You are on page 1of 23

Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

HỆ THỐNG ĐIỆN + ĐIỆN NHẸ


TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Trang 1
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

1. Hệ thống điện
1.1. Tiêu chuẩn áp dụng
Hệ thống điện được thiết kế, lựa chọn tuân theo các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 9358-2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công
nghiệp – yêu cầu chung.
- TCVN 7114-2008: Chiếu sáng cho hệ thống làm việc trong nhà.
- TCXDVN 333-2005 : Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng
và kỹ thuật hạ tầng đô thị (chiếu sáng đường, chiếu sáng các khu trường học,
bệnh viện và các trụ sở).
- TCVN 9207-2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCVN 9206-2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCN 68-141-1995: Nối đất cho công trình viễn thông.
- TCVN 7447-2010: Hệ thống lắp đặt điện hạ thế
- TCVN 3623-81: Khí cụ chuyển mạch điện áp tới 1000V – Yêu cầu chung.
- TCVN 6447-1998: Cáp điện vặn xoắn cách điện XLPE – Điện áp 0.6/ 1KV.
- TCVN 2103-1994: Dây điện bọc nhựa PVC.
- QCVN QCVN 19:2019/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm
chiếu sáng bằng công nghệ led
- TCVN 2048-1993: Ổ cắm và phích điện.
- TCVN 6190-1999: Ổ và phích cắm điện - Kiểu và kích thước
- TCVN_4086-85 : Tiêu chuẩn về an toàn điện.
- TCVN 4756-2001 : Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị.
- IEC 947: Thiết bị đóng ngắt điều khiển hạ thế.
- IEC 60439-1: Yêu cầu chung về tủ điện hạ thế
Hệ thống điện thiết kế cho công trình phục vụ cho nhu cầu về chiếu sáng và các
thiết bị động lực như các thiết bị văn phòng, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống
phòng cháy tự động, hệ thống bơm nước, thang máy…
Hệ thống điện được thiết kế bảo đảm như sau:
- An toàn, đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật.
- Đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định và liên tục.
- Tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng điện.
- Phù hợp với thiết kế kiến trúc tòa nhà.
- Dễ kiểm soát và bảo trì hệ thống ngay khi đang hoạt động.
- Giảm tối đa chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.

- Trang 2
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

1.2. Giải pháp cấp điện


 Hiện trạng cấp điện:
- Hiện tại đây là công trình xây dựng mới lấy nguồn từ trạm biến áp 2000KVA đã
được đầu tư ở giai đoạn trước và máy phát điện dự phòng 500KVA lắp mới, trong
khuôn viên Đài Phát thanh để cung cấp cho toàn bộ phụ tải trong công trình.
 Phương án cấp điện:
- Hệ thống phân phối điện hạ thế là hệ thống 3 pha, 5 dây; 400/230V; f = 50 Hz.
- Nguồn điện cấp cho khối nhà được đấu nối vào tủ điện tổng MSB của toàn công
trình
- Từ tủ điện MSB chính cấp đến các tầng thông qua 1 thanh dẫn Busway 800A và
các tủ điện tầng.
- Cáp cấp nguồn từ tủ điện phân phối các tầng đến tủ điện các phòng được đi trong
máng cáp, ống bảo hộ PVC.
- Cáp điện của hệ thống chiếu sáng, ổ cắm được luồn trong ống PVC bảo hộ lắp nổi
trên trần và âm trong tường.
- Nguồn điện cung cấp cho công trình bao gồm:
+ Điện lưới của điện lực địa phương.
+ Điện máy phát dự phòng.
- Giữa máy biến áp và máy phát dự phòng có sử dụng một bộ tự chuyện đổi nguồn
tự động (ATS), tự động khởi động máy phát và cung cấp điện cho phụ tải sau 10
giây khi điện lưới bị mất. Tín hiệu điều khiển tủ ATS phải được kết nối đến hệ
thống PCCC của tòa nhà, việc đóng mở các MCCB 01; MCCB 02; MCCB 03 của
tủ điện MSB và tủ ATS theo tín hiệu sự cố và PCCC được thể hiện trên bản vẽ “
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ TỦ ĐIỆN MSB” để đóng cắt các tải ưu tiên và không ưu
tiên khi sự cố và khi có cháy được tối ưu nhằm làm giảm thiệt hại khi sự cố sảy ra
đồng thời cô lập sự cố để sửa chữa nhanh chóng.
- Tủ sau ATS cáp điện cấp đến tủ điện MSB được luồn trong ống HDPE chôn trong
trực tiếp trong đất.
- Phụ tải điện của Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh và Truyền hình được tóm tắt như
sau:
 Tính toán công suất các tủ điện:
Tủ Công suất
STT Vị trí/ thiết bị
điện/Tuyến (kW)
I TẦNG 1 DB-1 16.0
1 Phòng bảo vệ, trực lái xe DB-1.7 1.0
2 Phòng nhân viên điện nước DB-1.6 1.0
3 Phòng dịch vụ quảng cáo DB-1.5 1.3

- Trang 3
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

Tủ Công suất
STT Vị trí/ thiết bị
điện/Tuyến (kW)
4 Phòng tiếp dân DB-1.3 1.0
5 Kho dụng cụ DB-1.4 1.1
6 Kho sửa chữa thiết bị DB-1.2 1.4
7 Kho thiết bị thanh lý DB-1.1 1.0
8 Tủ điện bơm nước sinh hoạt DB-P 6.0
II TẦNG 2 DB-2 133
1 Chánh văn phòng DB-2.5 1.0
2 Giám đốc + tiếp khách DB-2.4 1.4
3 Văn thư DB-2.6 1.0
4 Phòng chờ DB-2.7 1.0
5 Phó Chánh văn phòng + chuyên viên DB-2.8 1.5
6 Phòng họp DB-2.3 2.1
7 Phòng Tài chính - Dịch vụ DB-2.10 1.9
8 Trưởng phòng Tài chính - Dịch vụ DB-2.9 1.0
9 Phim trường DB-2.1 118
10 Phòng thiết bị đạo cụ phục vụ phim trường DB-2.2 1.0
11 Phòng điều khiển thiết bị phim trường DB-2.14 1.3
12 Phòng chờ biên tập viên Nam DB-2.13 1.0
13 Phòng chờ biên tập viên Nữ DB-2.12 1.0
14 Phòng tài liệu DRT DB-2.11 1.9
15 Tủ điện quạt hút khói tầng 2 DB-2F-02 3.5
III TẦNG 3 DB-3 112
1 Phòng phó giám đốc DB-3.4 1.0
2 Trưởng phòng Sản xuất chương trình DB-3.3 1.0
3 Phó trưởng phòng Sản xuất chương trình + nhân viên DB-3.1 3.1
4 Phòng máy dựng truyền hình sau thô DB-3.2 1.0
5 Studio chương trình phát thanh + phòng điều khiển 01 DB-3.5 21.6
6 Studio chương trình phát thanh + phòng điều khiển 02 DB-3.6 21.6
7 Studio chương trình phát thanh + phòng điều khiển 03 DB-3.7 21.6
8 Studio chương trình phát thanh + phòng điều khiển 04 DB-3.8 21.6
9 Studio chương trình phát thanh + phòng điều khiển 05 DB-3.9 21.6
10 Studio chương trình phát thanh + phòng điều khiển 06 DB-3.10 21.6
DB-3F-01-
11 Tủ điện quạt hút khói tầng 3 7.0
02

