêm những kiến thức mới, áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực
tế, học được tinh thần làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm giúp em có thêm
nhiều kinh nghiệm cho tương lai sau này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô ngành Công nghệ
May khoa Khoa cơ khí Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu, luôn tạo điều kiện để em được tích
lũy, rèn luyện những kỹ năng cần thiết và được tiếp xúc với thực tế sản xuất
ngành may. Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn thực tập cô Hồ
Thị Minh Hương, cô luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của em, cung cấp những
hướng dẫn rõ ràng cụ thể để hoàn thành kì thực tập thật tốt.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Dệt
May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công đã tạo điều kiện để chúng em có cơ
hội thực tập tại công ty. Đặc biệt, anh Trương Quang Huấn, người luôn tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại Công ty, cảm ơn anh vì đã
dành thời gian của mình để truyền đạt những kiến thức, kỹ năng bổ ích cho
chúng em. Em xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên ở phòng Sale C đã
cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết về công ty, hướng dẫn tận tình và sẵn sàng
góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Sau cùng, em muốn gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, cùng toàn thể
cô chú, anh chị công nhân viên Công ty Cổ Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương
Mại Thành Công. Em chân thành cảm ơn!

1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ,
với đường lối mở của và hòa nhập vào thị trường thế giới nói chung bà các nước trong
khu vực nói riêng. Cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi động ngành
công nghiệp dệt may nhanh chóng ra nhập hiệp hội dệt may thế giới, trực tiếp tham gia
vào quá trình phân công hợp tác về lĩnh vực lao động và các chính sách bảo hộ quốc tế
trong khu vực.
Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ngành dệt may cũng là thành viên chính thức của hiệp hội dệt may Đông Nam Á
(ASEAN). Ngành Dệt may Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ và đã rở
thành một ngành kinh tế chủ yếu của nước ta.
Công nghiệp Dệt May trên cả nước phát triển rất mạnh. Hiện nay các công ty,
xí nghiệp may, các cơ sở may lớn đều đổi mới trang thiết bi bằng những loại máy hiện
đại. Nhiều loại máy chuyên dụng cho năng suất và chất lượng cao. Thông qua gia công
xuất khẩu ngành may nước ta tiếp cận với nhiều loại mặt hàng mới và công nghệ hiện
đại của các nước phát triển trên thế giới: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Công ty Cổ Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công với trang thiết
bị đầy đủ, tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại luôn được chú trọng đầu tư đổi mới,
tự hào mang đến những sản phẩm áo phông, trang phục thể thao, trang phục bên ngoài,
quần áo trẻ em chất lượng cao, mẫu mã phong phú, dịch vụ chuyên nghiệp, phù hợp
với nhu cầu đa dạng của khách hàng để tạo được uy tín và vị thế của mình trên thị
trường trong nước và thế giới. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Dệt May -
Đầu Tư - Thương Mại Thành Công, cụ thể là bộ phận quản lý đơn hàng em quyết định
chọn đề tài báo cáo thực tập “Triển khai và theo dõi đơn hàng sản xuất tại Công ty Cổ
Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công”.
Do kiến thức còn hạn nên không thể tránh những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý tận tình của Quý Thầy cô cùng cán bộ công chức nhân viên của Công ty
để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
MAY- ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty.

