You are on page 1of 29

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 6

SỔ TAY HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG


PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY HẦM TRƯỜNG VINH

DỰ ÁN THÀNH PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐOẠN NGHI SƠN –


DIỄN CHÂU THUỘC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐOẠN
DỰ ÁN:
ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC TRÊN TUYẾN BẮC-NAM PHÍA ĐÔNG, GIAI
ĐOẠN 2017-2020
HẠNG MỤC: HẦM TRƯỜNG VINH

GÓI THẦU XL01 KM380+000-:-KM389+900


CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 6
TVGS PCCC: CÔNG TY TNHH XÂY LẮP 315 QUẢNG NINH

Thanh Hóa, tháng 08 năm 2023


BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 6

SỔ TAY HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG


PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY HẦM TRƯỜNG VINH

DỰ ÁN THÀNH PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐOẠN NGHI SƠN –


DIỄN CHÂU THUỘC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐOẠN
DỰ ÁN:
ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC TRÊN TUYẾN BẮC-NAM PHÍA ĐÔNG, GIAI
ĐOẠN 2017-2020
HẠNG MỤC: HẦM TRƯỜNG VINH

GÓI THẦU XL01 KM380+000-:-KM389+900


CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 6
TVGS : CÔNG TY TNHH XÂY LẮP 315 QUẢNG NINH

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT


BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 6 CÔNG TY TNHH XÂY LẮP 315 QUẢNG NINH
Cơ quan: CÔNG TY Digitally signed by CÔNG TY TNHH
XÂY LẮP 315 QUẢNG NINH
BAN QUẢN DN: C=VN, L="Ngõ 12, đường Nguyễn
Văn Cừ, Phường Hồng Hải, Thành phố

LÝ DỰ ÁN 6 TNHH XÂY Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam",


OID.0.9.2342.19200300.100.1.1=MST:
5701748480, O=CÔNG TY TNHH XÂY
Thời gian ký: LẮP 315 LẮP 315 QUẢNG NINH,
E=Tuylip.84@gmail.com, CN=CÔNG
18.08.2023 TY TNHH XÂY LẮP 315 QUẢNG NINH

16:28:56 QUẢNG Reason: I am the author of this


document
Location: your signing location here

+07:00 NINH Date: 2023.08.18 15:02:17+07'00'


Foxit PDF Reader Version: 11.0.1

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU CHÍNH ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU PHỤ
Ký bởi: Công Ty Cổ TY
CÔNG PhầnCP
DịchTẬP
ĐOÀN ĐÈO CẢ CÔNG TY TNHH MTV BCA – THĂNG LONG
Vụ TVAN Hilo-Test 999
Ngày ký: 18/09/2023 08:46:26
+07:00 CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH
VIÊN BCA -
THĂNG LONG
2023.08.18 15:47:
13+07'00'