- Trang 4
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

Tủ Công suất
STT Vị trí/ thiết bị
điện/Tuyến (kW)
IV TẦNG 4 DB-4 12.6
1 Trưởng phòng chuyên mục DB-4.3 1.0
2 Phó phòng chuyên mục + nhân viên DB-4.4 1.8
3 Trưởng phòng văn nghệ - thể thao DB-4.2 1.0
4 Phó phòng văn nghệ - thể thao + nhân viên DB-4.1 2.2
5 Trưởng phòng thời sự DB-4.5 1.0
6 Phó phòng thời sự + nhân viên DB-4.6 3.0
7 Phó Giám đốc DB-4.8 1.0
8 Phòng tổng khống chế phát thanh và truyền hình DB-4.7 29
9 Trường phòng tiếng dân tộc DB-4.9 1.0
10 Phó phòng tiếng dân tộc + nhân viên DB-4.9 2.4
11 Phòng máy DB-4.10 1.0
V TẦNG 5 DB-5 35
1 Trưởng phòng truyền dẫn phát sóng DB-5.1 1.0
2 Phó trưởng phòng truyền dẫn phát sóng + nhân viên DB-5.2 1.8
3 Trưởng phòng chương trình DB-5.4 1.0
4 Phó phòng chương trình + nhân viên DB-5.3 3.6
5 Phó Giám đốc DB-5.6 1.0
6 Đánh giá nghiệm thu tác phẩm tác phẩm PTTH DB-5.5 1.7
7 Phòng truyền thống + họp giao ban DB-5.7 1.2
8 Phòng AHU DB-5.8 1.0
9 Tủ điện AHU DB-AHU 24.6
VI TẦNG 6 DB-6 83
1 Phòng đặt máy phát sóng DB-6.1 2.0
2 Phòng thông tin điện tử DB-6.2 3.0
3 Thiết bị phục vụ hệ thống truyền thông số DB-6.3 1.0
4 Hội trường DB-6.4 76
DB-6F-
5 Tủ điện Quạt hút khói phòng hội trường 7.0
01/02
VII TẦNG TUM
1 Tủ điện cấp nguồn HT ĐHKK VRV DB-VRV 86
2 Tủ điện thang máy DB-EL 31
3 Tủ điện quạt hút khói sự cố DB-AF-01 19
4 Tủ điện dàn nóng AHU phòng phim trường DB-ODU- 51

- Trang 5
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

Tủ Công suất
STT Vị trí/ thiết bị
điện/Tuyến (kW)
AHU
Tổng công suất Pđ (kW) 614
Hệ số đồng thời Kđt 0.6
Dự phòng 10% 36.8
Công suất tính toán Ptt (kW) 405

1.3. Phụ tải hệ thống điện


- Nguồn điện được lấy từ nguồn lưới điện trung thế 35(22) kV, sau đó qua các trạm
biến thế sẽ được hạ xuống điện áp sinh hoạt tủ tổng toàn công trình (220/380V-3P-
50Hz). Sau đó thông qua các tủ phân phối sẽ phân phối điện năng đến các tải cần
tiêu thụ (đèn chiếu sáng, điều hòa không khí, bơm nước…).
 Tụ bù:
- Hiện tại công trình đang được cấp nguồn bởi 1 máy biến áp 2000KVA đã được đầu
tư xây dựng với thỏa thuận đấu nối do điện lực địa phương quản lý với các thông
số đầu vào như điện áp, CosÞ theo điện lực do đó trong phạm vi đề án này không
đề cấp đến công suất dung lượng bù cho công trình.
 Hệ thống điện:
- Hệ thống điện được thiết kế bao gồm các phần chính sau:
+Phụ tải chiếu sáng.
+Phụ tải ổ cắm công suất nhỏ.
+Phụ tải điện lạnh.
+Cấp nguồn cho thang máy
+Phụ tải bơm nước sinh họat.
+Phụ tải PCCC.
+Cấp nguồn cho các hệ thống điện nhẹ.
1.4. Thuyết minh kỹ thuật.
1.4.1. Tủ điện chính MSB và các tủ phân phối.
a. Tủ điện chính MSB.
- Tủ điện chính MSB được đặt tại phòng kỹ thuật tầng 1 của tòa nhà.
- Tại tủ phân phối chính MSB, các tuyến cung cấp nguồn cho các phụ tải của tòa
nhà đều xuất phát từ tủ MSB.
- Đầu ra cấp tới các tủ điện khu vực hoặc phụ tải tiêu thụ đều có các thiết bị bảo
vệ MCCB (Moulded Case Circuit Breaker).
- Trên vỏ tủ phải có nhãn khắc tên tủ. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý phải được dán trên
cửa tủ. Trên cửa tủ phân phối chính phải chứa được những thiết bị sau:
 Phần hiển thỉ cho các thiết bị đo đếm P, Q, A, V, Cosφ.
 Điện kế.

- Trang 6
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

 Hiển thị nguồn cung cấp.


 Đèn báo sự cố.
 Nút ngừng khẩn cấp.
- Thanh cái, giá đỡ và đấu nối trong tủ:
 Việc phân phối tải cho các tuyến trong tủ phải sử dụng thanh cái được chế
tạo bằng đồng chịu lực kéo, dẫn điện tốt, có độ sạch điện phân.
 Việc lựa chọn tiết diện và cách ly cho các thanh cái phải tuân thủ theo tiêu
chuẩn IEC 60664-1.
 Trừ các bộ ráp thanh cái được bọc kín hoặc được nhún toàn bộ trong PVC,
các thanh cái khác đều phải được phủ lớp vật liệu copolyme acrilic.
 Thanh cái phải được đánh dấu để nhận biết theo thứ tự pha (có thể đánh
dấu bằng các vỏ bọc PVC cùng màu với màu dây cáp theo thứ tự pha).
 Hệ thống thanh cái trong tủ được lựa chọn sao cho có thể chịu được lực tác
động tối đa về nhiệt, cơ, từ trường trong trường hợp có sự cố với thời gian
lớn hơn thời gian các thiết bị bảo vệ tác động.
 Thanh cái trung tính phải được lựa chọn có cùng tính chất và kích cỡ của
thanh cái các pha.
 Các tuyến dây cáp bên trong tủ sẽ được kết nối với các tuyến dây cáp bên
ngoài từ các thiết bị tại các terminal được đặt phía dưới tủ phân phối. Màn
che bảo vệ không cho chạm vào các terminal bằng nhựa trong suốt để
người vận hành có thể quan sát được.
 Phải sử dụng các đầu coss và vỏ bọc bảo vệ cho các đầu kết nối của dây
cáp với các thiết bị bảo vệ.
 Một thanh cái nối đất được lắp đặt trong tủ phân phối ở phía đáy tủ để phân
phối cực nối đất cho các thiết bị, có kích thước phù hợp các yêu cầu của
các đường kết nối. Đây là hệ thống TNS nên thanh cái nối đất không được
kết nối với thanh cái trung tính.
 Các dây dẫn tiếp địa phải được kết nối bằng các đầu coss.
 Vỏ tủ phải được kết nối với thanh cái tiếp địa, vỏ của tủ kết nối với thanh
cái nối đất bằng cáp đồng trần.
- Tủ MSB được đặt cách nền hoàn thiện từ 0,2m ÷ 0,3m
b. Các tủ phân phối
- Các thiết bị sử dụng điện mỗi hạng mục (tải chiếu sáng, ổ cắm điện…) được lấy
nguồn từ tủ điện tổng của hạng mục đó.
- Tại các đầu ra tủ phân phối cấp tới các thiết bị tiêu thụ điện sẽ lắp đặt các thiết
bị bảo vệ, điều khiển… cho các phụ tải ở hạng mục đó.
- Nguồn điện chính cấp cho các tủ phân phối được lấy từ tủ điện tổng đặt tại
phòng kỹ thuật điện.
- Tủ phân phối điện thiết kế phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện áp cách điện,
tiêu chuẩn bảo vệ an toàn,…
- Tủ phân phối được lắp nổi trong phòng kỹ thuật của các khối nhà
c. Các yêu cầu chung tủ điện