Hình 1. Hình ảnh Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư -Thương Mại Thành
Công
1.1. Giới thiệu về công ty:
Tên tổ chức niêm yết: Công Ty Cổ Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương Mại Thành
Công/ Thanh Cong Textile Garment Investment Trading Joint Stock Company.
Tên viết tắt công ty: TCG.
Mã chứng khoáng: TCM.
Người đại diện: Tổng giám đốc Jung Sung Kwan.
Địa chỉ trụ sở chính: 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành Phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Thành lập: 16/8/1976
Vốn điều lệ: 820.471.270.000 VNĐ
Mã số doanh nghiệp: 0301446221
Tel: 028-38153962 / 38153968
Fax: 028-38152757 / 38154008
Email: tcm@thanhcong.com.vn
Website: https://www.thanhcong.com.vn/
Các đơn vị thành viên:
- Nhà máy kéo sợi số 4 Khu Công Nghiệp Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
- Nhà máy kéo sợi số 12 Tôn Thất Thuyết, Quận 4, TP.HCM.
- Nhà máy dệt kim Khu công nghiệp Nhị Xuân, Huyện Hóc Môn TP.HCM.
- Nhà May Trảng Bàng Khu Công Nghiệp Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
3
- Nhà Máy May Vĩnh Long Khu Công Nghiệp Hòa Phú, Tỉnh Vĩnh Long.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 1967 -1975:
Xí nghiệp dệt tư nhân quy mô nhỏ “Tái Thành Kỹ Nghệ Dệt” được thành lập
với quy mô là 500 lao động, hoạt động ở hai mảng chính là dệt và nhuộm. Các sản
phẩm của xí nghiệp chủ yếu được tiêu thụ ở hai thị trường chính là thị trường miền
Nam trong nước và thị trường Campuchia.
Năm 1976-1982:
Xí nghiệp được chuyển giao cho Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy
Dệt Thành Công trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dệt – Bộ Công nghiệp nhẹ. Trải
qua giai đoạn khó khăn trong việc tiếp quản nhà máy và duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Năm 1982-1986:
- Năm 1985: Nhà máy đã thực hiện xuất khẩu được 8,3 triệu mét vải, doanh số
đạt được là 83,6 triệu đồng (~ 21 triệu USD). Nhà máy Dệt Thành Công là một trong
những đơn vị đầu tiên thực hiện thử nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh gắn với thị
trường. Nhà máy đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới cơ chế quản
lý doanh nghiệp, kinh tế đất nước.
- Năm 1986: Tạo ra bước đột phá trong cơ chế sản xuất kinh doanh và đầu tư
thông qua việc tự trang bị các máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại theo phương
thức tự vay tự trả
Năm 1986-2006:
- Năm 1986-1996: Vốn đầu tư của Công ty vào khoảng hơn 55 triệu USD, tăng
năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty bắt đầu chuyển sang
quốc tế hóa, gia tăng hoạt động xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới, trong
đó có thể kể đến là thị trường Châu Âu. Nổi bật trong giai đoạn này là sự kiện Công ty
đã tiếp nhận xí nghiệp sợi Khánh Hội vào năm 1992; đầu tư gần 4 triệu USD để thay
thế toàn bộ thiết bị cũ lạc hậu bằng dây chuyền sản xuất mới hiện đại, công suất 2.000
tấn/năm.
- Năm 1997-1999: Tiến hành cải cách toàn diện như đổi mới đội ngũ nhân sự, đổi
mới tác phong và phương pháp làm việc, đổi mới hoạt động kinh doanh tiếp thị cũng
như tập trung kiểm soát chi phí.
- Năm 2000 – 2005: Vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Đơn vị anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Năm 2006-2009:
- Năm 2006: Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần
Dệt may Thành Công, sau đó là Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại
Thành Công và niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) với mã chứng khoán là TCM.
- Năm 2009: Công ty phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài là
Công ty E-land Asia Holdings Pte.Ltd (Singapore) trực thuộc tập đoàn E-land của Hàn
Quốc. Tiếp đó, tập đoàn E-land đã tham gia vào các hoạt động quản lý của Công ty.
Năm 2009-2021:
- Năm 2010-2014: Đạt mốc doanh thu 100 triệu USD. Mở rộng thị trường xuất
khẩu sang Hàn Quốc và tăng đơn hàng FOB. Xây dựng nhà máy đan kim số 3 tại Cụm

4
công nghiệp Nhị Xuân. Chủ tịch Tập đoàn E-Land Hàn Quốc đã viếng thăm Công ty.
Hợp tác với Viện dệt may KOTITI Hàn Quốc.
- Năm 2015: Xây dựng nhà máy Thành Công - Vĩnh Long và thành lập Công ty
TNHH MTV Thành Công - Vĩnh Long.
- Năm 2016: Vận hành Xưởng Đan kim số 4, chủ yếu sản xuất đơn hàng single
cài Spandex và Double cài Spandex, chất lượng vải đàn hồi tốt hơn vải thông thường.
Tháng 10/2016 đầu tư bổ sung 55 máy dệt mới, tăng sản lượng Ngành Dệt thêm 6,6
triệu mét vải dệt/năm.
- Năm 2017: Công ty đã thành lập Bộ phận Kinh doanh vải đan nhằm tìm cơ hội
đưa các sản phẩm mới nghiên cứu vào kinh doanh; bên cạnh đó Công ty thành lập
thêm một bộ phận kinh doanh tập trung khai thác khách hàng từ thị trường Hoa Kỳ và
bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.
- Năm 2018: Nhận chuyển nhượng dự án Xưởng may Trảng Bàng tại Khu Công
nghiệp Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh của Công ty TNHH E.Land Việt Nam vào tháng
10/2018 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất và gia tăng năng lực sản phẩm may.
- Năm 2019: Tháng 5/2019, Công ty đã khánh thành Xưởng Dệt số 2 với công
suất 2.400.000 mét vải/năm, nâng tổng công suất vải dệt lên 15.000.000 mét/năm.
Tháng 07/2019 Tăng vốn điều lệ Công ty lên 580.169.180.000 đồng. Công ty đã ký kết
Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Juki Singapore triển khai dự án Nhà máy thông minh
(Smart Factory) tại Công ty.
Năm 2021-2022:
- Năm 2021: Tháng 05/2021, Công ty khởi công xây dựng Nhà máy giai đoạn 2
tại Khu Công nghiệp Hòa Phú – tỉnh Vĩnh Long. Tháng 12/2021, Công ty hợp tác với
Công ty cổ phần năng lượng mặt trời Ree để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
tại Nhà máy may 2 tại Khu Công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long.
- Năm 2022: Công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu,
nâng tổng vốn điều lệ lên 820.471.270.000 đồng vào tháng 06/2022. Tháng 03/2022,
hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy may số 2 tại Khu Công nghiệp
Hòa Phú – tỉnh Vĩnh Long với công suất thiết kế 1.500 công nhân, 9 triệu sản
phẩm/năm.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, đan kim, nhuộm và may mặc.
- Thời trang bán lẻ.
- Kinh doanh bất động sản.
 Địa bàn kinh doanh của Công ty: Với vị thế của một trong những công ty dẫn
đầu ngành Dệt May Việt Nam, Thành Công có mạng lưới khách hàng rộng khắp toàn
cầu. Trong những năm qua, Thành Công tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng danh mục
khách hàng tiềm năng, nâng tầm thương hiệu dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong
đó, các khách hàng chính đến từ Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
và Châu Âu…
3. Sơ đồ tổ chức

