You are on page 1of 4

Họ và tên: Phạm Ngọc Mẫn YE-K46

MSSV: 2053010275

Nhóm: 1 - Tiểu nhóm: 8

BÀI 1: CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ PHÒNG THÍ


NGHIỆM
I. Thực hành cân:
1. Giới thiệu cân: có hai loại cân phân tích và cân kĩ thuật
 Cân kĩ thuật được chia làm 2 loại: Cân kĩ thuật điện và cân kĩ thuật cơ. Cân
kĩ thuật điện hiện 2 số 0 ở phần thập phân, độ chia nhỏ nhất 1/100, sai số khá
lớn. Cân kĩ thuật cơ sai số lớn.
 Cân phân tích: luôn sử dụng điện, hiện 4 số 0 ở phần thập phân, độ chia nhỏ
nhất 1/10000, độ chính xác cao.
2. Thực hành trên cân kĩ thuật điện tử:
 Vật cần đo: 1 phễu thủy tinh nhỏ.
 Các bước thực hành:
- Khởi động cân và điều chỉnh các con số của cân đều ở mức số 0.00
- Cân trực tiếp phễu thủy tinh nhỏ: mphễu= 9,22 g
- Lấy phễu nhỏ ra và đặt vật chứa là mặt kính đồng hồ vào: m1=30,25 g
- Ấn nút TARE để trừ bì về 0.
- Đặt phễu thủy tinh lại lên phía trên mặt kính đồng hồ: m2= 39,48 g
 Khối lượng của phễu thủy tinh trong thí nghiệm thực hành cân lặp là: 9,23 g
 So sánh:
- Giá trị cân trực tiếp và cân lặp của phễu thủy tinh nhỏ trên cân kĩ thuật
điện tử là khác nhau.
- Sai số của phép cân là: 0,01 g
- Xác định sai số của cân là ± 0,01
- Lý do với cân trực tiếp, giá trị khối lượng của vật cân chịu ảnh hưởng sai
số của cân; với cân lặp, sai số do cân lặp gây ra đã được loại trừ.
II. Thực hành dụng cụ đo thể tích:
1. Thực hành Pipet
a) Giới thiệu
- Là dụng cụ đo thể tích, có 2 loại:
- Pipet 1 vạch: dạng bầu, dụng cụ đo thể tích chính xác.
- Pipet nhiều vạch: dạng thẳng, dụng cụ đo thể tích không chính xác.

b) Thực hành dùng pipet lấy 10 ml nước cất cho vào vật chứa
- Kết hợp với quả bóp cao su và pipet 1 vạch lấy 10ml nước cất trong
becher
- Tay trái giữ nhẹ pipet đặt trong becher rồi dung tay phải bóp giữ quả
bóp cao su đặt ở đầu trên pipet
- Tay phải từ từ thả quả bóp cao su để cho nước cất chảy lên trên, khi
mặt cầu lõm của nước cất chạm vạch 0 ta rút quả bóp cao su và dùng
ngón cái tay trái giữ đầu trên của pipet rồi từ từ xả nước vào erlen
- Lưu ý: khi thấy mực nước trong pipet gần hết ta chạm đầu ống hút vào
thành bình và xoay nhẹ để lấy giọt chất lỏng cuối cùng nhưng tuyệt đối
không được thổi hết chất lỏng trong ống hút vì NSX đã tính toán được
1 giọt cuối cùng đó, nếu ta lấy hết 1 giọt cuối cùng ở đầu ống hút thì
kết quả của chúng ta sẽ bị sai sót.
2. Thực hành Buret và Ống đong
a) Giới thiệu
- Thân hình trụ, có khóa bằng thủy tinh hoặc nhựa, khóa song song nước
chảy mạnh, khóa vuông góc Buret bị khóa chặt, khóa xiêng nước nhỏ
giọt
- Là dụng cụ đo thể tích chính xác. Khi sử dụng cần tráng sơ qua nước
cất 1 lần và 2 lần dung dịch chứa để đảm bộ nồng độ dung dịch không
bị giảm.
b) Thực hành Puret vào ống đong
- Ráp buret 25ml vào giá thí nghiệm, dùng becher và phễu nhỏ để rót
đầy nước vào buret
- Để một becher khô khác để ở vòi của buret mục đích là để hứng và loại
bỏ phần thừa của dung dịch.
- Dùng tay trái xoay nhẹ khóa buret để chỉnh mức chất lỏng về 0.