- Trang 7
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Tủ điện phải có các chức năng bảo vệ sau:


 Chống lại quá trình xâm nhập của nước.
 Bảo vệ chống hư hỏng về phần cơ khí cho các thiết bị bên trong tủ.
 Chống mài mòn, rỉ sét.
 Các miệng hở phải có lưới chống côn trùng.
- Vỏ tủ được cấu tạo phải thỏa mãn những yêu cầu chính sau:
 Cấu tạo bằng thép lá, mạ điện, sơn 2 lớp sơn tĩnh điện.
 Vỏ tủ có độ dày 1,5mm.
 Cửa tủ có độ dày 2mm.
 Cửa phải khóa được, gắn các đồng hồ đo lường, đèn báo hiệu, nút điều
khiển.
- Tủ phân phối phải có mặt bảo vệ ngoài, để khi mở cửa tủ người vận hành không
chạm được vào các phần mang điện phía trong tủ.
- Cấp bảo vệ IP42, thanh cái lắp đặt theo Form 2b tiêu chuẩn IEC.
- Thanh cái bằng đồng trần nguyên chất có mạ, có khả năng chịu mọi tác động về
cơ khí và nhiệt gây ra do dòng ngắn mạch.
- Hệ thống thanh cái chính phải được lắp đặt tại một khoang riêng biệt.
 Thanh cái trung hòa có kích thước như thanh cực tương ứng.
 Cường độ thanh cái dựa trên mật độ dòng nhưng không quá
1500A/1000mm2.
- Màu của các đèn hiển thị như sau:
 Màu hiển thị đèn báo pha:
Pha A : Màu đỏ.
Pha B : Màu vàng.
Pha C : Màu xanh.
Trung tính : Màu đen.
Dây nối đất : Hai màu xanh lục + vàng.
 Màu hiển thị chế độ làm việc:
° Làm việc : Màu trắng.
° Sự cố : Màu đỏ.
° Cảnh báo : Màu vàng.
° Xác lập : Màu xanh lam.
- Màu các nút bấm điều khiển:
 Khởi động : Màu trắng.
 Dừng : Màu đỏ.
d. Thiết bị đo lường
- Các thiết bị đo lường được lắp đặt trên cửa tủ phân phối được thể hiện trên bản
vẽ sơ đồ nguyên lý. Tất cả các thiết bị này phải chống bụi, các khe cắt trên tủ để
đặt các thiết bị phải được lót miếng đệm kín để ngăn ngừa bụi lọt vào tủ điện.

- Trang 8
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Mỗi thiết bị đều phải có nhãn ghi rõ tuyến và pha nào được đo lường.
- Các thiết bị đo lường phải có kích thước không nhỏ hơn 96 x 96 (mm)
1.4.2. Hệ thống nối đất.
- Hệ thống nối đất sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9358-2012.
- Hệ thống nối đất phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Giới hạn ảnh hưởng của điện thế tiếp xúc và điện áp bước sao cho không gây
nguy hiểm đến người và thiết bị dưới mọi điều kiện vận hành bình thường và
bất thường.
+ Đảm bảo cho hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc… Làm việc an toàn và tin
cậy.
+ An toàn cho các thiết bị làm việc.
- Phạm vi thiết kế:
+Hệ thống nối đất thiết kế cho công trình bao gồm: Hệ thống nối đất cho chống
sét, sử dụng cọc tiếp địa có kích thước D=16mm, L=2400mm để thoát dòng
sung sét vào đất. Hệ thống nối đất an toàn, hệ thống nối đất cho thiết bị thông
tin liên lạc sử dụng lần lượt 2 giếng khoan tiếp địa có độ sâu, các cọc tiếp địa
được liên kết bằng dây đồng trần 70mm².
+ Dây nối đất chính tiết diện 70mm² bọc cách điện PVC được nối đến thanh nối đất
chính của tủ điện MSB, các tủ điện tầng mạch động lực đều có dây nối đất đi
kèm, các thiết bị bằng kim loại trong toà nhà củng được nối đất an toàn.
+Điện trở của hệ thống nối đất chống sét, an toàn, thông tin liên lạc có giá trị điện
trở nhỏ hơn hoặc bằng lần lượt là 10 ohm, 4 ohm, 1 ohm. Tùy theo điều kiện
địa lý và thực tế tại công trình để có thể thực hiện các biện pháp bổ sung khi đo
đạc không đạt giá trị điện trở đất nêu trên.
+ Thực hiện việc kiểm tra điện trở hệ thống nối đất thường xuyên (Giá trị điện trở
đo được trước mùa mưa có thể xem là giá trị chính xác).
Các yêu cầu chung của hệ thống nối đất:
- Nối đất các tủ điện phân phối kể cả cửa tủ.
- Thang cáp, máng cáp, trunking và tất cả các thiết bị sử dụng điện trong công
trình phải được nối đất.
- Tiết điện dây dẫn nối đến các thiết bị, các hệ thống kỹ thuật được thể hiện trên
các bản vẽ sơ đồ nguyên lý, chi tiết lắp đặt…vv…
1.4.3. Vật tư điện và các yêu cầu.
a. Ổ cắm điện.
Ổ cắm điện phải thỏa các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 2048-1993: Ổ và phích cắm 1 pha.
- TCVN 6190-1999: Ổ và phích cắm điện – Kiểu và kích thước.
- Tất cả ổ cắm điện đều phải lắp âm tường, âm sàn. Trừ những trường hợp đặc
biệt được ghi trên bản vẽ, các ổ cắm điện sẽ được cung cấp và lắp đặt theo các
yêu cầu sau:
 Ổ cắm điện mặt đôi loại 3 chấu: 16A - 220V - 2P+E.

