You are on page 1of 20

KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA

MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GS, TS TRẦN VĂN PHÒNG


Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1.Tính tất yếu phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh là tất yếu khách quan. Điều này xuất phát từ chính bản chất phát triển nội
tại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, phát triển vừa là một
đặc trưng, vừa là một giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Bởi vì, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh về bản chất vốn là hệ
thống mở, không phải hệ thống khép kín, giáo điều như những luận điểm sai trái,
thù địch thường xuyên tạc. Chính Ph.Ăngghen, cách đây 135 năm, từ năm 1887,
trong một bức thư gửi nữ sĩ người Mỹ bà Phlo-ren-xơ Kenli-vi-sne-vét-xcai-a, đã
chỉ rõ: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một
giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc”1. Nghĩa là
bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
không chỉ là bản chất nội tại, vốn có trong những nội dung các nguyên lý của nó
mà còn bao hàm ở tính mở của nó. Bản chất này đòi hỏi phải luôn được bổ sung,
phát triển từ tổng kết thực tiễn mới. Chính vì vậy mà các đảng cộng sản chân
chính, trong đó có Đảng Cộng sản việt Nam luôn nhận thức, xử lý và giải quyết tốt
quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh là tất yếu khách quan còn bởi xuất phát từ yêu cầu của bối cảnh mới.
1
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, t.36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.796.
1
Hiện nay, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động, diễn biến nhanh, phức
tạp, khó lường, khó dự báo, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, các thế lực
thù địch không từ thủ đoạn nào bôi xấu, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Đúng như Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Trong những năm
tới dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức
tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng
trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục
tiến triển, nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay
gắt. Do tác động của đại dịch Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
nhiều mặt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá
trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các
nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình
mới. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến lược ngày càng
quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên biển
Đông còn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an
ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh mẽ,
nhiều mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới,
khu vực và đất nước ta”2. Bối cảnh này đồi hỏi chúng ta phải vừa kiên định vừa vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng “đất nước đang đứng trước nhiều thuận lợi, thời
cơ và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải
quyết”3. Tất cả những điều này đang đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải
vừa kiên định, vừa vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

2
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021, tr.30-31.
3
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021, tr.58.
2
Hồ Chí Minh cho phù hợp tình hình thực tiễn mới. Đồng thời, có kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta
mới bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch hiệu quả.
2. Một số vấn đề lý luận về kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Kiên định là vững vàng, không dao động, không thay đổi lập trường, không
nhụt chí4, không nản lòng, vững tin có căn cứ, có cơ sở. Từ đây cho thấy kiên định
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vững vàng, không dao động,
không thay đổi lập trường, không nhụt chí, không nản lòng, vững tin có căn cứ, có
cơ sở vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định không phải là
bảo thủ, trì trệ, cố chấp mà trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về bản chất khoa học,
cách mạng, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơ sở cho sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, giữa lý luận và thực tiễn của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh đúng những quy luật
vận động khách quan của lịch sử nhân loại, do đó, dự báo đúng khuynh hướng vận
động, phát triển của lịch sử loài người. Đó chính là tính khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi phản ánh đúng những quy luật khách quan
của sự vận động lịch sử thì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phát hiện
ra những nhân tố mới, tiến bộ của lịch sử sẽ được ra đời từ trong lòng xã hội cũ -
đó chính là cách mạng. Do vậy, chỉ có thể phản ánh khách quan quy luật vận động
của lịch sử mới có thể chỉ ra được sự ra đời của những nhân tố mới, tiến bộ, cách

