You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ TN QUỐC GIA

Môn: Vật lý, thời gian làm bài: 40 câu/50 phút

GIỮA HỌC KỲ 1

Câu 1: Một con lắc đơn đang dao động điểu hòa với tần số góc 𝜔, biên độ 𝑠0 và pha ban đầu là 𝜑. Phương
trình dao động của con lắc là
A. 𝑠 = 𝑠0 cos(𝜔𝑡 + 𝜑) B. 𝑠 = 𝑠0 cos(𝜑𝑡 + 𝜔). C. 𝑠 = 𝜔cos(𝑠0 𝑡 + 𝜑). D. 𝑠 = 𝜔cos(𝜑𝑡 + 𝑠0 ).
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc 𝜔. Khi chất điểm có li độ 𝑥, gia tốc của chất điểm
được tính bằng công thức nào sau đây?
A. 𝑎 = −𝜔𝑥. B.𝑎 = 𝜔2 𝑥. C. 𝑎 = −𝜔2 𝑥. D. 𝑎 = 𝜔𝑥.
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình 𝑥 = 4 cos(2𝜋𝑡) 𝑐𝑚. Biên độ dao động của chất
điểm bằng bao nhiêu?
A. 2 𝑐𝑚. B. 4 𝑐𝑚. C. 8 𝑐𝑚. D. 1 𝑐𝑚.
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 𝑘, vật nhỏ có khối lượng 𝑚. Chọn mốc tính thế năng tại
vị trí cân bằng của con lắc. Khi vật nhỏ có li độ 𝑥, thế năng của con lắc được tính bằng công thức nào sau đây?
1 1
A. 𝐸𝑡 = 2 𝑘𝑥 2 . B. 𝐸𝑡 = 𝑘𝑥 2 . C. 𝐸𝑡 = 𝑘𝑥. D. 𝐸𝑡 = 2 𝑘𝑥.
Câu 5: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Kết luận nào
sau đây đúng?
A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao động.
B. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với bình phương li độ.
C. Cơ năng của con lắc tỉ lệ nghịch với bình phương biên độ dao động.
D. Cơ năng của con lắc tỉ lệ nghịch với bình phương li độ.
Câu 6: Dao động tắt dần là dao động có đại lượng nào sau đây luôn giảm dần theo thời gian?
A. Độ lớn vận tốc. B. Li độ.
C. Biên độ. D. Độ lớn gia tốc.
Câu 7: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần trên mặt phẳng ngang. Lực nào sau đây là nguyên nhân
khiến dao động của con lắc tắt dần?
A. Lực ma sát.
B. Trọng lực.
C. Phản lực đàn hồi của mặt phẳng ngang tác dụng lên vật nặng của con lắc.
D. Lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên vật nặng của con lắc.
Câu 8: Xét hai dao động điều hòa cùng tần số. Độ lệch pha của dao động thứ nhất so với dao động thứ hai
là 𝛥𝜑12 . Với 𝑘 là số nguyên, hai dao động ngược pha khi ∆𝜑12 thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
1
A. 𝛥𝜑12 = (2𝑘 + 2) 𝜋. B. ∆𝜑12 = 2𝑘𝜋.
1
C. 𝛥𝜑12 = (2𝑘 + 1)𝜋. D. ∆𝜑12 = (𝑘 + 2) 𝜋.
Câu 9: Khi nói về sóng cơ, khẳng định nào sau đây đúng?