- Trang 9
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

 Các tiếp điểm của ổ cắm không phát sinh tia lửa điện khi tiếp xúc với phích
cắm.
 Cao độ lắp đặt ổ cắm là 0.4m (cao độ so với cốt sàn hoàn thiện).
 Ổ cắm phải được lắp vào hộp âm đã được đặt sẳn trong tường, sàn, vách
ngăn.
 Mặt che ổ cắm phải có khả năng chịu va đập và phải là màu trắng (trừ
những trường hợp đặc biệt nếu có yêu cầu).
b. Công tắc cho mạch chiếu sáng
- Tất cả công tắc cho mạch chiếu sáng đều lắp âm tường và sử dụng đúng theo
yêu cầu bản vẽ thiết kế.
- Giá trị dòng làm việc nhỏ nhất cho công tắc là 10A/ 250V.
- Công tắc đèn phải đặt ở tường, gần cửa ra vào sẽ được bố trí cách mép cửa 0,2m
(phía tay nắm cánh cửa) và phải được chỉ dẫn trên bản vẽ Shop Drawing.
- Tất cả công tắc đèn được lắp ở cao độ cách cốt sàn hoàn thiện 1,35m.
- Nếu có sự thay đổi vị trí lắp công tắc đèn (và ổ cắm điện) theo thực tế công
trường thì cần có sự chấp thuận trước của đơn vị giám sát và chủ đầu tư.
- Mặt che công tắc phải có khả năng chịu va đập và phải là màu trắng (trừ những
trường hợp đặc biệt nếu có yêu cầu).
c. Cáp và dây cáp điện.
Cáp và dây dẫn sử dụng cho công trình phải thỏa các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 2103-1994: Dây điện bọc nhựa PVC.
- TCVN 5933-1995: Sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện
- TCVN 6447-1998: Cáp điện vặn xoắn cách điện XLPE-Điện áp 0,6/ 1KV.
- TCVN 6613-2000: Cáp chống cháy. Thử nghiệm cáp trong điều kiện cháy.
- Tiêu chuẩn IEC 228: Ruột dẫn cáp cách điện.
 Đặc tính kỹ thuật:
- Dây pha và trung tính từ tủ phân phối cấp đến thiết bị: Cu/PVC (CV)
 Điện áp: 0.6/1kV.
 Vỏ bảo vệ: PVC.
 Ruột dẫn bằng đồng loại nhiều sợi xoắn lại.
 Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép là 70oC.
- Dây cáp cấp nguồn tủ điện phân phối: Cu/XLPE/PVC (CXV)
 Điện áp: 0.6V/0.1kV.
 Cách điện: XLPE
 Vỏ bảo vệ: PVC.
 Ruột dẫn bằng đồng loại nhiều sợi xoắn lại.
 Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép là 90oC.
- Dây cáp nối đất: Cu/PVC (CV)
 Điện áp: 0.6/1kV.

- Trang 10
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

 Vỏ bảo vệ: PVC.


 Ruột dẫn bằng đồng loại nhiều sợi xoắn lại.
 Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép là 70oC.
- Dây cáp chống cháy: Sử dụng cấp nguồn cho tủ bơm nước chữa cháy. Cáp
chống cháy phải có các đặc tính kỹ thuật sau:
 Điện áp: 0.6/1kV.
 Cách điện: XLPE chống cháy.
 Vỏ bảo vệ: PVC chống cháy.
 Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép là 90oC.
- Tiết diện của các loại dây cáp đã được thể hiện trên bản vẽ sơ đồ nguyên lý và
trong thuyết minh kỹ thuật như là một hướng dẫn nó có thể được thay đổi bởi
nhà thầu tùy thuộc vào yêu cầu thực tế khi lắp đặt:
 Công suất thực tế cần truyền tải.
 Chiều dài cáp.
- Tiết diện của dây cáp sẽ được tính toán sao cho độ sụt áp tại các điểm đặt thiết
bị tiêu thụ nằm trong giới hạn cho phép
 3% cho chiếu sáng.
 5% cho thiết bị điện.
 Việc lựa chọn màu dây bắt buộc phải tuân theo quy định sau:
 Pha 1: Đỏ.
 Pha 2: Vàng.
 Pha 3: Xanh dương.
 Trung tính: Đen.
 Đất: Vàng sọc xanh lá
 Lắp đặt cáp - dây cáp:
- Cáp phải được luồn trong ống đi trên trần, trên trunking hoặc luồn trong ống đặt
âm tường.
- Việc đấu nối dây cáp phải được thực hiện tại các vị trí hộp nối, nơi mắc rẽ nhánh
hoặc tại điểm cuối của thiết bị.
- Đảm bảo không bị hư hại phần cách điện và vỏ bọc dây cáp trong suốt quá trình
lắp đặt.
- Trên các tuyến dây cáp cần phải được ghi nhãn, đánh số ngay ở vị trí bắt đầu từ
các tủ phân phối, chổ chuyển hướng, đấu nối và điểm kết nối với thiết bị. Sử
dụng số và chữ gắn trực tiếp lên dây cáp hoặc gián tiếp trên thanh nhựa đối với
cáp có tiết diện lớn
- Những ký hiệu được ghi phải cho biết được điểm xuất phát, điểm đến hoặc thiết
bị được kết nối. Những ký hiệu này phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
d. Máng cáp.
- Máng cáp được lắp đặt trên trần giả đi từ phòng kỹ thuật, dọc theo hành lang đến
các phòng.

- Trang 11
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Máng cáp hệ thống điện và hệ thống điện nhẹ (điện thoại, mạng internet,
camera…) không dùng chung.
- Yêu cầu kỹ thuật cho máng cáp:
 Máng cáp được chế tạo bằng thép lá mạ kẽm nhúng nóng, độ dầy 2mm và
được sơn tĩnh điện.
 Các co và khớp nối phải có cùng đặc tính.
 Phải có dự trù kích thước trước 30%.
 Đáy có đục lỗ.
- Dây cáp điện khi đặt vào máng cáp phải được sắp xếp đều, gọn gàng và đai chặt
theo từng nhóm.
- Máng cáp không được có cạnh sắc để làm hư hại vỏ bọc của dây cáp. Giá đỡ và
các phụ kiện lắp đặt phải được bố trí đều nhằm cố định máng cáp ở đúng vị trí
và thẳng. Số lượng các giá đỡ và ty treo được xác định tùy theo tải trọng của
thang nhưng không ít hơn 2 giá đỡ cho một máng cáp.
- Giá đỡ và phụ kiện phải được bố trí đều đặn nhằm cố định máng cáp thẳng hàng,
không bị võng.
- Máng cáp được nối te với sàn bêtông mỗi khoảng cách 2m một lần.
e. Ống điện và lắp đặt ống
- Ống bảo vệ phải là loại ống có đặc điểm phù hợp với cấp bảo vệ tương ứng với
nhu cầu sử dụng của từng nơi. Đường kính ống phải được lựa chọn sao cho dễ
dàng trong việc kéo cáp, thay dây.
- Sử dụng ống điện có lớp bảo vệ là PVC, loại chống cháy và chịu được sự va
đập, có đường kính không dưới 20mm.
- Tại những vị trí có khả năng gây hư hại về cơ học cho ống bảo vệ dây cáp điện
sẽ đươc dùng bằng ống thép mạ kẽm.
- Khi thi công không được sử dụng những ống bị gãy gấp khúc.
- Nhà thầu cơ điện phải tiến hành đục lỗ để dấu ống, việc sẽ rảnh phải được thực
hiện bằng máy và phải có trách nhiệm trám lại các rãnh cắt bằng phẳng. Đối với
các ống bằng kim loại tại các vị trí mối nối phải được xử lý nhằm tránh bị rỉ sét.
- Kết thúc ống phải được lắp sao cho bằng mặt với bề mặt của tường, vách ngăn,
trần…
- Khi băng xuyên qua tường, vách ngăn ống dẫn phải nhô ra theo qui định sau:
 5mm so với mặt bằng ống dẫn nhô ra.
 30mm so với mặt bằng ngang (phần nhô lên phía trên trần giả).
 Ống phải được cố định chắc chắn trong tường để ngăn ngừa dao động và
phải có lớp phủ xi măng ít nhất là 10mm đối với các ống đặt âm tường.
- Đối với các ống đi nổi việc cố định ống bằng những kẹp đỡ ống, vị trí lớn nhất
giữa 2 kẹp đỡ ống:
 1m đối với ống bằng kim loại.
 0,6m đối với ống bằng nhựa.
 0,3m đối với ống mềm hoặc ống bẻ cong hoặc cáp nhiều lõi.

