You are on page 1of 3

KHOA DƯỢC

BỘ MÔN KIỂM NGHIỆM – HÓA PHÂN TÍCH – ĐỘC CHẤT


HỌC PHẦN: HÓA PHÂN TÍCH 1

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Họ và tên sinh viên: -Nguyễn Hồng Phúc
-Lê Thị Minh Phương
-Nguyễn Đức Quý
Lớp: Dược 22B Nhóm: 05

Bài 2: PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG


Định lượng clorid trong mẫu bằng phương pháp khối lượng

1.KẾT QUẢ:
Khối lượng của NaCl mNaCl = 0,1688g
Khối lượng giấy lọc cắt m1 = 0,8525g
Khối lượng giấy lọc không cắt m2 = 0,8633g
Khối lượng giấy lọc cắt (sau khi sấy) m3 = 0,8374g
Khối lượng giấy lọc không cắt có cả tủa (sau khi sấy) m4 = 1,2684g
mmẫu = 0,1658g
m1 = 0,2760g
m2 = 0,2785g
m3 = 0.7765g
m4 = 1,2589g
→ mAgCl = m4 – m2 - m3 + m1= 1,2684 – 0,8633 – 0,8374 + 0,8525= 0,4202 g
 %Cl=(m(AgCl)/m(mẫu)).(35,5/143,5).100=(0,4202)/0,168).(35,5/143,5).100
≈ 61,58% .
2. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 2. Làm thế nào để biết Cl- đã kết tủa hoàn toàn?
Kiểm tra sự kết tủa hoàn toàn bằng cách thêm vài giọt bạc nitrat đến chất lỏng nổi
phía trên. Nếu xuất hiện thêm kết tủa, thêm 3 mL bạc nitrat, phân hủy dung dịch
thêm 10 phút và kiểm tra tính đầy đủ của kết tủa. Lặp lại bước này thường xuyên
nếu cần cho đến khi không tiếp tục xảy ra kết tủa.
Câu 3. Các điểm cần lưu ý khi lọc, rửa, sấy AgCl:
* Lọc:
- Sử dụng lấy lọc không tro hoặc giấy lọc băng trắng, băng xanh biển để lọc các
chất kết tủa có độ mịn cao
- Lồng hai tờ giấy lọc vào nhau, giấy lọc đã cắt để ngoài. Một tờ giấy lọc sẽ có hai
mặt: mặt trơn và mặt nhám, vì lọc để lấy kết tủa AgCl vậy nên mặt trơn sẽ để ở
trên và xếp thành 4 nhằm để hạn chế sự tiếp xúc kết tủa với giấy lọc và mặt trơn
của giấy lọc sẽ ngăn sự hấp phụ của kết tủa trên bề mặt
* Rửa: mục đích là loại các chất bẩn bám trên bề mặt của kết tủa. Các chất bẩn hấp
phụ này ở trạng thái cân bằng với các ion tương ứng trong dung dịch. Vì vậy khi
rửa trong trường hợp này, người ta rửa dung dịch HNO3 loãng, chất có thể loại bỏ
sau khi sấy, hạn chế rửa bằng nước vì khi rửa với nước sẽ tạo hiện tượng pepti hóa,
trở thành dạng keo.
Cho từ từ dịch của tủa để kết tủa lắng ở dưới. Còn phần tủa ở dưới thì cần phải
dùng HNO3 để rửa, khi rót vào dung dịch cần được dẫn bởi cây thủy tinh để có thể
tiếp xúc hết xung quanh thành cốc đẩy các tủa còn dính ở trên xuống. Một cách từ
từ và nhẹ nhàng nghiêng cốc để tráng kết tủa. Chú ý khi khi đổ dung dịch qua giấy
lọc, phần kết tủa cần được sử dụng đầu cao su của cây thủy tinh để gạt hết kết tủa
xuống. Tiếp tục cho HNO3 đến khi nào tủa được chuyển xuống giấy lọc hoàn toàn,
nếu không thì lượng kết tủa chúng ta thu được sẽ bị tính toán sai.
* Sấy: tách nước vật lý và làm bay hơi một số hợp chất dễ bay hơi như dung môi
và HNO3 loãng. Cần sấy tủa cho đến khối lượng không đổi, và nhiệt độ, thời gian
sấy phải phù hợp, ở đây là 130 độ .
Câu 4. Tại sao phải để nguội trong bình hút ẩm trước khi cân?
Vì khi sấy xong, kết tủa vẫn đang ở trong nhiệt độ cao mà độ ẩm trong không khí
thì rất lớn, mẫu sẽ hút nước dẫn đến sai số khá lớn, vậy nên để tránh sai số ta cần
làm nguội trong bình hút ẩm trước khi cân.

You might also like