III. Xác định khối lượng riêng


1. Xác định khối lượng riêng nước cất
- Đặt ống đong lên bàn cân, trừ bì về 0
- Dùng bình tia cho 10ml nước cất vào ống đong
- Từ kết quả trên ta được mnước1= 9,87 g
- Khối lượng riêng của nước ở trường hợp cân trong ống đong là:
m
d1= V = 0,987 g/ml
- Đặt bình định mức lên bàn cân, trừ bì về 0
- Dùng bình tia cho 10ml nước cất vào bình định mức
- Từ kết quả trên ta tính được mnước2=9,88g
- Khối lượng riêng của nước ở trường hợp cân trong bình định mức là:
m
d2 = V =0,988 g/ml
- So sánh ta thấy khi xác định khối lượng riêng của nước ở 2 trường hợp trên d
có sai số là ±0,001 và so với dnước trên lý thuyết ( dnước= 1g/ml) thì cả hai
trường hợp sai số là ≈ ±0,1 g/ml.
- Lý do:
+ Nước cất khi thực hiện thí nghiệm trên là nước cất 1 lần nên không đủ độ
tinh khiết.
+ Cân khi chúng ta khi sử dụng cân là cân kĩ thuật điện tử nên sẽ có sai số.
+ Đối với riêng ống đong, ống đong là dụng cụ đo thể tích không chính xác
nên dễ xảy ra hiện tượng sai lệch.
 Ta nên chọn dụng cụ bình định mức để xác định khối lượng cũng như khối lượng
riêng của chất lỏng để được chính xác hơn.
2. Xác định khối lượng riêng Petroleum ether và Chloroform
- Đặt bình định mức lên cân và ấn nút TARE để điều chỉnh cân quay về số 0.00
- Dùng pipet 1 vạch lấy 10ml chloroform cho vào bình định mức và đem lên
cân ta sẽ được kết quả m=14,34g
m
- Theo công thức d= V ta tính được khối lượng riêng của chloroform là 1,34
g/ml
- Cho chloroform đã sử dụng vào bình. Rửa sạch bình định mức và tiếp tục thao
tác như trên với petroleum ether.
- Ta sẽ được d= 0,661 g/ml biết KLR của nó giao động từ 0.7-0.8 g/ml tùy vào
độ hòa tan của nước.

IV. Trả lời câu hỏi:


1. So về việc cân lặp và cân trực tiếp thì cân lặp chính xác hơn vì khi cân hiệu số sai số đã
triệt tiêu nhau. Để phát hiện cân có sai số ta phải so sánh của lần cân trực tiếp và lần cân
lặp vì sai số sẽ xuất hiện 1 giá trị ± Exelon.
2. Erlen và becher là 2 dụng cụ đều chứa chất lỏng không bay hơi nhưng erlen cổ nhám
nút ngoài sẽ chứa chất lỏng dễ bay hơi. Erlen còn gọi là bình tam giác còn becher còn
được gọi là cốc vì hình thái bên ngoài của chúng. Ống đong là vật dụng đo thể tích
không chính xác, được làm bằng thủy tinh còn pipet là dụng cụ được làm từ nhựa có
bầu nối liền với thân dùng để hút dung dịch.
3. Khối lượng riêng của chcloroform là cao nhất tiếp đó là nước cất sau cùng là xăng ete.
Giá trị đo được so với giá trị ghi trên nhãn đều cách nhau một sai số ± Exelon.
4. MnO2 là chất có tính oxi hóa nên ta sẽ sử dụng những loại dung dịch có tính khử chẳng
hạn như HCl để làm sạch nó. Polymer hữu cơ là những chất hữu cơ nên sẽ tan tốt trong
những dung môi hữu cơ thông thường nên để làm sạch chúng ta chỉ cần sử dụng xăng,
dầu, ete, dầu hỏa, cồn,… Đối với xăng ete là chất lỏng dễ bay hơi nên ta chỉ cần vệ sinh
bằng cách sấy.

You might also like