- Trang 12
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Ống phải được lắp đặt thẳng hàng, vuông góc với nhau không đươc băng ngang
tùy tiện.
- Tất cả ống dẫn vào hộp nối đều phải được cố định ở khoảng cách 0,3m so với
hộp để đảm bảo ống dẫn đi thẳng vào hộp.
- Những vị trí ống dẫn bị hư hại trong quá trình thi công phải được thay thế bằng
các ống khác.
f. Hộp nối.
- Toàn bộ các mối nối phải được thực hiện trong các hộp nối chống nước được
gắn cố định trên các máng cáp, số lượng các ngõ vào ra phải được xác định cho
phù hợp theo số lượng cáp.
- Trong các hộp nối phải có terminal để nối cáp.
- Hộp nối được gắn bên cạnh máng cáp, các dây dẫn phải được đánh số, ký hiệu
trong hộp nối.
- Toàn bộ hộp nối phải có nhãn và được ghi trong bản vẽ hoàn công.
1.4.4. Hệ thống chiếu sáng.
a. Tiêu chuẩn thiết kế
- Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong các
nhà ở và công trình công cộng TCVN 7114:2008, TCVN 4470-2012
b. Yêu cầu kỹ thuật chung.
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng bao gồm các hạng mục sau:
+ Chiếu sáng làm việc.
+ Chiếu sáng sự cố.
+ Chiếu sáng phân tán người.
+ Chiếu sáng bảo vệ.
- Cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng được tính toán sao cho tổn thất điện áp rơi
trên các đèn ở xa nhất không vượt quá 5%.
- Toàn bộ các linh kiện trong bộ đèn phải có cấp cách điện đảm bảo mọi chỉ tiêu an
toàn điện theo TCVN 5561-92, TCVN 1835-94.
- Loại đèn được sử dụng trong thiết kế với mục tiêu tiết kiệm điện năng, có độ thẩm
mỹ cao và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng.
- Việc thiết kế chiếu sáng nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của người và các
phương tiện khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.
c. Hệ thống chiếu sáng trong nhà
- Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng làm việc cho tòa nhà được thiết kế thỏa các yêu
cầu sau:
+ Bảo đảm độ rọi thích hợp với từng khu vực trong tòa nhà.
+ Sử dụng các kiểu đèn phù hợp với kiến trúc và công năng mỗi khu vực.
- Các phần trong một bộ đèn phải được đồng bộ với nhau và do cùng một nhà sản
xuất.
- Đèn chiếu sáng cho mỗi tầng được cấp nguồn từ tủ điện phân phối tại tầng đó.
- Vị trí đặt đèn sẽ được xác định thực tế phụ thuộc vào Kiến trúc và phải được sự

- Trang 13
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

chấp thuận của đơn vị Thiết kế Kiến trúc, Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư.
- Chiếu sáng tại mỗi tầng được phân điều khiển theo từng nhóm:
 Khu văn phòng làm việc
 Khu vực vệ sinh + sảnh tầng
- Độ rọi yêu cầu tại các khu vực:
Công năng Độ rọi trung bình yêu cầu
Hành lang, lối đi, khu vệ sinh 150 - 200 lux
Khu Văn phòng làm việc >=300 lux-500 lux
d. Hệ thống chiếu sáng khu vực công cộng.
Được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, nhằm tránh tốn hao về điện.
Hệ thống chiếu sáng có thể tiết giảm trên 1/2 số lượng đèn nếu cần thiết.
e. Hệ thống chiếu sáng sự cố, thoát hiểm
- Được thiết kế tại các khu vực hành lang, thang bộ thoát hiểm, sảnh, các khu vực
đậu xe…
- Hệ thống và thiết bị lựa chọn sẽ được lựa chọn tuân theo các quy định tiêu chuẩn
về chiếu sáng an toàn cho công trình, bắt buộc có chữ “EXIT” hoặc “LỐI THOÁT”
và mũi tên chỉ hướng lối thoát.
- Hệ thống chiếu sáng sự cố sẽ duy trì độ sáng tối thiểu trong trường hợp tòa nhà có
sự cố về hệ thống điện hoặc hỏa hoạn.
- Bình thường, nguồn cung cấp cho các tuyến đèn chiếu sáng sự cố từ mạng điện
chính của tòa nhà. Khi có sự cố gây mất nguồn điện, đèn chiếu sáng khẩn cấp sẽ
bật sáng và nguồn sử dụng lúc này là do pin trong đèn cung cấp.
- Các yêu cầu kỹ thuật của đèn:
 Đèn thoát hiểm 1 mặt 7w (bộ lưu điện trong 3h).
 Đèn chỉ 2 hướng 2 mặt 7w (bộ lưu điện trong 3h).
 Đèn chỉ hướng 2 mặt 7w (bộ lưu điện trong 3h)
 Đèn chỉ hướng 2 mặt 7w (bộ lưu điện trong 3h).
 Nguồn cấp 220V-50Hz.
 Thời gian chiếu sáng liên tục của đèn tối thiểu 3 giờ.
 Nút kiểm tra.
1.4.5. Bảo vệ quá tải.
- Tại mỗi tầng, phòng được lắp đặt tủ điện riêng.
- Các thiết bị chiếu sáng, quạt trần, ổ cắm và ĐHKK được điều khiển bằng các
MCB riêng.
- Tuyến đèn cầu thang các tầng được quản lý bằng MCB riêng.
- Đèn chiếu sáng sự cố (Emergency) và chỉ hướng thoát hiểm (Exit) tại mỗi tầng
được quản lý bằng MCB riêng.
1.4.6. Kiểm tra và thử nghiệm.
- Thử thông mạch của hệ thống dây, cáp điện để xác định những chổ bị đứt trong
quá trình thi công.