1 | T h ầ y V ũ T u ấ n A n h : https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/
A. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. Sóng cơ có thể truyền được trong chân không.
C. Sóng cơ không truyền được trong chất lỏng.
D. Sóng cơ là dao động cơ của một phần tử trong môi trường.
Câu 10: Khi nói về sóng cơ, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng ngang là sóng truyền theo phương ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền
sóng.
D. Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng.
Câu 11: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phải có đủ các đặc điểm nào sau đây?
A. Cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng tần số và cùng pha.
C. Cùng tần số, cùng phương dao động và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Cùng biên độ, cùng tần số dao động và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 12: Đại lượng nào sau đây của sóng luôn có giá trị bằng quãng đường mà sóng truyền được trong một
chu kỳ?
A. Biên độ của sóng. B. Tần số của sóng. C. Tốc độ truyền sóng. D. Bước sóng.
𝑚
Câu 13: Một con lắc đơn có chiều dài 1,00 𝑚, dao động điều hòa tại nơi có 𝑔 = 9,8 𝑠2 . Tần số góc dao động
của con lắc là
𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑
A. 9,80 . B. 3,13 . C. 0,498 . D. 0319 .
𝑠 𝑠 𝑠 𝑠
Câu 14: Tại mặt nước đang có giao thoa sóng cơ với hai nguồn đồng bộ đặt tại 𝑆1 và 𝑆2 . Bước sóng của
sóng do hai nguồn tạo ra là 𝜆. Xét phần tử ở mặt nước tại vị trí 𝑀 có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là 𝛥𝑑.
Với 𝑘 là số nguyên. 𝑀 là cực tiểu giao thoa trong trường hợp nào sau đây?
A. 𝛥𝑑 = 𝑘𝜆. B. Chưa kết luận được.
1
C. 𝛥𝑑 = (𝑘 + 2) 𝜆. D. ∆𝑑 = 2𝑘𝜆.
Câu 15: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2𝜋 𝑠. Tần số góc của dao động bằng bao nhiêu?
𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑
A. 1 . B. 2 . C. 2𝜋 . D. 𝜋 .
𝑠 𝑠 𝑠 𝑠
𝑁
Câu 16: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 𝑚, vật nặng có khối lượng 100 𝑔. Lấy 𝜋 2 = 10.
Con lắc dao động điều hòa với tần số góc bằng bao nhiêu?
𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑
A. 𝜋 . B. 10𝜋 . C. 10 . D. 1 .
𝑠 𝑠 𝑠 𝑠
𝑚
Câu 17: Một con lắc lò xo gồm lò xo rất nhẹ, vật nhỏ có khối lượng 100 𝑔. Khi tốc độ của vật bằng 10 𝑠
thì động năng của con lắc bằng bao nhiêu?
A. 2 𝐽. B. 1 𝐽. C. 5 𝐽. D. 10 𝐽.
𝑁
Câu 18: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 40 𝑚 và vật nhỏ có khối lượng 100 𝑔. Con lắc dao động
cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc 𝜔′ . Biên độ dao động lớn nhất trong trường
hợp 𝜔′ có giá trị nào sau đây?
𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑
A. 40 . B. 22 . C. 19 . D. 5 .
𝑠 𝑠 𝑠 𝑠