5
4. Văn hóa doanh nghiệp

4.1. Tầm nhìn

Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương Mại Thành Công luôn khao khát
và làm việc từng ngày để tạo ra những sản phẩm có giá trị vượt trội gắn liền với chiến
lược phát triển bền vững, hướng đến vị thế dẫn đầu trên thị trường dệt may toàn cầu
trong thời gian tới.

4.2. Sứ mệnh

Công ty có sứ mệnh mang đến cho:

- Khách hàng: Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao.

- Nhà đầu tư: Mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư tin tưởng vào tri thức và tính
chính trực của công ty.

6
- Nhân viên: Mang đến sự tự tin trong cuộc sống cho nhân viên thông qua sự
đóng góp đầy ý nghĩa của họ.

- Nhà cung cấp: Mang đến sự hài lòng cho nhà cung cấp qua các giao dịch công
bằng và minh bạch.

4.3. Giá trị cốt lõi

- Lợi nhuận: Duy trì lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư cũng như nâng cao vị thế
của Công ty.

- Chính Trực: Trung thực trong môi trường kinh doanh.

- Học hỏi: Nơi làm việc cũng là trường học về tri thức và nhân cách.

- Phục Vụ: Khách hàng là thượng đế, cộng đồng là gia đình.

4.4. Phương châm doanh nghiệp

Phương châm không ngừng đổi mới và phát triển để bắt kịp nhu cầu thị trường
cùng với xu hướng thời trang trong nước và thế giới gắn liền với chiến lược đẩy nhanh
tốc độ, tiết kiệm chi phí và đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, sử dụng năng
lượng xanh thông qua hệ thống năng lượng mặt trời tại các nhà máy của Công ty, sử
dụng công nghệ cao, hạn chế lượng phát thải, đầu tư cho hoạt động CSR, hướng đến
phát triển bền vững.
5. Các thành tích và giải thưởng
Năm 1976 – 1990:
- Huân chương lao động hạng ba năm 1981.
- Huân chương lao động hạng nhì năm 1984.
- Huân chương Lao động hạng nhất năm 1986.
- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang năm 1990.
Năm 1990 - 2000:

- Huân chương Chiến Công hạng nhất năm 1991.


- Huân chương Độc lập hạng ba năm 1992.
- Huân chương Độc lập hạng nhì năm 1996.
- Huân chương lao động hạng ba năm 2000.
- Danh hiệu Anh hùng lao động năm 2000.

7
Năm 2002 – 2005:
JC Penney – Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ, bình chọn là Thành Công nhà cung
cấp xuất sắc “Operational Excellence”.
- Bằng khen Bộ Công nghiệp “Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam có năng lực
cạnh tranh cao”.
- Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công nghiệp về đơn vị có tỷ lệ vải dệt thoi và dệt
kim cho may và xuất khẩu nhiều nhất.
- “Cúp chìa khóa vàng Thương hiệu Việt yêu thích ngành Dệt May” Hiệp hội
Doanh nghiệp TP.HCM,& Báo Doanh nhân Sài gòn.
- Lần thứ 2 liên tiếp đạt “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam”
Thời báo Kinh tế Sài Gòn & Hiệp hội dệt may Việt Nam.
- Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị.
Năm 2006 – 2010:
- Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam do Thời báo Kinh tế Sài Gòn
& Hiệp hội dệt may Việt Nam.
- Danh hiệu “Doanh Nghiệp Chất Lượng Vàng”, mạng Thương hiệu Việt.
- Xếp hạng “Top 200 Doanh nghiệp Hàng Đầu Việt Nam” theo chương trình phát
triển của Liên Hiệp Quốc UNDP.
- Xếp hạng “”500 Doanh Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam”, báo điện tử Vietnamnet
và tổ chức VietNam Report.
- Lần thứ 7 liên tiếp đạt “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Da Giày Việt
Nam” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn & Hiệp hội dệt may Việt Nam bình chọn.
Năm 2010 – 2015:
- Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” do Bộ công thương bình chọn.
- Giải thưởng “Trách nhiệm xã hội” do chính Phủ Việt Nam và Hàn Quốc trao
tặng.
- Top 5 Doanh nghiệp dẫn đầu về công tác quan hệ nhà đầu tư năm 2012.
- Giải thưởng Vietnam HR Awards 2014 – Quản trị nhân sự hiệu quả trong quá
trình chuyển đổi.
- Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt
Nam trao tặng.
Năm 2016 – 2020:
- Doanh nghiệp Bền vững năm 2017.
- Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2018 do Người tiêu dùng bình chọn.
- Sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh
năm 2018 do Sở Công Thương tổ chức bình chọn.