- Trang 14
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Thử cách điện của hệ thống dây, cáp điện hạ thế, MCB, MCCB, từ sau tủ điện
chính. Trị số yêu cầu là R  1M.
- Chạy thử không tải đơn động các thiết bị.
1.4.7. Chạy thử hệ thống.
Vận hành hệ thống điện, đóng tải từ từ cho đến khi đặt phụ tải tối đa (không kể các
phụ tải ổ cắm). Xác định dòng, áp, cân bằng pha tại tủ điện chính và các tủ phân phối.
Xác định sụt áp tại điểm xa nguồn nhất đảm bảo không lớn hơn 5%.
1.5. Giải pháp chống sét
a. Tiêu chuẩn áp dụng
- TCVN 9385 - 2012 : Chống sét cho công trình xây dựng.
- NFC - 102 - 2002 : Chống sét cho công trình xây dựng
b. Chống sét đánh trực tiếp
- Nhằm mục đích chống sét phóng trực tiếp vào công trình, ngăn chăn những thiệt hại
do sét gây ra cho công trình, trang thiết bị cũng như con người, vì vậy cần thiết phải
trang bị hệ thống chống sét cho công trình.
- Hê thống thu sét bao gồm lưới thu sét bằng các thanh nhôm 25x3 mm2. Hệ thống các
thanh nhôm này được bố trí trên mái nhằm mục đích tiêu tán thoát năng lượng sét an
toàn.
- Sử dụng thép trong cột kết cấu làm liên kết đẳng thế, thoát sét, tiêu tán năng lượng
sét xuống đất.
- Khoảng cách lớn nhất giữa các dây dẫn xuống đất không quá 18m. Bố trí 1 hộp kiểm
tra đo điện trở đất.
Hệ thống tiếp địa chống sét có điện trở nối đất không quá 10 Ohm, đo trong mùa khô
nhất trong năm.
Các mối nối cáp và cọc tiếp địa sử dụng hàn hóa nhiệt CADWELD và các kẹp U bằng
đồng để bảo đảm tiếp xúc tại các mối hàn bền vững theo thời gian.
- Không thiết kế kim thu sét phát tia tiên đạo do công trình có hệ thống chống sét chủ
động của tháp phát sóng.
c. Chống sét lan truyền
 Hệ thống chống sét lan truyền trên đường nguồn:
- Do nguồn điện từ phía hạ thế trạm biến áp và đã được bảo vệ chống sét lan truyền
theo quy định của điện lực do đó chỉ sử dụng thiết bị cắt sét lan truyền loại gắn
song song với nguồn điện, không phụ thuộc vào dòng tải để cắt sét trên đường hạ
thế chính của tủ điện cấp nguồn cho phòng Tổng Khống Chế, đây là phòng chứa
các thiết bị điện – điện tử rất nhạy cảm với các sung do dòng điện sét gây ra.
- Thiết bị cắt sét loại gắn song song:
+ Điện áp làm việc lớn nhất : 2kV.
+ Số pha bảo vệ : 3 pha.
+ Tần số điện làm việc : 50/ 60Hz.
+ Dòng tải định mức : không phụ thuộc dòng tải.
+ Khả năng thoát xung sét : 65kA dạng sóng 8/ 20µs.

- Trang 15
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Thiết bị cắt lọc sét mắc nối tiếp:


+ Điện áp làm việc lớn nhất : 2kVrms.
+ Số pha bảo vệ : 3 pha.
+ Tần số điện làm việc : 50/ 60Hz.
+ Dòng tải định mức : tùy theo dòng tải tại vị trí lắp đặt ta sẽ
chọn thiết bị.
+ Khả năng thoát xung sét:
 Mức bảo vệ thứ 1:
 Pha – Trung tính : 65kA dạng sóng 8/ 20 µs.
 Trung tính – Đất : 65kA dạng sóng 8/ 120 µs.
 Mức bảo vệ thứ 2: Cuộn cảm không bảo hòa và tụ điện có tầng số cắt
800Hz.
 Mức bảo vệ thứ 3: Pha – Trung tính : 65kA dạng sóng 8% 20 µs.
 Các yêu cầu khác:
- Cắt lọc được hoàn toàn sét lan truyền trên đường nguồn.
- Ổn định điện áp của hệ thống khi có sét.
- Tác động tới mọi dạng xung quá áp.
- Hoạt động hiệu quả và tin cậy trong tất cả các loại mạng điện.
d. Hệ thống nối đất
- Hệ thống nối đất phải đảm bảo việc bảo vệ chống lại những sự cố về cách điện, vận
hành từ nguồn cung cấp chính đến từng thiết bị khác nhau.
- Hệ thống nối đất cho công trình thuộc loại TNS.
- Tất cả các thiết bị điện đều được thực hiện nối đất (đèn, ổ cắm, vỏ tủ điện, vỏ máy
phát điện…).
- Hệ thống phân phối nối đất của công trình: Các phần sẽ được kết nối vào thanh cái
chính của hệ thống nối đất bao gồm:
+ Đất và trung tính các tủ phân phối điện, kể cả cửa tủ.
+ Các hệ thống điện nhẹ (camera, báo cháy…).
+ Ngoài ra, các hệ thống thang cáp, máng cáp, trunking cũng được thực hiện nối te
lập lại mỗi mối nối hoặc co nối sao cho đảm bảo yêu cầu về mặt liên kết.
- Hệ thống nối đất hạ thế có điện trở nối đất không vượt quá 4.0Ω.
- Hệ thống tiếp địa cho hệ thống thông tin có điện trở tiếp địa không vượt quá 1.0Ω
+ Thiết kế 2 giếng tiếp địa riêng biệt cho 2 hệ thống nối đất hạ thế và hệ thống nối
đất cho hệ thống thông tin mỗi giếng sâu 25 mét, sử dụng 1 cọc thép mạ đồng
có kích thước D=16mm, L=2400mm được nối với thanh nối đất chính thông
qua cáp đồng trần 70mm2
+ Các mối nối giữa dây cáp nối đất với cọc nối đất phải được thực hiện bằng các
mối hàn hóa nhiệt.
- Vật tư chính sử dụng cho hệ thống nối đất bao gồm: Cáp đồng trần, cọc thép mạ
đồng, van cân bằng đẳng thế, các mối nối hàn liên kết và hóa chất làm giảm điện

- Trang 16
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

trở đất.
+ Giới hạn ảnh hưởng của điện thế tiếp xúc và điện áp bước sao cho không gây
nguy hiểm đến người và thiết bị dưới mọi điều kiện vận hành bình thường và
bất thường.
+ Đảm bảo cho hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc…, làm việc an toàn và tin
cậy.
+ An toàn cho các thiết bị làm việc.
+ Dây nối đất chính tiết diện 70mm2 bọc cách điện PVC được nối đến thanh nối
đất chính của tủ điện MSB, các tủ điện tầng mạch động lực đều có dây nối đất
đi kèm, các thiết bị bằng kim loại trong toà nhà củng được nối đất an toàn.
+ Điện trở của hệ thống nối đất <= 4 ohm, tùy theo điều kiện địa lý và thực tế tại
công trình để có thế thực hiện các biện pháp bổ sung khi đo đạc không đạt giá
trị điện trở đất nêu trên.
+ Thực hiện việc kiểm tra điện trở hệ thống nối đất thường xuyên (Giá trị điện trở
đo được trước mùa mưa có thể xem là giá trị chính xác).

2. Hệ thống điện nhẹ


2.1 Cơ sở thiết kế & tiêu chuẩn áp dụng
Thiết kế lắp đặt các hạng mục phần điện nhẹ được thực hiện sau khi tham khảo và tuân
thủ các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn, Quy phạm sau đây:
- Sản phẩm cáp: Theo TS 008 cho cấu trúc cáp EIA 568 và ITU 802.3
- Lắp đặt: theo SAA HB29 và theo Tổng cục Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam

- Trang 17
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

TCVN 68-136:1995, TCVN 68-146:1995.