4
Xem: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 938.

3
mạng là tất yếu khách quan. Nhưng để phát hiện ra được những nhân tố mới, cách
mạng, tiến bộ hợp quy luật sẽ ra đời thì phải phán ánh một cách khách quan, khoa
học quy luật vận động của lịch sử. Cũng vì vậy mà, trong chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính cách mạng.
Tính khoa học đã bao hàm trong nó tính cách mạng, còn tính cách mạng đòi hỏi
tính khoa học. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ
giải thích đúng đắn quy luật khách của của sự vận động lịch sử mà quan trọng hơn
nhiều là thông qua thực tiễn của quần chúng nhân dân cải tạo hiện thực phục vụ
con người. Cho nên trong chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở thống nhất giữa tính khoa học và
tính cách mạng, giữa lý luận và thực tiễn này chúng ta kiên định chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Căn cứ cho tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có bản chất khoa học, cách
mạng là bởi những người sáng lập đã kế thừa toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư duy
của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ kế thừa toàn bộ tinh hoa trong lịch
sử tư duy của nhân loại mà còn trực tiếp kế thừa tinh hoa trong tư duy triết học của
dân tộc Đức; tinh hoa trong tư duy quản trị xã hội của dân tộc Pháp; tinh hoa trong
tư duy kinh tế của dân tộc Anh; tư duy tinh tế, nhân văn của dân tộc Nga. Hồ Chí
Minh không chỉ kế thừa toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư duy của nhân loại mà còn
trực tiếp kế thừa tư duy linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển, thiết thực của dân tộc
Việt Nam. Đồng thời, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn dựa trên
cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn của
nhân loại cũng như những kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết từ phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và được trang bị bởi những nguyên tắc phương pháp
luận biện chứng khoa học cho việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhận
4
thức thế giới. Đó là các nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử-cụ
thể, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Nguyên tắc khách quan yêu cầu nhận thức sự vật phải khách quan, vốn như
nó có, không tô hồng, không bôi đen. Trong tổ chức thực tiễn luôn luôn phải xuất
phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, hành động theo quy luật
khách quan. Nhìn thẳng vào sự thật, không lấy mong muốn chủ quan thay cho hiện
thực khách quan. Nguyên tắc khách quan không loại trừ mà trái lại đòi hỏi phải kết
hợp tính năng động chủ quan của chủ thể; biết phát huy tính tích cực, chủ động,
vượt khó vươn lên; chống bảo thủ, trì trệ của chủ thể trong hoạt động nhận thức và
tổ chức thực tiễn. Nguyên tắc khách quan cũng đòi hỏi phải ngăn ngừa, khắc phục
không chỉ bệnh khách quan chủ nghĩa – tuyệt đối hóa điều kiện vật chất, khách
quan, ỷ lại, trông chờ, thụ động, không đánh giá đúng vai trò của nhân tố chủ quan
- mà cả bệnh chủ quan duy ý chí - căn bệnh tuyệt đối hóa ý chí chủ quan, không
xuất phát từ hiện thực khách quan, điều kiện vật chất khách quan mà xuất phát từ ý
chí chủ quan.

Nguyên tắc toàn diện yêu cầu: Một là, muốn nhận thức đúng đắn sự vật phải
xem xét tất cả các mặt, các yếu tố tạo thành nó và các mối liên hệ giữa sự vật ấy
với các sự vật, hiện tượng khác. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ dẫn: "Muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các
mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó"5. Hai là, phải nhìn nhận sự vật
như một chỉnh thể, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, phải biết phân biệt giữa
cái cơ bản và cái không cơ bản, đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng nhân tố, từng
mối liên hệ, tránh xem xét một cách dàn đều, "bình quân". Ba là, trong hoạt động
thực tiễn, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp,
nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi sự vật. Nguyên tắc toàn

5
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.TB, M.1977, t.42, tr.364.
5
diện đối lập với quan phiến diện, một chiều chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”, chỉ
thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, chỉ thấy những lợi ích cục bộ
mà không tính đến lợi ích toàn xã hội. Điều đó sẽ dẫn đến sai lầm trong suy nghĩ
và hành động. Do vậy, nguyên tắc này chống bệnh phiến diện cực đoan, một chiều
cũng như chống chiết trung, ngụy biện.