8
- Top 10 Thương Hiệu Nổi Tiếng Đất Việt năm 2018 dành cho Thương hiệu
TCM.
- TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2019.
- Bằng khen của Chủ tịch VCCI & Chủ tịch Hội đồng Trung Ương các Hiệp hội
doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2021 – 2022:
- Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do Người tiêu dùng bình chọn.
- Thương hiệu vàng Tp.HCM.
- Bằng khen của Chủ tịch UBND Tp.HCM là “Doanh nghiệp đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm”.
- Chứng nhận “Doanh nghiệp Đổi mới – Sáng tạo – Hội nhập – Tỏa sáng”.
- Sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu TP.HCM.
- TOP 500 Công ty lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.

9
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG

1. Tìm hiểu về quản lí đơn hàng

1.1. Quản lý đơn hàng là gì?

 Quản lý đơn hàng là sự quản trị toàn bộ quá trình kinh doanh đơn hàng liên
quan đến chủng loại hàng hóa hay loại hình dịch vụ nào đó, từ khâu bắt đầu thiết
lập đơn hàng đến khi hoàn tất sao cho đảm bảo yêu cầu về giá cả, chất lượng, số
lượng và thời gian giao hàng…mà hai bên đã cam kết.

 Bao gồm các quá trình theo dõi tiến độ hàng hóa từ khi bắt đầu thiết lập đơn
hàng cho đến khi hàng hóa xuất đúng thời hạn tới tay khách hàng với chất lượng
tốt.

1.2. Quá trình quản lý đơn hàng

 Quá trình quản lý đơn hàng phát triển sản phẩm mới:

- Phát triển sản phẩm mới: về kiểu dáng, chất liệu, thông số, kích thước, qui cách
lắp ráp sản phẩm.

- Giới thiệu sản phẩm mới và thăm dò thị trường.

- Định giá thành sản phẩm.

- Chào giá.

- Khách hàng đặt hàng.

- Thiết lập thông tin hợp đồng đơn hàng, các điều khoản chi tiết về số lượng, yêu
cầu về chất lượng, chủng loại hàng hóa, chất liệu, qui cách bao gói, đóng thùng, thời
gian và địa điểm giao nhận hàng…

 Quá trình quản lý đơn hàng sản xuất đơn hàng:

- Theo dõi tình hình sản xuất.

- Lập bảng chênh lệch giữa tồn kho thực tế và dự kiến sản xuất đơn hàng tại thời
điểm lập đơn hàng.

- Lập bảng dự trù vật tư sản xuất đơn hàng.


10
- Tính giá thành chi tiết sản phẩm theo từng công đoạn.

 Quá trình quản lý đơn hàng quyết toán kết thúc đơn hàng:

- Tính toán và phân phối các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng.

- So sánh tình hình tồn kho thực tế với kế hoạch sản xuất của từng đơn hàng/ hợp
đồng.

- Theo dõi hạn mức tồn kho tối thiểu và tối đa.

1.3. Các hình thức quản lý đơn hàng:

 Hình thức quản lý trực tuyến.

 Hình thức quản lý theo chức năng.

 Hình thức quản lý theo trực tuyến – chức năng.

 Hình thức quản lý theo ma trận (bàn cờ, hay theo đề án, sản phẩm).

 Hình thức quản lý theo sản phẩm.

 Hình thức quản lý theo địa lý.

2. Quản lý đơn hàng trong may mặc

2.1. Đơn hàng may mặc là gì?

 Đơn hàng ngành may là những hợp đồng sản xuất sản phẩm may cụ thể:
suit, áo khoác, áo sơ mi, váy, đầm, quần tây…Tên gọi của các đơn hàng ngành may
phụ thuộc vào hình thức sản xuất đơn hàng đó. Các doanh nghiệp dệt may gia công
hàng xuất khẩu may mặc thường áp dụng 4 phương thức xuất khẩu chính là CMT,
FOB, ODM và OBM.

2.2. Quản lý đơn hàng may mặc

 Quản lý đơn hàng ngành may: Là chuỗi công tác thực hiện thông qua quá
trình làm việc với khách hàng bắt đầu từ giai đoạn thương mại, phát triển mẫu sản
phẩm, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, triển khai và kiểm soát toàn bộ đơn
hàng, cho đến khi hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng, số lượng và
đúng thời gian giao hàng đã ký kết trên hợp đồng với giá cả thỏa thuận.
11
 Nhân viên quản lý đơn hàng ngành may: Là những người chịu trách nhiệm
chính, là cầu nối giữa khách hàng – công ty, bộ phận – bộ phận để có thể tiếp nhận, xử
lý, chuyển giao và truyền đạt thông tin từ phía khách hàng, nhà cung cấp và các bộ
phận có liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất luôn được tiến
hành một cách liên tục, tránh sự trì hoãn.

 Vai trò của bộ phận quản lý đơn hàng:

- Chịu trách nhiệm chính, là cầu nối thông tin giữa khách hàng – công ty, công ty
– nhà cung cấp và giữa các bộ phận trong công ty với nhau để có thể tiếp nhận thông
tin, xử lý thông tin, chuyển giao thông tin từ phía khách hàng, nhà cung cấp và các bộ
phận liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất được liên tục,
tránh mọi sự trì hoãn.

- Chuẩn bị đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất: tài liệu kỹ thuật, nguyên phụ
liệu, thông tin sản xuất, thủ tục nhập và xuất hàng.

- Tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng mọi yêu cầu của khách hàng.

- Xây dựng hình ảnh, uy tín công ty.

- Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận thu được.

 Nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng:

- Làm hài lòng mọi tiêu chí từ khách hàng.

- Phát triển sản phẩm và chào giá.

- Liên lạc chặt chẽ với khách hàng để đáp ứng mọi yêu cầu và đạt được mọi thỏa
thuận.

- Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh.

- Tính toán và lập các báo cáo chi phí, doanh thu, bồi thường,... và thông tin đầy
đủ cho bộ phận tài chính.

- Liên tục cập nhật mọi thông tin về đơn hàng cho các bộ phận liên quan.

- Đảm bảo nguồn đơn hàng, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đầy đủ cho sản xuất
liên tục.
12
- Lập kế hoạch triển khai thực hiện đơn hàng đúng với tiêu chuẩn chất lượng và
cam kết.

- Giám sát, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đơn hàng.

- Kiểm soát tiến độ sản xuất, dự phòng các giải pháp cần thiết.

- Triển khai kế hoạch giao hàng đúng tiến độ.

- Giải quyết các khiếu nại sau giao hàng nếu có.

 Các hoạt động cơ bản của bộ phận quản lý đơn hàng may mặc:

1. Tiếp nhận thông tin đặt hàng sơ bộ từ khách hàng.

2. Tính toán định mức nguyên phụ liệu và năng suất.

3. Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu.

4. Cung cấp thông tin sơ bộ cho khách hàng.

5. Chuẩn bị nguyên phụ liệu để chế thử mẫu lần đầu.

6. Chuẩn bị giao mẫu chế thử lần đầu cho khách hàng.

7. Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.

8. Đặt mua nguyên phụ liệu.

9. Chuẩn bị mẫu đối cho khách hàng duyệt.

10. Chuẩn bị tài liệu để triển khai sản xuất hàng loạt.

11. Theo dõi sản xuất đại trà.

12. Chuẩn bị giao hàng và chứng từ thanh toán.

13
CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI VÀ THEO DÕI ĐƠN HÀNG SẢN XUẤT

1. Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng.

Hình 1. Đơn hàng của khách hàng


 Kiểm tra chi tiết đơn hàng.
- Số đơn đặt hàng (PO).
- Mã hàng (style).
- Ngày xuất xưởng.
- Phương thức vận chuyển.
- Điều kiện thanh toán, thời hạn thanh toán.
- Chi tiết màu.
- Chi tiết size.
- Trị giá đơn hàng.

14
 Nhập dữ liệu đơn hàng lên phần mềm quản lý đơn hàng (ERP-Enterprise
resource planning).
- Chất lượng vải.
- Loại đơn hàng (đơn hàng giống đơn hàng cũ, đơn hàng sử dụng giống loại vải
cũ, đơn hàng bù cho đơn hàng bị thiếu, đơn hàng lặp lại).
- Thông tin khách hàng.
- Sản phẩm.
- Bộ phận chịu trách nhiệm.
- Ngày xuất hàng.
- Chi tiết màu.
- Chi tiết size.

Hình 2. Nhập thông tin dữ liệu đơn hàng lên phần mềm quản lý đơn
hàng (ERP)

15
Hình 3. Chi tiết về số lượng của từng màu, từng size.
 Thông tin qua email để triển khai đơn hàng sản xuất đến các bộ phận:
phòng kỹ thuật, xưởng may, phòng PPC.
- Nhân viên quản lý đơn hàng gửi bộ tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu (nếu có)
đến phòng kỹ thuật để thiết kế rập, nhảy size, giác sơ đồ từ đó tính toán định mức
vải sử dụng cho sản phẩm.
- Bộ tài liệu kỹ thuật gồm:
+ Hình mô phỏng (Sketch): là hình vẽ mô tả mặt trước, mặt sau và hình vẽ mô tả
chi tiết các vị trí của sản phẩm.

Hình 4. Hình mô phỏng của mã hàng 10372


16
+ Bảng thông số (Specification): là bảng mô tả các vị trí đo trên sản phẩm, thông số
toàn bộ các cỡ của mã hàng và dung sai cho phép tại các vị trí đo trên sản phẩm.

Hình 2. Bảng thông số của mã hàng 10372.


+ Bảng danh sách nguyên phụ liệu (BOM): là bảng danh sách nguyên phụ liệu bao
gồm:
▪ Vải chính.
▪ Vải phối…
▪ Nhãn may và vị trí may.
▪ Nhãn dán và vị trí dán…
▪ Các hướng dẫn khác: quy cách đóng hàng…
+ Bảng hướng dẫn (Construction): Mô tả cách gấp, treo sản phẩm, các nguyên phụ
liệu đóng gói cần thiết …
- Nhân viên quản lý đơn hàng tiến hành nhập định mức và tiêu hao dựa vào sản
xuất từng ngành vào phần mềm quản lý đơn hàng (ERP). Hệ thống sẽ tính được tổng
số lượng sợi cần dùng.