Thanh Hóa, tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC
A. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG PCCC HẦM TRƯỜNG VINH ...................... 3
I: Cơ sở lập quy trình. .............................................................................................................. 3
II: Vận hành hệ thống PCCC hầm Trường Vinh. .................................................................... 3
1. Thông tin chung. .................................................................................................................. 3
2. Tổng quan về hệ thống PCCC. .......................................................................................... 4
3. Vận hành hệ thống chữa cháy bằng nước ............................................................................ 4
3.1. Hệ thống bơm chữa cháy .................................................................................................. 5
a. Cấu hình hệ bơm .................................................................................................................. 5
b. Nguyên lý hoạt động hệ thống bơm ..................................................................................... 6
c. Vận hành bơm bù áp ............................................................................................................ 6
d. Vận hành bơm điện .............................................................................................................. 7
e. Vận hành bơm chữa cháy động cơ Diesel............................................................................ 8
f. Các van điều khiển chính: .................................................................................................... 9
3.2. Trụ chữa cháy, tiếp nước đầu các hầm............................................................................. 9
3.3. Tủ chữa cháy trong hầm ................................................................................................. 10
4. Vận hành hệ thống chữa cháy CO2 ................................................................................... 10
5. Vận hành hệ thống Exit, sự cố ........................................................................................... 13
6. Vận hành hệ thống báo cháy .............................................................................................. 14
6.1. Tổng quan về hệ thống .................................................................................................... 14
6.2. Hoạt động của hệ thống .................................................................................................. 16
- Hướng dẫn sử dụng tủ trung tâm báo cháy.......................................................................... 16
B. QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC HẦM TRƯỜNG VINH ............................ 19
1. Hệ thống chữa cháy bằng nước.......................................................................................... 19
1.1. Bơm chữa cháy diesel ..................................................................................................... 19
1.2. Bơm chữa cháy động cơ điện: ........................................................................................ 20
1.3. Bơm bù áp: ...................................................................................................................... 21
1.4. Tủ điều khiển bơm diesel, bơm điện, bơm bù: ................................................................ 21
1.5. Van cổng, van 1 chiều, lọc Y, van an toàn: .................................................................... 22
1.6. Tủ chữa cháy: ................................................................................................................. 22
1.7. Họng nước chữa cháy, trụ tiếp nước ngoài hầm. Tủ đựng phương tiện chữa cháy và các
thiết bị trong : ........................................................................................................................ 22
2. Bảo trì hệ thống chữa cháy khí CO2: ................................................................................ 23
2.1. Tủ chứa modul điều khiển, còi, đèn, nút ấn xả khí, dừng xả khí; đầu báo khói nhiệt. ... 23
2.2. Van điện từ, van an toàn và ống điều khiển: .................................................................. 24
5.3. Bình chứa khí CO2 và bình khí kích hoạt:...................................................................... 24
2.4. Giá đỡ, quang treo, đường ống dẫn khí chữa cháy, biển báo ........................................ 24
3. Bảo trì hệ thống đèn exit, đèn sự cố: ................................................................................. 24

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 1


4. Bảo trì hệ thống báo cháy: ................................................................................................. 25
2.1. Các thiết bị chính của Hệ thống. .................................................................................... 25
2.2. Bảo trì các đầu báo lửa. ................................................................................................. 25
2.3. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy. ........................................................................................ 26
2.4. Bảo trì đầu báo cháy khói, nhiệt, nút ấn, đèn còi báo cháy, module.............................. 26
2.5. Công tác bảo trì tổng thể hàng năm hệ thống báo cháy. ................................................ 26

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 2


A. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG PCCC HẦM TRƯỜNG VINH
I: Cơ sở lập quy trình.
TCVN 3890 : 2009 - Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà & công trình - Trang
bị, Bố trí, Kiểm tra, Bảo dưỡng.
TCVN 7435-2 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ kiểm tra theo quy định. Kết
quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ bảo dưỡng theo hướng dẫn của
nhà sản xuất và theo quy định của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy hoặc theo tiêu
chuẩn TCVN 3890 : 2009. Trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy và
chữa cháy đang ở vị trí thường trực. Phải có phương án bố trí phương tiện thay thế tương ứng
đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho công trình.
Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải do các
tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực
hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp.
II: Vận hành hệ thống PCCC hầm Trường Vinh.
1. Thông tin chung.
- Cấp công trình: Công trình giao thông đường bộ, Cấp I.
- Gói thầu XL01: Thi công xây dựng đoạn km380+000 đến Km389+900
- Phạm vi Gói thầu số XL01:
+ Điểm đầu (Km380+00): phía sau nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Trành, khớp nối
với dự án thành phần đoạn QL45 - Nghi Sơn thuộc địa phận thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
+ Điểm cuối (Km389+900): phía trước nút giao liên thông QL48D thuộc địa phận thị
xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
- Tổng chiều dài tuyến: 9,9km;
- Địa điểm xây dựng: đi qua thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An.
- Hầm Trường Vinh cắt qua núi Mồng Gà với chiều dài hầm L = 450,0m, mặt cắt ngang
hầm gồm 02 hầm đơn (mỗi hầm lưu thông một chiều) với tim đường hầm cách nhau 45m,
tĩnh không đứng H = 5,0m. Mặt cắt ngang mỗi ống hầm có chiều rộng Bhầm = 14,05m (Trong
đó bao gồm: 03 làn xe cơ giới Bcg = 3x3,75 = 11,25m; Dải an toàn Bat = 2x0,75=1,5m;
Đường bảo dưỡng hầm Bbh = 1,0m; Gờ chắn bánh Bcb = 0,3m).
- Mặt đường trong hầm dốc ngang 01 mái dốc với độ dốc I = 2%. Bố trí thoát nước mặt
ở cuối dốc ngang bên phải chiều xe chạy.
- Tải trọng thiết kế HL93. Cấp động đất: a =0,0986 (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) và a
= 0,0390 (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, do thời ddieerme ban hành TCVN 9386:2012 chưa
thành lập thị xã Hoàng Mai và khu vực này đang thuộc huyện Quỳnh Lưu) theo tiêu chuẩn
TCVN 9386:2012 “Thiết kế công trình chịu động đất”.
- Kết cấu chính trong hầm: Đầu tư kết cấu chống đỡ đảm bảo ổn định hầm; Vỏ hầm bằng
bê tông và bê tông cốt thép; Mặt đường trong hầm bằng BTXM trên lớp móng cấp phối đá
dăm gia cố xi măng.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 3


- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước (nước ngầm, mặt nước trong và ngoài hầm),
hệ thống thoát nước ngang hầm, hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thiết bị phục vụ vận
hành khai thác hầm như hệ thống thông tin, cấp nước, cứu hỏa, an toàn giao thông, chiếu sáng
… đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi khai thác theo quy định hiện hành.
Hệ thống công trình phục vụ quản lý vận hành:
+ Xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị hệ thống cấp điện, chiếu sáng (hầm và đường
dẫn) và thông gió gồm: Hệ thống cung cấp và phân phối điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống
thông gió, hệ thống SCADA;
+ Xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị hệ thống cấp nước, PCCC: Hệ thống cấp nước
chữa cháy, hệ thống cảnh báo cháy.
2. Tổng quan về hệ thống PCCC.
Hệ thống chữa cháy hầm Trường Vinh bao gồm:
- Hệ thống chữa cháy bằng nước:
+ Nhà bơm chữa cháy.
+ Các tủ chữa cháy trong hầm (bao gồm các bình chữa cháy xách tay, các thiết bị chữa
cháy cuộn vòi, lăng phun, van góc).
+ Các trụ chữa cháy, tiếp nước hai đầu hầm.
+ Các trụ tiếp nước hai đầu hầm.
+ Bể nước chữa cháy tổng dung tích 324 m3 được tạo thành bởi 2 bể kết nối với nhau.
+ Nguồn nước chữa cháy được lấy từ nguồn nước ngầm giếng khoan.
- Hệ thống báo cháy:
+ Gồm 01 tủ trung tâm báo cháy lắp đặt tại nhà điều hành.
+ Các đầu báo lửa, nút nhấn báo cháy địa chỉ, chuông được lắp đặt trong hầm
+ Các đầu báo khói, đầu báo nhiệt được lắp đặt tại nhà điều hành, trạm điện.
+ Các đèn báo vị trí được lắp đặt tại các tủ chữa cháy
- Hệ thống chữa cháy CO2:
+ Gồm 10 bình khí CO2 loại 68 kg
+ Hệ thống tín hiệu gồm đầu báo nhiệt đầu báo khói, hệ thống kích hoạt qua nút nhấn
kích hoạt xả khí, van điện từ, bình khí kích hoạt N2.
+ Các đầu phun xả khí
- Hệ thống đèn exit, đèn sự cố:
+ Các đèn exit được bố trí dọc hầm cách nhau 25m có hiển thị mũi tên chỉ hướng và
khoảng cách đến vị trí thoát nạn.
+ Các đèn chiếu sáng sự cố: được lắp đặt dọc đường bảo dưỡng.
3. Vận hành hệ thống chữa cháy bằng nước
Các bước chữa cháy trong hầm:
- Bắt đầu quá trình chữa cháy ban đầu:
+ Khoảng cách tối đa để tới được bình chữa gần nhất và bắt đầu xịt chữa cháy là 25m
+ Thiết bị chữa cháy: Bình chữa cháy
+ Người thực hiện: Người tham gia giao thông
- Quá trình chữa cháy toàn bộ:
+ Khoảng cách tối đa để tới được trụ chữa cháy gần nhất là 25m
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 4
+ Thiết bị chữa cháy: Van góc D65, cuộn vòi, lăng phun
+ Người thực hiện: Người tham gia giao thông, đội vận hành hầm
3.1. Hệ thống bơm chữa cháy
a. Cấu hình hệ bơm
- Hệ thống bơm chữa cháy bao gồm 3 bơm: 01 bơm điện chính, 01 bơm diesel, 01 bơm
bù áp .
- Thông số kỹ thuật:
Vật tư/ Thiết Đơn Số
STT Thông số kỹ thuật Model Hãng/Xuất xứ
bị vị lượng
- Thông số : Q= 30 l/s, H= 60 m MASFLO/ Pháp
Máy bơm điện - Model : HD-NORM 65/200 Xuất xứ:
chữa cháy - Công suất : 30kW/ 3P/ 380V/50Hz/ HD- - Đầu bơm: Thổ Nhĩ
1 (bơm chính máy 1 3000rpm NORM Kì
Q=30l/s, - Hiệu suất động cơ: IE2 65/200 - Động cơ điện :
H=60m) - Hệ số công suất: 0.93 (93%) Hiệu Elektrim-
- Cấp bảo vệ động cơ: IP55 Singapore
- Thông số : Lưu lượng Q= 30 l/s,
Cột áp H= 60 m
- Công suất : 48.5kW @ 3000rpm
- Phụ kiện kèm theo : Bình dầu,
acquy
MASFLO/ Pháp
Máy bơm Thông số kĩ thuật động cơ diesel:
Xuất xứ:
Diezel chữa - Xuất xứ: Huyndai-Korea HD-
- Đầu bơm: Thổ Nhĩ
2 cháy (bơm dự máy 1 - Model: D4BB NORM