Nguyên tắc phát triển yêu cầu: Một là, khi xem xét, đánh giá sự vật, phải đặt
nó trong sự vận động, phát triển và phải thấy rõ xu hướng phát triển tất yếu của nó.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Lôgíc biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển,
trong "sự tự vận động”... trong sự biến đổi của nó"6. Sự vận động, biến đổi của sự
vật, hiện tượng diễn ra rất phức tạp, thậm chí có cả những bước thụt lùi tạm thời.
Vì vậy, nhận thức sự vật, đòi hỏi phải phát hiện được xu hướng phát triển của nó
để có định hướng rõ ràng. Hai là, phải phát hiện ra cái mới, cái tiến bộ phù hợp
quy luật và tạo điều kiện cho cái mới phát triển.Nguyên tắc phát triển với tư cách
là nguyên tắc phương pháp luận đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Bảo thủ, trì trệ, định kiến là những quan điểm siêu hình, chủ quan, đối lập với khoa
học. Do đó, bảo thủ, trì trệ, định kiến không chỉ phản ánh sai lệch sự vật mà còn
cản trở sự vật sự phát triển.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu xem xét sự vật phải vừa cụ thể (trong
không gian, thời gian xác định) vừa lịch sử (trong hoàn cảnh lịch sử, điều kiện lịch
sử cụ thể). Do vậy, nguyên tắc này chống giáo điều, rập khuôn, máy móc, xa rời
thực tế. V.I.Lênin đã chỉ rõ yêu cầu này đòi hỏi “Xem xét mỗi vấn đề theo quan
điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào,
hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên
quan điểm của sự phát triển đó xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào”7.

6
V.I Lênin: Toàn tập, Nxb.TB, M.1977, t.42, tr.364.
7
V.I Lênin: Toàn tập, Nxb.TB, M.1977, t.39, tr.78.
6
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận thực tiễn yêu cầu xem xét sự vật luôn phải
gắn với nhu cầu thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn, để bổ sung, hoàn thiện,
phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Do vậy nguyên tắc
này có ý nghĩa to lớn trong việc chống bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ
quan, duy ý chí.

Nếu không quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì dễ
mắc phải bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa cũng như bệnh giáo điều. Bệnh kinh nghiệm
chủ nghĩa là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hoá kinh nghiệm, hạ
thấp hoặc phủ nhận vai trò của lý luận. Căn bệnh này có nhiều tác hại, dễ dẫn tới
việc coi thường việc học tập lý luận, coi nhẹ vai trò của cán bộ lý luận, của đội ngũ
trí thức; dễ rơi vào lối suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện,
yếu về lôgíc và thiếu tính hệ thống. Trong hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, tuỳ
tiện, sự vụ, gặp đâu hay đó, thiếu nhìn xa trông rộng ...Để ngăm ngừa, hạn chế
bệnh kinh nghiệm cần quán triệt tốt trên thực tế nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
với thực tiễn; học đi đôi với hành; lý luận liên hệ thực tiễn, nâng cao trình độ lý
luận,v.v..

Bệnh giáo điều chủ nghĩa là khuynh hướng tư tưởng và hành động cường điệu
lý luận coi nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ
thể. Ở nước ta có hai loại giáo điều, đó là giáo điều lý luận và giáo điều kinh
nghiệm. Giáo điều lý luận biểu hiện ở việc học tập lý luận tách rời với thực tiễn, xa
rời cuộc sống, rơi vào bệnh sách vở, v.v... Giáo điều kinh nghiệm biểu hiện ở việc
áp dụng dập khuôn, máy móc kinh ngiệm của ngành khác vào ngành mình, của địa
phương khác vào địa phương mình, của nước khác vào nước mình,v.v..không tính
đến những điều kiện lịch sử - cụ thể. Để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả cả
hai loại giáo điều này, chúng ta phải từng bước quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn; nâng cao trình độ tư duy lý luận khoa học cho cán bộ và nhân

7
dân; từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường tổng kết thực
tiễn, v.v..