17
Hình 5. Tổng lượng sợi cần cho sản xuất từng ngành
- Nhận giá sợi từ bộ phận cung ứng sợi và kiểm tra giá sợi so với giá sợi thực tế
nếu giá sợi thực tế thấp hơn thì xác nhận đến bộ phận mua sợi để tiến hành mua. Nếu
giá sợi thực tế cao hơn thì nhập giá sợi vào bảng chi phí từ nhóm phát triển để kiểm tra
lợi nhuận. Lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận thì thông báo cho nhóm phát triển
(Development team), trưởng đơn vị để đưa ra quyết định.
- Nhân viên quản lý đơn hàng chuyển các yêu cầu của đơn hàng cho hệ thống
kiểm tra và lập kế hoạch sản xuất (PPC) xem xét xác nhận kế hoạch sản xuất. Gửi đến
khách hàng xem xét lịch sản xuất. Sau khi thống nhất được lịch sản xuất với khách
hàng tiến hành trình đơn hàng đến trưởng đơn vị duyệt tiếp nhận. Kiểm tra hoạch định
chi tiết sản xuất (Sợi - Mộc - Vải thành phẩm - May) từ hệ thống kiểm tra và lập kế
hoạch sản xuất so sánh với ngày xuất xưởng.
- Trưởng xưởng may tiếp nhận đơn hàng và triển khai đến các bộ phận liên quan
trong xưởng. Nhân viên quản lý đơn hàng nhận kế hoạch sản xuất chuyền may từ
trưởng xưởng may.
- Nhân viên quản lý đơn hàng cập nhật đầy đủ thông tin đơn hàng lên hệ thống
ERP và chuyển đến các Ngành (Đan - Nhuộm - May) để phối hợp thực hiện.
2. Mua nguyên phụ liệu
 Tất cả nguyên phụ liệu đều được công ty liên hệ với nhà cung cấp nguyên phụ
liệu bên ngoài:
- Đối với những đơn hàng nhà cung cấp do khách hàng chỉ định lấy thông tin nhà
cung cấp nguyên phụ liệu trong tài liệu của khách hàng tiến hành đặt hàng nguyên phụ
liệu. Những đơn hàng mà công ty tự tìm kiếm nhà cung cấp: doanh nghiệp gửi mẫu

18
nguyên phụ liệu đến các nhà cung cấp tiềm năng để họ phát triển mẫu. Lấy mẫu đối từ
nhà cung cấp gửi đến khách hàng.

Hình ảnh 6. Thông tin nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong tài liệu của khách
hàng.
- Đối với những sản phẩm có hình in hoặc hình thêu sẽ tiến hành phát triển mẫu
tương tự như cách thức phát triển mẫu nguyên phụ liệu.
 Làm bảng màu nguyên phụ liệu (Trims card) dựa trên các thông tin về nguyên
phụ liệu trong bộ tài liệu kỹ thuật hoặc sản phẩm mẫu. Liên hệ với các nhà cung cấp
nguyên phụ liệu để xin/ mua nguyên phụ liệu cần thiết hoặc tận dụng nguyên phụ liệu
tồn kho để rút ngắn thời gian. Gửi bảng màu nguyên phụ liệu đến khách hàng trước
khi sản xuất đại trà.
 Kiểm tra xét duyệt mẫu ánh màu (Labdip) của khách hàng. Nếu khách hàng từ
chối mẫu ánh màu thì thông báo cho phòng thí nghiệm nhuộm làm lại mẫu để khách
hàng xét duyệt.
 Tạo đơn mua nguyên phụ liệu: Sau khi khách duyệt mẫu sản xuất đại trà. Lập
bảng thống kê nguyên phụ liệu cho đơn hàng. Gửi bảng thống kê đến bộ phận cung
ứng để tạo đơn mua nguyên phụ liệu và thanh toán hóa đơn với nhà cung cấp. Khi gửi
đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, phải đảm bảo trong đơn đặt hàng thể hiện rõ ràng, chi
tiết các thông tin sau:
- Tên công ty, địa chỉ, người nhận, điện thoại, fax.
- Chủng loại, số lượng nguyên phụ liệu.
- Đơn giá và phương thức thanh toán.
19
- Thời hạn và phương thức giao hàng.
- Các yêu cầu khác khi mua hàng như yêu cầu kiểm tra/kiểm định nguyên phụ
liệu, các yêu cầu về chất lượng.
 Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu về kho:
- Bộ phận kho phụ trách kiểm tra chi tiết nguyên phụ liệu về chất lượng và số
lượng so với bảng định mức nguyên phụ liệu.
- Nếu có vấn đề về nguyên phụ liệu bộ phận kho sẽ báo cáo đến nhân viên quản
lý đơn hàng để đưa ra phương án xử lý.
 Kiểm tra vải:
- Đối với vải của công ty Thành Công hoặc nhà cung cấp vải do công ty tìm
kiếm. Vải mẻ đầu sẽ do người quản lý đơn hàng hoặc khách hàng kiểm tra về ánh màu,
chất lượng của vải và phản hồi cho nhà máy nhuộm.
- Đối với nhà cung cấp vải do khách hàng chỉ định. Nhà cung cấp sẽ tự làm việc
với khách về chất lượng vải. Khi nhà cung cấp gửi vải đến công ty thì nhân viên quản
lý đơn hàng kiểm tra vải. Nếu vải có lỗi thì nhân viên quản lý đơn hàng gửi mẫu lỗi
đến khách hàng và từ chối lượng vải lỗi của nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ có hai
phương án giải quyết: sản xuất lượng vải bù vào phần lỗi hoặc trừ chi phí lượng vải lỗi
mà bên công ty đã thanh toán. Công ty sẽ sản xuất đơn hàng với số lượng thiếu.
3. Triển khai sản xuất đại trà
 Các loại mẫu thử hàng dệt may:
- Mẫu phát triển:
+ Mẫu Proto (Mẫu thử nghiệm): Mẫu đầu tiên khi nhận được bộ tài liệu kỹ thuật
của khách hàng, với chức năng kiểm chứng dựng hình, thông số và lên form.
+ Mẫu Fit: Mẫu may dựa trên chỉnh sửa của mẫu Proto, với chức năng điều chỉnh
thông số và độ vừa vặn. Mẫu được sử dụng vải tương tự, trọng lượng vải và cấu trúc
dệt gần giống và màu bất kỳ.
+ Mẫu Size Set: Mẫu thử thử rập gồm các size đầy đủ để kiểm tra thông số rập,
phương pháp nhảy mẫu của các size trước khi sản xuất đại trà.
- Mẫu sản xuất:
+ Mẫu PP (Pre-Production): Mẫu may trước sản xuất đại trà sử dụng đúng vải và
tất cả phụ liệu chính thức của đơn hàng.
+ Mẫu TOP (Top of production): Mẫu hàng gửi cho khách trước khi xuất hàng.
 Trong sản xuất mẫu Fit có thể xuất hiện nếu khách hàng có yêu cầu chỉnh sửa.
Mẫu Size set được may để khách hàng kiểm tra các kích thước khác nhau của cùng
một kiểu mẫu về độ vừa vặn, số đo, kiểu dáng khi khách hàng yêu cầu.
 May mẫu PP gửi cho khách hàng duyệt lại toàn diện về thông số, quy cách lắp
ráp sản phẩm, mật độ chỉ, loại kim sử dụng, cách sử dụng nguyên phụ liệu, vị trí
các loại nhãn, thêu, in,…