phòng Q=30l/s, - Điện áp: 12VDC 65/200
- Động cơ diesel:
H=60m) - Tốc độ: 3000rpm
Huyndai- Korea
-Động cơ Diezel 4 thì
- Bộ tản nhiệt, lọc gió
- Bộ ác quy (đi kèm bơm Ac quy
12VDC)
- Bộ sạc ác quy (đi theo tủ bơm)
- Bơm ly tâm trục đứng
Máy bơm điện
- Công suất, điện áp : 2.2kW/ 3P/
(bơm bù áp MASFLO/ Pháp
3 máy 1 380V/50Hz/ 3000rpm MV 5-15
Q=30l/s, Xuất xứ: Ấn Độ
- Lưu lượng: 3.6m3/h
H=90m)
- Cột áp: H = 90m
- Các bơm được điều khiển bằng tay
hoặc tự động và hiển thị trạng thái
Run/Stop/Fault trên mặt cánh tủ
(Bơm diezen không hiện thị trạng
Tủ điều khiển
4 Tủ 1 thái)
bơm
- Vỏ tủ được sản xuất bằng thép dày
1.5 mm, sơn tĩnh điện màu đỏ
- Loại tủ 02 lớp cánh: 1 lớp cánh
ngoài, 1 lớp cánh trong
- Cấu hình hệ thống bơm:

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 5


b. Nguyên lý hoạt động hệ thống bơm
* Chế độ bằng tay:
Các bơm được bật/tắt bằng nút nhấn trên mặt cánh tủ điện.
* Chế độ tự động :
- Bơm bù áp: Khi áp suất đường ống giảm dưới mức P1=5.5 kg/cm2 ( cài đặt trên công
tắc áp suất PS1 đóng tiếp điểm), bơm bù bật cho đến khi áp suất đường ống đạt trên mức
P0=6.5 kg/cm2 (mở tiếp điểm) là áp suất suy trì trong đường ống kín, thì bơm bù tắt, tín hiệu
đưa về dạng tiếp điểm khô 24VDC.
- Bơm điện: Khi áp suất đường ống giảm dưới mức P2=4.5 kg/cm2 (P2<P1), Cài đặt
trên công tắc áp suất PS2) , bơm điện bật, bơm điện được tắt bằng tay thông qua nút chuyển
mạch trên cánh tủ. (Chuyển về vị trí OFF) trên mặt cánh tủ điện.
- Bơm Diezen: Khi áp suất đường ống giảm dưới mức P3=3.5 kg/cm2 (P3<P2), Cài đặt
trên công tắc áp suất PS3) , bơm diezen bật, bơm diesel được tắt bằng tay thông qua nút
chuyển mạch trên cánh tủ. Chuyển về vị trí OFF) trên mặt cánh tủ điện.
- Các bơm hoạt động độc lập, không bị phụ thuộc vào nhau.
- Bơm điện và bơm diesel được tắt bằng tay (không tắt tự động)
c. Vận hành bơm bù áp
Bơm bù áp dùng dể duy trì áp suất trong hệ thống đuờng ống cứu hỏa, đảm bảo áp lực
nuớc trên hệ thống đuờng ống luôn ở nguỡng cho phép, tránh sử dụng bơm chữa cháy chính
trong những truờng hợp không cần thiết (rò rỉ nuớc, van bị hở nhỏ).
- Nguyên lý hoạt động:

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 6


+ Ở chế độ tự động, khi hệ thống bị mất áp (do hệ thống bị rò rỉ, đuờng ống không được
kín hoàn toàn hoặc các van bị hở,…) bơm bù áp sẽ tự dộng hoạt động khi áp lực trên hệ thống
thấp hơn mức áp lực cài đặt chạy tự dộng. Bơm sẽ tự động dừng sau khi bù đủ áp lực hao hụt
trên hệ thống và đạt áp lực P0=6.5 kg/cm2.
+ Ở chế độ tay bơm được khởi động và dừng trực tiếp bằng các nút on-off trên tủ điều
khiển của bơm (nút nguồn luôn được để chế độ on).
- Áp lực cài đặt cho bơm bù áp:
+ Áp suất bơm chạy: 5.5 kg/cm2
+ Áp suất bơm dừng: 6.5 kg/cm2
- Kiểm tra bơm và tủ điều khiển đến bơm
+ Kiểm tra cáp từ tủ điều khiển tới động cơ điện và cáp cấp nguồn tới tủ điều khiển.
+ Kiểm tra nguồn điện 3Ph/380V/50Hz cấp cho tủ điều khiển bơm chữa cháy.
+ Kiểm tra cách điện của động cơ điện.
+ Kiểm tra tình trạng đóng/mở các van trên hệ thống.
- Vận hành bơm bù áp:
+ Chế dộ tự động (Auto mode): Chuyển nút trên tủ điều khiển bơm sang chế độ Auto
đối với bơm bù áp – Nút AUTO/OFF/MANU . Tủ điều khiển bơm luôn ở chế độ tự động khi
được cấp nguồn. Bơm sẽ chạy nếu áp suất nước của hệ thống thấp hơn mức áp suất khởi động
bơm được đặt trước. Bơm sẽ ngừng khi áp suất hệ thống đã được lấy lại bằng với mức áp suất
ngừng bơm được đặt trước.
+ Chế độ vận hành bằng tay: Bơm sẽ chạy bằng tay nếu nhấn nút ON (màu xanh) . Ðể
ngừng bơm, nhấn nút dừng OFF (màu dỏ) trên tủ điều khiển bơm.
d. Vận hành bơm điện
- Bơm chữa cháy động cơ điện là bơm chữa cháy chính dùng khi xảy ra cháy, đảm bảo
luôn cung cấp nuớc phục vụ cho công tác chữa cháy.
- Nguyên lý hoạt động:
+ Ở chế độ tự động: Khi hệ thống bị mất áp nhiều (do xảy ra sự cố cháy nổ hoặc các vòi
chữa cháy được mở, đuờng ống bị vỡ…) áp lực của hệ thống giảm thấp hơn mức cài đặt chạy
tự dộng, khi đó bơm chữa cháy động cơ điện sẽ tự động hoạt động. Bơm chữa cháy động cơ
điện sẽ dừng bằng tay khi nguời vận hành bấm nút dừng trên tủ điều khiển.
+ Ở chế độ tay: Bơm sẽ được chạy khi ấn nút ON trên tủ điều khiển (phím xanh) và
dừng khi bấm phím OFF trên tủ điều khiển (phím đỏ) của tủ điều khiển bơm đối với bơm
điện.
- Áp lực cài đặt cho bơm chữa cháy động cơ điện:
- Ở chế độ tự động hoặc bán tự động bơm được cài đặt như sau:
+ Áp lực bơm chạy: 4.5 kg/cm2
- Kiểm tra bơm và tủ điều khiển bơm điện:
+ Kiểm tra cáp cấp nguồn tới tủ điều khiển.
+ Kểm tra cáp điện từ tủ điều khiển tới động cơ điện.
+ Kiểm tra nguồn diện 3Pha/380V/50Hz cấp cho tủ điều khiển bơm chữa cháy.
+ Kiểm tra cách điện của động cơ điện.
+ Kiểm tra tình trạng đóng/mở của các van trên hệ thống.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 7