Hơn nữa, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không có mục tiêu
nào khác ngoài mục tiêu giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin xuất phát từ
con người hiện thực, đang sống, lao động sản xuất và cũng nhằm mục đích cuối
cùng là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột, bất công.
Nhưng để giải phóng được con người nói chung, trước hết phải giải phóng giai cấp
công nhân và nhân loại. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ ý
nghĩa to lớn của chủ nghĩa nhân văn vì con người của chủ nghĩa Mác-Lênin. Mặc
dù, các nhà tư tưởng phương Tây luôn xuyên tạc rằng chủ nghĩa Mác-Lênin “bỏ
rơi” con người, “quên” con người, nhưng thực tế cả về phương diện lý luận, cả về
phương diện thực tiễn đều chứng tỏ, chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa nhân đạo
nhất, hoàn bị, triệt để nhất. Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844,
C.Mác đã cho rằng “Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xóa bỏ một cách tích
cực chế độ tư hữu – sự tha hóa ấy của con người – và do đó với tính cách là sự
chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con người; do
đó với tính cách là việc con người hoàn toàn quay trở lại chính mình với tính cách
là con người xã hội, nghĩa là có tính chất người – ... Chủ nghĩa cộng sản như vậy,
với tính cách là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân
đạo = chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị”8. Cũng vào năm 1844, trong tác phẩm Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Lời nói đầu, C.Mác đã kêu gọi
phải đập tan, xóa bỏ mọi quan hệ nô dịch con người. C.Mác viết: “người là sinh
vật tối cao đối với con người, do đó, dẫn đến cái mệnh lệnh tuyệt đối đòi phải lật
đổ tất cả những quan hệ trong đó con người là một sinh vật bị làm nhục, bị nô
dịch, bất lực, bị khinh rẻ,”9. Ở một đoạn khác trong tác phẩm này ông lại khẳng

8
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG,H. 2000; tập 42. tr.167.
9
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG,H. 1995; tập 1. tr.581.
8
định lại “bản thân con người là bản chất tối cao của con người”10. Đến tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định
“Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ
xuất hiện một liện hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
phát triển tự do của tất cả mọi người”11. Như vậy, có thể nói “Về phương diện lý
thuyết, thì sự phát triển con người trong tương quan với tiến bộ xã hội theo quan
niệm này là mô hình lý tưởng; hiếm thấy lý thuyết nào đề cập đến sự phát triển tự
do của cá nhân - cộng đồng - xã hội trong mối quan hệ vừa ràng buộc vừa hỗ trợ
lẫn nhau hữu cơ đến thế”12. Rõ ràng, chủ nghĩa Mác-Lênin không có mục tiêu nào
ngoài mục tiêu giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột,
bất công. Bởi lẽ, với chủ nghĩa Mác-Lênin "lịch sử xã hội của con người luôn chỉ
là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người"13; và con người được giải
phóng, được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản
của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội mà giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng
của nó có sứ mệnh phải xây dựng. Đây cũng là mục tiêu nhân văn cao cả của chủ
nghĩa Mác-Lênin.Thực tế lịch sử hơn 173 năm tồn tại, phát triển của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã chứng tỏ điều đó. Với tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy, Hồ Chí
Minh không có ham muốn nào ngoài ham muốn tột bậc là" làm sao cho nước ta
hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành"14. Vì thế, khi đất nước còn bị chia cắt, miền Nam còn
dưới ách thống trị thực dân Người đã nói: " Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất,
đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên"15. Mục
đích hoạt động cách mạng cũng như tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng là nhằm phục
vụ nhân dân nhiều hơn, tốt hơn. Cho nên tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nhằm phục

10
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG,H. 1995; tập 1. tr.589.
11
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG,H. 1995; tập 4. tr.628.
12
HồSĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục. Tr.96.
13
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG,H. 1996; tập 27. tr.658.
14
Hồ Chí Minh: Toàn tập; NxbCTQG, H.1995, tập 4; tr; 161
15
Hồ Chí Minh: Toàn tập; NxbCTQG, H.1995; tập 4; tr; 419
9
vụ nhân dân, làm sao cho ích nước, lợi dân. Bởi vậy, bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu
Người "cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân"16. Vì yêu
thương nhân dân lao động hết lòng, muốn giải phóng nhân dân nên Hồ Chí Minh
luôn căn dặn cán bộ, đảng viên: "Việc gì lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì
hại cho dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu
ta, kính ta"17. Với Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người, yêu nước gắn liền với
thương dân. Người đã từng nói: " Lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của tôi
không bao giờ thay đổi"18. Cả cuộc đời của Người đã chứng tỏ những tinh thần
này.