- Chỉ dẫn thiết bị đầu cuối thông tin và viễn thông 1995/5/EEC.
- EN 60950:1992, A1:1993, A2:1993, A3:1995, A4:1997 (An toàn).
- EN 50081-1 (Môi trường dân cư phát ra EMC).
- EN 50082-1 (Môi trường công nghiệp được miễn EMC).
- EN 55022 Lớp B (Môi trường dân cư ITE phát ra EMC).
2.2 Giải pháp thiết kế
2.2.1 Hệ thống điện thoại
 Mô tả hệ thống
- Hệ thống điện thoại được xây dựng phải phù hợp với quy mô của toà nhà.
- Thiết kế vị trí lắp đặt các tủ cáp chính cũng như các hộp cáp tầng phải thuận tiện
cho việc quản lý, bảo dưỡng và bảo trì sau này.
- Hệ thống cáp trục cũng như cáp nhánh phải được thiết kế với tính thẩm mỹ cao và
thuận tiện cho việc sữa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng.
- Hệ thống điện thoại phải được thiết kế rõ ràng và có khả năng thay thế, mở rộng
trong tương lai.
- Vị trí lắp đặt ổ cắm điện thoại phải thuận tiện cho người sử dụng nhưng vẫn đảm
bảo tính mỹ quan chung cho các phòng ban trong trong công trình.
- Hệ thống tiếp âm của hệ thống điện thoại được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn
chung.
- Hệ thống điện thoại phải được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng
chuyên ngành.
- Bảng phân phối điện thoại chính MDF.
- Bảng phân phối tầng IDF 10 pair / 30 pair
- Ổ cắm điện thoại RJ45.
- Hệ thống phụ trợ đi kèm như bộ cấp nguồn AC/DC, bộ lưu điện (UPS), tủ lắp thiết
bị…
 Giải pháp thiết kế:
- Xây dựng hệ thống mạng điện thoại băng thông rộng trên nền tảng IP, phục vụ cho
đàm thoại đơn thuần và đàm thoại video.
- Các khu vực sử dụng điện thoại trực tiếp là các phòng làm việc quan trọng như văn
phòng làm việc, phòng tiếp dân, phòng giám đốc, phó giám đốc …
- Các khu vực sử dụng điện thoại qua tổng đài gồm các khu vực làm việc, khu vực
trực tiếp dưới sự quản lý của cơ quan.
- Các tầng của các khối nhà trong công trình lắp đặt các phiến đấu dây IDF.
- Hệ thống điện thoại bao gồm tổng đài, tủ đấu nối điện thoại chính MDF, các tủ đấu
nối trung gian IDF, cáp điện thoại, bàn điều khiển, pin dự phòng và bộ sạc, cáp và
các ổ cắm điện thoại.

- Trang 18
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Tủ đấu nối chính MDF được đặt tại phòng server tại tầng 4. Các tủ đấu nối trung
gian IDF và các hệ thống thiết bị phụ sẽ được đặt tại phòng kỹ thuật điện tại mỗi
tầng.
 Tổng đài điện thoại:
- Dự kiến lắp đặt tổng đài có thông số 8 trung kế & 24 máy nhánh và có khả năng
mở rộng thông qua việc lắp thêm card mở rộng. Lắp đặt kết nối sự gắn kết giữa các
điện thoại với nhau và với hệ thống điện thoại của bưu điện.
 Hộp đấu dây điện thoại (IDF):
- Độ lớn của các tủ này dựa vào số lượng node điện thoại bố trí trong các khu vực
của các tầng của công trình.
- Sử dụng tủ phân phối (IDF) có các phiến đấu dây bao gồm vỏ hộp + đế inox &
phiến đấu dây đặt chung trong tủ rack tầng tại phòng kỹ thuật.
 Hệ thống ổ cắm điện thoại:
- Sử dụng ổ cắm điện thoại đơn loại âm tường, bao gồm đế ổ cắm âm tường, 1 hạt ổ
cắm sàn điện thoại & các nút che trơn (nếu có).
- Sử dụng ổ cắm điện thoại đơn loại âm tường, bao gồm mặt đơn, đế & hạt nhân
thoại RJ11.
- Cao độ của các ổ cắm điện thoại lắp âm tường là 300mm tính từ mặt sàn hoàn thiện
đến tâm ổ cắm hoặc tùy theo bố trí nội thất.
 Hệ thống máng cáp & ống nhực PVC:
- Sử dụng các loại giá đỡ cáp sau:
- Máng cáp sơn tĩnh điện màu trắng sữa với kích thước phù hợp tùy số lượng cáp của
các hệ kỹ thuật của từng tầng, kích thước máng cáp theo bản vẽ thiết kế. Máng cáp
cho hệ thống điện nhẹ bao gồm: Cáp điện thoại, internet, camera…vv..
- Ống nhựa luồn dây sử dụng các loại ống PVC sẳn có trên thị trường với đường
kính phù hợp với số lượng cáp điện, cáp tín hiệu luôn trong ống như PVC Ø16,
PVC Ø20, PVC Ø25, PVC Ø30…vv..
2.3 Hệ thống mạng lan
 Mô tả hệ thống:
- Thiết bị nhận và xử lý tín hiệu mạng Internet Router.
- Thiết bị phân phối đường truyền.
- Thiết bị phát wire less.
- Tủ cabinet (rack) lắp thiết bị. (mở rộng được trong tương lai).
- Ổ cắm mạng máy tính RJ45.
- Hệ thống phụ trợ đi kèm nhu bộ cấp nguồn AC/DC, bộ lưu điện (UPS),…
 Các yêu cầu đối với trung tâm thông tin và tủ cáp tầng.

- Trang 19
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Để đảm bảo hệ thống thiết bị có thể hoạt động liên tục, an toàn, ổn định cũng như
tạo điều kiện thuận tiện cho việc bảo dưỡng sau này, trung tâm của hệ thống công
nghệ thông tin và viễn thông phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đủ diện tích bố trí thiết bị, vật tư & nhân viên vận hành cho toàn hệ thống.
- Có lắp đặt hệ thống chống sét nguồn và chống sét lan truyền trên đường tín hiệu.
- Có điều hoà không khí & thông gió.
- Có hệ thống chữa cháy.
- Có lắp đặt hệ thống tiếp âm.
- Hệ thống chiếu sáng phải hoạt động tốt, đủ diều kiện cho nhân viên vận hành làm
việc.
- Hệ thống cung cấp nguồn đầy đủ & ổn định.
- Trung tâm của hệ thống phải được bảo vệ & giám sát chặt chẽ.
- Ngoài ra các hệ thống phụ trợ khác đều phải hoạt động tốt.
 Các yêu cầu đối với vật tư & thiết bị sử dụng trong công trình.
- Các vật tư, thiết bị sử dụng trong công trình phải đảm bảo chất lượng tốt, bền và
phù hợp với yêu cầu của hệ thống thông tin, viễn thông.
- Thiết bị, vật tư lắp đặt cho công trình phải mới 100% và có bảo hành tối thiểu 1
năm. Đối với vật tư nhập khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ.
- Công dụng được sử dụng để lắp đặt phải là công cụ chuyên dụng và được sử dụng
đúng chức năng.
- Toàn bộ vật tư thiết bị sủ dụng cho công trình đều thuộc các hãng có tên tuổi trên
thế giới, tuổi thọ cao, bảo hành tốt trên thị trường Việt Nam.
 Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống mạng được thiết kế nhằm đạt mục đích cung cấp hệ thống mạng internet
tốc độ cao đến các khu vực trong tòa nhà. Cung cấp dịch vụ internet không dây cho
nhân viên & khách hàng
- Cung cấp giải pháp quản lý hệ thống mạng, hệ thống thông tin dữ liệu nội bộ của
tòa nhà.
- Công ty dịch vụ internet sẽ cung cấp 01 đường truyền internet tốc độ cao cho công
trình.
- Hệ thống bao gồm: Cáp đường trục, các bộ định tuyến (router), chuyển mạch
(switch), máy chủ (server), cáp UTP CAT 6 nối tới các ổ cắm mạng. Sự tích hợp
của máy tính và thoại đã trở nên kinh tế hơn, mạng cáp máy tính và cáp điện thoại
có thể được sử dụng cùng loại để dễ dàng chuyển đổi của các điểm thoại thành máy
tính hay ngược lại.