- Vận hành bơm chữa cháy động cơ điện:
+ Chế dộ tự động (Auto mode):
Chuyển công tắc lựa chọn sang vị trí Auto - AUTO/OFF/MANU , bơm sẽ tự động vận
hành theo mức áp suất khởi động được thiết lập trước: Khi áp suất trong hệ thống giảm nhiều
mà bơm bù áp không thể bù đủ áp cho hệ thống thì bơm điện sẽ hoạt động với áp suất cài đặt
trước. Bơm không để chế độ dừng tự động.
+ Chế độ vận hành bằng tay ( HAND Mode) :
Khi muốn vận hành động cơ mà tủ điều khiển không còn liên quan đến áp lực của hệ
thống khi đó nguời vận hành chuyển công tắc AUTO/OFF/MANU sang vị trí MANU sau đó
nhấn nút chạy bơm bằng tay (ON-màu xanh). Khi muốn dừng bơm nguời vận hành có thể
nhấn nút OFF (màu đỏ).
e. Vận hành bơm chữa cháy động cơ Diesel.
- Chức năng:
Là bơm dùng để dự phòng cho bơm điện trong truờng hợp bơm điện không bù đủ lượng
nuớc hao hụt trong quá trình chữa cháy hoặc phải cắt nguồn điện khi cháy nổ xảy ra.
- Nguyên lý hoạt động:
Khi hệ thống bị mất áp nhiều (do sự cố cháy nổ xảy ra hoặc một lí do nào đó mà các vòi
chữa cháy được mở, đường ống bị vỡ…) bơm chữa cháy động cơ điện không thể bù kịp, lúc
này áp lực của hệ thống xuống thấp hơn mức cài đặt chạy tự động, bơm chữa cháy động cơ
Diesel sẽ tự động hoạt động. Bơm chữa cháy động cơ Diesel sẽ dừng bằng tay
- Áp lực cài đặt cho bơm chữa cháy động cơ diesel:
Áp lực bơm chạy: 3.5 kg/cm2
- Kiểm tra bơm và tủ điều khiển bơm chữa cháy động cơ diesel:
+ Kiểm tra bình dung dịch làm mát.
+ Kiểm tra các van của đường ống nuớc trao đổi nhiệt mở chưa.
+ Kiểm tra dầu nhờn bôi trơn cho động cơ (dựa trên vạch xác định đủ trên que thăm )
+ Kiểm tra mực axit của các bình ắc-qui đủ chưa (nếu thiếu thì châm thêm nước cất),
các ắcqui đã dấu vào động cơ đúng chưa.
+ Mở van đường cung cấp dầu cho động cơ.
+ Kiểm tra tủ điều khiển
+ Kiểm tra trạng thái đóng/mở các van trên hệ thống.
- Vận hành bơm chữa cháy động cơ diesel
+ Chế độ tự động (Auto mode)
Nguời vận hành chuyển công tắc về chế độ Auto-AUTO/OFF/MANU để đặt tủ diều
khiển ở chế dộ tự động. Muốn dừng bơm bấm nút STOP trên tủ điều khiển.
+ Chế dộ bằng tay ( Hand Mode)
Là chế độ chạy bơm mà không liên quan tới áp lực nuớc trên hệ thống.
Chuyển công tắc chọn AUTO/OFF/MANU chế độ trên tủ điều khiển sang vị trí chạy
bằng tay (Hand) MANU.
Khởi động bơm bằng cách nhấn nút START màu xanh.
Muốn dừng bơm bấm nút STOP trên tủ điều khiển.
- Khởi động máy bơm trực tiếp trên hộp điều khiển động cơ