Chính vì vậy, chúng ta có căn cứ khoa học, thực tiễn, lịch sử để vững tin vào
bản chất khoa học, cách mạng, linh hồn sống, những nguyên lý lý luận cũng như
mục tiêu giải phóng con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2.Những nội dung cốt lõi trong kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kiên định những
giá trị bền vững, những nguyên lý cơ bản, mục tiêu giải phóng con người của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin là kiên
định những giá trị bền vững như: Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết phát
triển; Chủ nghĩa nhân văn vì con người; Phương pháp biện chứng duy vật; Quan
niệm duy vật về lịch sử; Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội; Học thuyết giá trị
thặng dư; Về vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản; Học thuyết
về chủ nghĩa xã hội. Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh là kiên định tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Về nhân

16
Hồ Chí Minh: Toàn tập; NxbCTQG, H.1995; tập 4;; tr; 240
17
Hồ Chí Minh: Toàn tập; NxbCTQG, H.1995,; tập 4;; tr; 56
18
Trích theo Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hình thành và nội dung cơ bản. Viện Hồ Chí Minh
1993; tr; 47
10
dân và đoàn kết dân tộc; Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân;Về xây dựng lực lượng vũ trang;Về xây dựng Đảng và đạo đức
cách mạng; Về chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ,v.v..

Chúng ta đều rõ, để giải phóng con người một cách triệt để trước hết phải
thực hiện giải phóng dân tộc. Dân tộc có độc lập thì con người của dân tộc đó mới
có tự do, có cơ sở để được giải phóng triệt để con người. Nhưng độc lập dân tộc
chỉ đầy đủ, trọn vẹn, triệt để khi đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế lịch sử phát triển
của nhân loại nói chung, chủ nghĩa xã hội hiện thực nói riêng đã chứng tỏ chỉ có
chủ nghĩa xã hộimới là mô hình hiện thực nhất để giải phóng con người trên thực
tế. Tất nhiên, mô hình này khác với mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể của Liên Xô
và Đông Âu. Do vậy, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn
gắn liền với kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà, quan
điểm đầu tiên chỉ đạo công cuộc đổi mới tiếp theo được Đại hội XIII của Đảng xác
định rõ cùng với kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh là “kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; kiên
định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”19.
2.3. Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh
Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minhnghĩa là cần phải dựa trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh để vận dụng, phát triển sáng tạo những luận điểm cụ thể nào đó cho phù
hợp với tình hình thực tiễn mới. V.I.Lênin - người đã xuất sắc vận dụng, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác đã từng khẳng định “Chính vì chủ nghĩa Mác không phải
là một giáo điều chết cứng, một học thuyết nào đó đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu

19
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021, tr.109.
11
vào đấy, bất di bất dịch, mà là một kim chỉ nam sinh động cho hành động, chính vì
thế nó không thể không phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện sinh hoạt xã
hội”20. Nghĩa là điều kiện sinh hoạt xã hội, điều kiện thực tiễn, khoa học có những
đổi thay thì những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng cần được vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo cho phù hợp thực tiễn mới.
V.I.Lênin vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã có rất nhiều ví dụ cho
sự vận dụng, phát triển sáng tạo này. V.I.Lênin đã có nhiều đóng góp trong việc
đưa ra định nghĩa mới về phạm trù vật chất; phạm trù giai cấp; đấu tranh giai cấp;
bổ sung luận điểm về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và
logic học; đấu tranh chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; chống lại các loại
xét lại, cơ hội, phái Dân túy Nga, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác,v.v..
V.I.Lênin là người đã bổ sung những nhận thức mới về sự phát triển của chủ nghĩa
đế quốc như một giai đoạn cao hơn của chủ nghĩa tư bản và cũng chính ông là
người đã vận dụng sáng tạo Chính sách kinh tế mới (NEP) vào điều kiện thực tiễn
nước Nga Xô-viết non trẻ. V.I.Lênin đồng thời là người đưa ra học thuyết về xây
dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản,v.v..
Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
Xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
những sự vận dụng, phát triển sáng tạo cụ thể đối với nhiều luận điểm lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Người cho rằng, về bản chất, Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Nếu C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin xuất phát từ thực tiễn châu Âu chỉ đề cập giai cấp công nhân, liên
minhcông - nông như là hạt nhân của khối liên minh đại đoàn kết dân tộc, thì Hồ