2 | T h ầ y V ũ T u ấ n A n h : https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/
Câu 19: Một sóng cơ hình sin có bước sóng 40 𝑐𝑚. Trên cùng một phương truyền sóng, khoảng cách ngắn
nhất giữa hai phần tử dao động ngược pha bằng bao nhiêu?
A. 20 𝑐𝑚. B. 40 𝑐𝑚. C. 10 𝑐𝑚. D. 60 𝑐𝑚.
𝑚
Câu 20: Một sóng cơ hình sin có chu kì 0,5 𝑠, truyền trong môi trường với tốc độ 2 𝑠 . Sóng này có bước
sóng bằng bao nhiêu?
A. 0,5 𝑚. B. 2 𝑚. C. 1 𝑚. D. 4 𝑚.
Câu 21: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, tại hai điểm 𝑆1 và 𝑆2 có hai nguồn sóng phát ra hai
sóng kết hợp có bước sóng 3 𝑐𝑚. Trên đoạn thẳng 𝑆1 𝑆2, hai cực đại giao thoa liên tiếp cách nhau một đoạn
bằng bao nhiêu?
A. 1,5 𝑐𝑚. B. 6 𝑐𝑚. C. 9 𝑐𝑚. D. 3 𝑐𝑚.
Câu 22: Quỹ đạo dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang có dạng là một
A. đường hình sin. B. đường thẳng.
C. đoạn thẳng. D. nhánh parabol.
Câu 23: Đơn vị của tần số góc trong dao động điều hòa có thể được tính bằng
𝑚 𝑐𝑚 𝑘𝑚 𝑟𝑎𝑑
A. 𝑠 . B. . C. . D. .
𝑠 ℎ 𝑠
Câu 24: Một sóng cơ lan truyền trên bề mặt chất lỏng. Nguồn sóng đặt tại 𝑂 dao động theo phương vuông
góc với bề mặt chất lỏng với phương trình 𝑢𝑂 = 𝐴 cos(𝜔𝑡), 𝐴 và 𝜔 là các hằng số dương. Một điểm 𝑀 nằm
trên bề mặt chất lỏng có vị trí cân bằng cách vị trí cân bằng của 𝑂 một khoảng một phần tư bước sóng sẽ dao
động với phương trình
𝜋
A. 𝑢 = 𝐴 cos(𝜔𝑡). B. 𝑢 = 𝐴 cos (𝜔𝑡 − 4 ).
𝜋 𝜋
C. 𝑢 = 𝐴 cos (𝜔𝑡 − 2 ). D. 𝑢 = 𝐴 cos (𝜔𝑡 + 2 ).
𝜋
Câu 25: Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình 𝑢 = 4 cos (4𝜋𝑡 − 4 ) 𝑐𝑚. Biết dao động tại
𝜋
hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5 𝑚 có độ lệch pha là 3 . Tốc độ truyền
của sóng đó là
𝑚 𝑚 𝑚 𝑚
A. 1,0 𝑠 . B. 2,0 𝑠 . C. 1,5 𝑠 . D. 6,0 𝑠 .
Câu 26: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 𝑚, dao động với biên độ góc 𝛽 tại nơi có gia tốc trọng trường
𝑔. Cơ năng của con lắc được xác định bằng biểu thức
A. 𝑚𝑔𝑙(1 − cos 𝛽). B. 𝑚𝑔𝑙(1 + cos 𝛽). C. 𝑚𝑔𝑙 cos 𝛽. D. 𝑚𝑔𝑙 sin 𝛽.
Câu 27: Một sóng lan truyền dọc theo trục 𝑂𝑥 với phương trình
𝜋
𝑢 = 5 cos (10𝜋𝑥 + 15𝜋𝑡 + ) 𝑚𝑚
3
𝑥 được tính bằng 𝑚, 𝑡 được tính bằng 𝑠
Kết luận nào sau đây là sai?
A. Biên độ của sóng là 5 𝑚𝑚.
𝑚
B. Sóng truyền theo chiều dương của trục 𝑂𝑥 với tốc độ 1,5 𝑠 .
𝑚
C. Sóng truyền theo chiều âm của trục 𝑂𝑥 với tốc độ 1,5 𝑠 .
D. Bước sóng của sóng là 0,2 𝑚.

3 | T h ầ y V ũ T u ấ n A n h : https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/
Câu 28: Ba con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi trên Trái Đất. Trong cùng một khoảng thời gian
∆𝑡 con lắc thứ nhất thực hiện 30 dao động, con lắc thứ hai thực hiện 40 dao động, con lắc thứ ba có chiều dài
bằng tổng chiều dài hai con lắc trên thực hiện bao nhiêu dao động?
A. 24 dao động. B. 50 dao động. C. 70 dao động. D. 10 dao động.
Câu 29: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng 𝑂 kéo con lắc về phía dưới, theo phương thẳng
đứng, thêm 3 𝑐𝑚 rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng 𝑂. Khi con lắc cách vị trí cân
bằng 2 𝑐𝑚, tỉ số giữa thế năng và cơ năng của hệ dao động là
1 1 4 1
A. 8. B. 2. C. 9. D. 3.
Câu 30: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là
𝜋
𝑥1 = 10 cos(2𝜋𝑡) 𝑐𝑚 và 𝑥2 = 12 cos (2𝜋𝑡 − 3 ) 𝑐𝑚
Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là
A. 10 𝑐𝑚. B. 12 𝑐𝑚. C. 19 𝑐𝑚. D. 2 𝑐𝑚.
Câu 31: Một con lắc đơn có dây treo dài 𝑙. Vật nặng có khối lượng 𝑚, dao động điều hòa với biên độ góc
𝛼0 tại nơi có gia tốc trọng trường 𝑔. Tốc độ của vật nặng khi nó đi qua vị trí thấp nhất trên quỹ đạo bằng
𝑔𝑙 1
A. 𝑔𝑙𝛼0 . B. √𝑔𝑙𝛼0 . C. 𝛼2 . D. 2 𝑚𝑔𝑙𝛼0 .
0

Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nhận xét về dao động của một phần tử trên phương truyền
sóng:
A. Biên độ dao động của một phần tử là biên độ sóng.
B. Vận tốc dao động một phần tử là vận tốc truyền sóng.
C. Tần số dao động của một phần tử là tần số sóng.
D. Chu kỳ dao động của một phần tử là chu kỳ sóng.
Câu 33: Một con lắc đơn có chiều dài 81 𝑐𝑚 đang dao động điều hòa với biên độ góc 80 tại nơi có gia tốc
𝑚
trọng trường 𝑔 = 9,87 𝑠2 . Chọn 𝑡 = 0 khi vật nhỏ của con lắc đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Tính từ
𝑡 = 0, vật đi qua vị trí có li độ góc 40 lần thứ 2023 ở thời điểm
A. 1820,82 𝑠. B. 1820,81 𝑠 C. 1820,88 𝑠 D. 1820,85 𝑠.
Câu 34: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp 𝑆1 và 𝑆2 dao động cùng pha nhau theo phương
vuông góc với mặt chất lỏng với tần số góc 𝜔 , biên độ 𝑎 = 5 𝑚𝑚 và bước sóng 𝜆 = 8 𝑐𝑚. Phần tử 𝑀 trên
bề mặt chất lỏng cách các nguồn lần lượt là 12 𝑐𝑚 và 4 𝑐𝑚. Nếu tại thời điểm 𝑡 phần tử sóng 𝑀 cách vị trí
𝜋
cân bằng riêng một đoạn 6 𝑚𝑚 thì tại thời điểm 𝑡 + 2𝜔 nó cách vị trí cân bằng một khoảng bằng
A. 6 𝑚𝑚. B. 8 𝑚𝑚. C. 6 𝑐𝑚. D. 8 𝑐𝑚.
Câu 35: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng, vật nặng 𝑚 = 100𝑔. Trong một chu kỳ, có
ba thời điểm liên tiếp 𝑡1 , 𝑡2 , 𝑡3 lực đàn hồi của lò xo có độ lớn 𝐹đℎ = 1𝑁 và thỏa mãn trong khoảng thời gian
từ 𝑡1 → 𝑡2 , 𝑡2 → 𝑡3 thế năng đàn hồi của luôn giảm rồi tăng. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo
A. 1𝑁. B. 2𝑁. C. 3𝑁 D. 4𝑁.