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 8


+ Vặn chìa khóa sang vị trí tay trái (Warm-up) giữ đề xong nóng béc dầu trong thời goan
từ 5 – 10 giây.
+ Vặn chìa khóa sang vị trí tay phải (Engine Start) để khởi động máy bơm.
+ Tốc độ của bơm chữa cháy được chỉnh ở mức độ trung bình. Nếu khách hang muốn
điều chỉnh tốc độ cao hơn nhằm hạn đạt lưu lượng phù hợp thì có thể điều chỉnh tang giảm
cần ga trên bộ điều tiết name trên bộ bơm dầu.
- Dừng máy bơm
+ Vặn chìa khóa về vị trí Engine Stop để tắt hoặc dừng động cơ
+ Trong trường hợp dung máy bơm khẩn cấp nhấn nút Emergency Stop
f. Các van điều khiển chính:
- Van cổng D150 lắp trên đường hút bơm điện bơm diesel, van cổng D50 lắp trên đường
hút bơm bù áp: Để chế độ thường mở.
- Van cổng D150 lắp trên đường ra bơm điện, diesel, van D50 lắp trên đường ra bơm bù
áp: Để chế độ thường mở.
- Cụm Van cổng D150, alarm van: Van báo động hoạt động khi có dòng chảy lớn qua
đường ống, van cổng để thường mở chỉ khóa khi sửa chữa thay thế.
- Đường bypass và van an toàn D100:
+ Van an toàn D100 được cài đặt áp lực xả ở 7 kg/cm2. Khi áp lực hệ thống vượt quá
ngưỡng cài đặt van an toàn mở để xả nước giảm áp lực đường ống, bảo vệ hệ thống.
+ Đường bypass sử dụng trong quá trình test và cài đặt hệ thống.
3.2. Trụ chữa cháy, tiếp nước đầu các hầm.
- Trụ chữa cháy, tiếp nước được bố trí ở mỗi đầu hầm sử dụng trụ chữa cháy khi cần
tiếp nước cho xe chữa cháy hoặc chữa cháy đầu hầm. Sử dụng trụ tiếp nước khi cần tiếp nước
vào hệ thống cung cấp nước chữa cháy.

- Thông số kĩ thuật trụ chữa cháy:


+ Áp lực hoạt động: 10 kg/cm2 (~10at)
+ Họng chờ lớn: 110mm tương đương với ngàm D100
+ Họng chờ nhỏ: 69mm tương đương với ngàm D65
+ Model: TN125K1A
+ Hãng sản xuất: Mai Động 1/Việt Nam