- Trang 20
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

 Chọn thiết bị:


- Tất cả các thiết bị như phiến, cross conect, đầu nối, … đều sử dụng đồng nhất của
một nhà sản xuất.
- Thiết bị Switch các switch được chọn phải thoả tối thiểu các yêu cầu:
- Loại switch quản trị được (managed switch)
- Đảm bảo độ bền & ổn định
- Đáp ứng được một số tính năng để khai thác trong tương lai.
- Khuyến cáo nên dùng các dòng switch của Cisco tuy nhiên chủng loại và nhà sản
xuất sẻ do Chủ đầu tư lựa chọn (các dòng switch nên dùng là C2960 & Calalyst
500 expres) vì độ bền, ổn định và nhiều tính năng quan trọng.
 Cabinet:
- Cabinet được được chủ đầu tư lựa chọn.
- Có quạt giải nhiệt & khe thông thoáng tốt.
- Mở rộng được trong tương lai.
 Patch panel:
- Các pacth panel được chọn là loại lắp từng module rời.
- Dễ dàng thay đổi khi một mudule bị hỏng.
 Dây nhảy (patch cord):
- Sử dụng cáp đúc Cat6.
- Chiều dài tối thiểu 1.5m.
 Cáp mạng:
- Sử dụng cáp quang 8, 16 core.
- Sử dụng loại cáp UTP – CAT6.
- Đường truyền đến 350Mhz
- Khuyến cáo nên sử dụng cáp UTP- CAT6 để đạt được tốc độ truyền đến 1.0Ghz
trong tương lai.
 Ổ cắm mạng:
- Ổ cắm cho mạng máy tính là loại mô-đun RJ45 phù hợp với tiêu chuẩn cáp UTP
CAT5.
- Tất cả các đầu nối là loại tiêu chuấn 8 chân tương ứng với ổ cắm và phù hợp với
dây cứng 24AWG.
- Tất cả các đầu nối RJ45 phải đáp ứng theo tiêu chuẩn Cat5, và sử dụng kỹ thuật
đấu chéo.
- Tất cả các ổ cắm và đầu nối nên được cung cấp từ cùng một nhà sản xuất.
- Số lần kết nối của ổ cắm vào đầu nối tối thiểu phải được 1000 lần, theo tiêu chuẩn
IEC603.7 Class A.

- Trang 21
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Hộp âm tương sẽ được sử dụng cho các ổ cắm mạng modul RJ45.
 Thiết bị wifi:
- Thiết bị wifi lắp đặt riêng cho từng khu vực hành lang các khối nhà... đủ mạnh
phục vụ cho cả tòa nhà.
2.4 Hệ thống camera
 Mô tả hệ thống:
- Hệ thống camera quan sát (công nghệ ip) được thiết kế nhằm mục đích đảm bảo an
ninh cho tòa nhà, bảo vệ con người và tài sản trong tòa nhà. Hệ thống thực hiện
chức năng kiểm soát, theo dõi liên tục 24/24h và quản lý lưu trữ những thông tin
cần thiết về nhân sự ra vào công trình và các khu vực quan trọng, lưu trữ hình ảnh
theo giờ, khu vực cần thiết.
 Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống camera được dùng để lắp đặt quan sát và kiểm tra an ninh các hoạt động
trong công trình.
- Toàn bộ hệ thống điều khiển & quản lý lắp tại phòng Tổng khống chế tầng 4
- Sử dụng 1 bộ ghi hình 16 kênh kèm ổ cứng lưu trữ dữ liệu có dung lượng 6
terabyte.
- Các swicth 24 port PoE tích hợp cấp nguồn đến các camera.
- Hệ thống camera lắp đặt sử dụng loại camera IP, hoạt động ở điện áp 12V DC hay
24V DC
- Các khu vực như gara, sảnh thang, khu vực sảnh chính, quan sát ngoài… Sẽ được
lắp đặt camera theo dõi.
- Sử dụng cáp mạng UTP cat 6 dẫn tín hiệu từ các camera về switch PoE.
- Cáp được đi trong ống luồn dây đặt ngầm tường trần, hay đi trong máng cáp của hệ
điện nhẹ tùy theo vị trí cụ thể, tại các vị trí có máng cáp, cáp được đi trong máng
cáp.
- Các camera được quan sát trên các màn hình chuyên dụng hoặc từ các máy tính kết
nối với hệ thống thông qua mạng lan/wan.
- Với máy tính được kết nối với hệ thống thông qua mạng lan/wan chúng ta cũng có
thể xem và thực hiện các thao tác bằng cách lực chọn camera từ màn hình đồ hoạ
cửa sổ hình ảnh của camera đó sẽ hiện ra và ta thực hiện các thao tác.
- Các camera được lựa chọn phù hợp với từng vị trí lắp đặt không những đảm bảo
tính thẩm mỹ đồng thời phát huy những tính năng phù hợp nhất với từng điều kiện
lắp đặt và sử dụng. Các loại camera được lựa chọn bao gồm: Camera dome (loại
lắp trong nhà) là loại chống đập phá, có cảm biến hồng ngoại và có chế độ phát
hiện chuyển động. Camera thân dài (loại lắp ngoài trời) là loại có khả năng chống
nước, chống chịu thời tiết và củng có các tính năng tương tụ như loại camera Dome
- Các camera lắp đặt trên trần, tường phải được cố định một cách chắc chắn đảm bảo
an toàn.

- Trang 22
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Dự án: TRUNG TÂM KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

- Camera lắp đặt phải có tính chống va chạm, phù hợp với kiến trúc lắp đặt
- Các camera được lắp đặt đảm bảo có gốc nhìn có gốc nhìn tối ưu.
- Hệ thống dây cáp của mỗi camera được luồn trong ống PVC D20 sau đó đi trên
máng cáp dành cho hệ thống điện nhẹ tập trung về switch.
- Toàn bộ cáp mạng, hộp box dung để lắp đặt các thiết bị cũng như kéo dây trung
gian phải được đi âm trần, âm tường hoàn chỉnh trước khi kéo dây.
- Không dùng các loại ống mềm (ruột gà) để lắp đặt ậm sàn, âm tường.
- Phối hợp với kiến trúc và những đơn vị thi công để thực hiện các công việc trên
trần.
- Vị trí lắp đặt các thiết camera tham khảo trong các bản vẽ mặt bằng & sơ đồ
nguyên lý hệ thống camera.

- Trang 23

You might also like