You are on page 1of 2

Phần 1: Cách pha thực tế của dung dịch sulfocromic và cách sử dụng.

Cách pha thực tế:

Dùng cân kỹ thuật cân khoảng 2.00 gam kali dicromat rồi cho vào 1 becher 100ml

Cho tiếp vào khoảng 1ml nước để tạo dung dịch bão hòa

Thêm tiếp từ từ 15ml dung dịch acid sulfuric đậm đặc vào, dùng đũa thủy tinh khuấy đều

Khi thấy có kết tủa đỏ xuất hiện, tiếp tục thêm từ từ acid sulfuric đậm đặc và dùng đũa thủy tinh
khuấy đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn. Dung dịch chuyển sang màu nâu.

Sau khi để nguội (vì phản ứng phát nhiệt nên rất nóng), nếu dung dịch có hiện tượng tạo tủa lại thì
thêm tiếp từ từ acid sulfuric đậm đặc (khoảng 1/3 thể tích sau khi hòa tan), dùng đũa thủy tinh
khuấy đều để tan hết tủa.

Cách sử dụng dung dịch sulfocromic:

Dùng để làm sạch dụng cụ bằng thủy tinh khi sử dụng các dung dịch tẩy rửa thông thường không
hiệu quả.

Nên ngâm dụng cụ thủy tinh với dung dịch sulfucromic khoảng 5-30 phút tùy độ bám bẩn của dụng
cụ. Sau khi ngâm xong, đổ dung dịch ra, rửa lại dụng cụ thủy tinh đó bằng nước máy nhiều lần và
tráng lại với nước cất.

Có thể tái sử dụng dung dịch sulfocromic nhiều lần cho đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh
vàng (dung dịch chỉ tồn tại Cr3+, không có tác dụng tẩy rửa).

Phải hết sức cẩn trọng trong quá trình pha chế và sử dụng vì dung dịch sulfocromic có tính oxy hóa
mạnh do crom 6 (hay Crom Hexavalent) và ion này là một trong những chất gây ung thư.

Phần 2: Cách hiệu chuẩn buret 25ml ở 30 độ C:

Dụng cụ cần có gồm: nước cất, một becher 10ml, một buret 25ml (V=25ml ở 20C, mỗi vạch chia ứng
với 0.1ml), một giá kẹp buret, phễu, 1 hộp cân mẫu 30ml, 1 cân phân tích 4 số lẻ.

Quy trình thực hiện:

Vì đề mặc định nhiệt độ phòng 30 độ nên bỏ qua bước đo nhiệt độ phòng.

Cân hộp cân mẫu, ta được khối lượng p1 (khi cầm hộp cân, cần dùng khăn giấy hoặc bao tay để
tránh ảnh hưởng khối lượng hộp).

Cố định buret bằng giá kẹp, để phía dưới buret một becher 10ml để đựng nước thải.

Đổ nước cất vào buret thông qua phễu, đổ qua vạch 0.

Lưu ý nếu dưới khóa buret còn bọt khí, phải mở khóa đến khi không còn bọt khí, sau đó đổ thêm
nước cất vào buret, hiệu chỉnh cho mực nước về vạch 0. Lấy đi giọt nước dư dưới khóa bằng miệng
becher 10ml.

Thay becher 10ml bằng hộp cân mẫu đã cân, hạ thấp buret xuống vừa đủ thấp sao cho có thể lấy
hộp cân ra dễ dàng để giảm thất thoát lượng nước cất khi mở khóa.

Mở khóa buret để lấy 5ml nước cất vào hộp cân mẫu, đem cân với cân phân tích ta được p1. Ta đc
khối lượng 5ml nước cất ở 30 độ mt=p1-p0
Tiếp tục lấy đến mức 10ml, 15ml, 20ml, 25ml (không cần đổ cho nước về vạch 0) và tính toán các
khối lượng, ghi lại số liệu.

Tính thể tích thực ở 20 độ cho từng đoạn của buret: Vtn=mtxd(hc) (tra bảng dhc-1.0052)

Tính chênh lệch thể tích thực và thể tích lý thuyết ghi trên buret: V = sqrt(Vtn-Vlt)

Ghi và đánh giá kết quả, ta được:

Phần 3: Trả lời các câu hỏi trong sách:

1/ Khi pha dung dịch sulfocromic thấy hiện tượng kết tủa đỏ.

Theo cách thực hiện, nếu đã thêm 1/3 thể tích acid sulfuric sau khi hòa tan rồi mà vẫn còn kết tủa thì
nên lắng và lọc lấy phần dung dịch để sử dụng. Vì dung dịch sulfocromic sau khi pha (đã thêm 1/3
acid sulfuric đặc sau hòa tan) đã rất nguy hiểm khi sử dụng, nếu cho thêm nữa thì sẽ dễ gây nguy
hiểm cho người thực hiện cũng như ăn mòn luôn cả dụng cụ thủy tinh dẫn đến sai số và ảnh hưởng
kết quả khi làm thí nghiệm, nghiên cứu.

2/

Hiệu chuẩn dụng cụ thủy tinh khi:

a. Có lỗi kỹ thuật sản xuất


b. Sử dụng lâu ngày dụng cụ bị biến dạng
c. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ (theo mùa và theo khu vực)

Nếu dụng cụ thủy tinh hiệu chuẩn không đạt, không bắt buộc không được phép sử dụng. Ta có thể
loại bỏ dụng cụ này hoặc sử dụng phương pháp điều chỉnh lại giới hạn đo hay sử dụng hệ số hiệu
chỉnh.

3/ Sau khi hiệu chuẩn thủy tinh chính xác, ta phải quy về nhiệt độ 20 vì: nếu ở nhiệt độ khác thì thể
tích nước đổ tới ngấn chia độ sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn thể tích ghi trên bình; 20 độ (hay tiêu chuẩn
68F/20C) là nhiệt độ tiêu chuẩn đã được Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIMP) cũng như Tiêu chuẩn Việt
Nam (TVCN) công nhận làm nhiệt độ chuẩn trong các phép đo về thể tích.

Phần 4: Ý nghĩa các thông số trên dụng cụ thủy tinh

You might also like