20
 Khi tất cả các mẫu được duyệt và tất cả các nguyên phụ liệu đầu vào đã sẵn
sàng trong kho hàng để bắt đầu sản xuất đại trà, gửi mail đến bộ phận kiểm tra chất
lượng (QA) họp triển khai sản xuất đại trà. Trong cuộc họp thảo luận nhân viên
quản lý đơn hàng và các bộ phận tham gia sản xuất đơn hàng thảo luận những vấn
đề liên quan đến các nhận xét của khách hàng dựa trên mẫu PP.
 Theo dõi quá trình sản xuất về tiến độ, chất lượng và báo cáo tiến độ sản xuất
đến người mua hàng tuần nếu khách hàng yêu cầu:
- Sau khi thống nhất được các vấn đề liên quan đến việc sản xuất, nhà máy sẽ tiến
hành sản xuất đại trà. Bộ phận kiểm hàng (QA- Quality Assurance) sẽ theo dõi chất
lượng hàng đầu chuyền may kiểm tra 2-3 mẫu đầu chuyền so sánh với hàng may mẫu
trước sản xuất và bộ tài liệu kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của
khách hàng.
- Bộ phận kiểm hàng (QA) kiểm tra trong chuyền về mật độ mũi chỉ đường may,
cấu trúc của từng công đoạn dựa trên tài liệu kỹ thuật. Chuyền trưởng kiểm tra năng
suất và chất lượng ở chuyền để đảm bảo nhà máy có thể giao hàng đúng thời hạn.
- Nhân viên quản lý đơn hàng theo dõi tiến độ sản xuất thông qua báo cáo hàng
tuần từ các bộ phận để có thể xử lý kịp thời các sai sót trong quá trình sản xuất.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh: Trong quá trình sản xuất, thực tế có rất nhiều
vấn đề phát sinh như: nguyên phụ liệu bị thiếu, năng suất trên chuyền không đạt,...
 Nếu khách hàng chỉ định đơn vị thứ ba thì bộ phận kiểm hàng phối hợp với đơn
vị thứ ba để kiểm tra trong chuyền để đưa ra nhận xét khắc phục. Nhà cung cấp kiểm
hàng xuất nhập khẩu: Kotiti, Intertek, TUV, SGS,...
4. Quá trình xuất hàng và thanh toán
 Chuẩn bị cho việc xuất hàng và xuất hàng:
- Gửi mẫu TOP đến khách hàng duyệt trước khi xuất hàng đối với trường hợp
khách hàng không chỉ định đơn vị thứ ba kiểm hàng. Mẫu sẽ được trưng bày tại phòng
trưng bày của công ty khi quá trình vận chuyển đã hoàn thành.

Hình ảnh 7. Mẫu TOP của mã hàng 10372.

21
- Làm phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list): là một chứng từ hàng hóa liệt kê
mặt hàng, số đơn đặt hàng, mã hàng, số lượng của từng màu được đóng trong một
thùng carton.