4 | T h ầ y V ũ T u ấ n A n h : https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/
Câu 36: Một con lắc đơn gồm vật nặng 𝑚 treo vào dây có chiều 𝑇(𝑁)
dài 𝑙. Đầu kia của dây được treo vào bộ cảm biến để có thể đo được 1,6
lực căng của dây treo theo phương thẳng đứng. Kéo con lắc ra khỏi
vị trí cân bằng một góc 𝛼 rồi buông nhẹ để con lắc dao động. Đồ
thị hình bên biểu diễn sự biến thiên độ lớn của lực căng dây theo
𝑚
phương thẳng đứng theo thời gian. Lấy 𝑔 = 10 𝑠 . 𝑡
𝑂
Khối lượng của vật treo gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 50 𝑔. B. 60 𝑔. C. 70 𝑔 D. 80 𝑔.
Câu 37: Hai chất điểm 𝑀 và 𝑁 có cùng khối lượng 𝑚 = 100 𝑔, dao 𝑑 (𝑐𝑚)
động điều hòa cùng tần số dọc trục 𝑂𝑥 có chung vị trí cân bằng 𝑂. Biết +5
biên độ dao động của chất điểm 𝑁 là 𝐴𝑁 = 4 𝑐𝑚. Gọi 𝑑 là khoảng cách
giữa hai chất điểm trong quá trình dao động. Hình bên là đồ thị biểu diễn
sự phụ thuộc của 𝑑 vào thế năng của chất điểm 𝑀. Khi động năng của chất
𝐸𝑡𝑀 (𝑚𝐽)
điểm 𝑁 bằng 120 𝑚𝐽 thì tốc độ của chất điểm 𝑀 gần nhất với giá trị nào 𝑂
sau đây? 90
𝑚 𝑚 𝑚 𝑚
A. 0,75 𝑠 . B. 0,67 𝑠 . C. 0,58 𝑠 . D. 0,91 𝑠 .
Câu 38: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đủ dài với bước sóng 𝑢(𝑐𝑚)
60 𝑐𝑚. Khi chưa có sóng truyền qua, gọi 𝑀 và 𝑁 là hai điểm gắn với 𝑁
hai phần tử trên dây cách nhau 85 𝑐𝑚. Hình bên là hình vẽ mô tả hình +14
dạng sợi dây khi có sóng truyền qua ở thời điểm 𝑡, trong đó điểm 𝑀 đang
𝑂
dao động về vị trí cân bằng. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình 𝑥
truyền sóng. Gọi 𝑡 + 𝛥𝑡 là thời điểm gần 𝑡 nhất mà khoảng cách giữa 𝑀 −7
𝑀
và 𝑁 đạt giá trị lớn nhất (với ∆𝑡 > 0). Diện tích hình thang tạo bởi 𝑀,
𝑁 ở thời điểm 𝑡 và 𝑀, 𝑁 thời điểm 𝑡 + ∆𝑡 gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 2230 𝑐𝑚2 . B. 2560 𝑐𝑚2. C. 2165 𝑐𝑚2 . D. 2315 𝑐𝑚2.
Câu 39: Ở mặt nước tại hai điểm 𝐴 và 𝐵 có hai nguồn kết hợp cùng pha theo phương thẳng đứng. Xét hai
điểm 𝐶 và 𝐷 trên vùng giao thoa sao cho 𝐴𝐵𝐶𝐷 là hình chữ nhật. Biết 𝐷 là một cực đại giao thoa, trên đoạn
𝐴𝐵 có số điểm giao thoa cực đại nhiều hơn số điểm giao thoa cực tiểu, số điểm cực đại trên đoạn 𝐶𝐷 nhiều
hơn trên 𝐵𝐶 là 2. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn 𝐵𝐶 là.
A. 4. B. 7. C. 10. D. 5.
Câu 40: Cho cơ hệ con lắc đơn dao động như hình vẽ. Dây 𝑂
treo có chiều dài 𝑙 = 50 𝑐𝑚, trên đường đi của con lắc dây treo
vướng vào một cái đinh 𝐼 tại vị trí cách điểm treo một đoạn 25 𝑐𝑚
90
25 𝑐𝑚, lệch phía bên phải so với phương thẳng đứng của sợi
𝑚 ሬሬԦ
dây một đoạn 3,5 𝑐𝑚. Lấy 𝑔 = 10 𝑠2 . 𝐼 𝑔

Chu kì dao động của con lắc này có giá trị gần nhất 3,5 𝑐𝑚

A. 2,21 𝑠 B. 1,39 𝑠.
𝐶 𝐷
C. 1,16 𝑠. D. 0,82 𝑠.

 HẾT 

5 | T h ầ y V ũ T u ấ n A n h : https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/

You might also like