20
V.I.Lênin: Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.103.

12
Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam nêu khẩu hiệu liên minh công - nông -
trí. Bởi lẽ, trí thức ở Việt Nam là con em công nhân, nông dân, người lao động. Do
vậy, liên minh công - nông - trí là liên minh tất nhiên, khách quan, vốn có của cách
mạng Việt Nam. Với V.I.Lênin, Đảng Cộng sản là “lương tâm, trí tuệ của thời đại”
thì với Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đảng ta là đạo đức là văn minh” và người đặc biệt
quan tâm xây dựng Đảng về đạo đức.
2.4. Biện chứng giữa kiện định vàvận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Kiện định và và vận dụng, phát triển sáng tạo có quan hệ biện chứng, tác
động lẫn nhau. Kiên định là cơ sở để vận dụng, phát triển sáng tạo đúng đắn. Nếu
kiên định nhưng không vận dụng, phát triển sáng tạo đúng đắn sẽ rơi vào bảo thủ,
sơ cứng, cứng nhắc, trì trệ, giáo điều. Ngược lại, vận dụng, phát triển sáng tạo
đúng đắn đòi hỏi phải kiên định, nếu không dễ trở thành xét lại, cơ hội.
Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cần kiên định, không xa rời bản chất khoa học, cách mạng, linh hồn sống cũng như
những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành bản lĩnh, không lay chuyển trước mọi tình huống. Kiên định khác với bảo
thủ, trì trệ, cố chấp, là cơ sở, nền tảng, điều kiện để vận dụng, phát triển sáng tạo,
và ngược lại, vận dụng, phát triển sáng tạo, khoa học sẽ góp phần củng cố niềm tin,
sự hiểu biết, lập trường, thái độ để tăng cường, bồi đắp bản lĩnh, củng cố sự kiên
định. Nếu không kiên định thì khi vận dụng, phát triển sáng tạo dễ hoang mang,
dao động, chệch hướng, mất lập trường, dẫn tới vận dụng, phát triển không có
nguyên tắc, tùy tiện, không khoa học, rơi vào xét lại, dẫn tới sai lầm, thất bại. Ở
đây cần quán triệt, vận dụng tinh thần của Hồ Chủ tịch “học tập lý luận thì nhằm
mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình

13
một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với đảng”21. Tất nhiên, kiên định
cũng là để vận dụng, phát triển sáng tạo chứ không phải kiên định vì kiên định hay
kiên định để tỏ ra mình là người có bản lĩnh. Vì như vậy, sớm muộn sẽ rơi vào bảo
thủ, trì trệ.
3. Sự kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản việt Nam trong đổi mới
Trên nền tảng kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã có những vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn cụ thể mới của Việt
Nam. Đảng đã đề ra mô hình chủ nghĩa xã hộiViệt Nam với tám đặc trưng, trong
đó nội dung đầu tiên “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vừa là
đặc trưng vừa là mục đích của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng đề ra tám phương hướng lớn để xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng mười
mối quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng
thời, Đảng ta cũng chỉ rõ cụ thể hơn: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát
triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản
chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”22. Đây là sự vận dụng, phát triển
sáng tạo quan trọng của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam của
Đảng ta.

Có thể nói, lý luận đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là hiện thân của sự
kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã

21
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, NxbCTQG,H.2011; tập8; tr.498.
22
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,NxbCTQG,H.2001; tr.84.
14
hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới.
Chủ nghĩa xã hội Việt Nam dựa trên các trụ cột cơ bản.
Về trụ cột kinh tế, Đảng coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của
nền kinh tế,v.v.. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “là nền kinh
tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của đất nước”23.
Về trụ cột chính trị, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng ta tập trung vào ba nội dung cốt lõi. Một là, coi tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện là
nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước, bảo vệ Tổ quốc24. Hai là, coi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hoạt động hiệu lực, hiệu quả là
hình thức tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân. Ba là, coi “Dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc,”25.
Về trụ cột văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, khoa
học, dân tộc, đại chúng, thực tiễn vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người;
“phát huy vai trò của văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực

23
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021, tr.128.
24
Xem: ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021, tr.34.
25
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG,H.2006; tr. 44.
15
của sự phát triển”26. Tất cả những điều này là kết quả của việc vừa kiên định, vừa
vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Trong các Đại hội thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề ra
nhiệm vụ “Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng
tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam”27. Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt
Nam trong từng giai đoạn”28. Nghĩa là Đảng luôn luôn nắm vững, xử lý tốt quan hệ
giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Vì vậy, Đảng không rơi vào bảo thủ, trì trệ, nhưng cũng không rơi vào
xét lại.
Vận dụng, phát triển sáng tạo đồng thời tạo ra những kết quả khoa học mới để
tiếp tục củng cố, khẳng định, làm giàu thêm bản chất khoa học, cách mạng, linh
hồn sống, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh bằng những bổ sung, phát triển khoa học phù hợp thực tiễn mới.
C.Mác và Ph.Ăngghen khi còn sống là những tấm gương mẫu mực trong việc
nắm vững và xử lý tốt quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo. Khi
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được xuất bản thì mỗi lần tái bản, C.Mác và
Ph.Ăngghen lại viết Lời tựa nhằm bổ sung, phát triển một luận điểm nào đó cho
phù hợp tình hình thực tiễn mới. Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản, xuất bản năm 1872, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra cụ thể:
“Mặc dầu hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, nhưng cho
đến nay, xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày trong “Tuyên ngôn”

26
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021, tr.99.
27
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.199
28
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr.
180.
16
này vẫn còn hoàn toàn đúng. Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại. Chính
ngay “Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ ràng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc
áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và
do đó, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương
II. Đoạn này, ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt, cũng phải viết khác đi. Vì đại
công nghiệp đã có bước tiến hết sức lớn trong hai mươi lăm năm qua và giai cấp
công nhân cũng đạt được những tiến bộ song song trong việc tự tổ chức thành
chính đảng, do có những kinh nghiệm thực tiễn, trước hết là của cách mạng tháng
Hai, sau nữa và nhất là của Công xã Pari lần đầu tiên đã đem chính quyền lại cho
giai cấp vô sản trong hai tháng, cho nên hiện nay, cương lĩnh này có một số điểm
đã cũ. Nhất là Công xã đã chứng minh rằng “giai cấp công nhân không chỉ nắm lấy
bộ máy nhà nước sẵn có và bắt nó hoạt động phục vụ mình”29. Rõ ràng, vận dụng,
bổ sung, phát triển ở đây là do điều kiện thực tiễn đã có những đổi thay so với lúc
ban đầu và đặt ra những vấn đề cũng như cách giải quyết khác chứ không phải
những nguyên lý của Tuyên ngôn đã không còn đúng. Đối với chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy, về bản chất, những nguyên lý cốt lõi đến
nay vẫn giữ nguyên giá trị nhưng có những nội dung cụ thể, chi tiết phải được bổ
sung, phát triển, khi thực tiễn đặt ra một số vấn đề mới. Cũng có những vấn đề mà
C.Mác, Ph.Ăngghen chưa đề cập nhiều so với V.I.Lênin do thực tiễn thời đại của
các ông chưa đặt ra hoặc đã đặt ra nhưng chưa gay gắt. Hoặc như hiện nay, kinh tế
tri thức, kinh tế số, tư liệu sản xuất không chỉ là những nguyên, nhiên, vật liệu mà
còn bao gồm thông tin, tri thức, phần mềm, phát minh, sáng chế; những vấn đề
toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh phi truyền thống; dịch
bệch,v.v.. đang đặt ra gay gắt hơn thời đại của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ
Chí Minh.Từ đây cho thấy, tính hiện đại của lực lượng sản xuất cũng cần được bổ
sung, phát triển so với thời kỳ của các nhà kinh điển C.Mác, Ph.Ăngghen,
29
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.18, sđd, tr.128.
17
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh. Do vậy, bổ sung, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tất yếu.
4. Một số yêu cầu cần quán triệt trong thực hiện kiên định và vận dụng,
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh
mới
Để nắm vững và xử lý tốt quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới ở Việt Nam
hiện nay cần phải quán triệt tốt các yêu cầu sau:
Một là,vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh phải trên cơ sở kiên định bản chất khoa học, cách mạng vốn có, những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, không hoang mang, dao động, mất phương
hướng. Đồng thời cần tránh khuynh hướng nhân danh “kiên định” để ngại đổi mới,
không dám bổ sung, vận dụng, phát triển sáng tạo, rơi vào bảo thủ, trì trệ, giáo
điều, không thấy được những đổi thay của thực tiễn, sự phát triển của khoa học -
công nghệ. Ngược lại, cũng cần tránh khuynh hướng nhân danh “đổi mới, bổ sung,
vận dụng, phát triển sáng tạo” để xét lại, xuyên tạc, bổ sung một cách vô nguyên
tắc, phủ định sạch trơn bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên “Chúng
ta phải khắc phục bệnh giáo điều đồng thời phải đề phòng chủ nghĩa xét lại”30. Lời
căn dặn này cũng có giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ, đảng viên chúng ta
trong việc nắm vững và xử lý quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.
Hai là, vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào tăng cường tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, trên cơ sở kiên định lập trường, quan điểm, thái

