You are on page 1of 4

Tư Tưởng Hồ Chí Minh 3

1. Định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh đã đưa ra:
A. 2 điểm lớn D. 5 điểm lớn
B. 3 điểm lớn E. 6 điểm lớn
C. 4 điểm lớn
2. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song nền văn hóa mới mà chúng ta
xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm:
A. 3 tính chất D. 1 tính chất
B. 4 tính chất E. 5 tính chất
C. 2 tính chất
3. Một trong những tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là:
A. Tính khoa học D. Tính văn minh
B. Tính dân chủ E. Tính đạo đức
C. Tính nhân dân
4. Một trong các chức năng của văn hóa là bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn
và:
A. Năng lực cao đẹp D. Tình yêu cao đẹp
B. Tình cảm cao đẹp E. Lý tưởng cao đẹp
C. Hạnh phúc cao đẹp
5. Một trong những lĩnh vực chính của văn hóa là:
A. Văn hóa giáo dục D. Văn hóa ứng xử
B. Văn hóa văn minh E. Văn hóa đạo đức
C. Văn hóa giao thông
6. Yếu tố sau thuộc một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt
Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
A. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
B. Đạo đức là gốc của người cách mạng
C. Nói đi đôi với làm
D. Giá trị của dân tộc
E. Xây đi đôi với chống
7. Chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh là:
A. Trung với nước, hiếu với dân
B. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
C. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
D. Có tinh thần quốc tế trong sáng

1
E. Đạo đức là gốc của người cách mạng
8. Tiết kiệm của nước, của dân, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi,
không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù được gọi là:
A. Kiệm C. Liêm E. Chí công vô tư
B. Cần D. Chính
9. Theo Hồ Chí Minh, một tấm gương sống còn giá trị hơn:
A. 100 bài diễn văn tuyên truyền
B. Một bài diễn văn tuyên truyền
C. Hàng loạt bài diễn văn tuyên truyền
D. Một số bài diễn văn tuyên truyền
E. Các bài diễn văn tuyên truyền
10. Yếu tố sau thuộc một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng
Hồ Chí Minh:
A. Xây đi đối với chống
B. Giá trị truyền thống dân tộc
C. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu
D. Lòng yêu thương con người
E. Tinh hoa văn hóa nhân loại
11. Trong cách mạng, Hồ Chí Minh xác định con người vừa là mục tiêu vừa là:
A. Động lực C. Trợ lực E. Trợ lực
B. Nội lực D. Chủ lực
12. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm “ Dân làm chủ”, tức là đề cập đến:
A. Quyền lợi của dân D. Trách nhiệm của dân
B. Quyền và nghĩa vụ của dân E. Nghĩa vụ của dân
C. Năng lực của dân

13. Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của:
A. Cách mạng khu vực D. Cách mạng thuộc địa
B. Cách mạng thế giới E. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng thời đại

14. Theo Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ, công chức là những người vừa có đức và:
A. Vừa có tài D. Vừa có trình độ
B. Vừa có ý thức E. Vừa có tầm
C. Vừa có học vấn
15. Theo Hồ Chí Minh, để đoàn kết quốc tế tốt ( thu hút ngoại lực), phải có:
A. Nội lực tốt B. Thể lực tốt C. Ngoại lực tốt

2
D. Chủ lực tốt E. Năng lực tốt
16. Dân chủ ở Việt Nam sau khi giành độc lập được thể hiện và được đảm bảo
trong:
A. Thống nhất đất nước 1975 D. Đại hội đổi mới 1986
B. Xã hội Việt Nam 1945 E. Hiến pháp 1946
C. Nghị quyết của Đảng
17. Nhà nước Việt Nam mới Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là một nhà nước
mang bản chất của:
A. Đội ngũ doanh nhân D. Giai Cấp công nhân
B. Đội ngũ trí thức E. Giai cấp công - nông
C. Giai cấp nông dân
18. Nhà nước do dân lập nên, dân ủng hộ, dân làm chủ gọi là:
A. Nhà nước muôn dân D. Nhà nước do dân
B. Nhà nước vì dân E. Nhà nước nhân dân
C. Nhà nước của dân
19. Theo Hồ Chí Minh, quyền hành và lực lượng đều thuộc về:
A. Doanh nhân D. Nông dân
B. Cá nhân E. Công dân
C. Nhân dân
20. Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất:
A. Cơ Bản D. Chủ yếu
B. Rộng lớn E. Đặc biệt
C. Hạn chế
21. Theo Hồ Chí Minh, có hiến pháp, pháp luật rồi thì phải:
A. Cân nhắc kỹ lưỡng D. Đưa vào cuộc sống
B. Áp dụng thí điểm E. Thông tin tuyên truyền
C. Trao cho nhân dân
22. Hồ Chí Minh khẳng định, trong quá trình quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp
luật thì quan trọng bậc nhất là:
A. Chế độ luật D. Ngành luật
B. Hiến pháp E. Bộ luật
C. Điều luật
23. Cán bộ công chức phải là những người dám phụ trách, giám quyết đoán, dám
chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, phải:
A. Nghèo khó không thể chuyển lay
B. Thắng không kiêu, bại không nản
C. Tứ hải giai huynh đệ

3
D. Uy vũ không thể khuất phục
E. Có công mài sắt có ngày nên kim
24. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tiến hành với chế độ phổ thông
đầu Phiếu, trực tiếp và:
A. Gián tiếp D. Biểu quyết bằng lời nói
B. Bỏ phiếu kín E. Biểu quyết
C. Đọc tên công khai

25. Yếu tố vừa thể hiện tính nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản là:
A. Có nghĩa, có tình D. Có ích
B. Có lý E. Có tình
C. Có lý, có tình
26. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tiến hành thắng lợi vào:
A. 6/1/1947 C. 6/1/1944 E. 6/1/1945
B. 6/1/1954 D. 6/1/1946
27. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và
hoạt động cơ bản của nó là:
A. Nguyên tắc quân chủ D. Nguyên tắc dân chủ
B. Nguyên tắc tập trung dân chủ E. Nguyên tắc tập trung
C. Nguyên tắc tập trung quân chủ
28. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với:
A. Chủ nghĩa quốc tế tư sản D. Chủ nghĩa quốc tế nông dân
B. Chủ nghĩa quốc tế vô sản E. Chủ nghĩa quốc tế vô sản
C. Chủ nghĩa quốc tế hữu sản
29. Chủ Tịch Chính phủ Liên hiệp đầu tiên của nước ta là:
A. Trần Phú D. Hà Huy Tập
B. Nguyễn Thị Minh Khai E. Hồ Chí Minh
C. Lê Hồng Phong
30. Bản chất giai cấp của nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa
cho:
A. Sự toàn vẹn đất nước D. Sự bền vững đất nước
B. Sự ra đời đất nước E. Sự thống nhất đất nước
C. Sự phát triển đất nước

You might also like