Hình 7. Phiếu danh sách đóng gói của mã hàng 10372


+ Bộ phận kiểm hàng sẽ thực hiện công tác kiểm tra về quy cách phối, số lượng
hàng trong một thùng. Đối với bộ phận kiểm hàng của công ty Thành Công sẽ thực
hiện final theo tiêu chuẩn AQL (Acceptable Quality Level) khi hàng được hoàn thành
đóng gói 80-90%. Đối với bộ phận kiểm hàng (QA) của khách hàng công tác final sẽ
được thực hiện khi hàng đã đóng gói 100%.
+ Nhân viên quản lý đơn hàng kiểm tra báo cáo cuối cùng trước khi xuất hàng
(final inspection) từ bộ phận kiểm hàng (QA).

22
23
Hình ảnh 8. Bảng cáo cáo cuối cùng trước khi xuất hàng.
- Nhân viên quản lý đơn hàng chuẩn bị các tài liệu đến bộ phận giao nhận trước
khi xuất hàng. Bộ phận giao nhận chịu trách nhiệm về việc xuất hàng bao gồm đặt
tàu, lên lịch kéo container, khai báo hải quan và hoàn tất các thủ tục xuất khẩu ngoài
cảng.
- Bộ tài liệu mà nhân viên quản lý đơn hàng cần chuẩn bị bao gồm:
+ Hợp đồng thương mại.
+ Phiếu danh sách đóng gói.
+ Định mức hải quan.
+ Mã HS của sản phẩm.
- Khi phòng giao nhận ra thông báo giao hàng, nhân viên quản lý đơn hàng kiểm
tra đơn giá, số lượng, mã hàng và xác nhận để phòng kế toán ra hóa đơn thương
mại.

24
Hình ảnh 9. Hóa đơn thương mại.
 Quá trình thanh toán:
- Nhân viên quản lý đơn hàng chịu trách nhiệm chuyển cho khách hàng các
chứng từ xuất hàng bao gồm:
+ Hoá đơn thương mại.
+ Vận đơn.
+ Tờ khai hải quan.
+ Danh sách đóng gói.
+ Báo cáo inspection (nếu khách hàng yêu cầu).
- Theo dõi ngày thanh toán và thông báo đến phòng kế toán kiểm tra nếu khách
hàng thanh toán tiền. Trường hợp quá ngày thanh toán thì nhân viên quản lý đơn
hàng có nhiệm vụ dí khách hàng thanh toán và báo cáo cho trưởng đơn vị.
- Các phương thức thanh toán:

25
+ Điện chuyển tiền (TTR - Telegraphic Transfer Remittance): là hình thức thanh
toán, trong đó người nhập khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng trích tài khoản của người
nhập khẩu một số tiền nhất định chuyển cho người xuất khẩu ở một địa điểm nhất
định và trong một thời gian nhất định.
+ Tín dụng (L/C-Letter of Credit): Là phương thức thanh toán trong đó một
ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam kết:
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho người xuất khẩu.
+ Nhờ thu (DA - Documents Against Acceptance - Trả chậm, DP - Documents
Against Payment - Trả ngay): Đây là phương thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu
gửi hàng cho bên nhập khẩu sẽ tiến hành gửi các chứng từ cho ngân hàng để nhờ
thu hộ tiền từ bên nhập khẩu.

26
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
1. Đánh giá chung về doanh nghiệp
 Lợi thế của doanh nghiệp:
- Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công có tỷ lệ khép
kín từ sợi đạt hơn 35% và từ vải đạt hơn 85% nhờ sở hữu quy trình sản xuất khép
kín. Công ty hiện là một trong số ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam sở hữu chuỗi
cung ứng, khép kín từ “sợi tới may”, gồm: sợi, dệt, đan, nhuộm, may và phân phối,
giúp khắc phục các “điểm nghẽn” của ngành dệt may Việt Nam, tự chủ được một
phần nhu cầu vải, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, ổn định
được biên lợi nhuận.
- Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh giúp Dệt may Thành Công đạt vị thế tốt hơn các
doanh nghiệp cùng ngành trong việc đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ của các
hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ ký kết.
- Dệt may Thành Công đảm bảo được về quản lý chất lượng và tối ưu chi phí,
hiệu quả xuyên suốt chuỗi sản xuất, cho phép doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng
của các khách hàng tầm cỡ quốc tế như Adidas.
- Tại Thành Công đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển kinh doanh
(R&BD center) nhằm nâng cao giá trị chuỗi cung ứng, đón đầu xu hướng thị
trường.
 Khó khăn của doanh nghiệp:
- Dù Công ty ít bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào nhờ chuỗi giá trị khép
kín, nhưng công ty vẫn không thể chủ động được bông và xơ sợi nguyên liệu đầu
vào, do đó biến động liên tục của giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Tại Công ty đa số nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá
trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh không cao, rủi
ro về số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu.
2. Một số hiện trạng trong quá trình triển khai đơn hàng
 Vấn đề về chất lượng:
- Lỗi về màu sắc: Khác biệt màu sắc thành phẩm ở khâu sản xuất cuối cùng
so với mẫu, phụ kiện sử dụng kết hợp sai màu hay không có sự nhất quán màu
nhuộm giữa các mảnh quần áo.
-

27

You might also like