30
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 499.
18
độ, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để khẳng
định những nội dung, nguyên lý nào của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh vẫn còn nguyên giá trị hiện thời; những nội dung nào đã bị thực tiễn vượt
qua và cần phải bổ sung, vận dụng, phát triển sáng tạo. Làm được như vậy có
nghĩa là đã nắm vững và xử lý tốt quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng căn dặn cán bộ, đảng viên khi học tập chủ nghĩa Mác-Lênin: “phải học tinh
thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà
giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”31.
Nghĩa là phải biết vận dụng lập trường, quan điểm, thái độ, phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin vào tổng kết thực tiễn đất nước, nghiên cứu lý luận, trên cơ
sở đó mới có thể đổi mới, bổ sung, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, nắm vững và quán triệt tốt các nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh như nguyên tắc khách quan, phát triển,
toàn diện, lịch sử-cụ thể, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào nhận thức, nắm
vững và xử lý quan hệ giữa kiên định và bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên tắc khách quan yêu cầu nhận thức, giải
quyết mối quan hệ theo quy luật khách quan, không áp đặt chủ quan, không giải
quyết tùy tiện. Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi giải quyết các mối quan hệ phải
chú ý tới quy luật phát triển, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại bổ sung. Nguyên tắc toàn
diện yêu cầu phải chú ý cả “kiên định”, cả “bổ sung, vận dụng, phát triển sáng
tạo”, không tuyệt đối hóa mặt nào. Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải căn cứ
vào tình hình thực tế để giải quyết quan hệ này. Vì vậy, có lúc, có thời điểm phải

31
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 497.

19
nhấn mạnh “kiên định”, có lúc, có thời điểm phải chú ý nhiều hơn đến “bổ sung,
vận dụng, phát triển sáng tạo”. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đòi
hỏi phải tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học cho việc nhận thức, điều chỉnh việc
xử lý các mối quan hệ; lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của việc xử
lý mối quan hệ giữa “kiên định”, và “bổ sung, vận dụng, phát triển sáng tạo”.
Quán triệt tốt các yêu cầu trên thì việc nhận thức, nắm vững và giải quyết
giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh sẽ hiệu quả.
Câu hỏi thảo luận: 1) Sự kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản việt Nam trong đổi
mới.
2) Tính tất yếu phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Chí Bảo (chủ biên): Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin; NxbCTQG,H.2010.Tr.52-96; 527-562.

2. Terry Eagleton:Tại sao Mác đúng? Hay là sự khẳng định: Chủ nghĩa Mác
dứt khoát đúng! NxbCT-HC, H.2012.

3. Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam,NxbCTQG,H. 2003;
tr.76-83; 47-75.

4. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa
Mác-Lênin, NxbCTQG,H.2002; Tr. 251-300.

5.Tiêu Phong: Hai chủ nghĩa một trăm năm; NxbCTQG,H.2004 (Bản dịch của
Nguyễn Vinh Quang & Hoàng Văn Tuấn); tr. 26-54.

20

You might also like