You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


____________

Báo cáo thực tập điện tử tương tự tuần VII


Thực nghiệm 7: Các mạch phát dao động dạng sin

Họ và tên: Đỗ Quốc Việt – 21020951


Nguyễn Văn Thao – 21020938
Lớp: 2223II_ELT3102_5

Giáo viên hướng dẫn: CN. Trần Thanh Hằng


CN. Lưu Bách Hưng
TS. Nguyễn Đăng Phú
Mục lục

1. Máy phát cao tần LC ghép biến thể (Armstrong) ................................................... 2


2. Mạch dao động cao tần LC kiểu 3 điểm điện dung (colpitts) ................................. 4
3. Sơ đồ máy phát thạch anh ....................................................................................... 6
4 Sơ đồ dao động dịch pha zero .................................................................................. 7
5 Sơ đồ phát dao động dịch pha .................................................................................. 8

1
1. Máy phát cao tần LC ghép biến thể (Armstrong)

*Nhiệm vụ :
Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ dao động có phản hồi
dương qua biến thế kiểu Armstrong.

*Bản mạch thực hiện : A7 - 1

Nhận xét:
_ Khi ta nối A với E và B với F thì ta thấy không có tín hiệu phát ra. Khi ta nối
A với F và B với E thì lại có tín hiệu lối ra. Lí do cho việc này đó chính là để
có tín hiệu ra thì điện áp ở cuộn thứ cấp của cuộn dây phải đồng pha với điện
áp ban đầu ở base của T1. Khi ta nối A với E và B với F thì dòng điện này
ngược pha, khi ta đổi cách nối thì dòng điện tại cuộn dây đổi chiều làm cho
nó đồng pha với dòng điện ban đầu tại base. Vì thế mà có tín hiệu lối ra.

2
Tín hiệu lúc này có chu kì là T = 3,82 µs và có tần số là F = 261,7 kHz.

*Khi ta nối J1 và J2, ta thu được tín hiệu

Tín hiệu lúc này có chu kì là T = 103,4 µs và tần số F = 9,67 kHz.


3
2. Mạch dao động cao tần LC kiểu 3 điểm điện dung (colpitts)

*Nhiệm vụ:
Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ dao động 3 điểm điện
dung (Colpitts)
*Bản mạch thực nghiệm: A7 - 2

Khi chưa nối J1

4
Ta có chu kì là T = 35,6 ns
=> Tần số tín hiệu ra là F = 1/T = 28,08 MHz
Ta tính F(tính toán) = 1/(2π√𝐿𝐶) = 8,76 MHz

Khi nối J1

5
Ta có chu kì là T = 0,174 µs
=> Tần số tín hiệu ra là F = 1/T = 5,74 MHz
Ta tính F(tính toán) = 1/(2π√𝐿𝐶 ) = 6,19 MHz
* Nhận xét:
Trong trường hợp chưa nối J1 thì F(đo) có sai số rất lớn so với F(tính toán) còn
khi nối J1 thì F(đo) có sai số nhỏ so với F(tính toán). Khi nối J1 thì C2 sẽ song
song với C4 vì vậy mà F trong trường hợp nối J1 giảm.

3. Sơ đồ máy phát thạch anh

*Nhiệm vụ:
Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ dao động dùng thạch anh.

*Bản mạch thực nghiệm : A7 – 3

Tín hiệu lối ra

6
Tín hiệu có chu kì là T = 0,25µs
=> Tần số của tín hiệu ra là F = 4 MHz

4 Sơ đồ dao động dịch pha zero

* Nhiệm vụ
Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ dao động trên cơ sở bộ
khuếch đại không đảo có phản hồi dương kiểu dịch pha zero từ lối ra tới lối
vào.
*Bản mạch thực nghiệm : A 7 – 4

7
Bảng A7-B1
f(tính toán) f(đo)
Nối J1 P2 min 1/(2πC2.R2) = 602,85 Hz 354,6 Hz
Nối J1 P2 giữa 1/(2πC2.(R2+P2/2)) = 567,40 Hz 337,5 Hz
Nối J1 P2 max 1/(2πC2.(R2+P2)) = 535,87 Hz 326,8 Hz
Nối J1,J2 P2 min 1/(2π(C2+C1).R2) = 149,58 Hz 221,94 Hz
Nối J1,J2 P2 giữa 1/(2π(C2+C1).(R2+P2/2))= 140,78 Hz 212,33 Hz
Nối J1,J2 P2 max 1/(2π(C2+C1).(R2+P2))= 132,96 Hz 205,6 Hz

Kết quả đo so với kết quả tính có sai số khá lớn, khoảng 50%.
*Để sơ đồ làm việc ở chế độ phát xung thì ta cần có 2 điều kiện:
+ Điều kiện cân bằng pha: Tín hiệu vào mạch và tín hiệu phản hồi phải đồng
pha với nhau.
+ Điều kiện cân bằng biên độ: hệ số khuếch đại của 2 tầng A = A1 . A2 ≥ 3 với
A1, A2 là hệ số khuếch đại tầng 1 và tầng 2.

5 Sơ đồ phát dao động dịch pha

*Nhiệm vụ:
Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ dao động có phản hồi
với 3 bộ dịch pha C-R.

*Bản mạch thực nghiệm: A 7 – 5

8
Tín hiệu ra là

Tín hiệu ra có chu kì là T = 0,466 ms


=> tần số tín hiệu là F = 1/T = 2,145 kHz.

You might also like