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 9


- Thông số kĩ thuật tiếp nước chữa cháy:
+ Màu sắc: đỏ
+ Vật liệu thân trụ: gang
+ Áp suất làm việc: 2.0 Mpa (20 bar)
+ Đầu kết nối: 2xD65 kết nối nhanh
+ Model: D100x2D65-100A
+ Hãng sản xuất: Tomoken/Việt Nam
3.3. Tủ chữa cháy trong hầm
Trong hầm có bố trí 18 tủ chữa cháy, mỗi ống hầm 9 tủ, khoảng cách giữa các tủ là 50m.
- Thiết bị bố trí trong tủ chữa cháy:
+ Cuộn vòi chữa cháy D65: 02 cuộn
+ Lăng phun nước D19: 02 cái
+ Trụ chữa cháy: Lắp 2 van góc D65
- Công tác chữa cháy: Kết nối cuộn vòi với lăng phun và 1 đầu cuộn vòi vào van góc
D65 trên trụ. Mở van khóa D65 để thực hiện chữa cháy. Có thể dùng cùng lúc 1 hoặc 2 van
để chữa cháy đồng thời tùy theo thực tế đám cháy.
- Thông số cuộn vòi chữa cháy:
+ Vòi dây mềm : Vải gai tráng lớp cao su
+ Chiều dài : L = 20 m (theo quy định trong TCVN 5740:2009, và đáp ứng yêu cầu về
kiểm định phương tiện về PCCC)
+ Đường kính : DN65
+ Ngoằm nối: TCVN
+ Áp suất làm việc : 16 bar
+ Model: VJ65-20/16
+ Hãng sản xuất: Tomoken/Việt Nam
- Thông số lăng phun nước chữa cháy:
+ Đầu phun 19mm
+ Vật liệu: Hợp kim nhôm
+ Khớp nối nhanh: DN65
+ ÁP lực làm việc: 2Mpa
+ Model: TMK-NZL-65A
+ Hãng sản xuất: Tomoken/Việt Nam
- Thông số van góc chữa cháy:
+ Chất liệu: Gang
+ Đường kính: DN65
+ Liên kết: Ren
+ Áp lực làm việc: 2 Mpa (tương đương 20 bar)
+ Model: 33-FCD-6590A
+ Hãng sản xuất: Tomoken/Việt Nam
4. Vận hành hệ thống chữa cháy CO2
- Hệ thống chữa cháy CO2 được bố trí lắp đặt chữa cháy cho trạm điện.
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 10
- Nguyên lý kết nối hệ thống:

- Hệ thống gồm 10 bình CO2 68l (45kg):


+ Dung tích: 68L (45kg)
+ Áp suất test: 250bar
+ Áp suất làm việc: 150 bar
+ Tiêu chuẩn chế tạo: DIN 17660
- Kết nối các bình:

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 11


- Chế độ hoạt động tự động:
+ Tín hiệu đầu báo khói hoặc nhiệt được kích hoạt (1 tín hiệu): Chuông báo cháy kêu
+ Tín hiệu khói hoặc nhiệt thứ 2 được kích hoạt (2 tín hiệu khác nhau): Còi đèn báo
cháy kêu. Đồng thời hệ thống báo cháy điều khiển để kích hoạt van điện từ kích hoạt bình khí
kích hoạt. Thời gian chờ bắt đầu được tính 60 giây.
+ Trong thời gian chờ: Người vân hành xác nhận có đám cháy và mức độ cần thiết cần
xả khí hay không. Nếu cần xả sau 60 giây hệ thống tự động kích hoạt để xả khí trong bình.
Nếu có thể khống chế đám cháy (hoặc trường hợp báo động giả) người vận hành ấn nút hủy
(Nút nhấn dừng xả khí) trên cửa phòng trạm điện.
+ Khi hết thời gian trễ 60s hệ thống báo cháy điều khiển cấp nguồn đóng van điện từ
24VDC lắp trên bình khí kích hoạt Nito đướng khí kích hoạt dẫn khí để mở các bình khí và
hệ thống được kích hoạt xả khí.
- Chế độ kích hoạt thông qua nút nhấn kích hoạt xả khí:
+ Nút nhấn xả khí được sử dụng trong trường hợp người vận hành xác nhận cần thiết xả
khí để dập tắt đám cháy trong khi các chế độ tự động chưa được kích hoạt.
+ Khi bấm nút nhấn kích hoạt xả khí hệ thống bắt đầu được tính thời gian trễ 60 giây
sau thời gian này hệ thống báo cháy điều khiển kích hoạt van điện từ để kích hoạt xả khí, quá
trình lặp lại tương tự ở chế độ tự động.
- Chế độ điểu khiển bằng tay:

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 12


+ Trên van điện từ có nút bấm bằng tay được khoác bằng dây kẹp, trong trường hợp cần
thiết khi hệ thống tự động không hoạt động hoạt cần xả trực tiếp không cần thời gian trễ sẽ
trực tiếp kích hoạt nút nhấn trên van để kích hoạt bình kích hoạt xả khí.
- Bố trí thiết bị trong bình kích hoạt:

- Các phương án xử lý khi hệ thống hoạt động


Các trường hợp có thể xảy ra:
+ Hệ thống chỉ mới cảnh báo nhưng nhận thấy cần xả khí ngay để dập tắt đám cháy:
Cách xử lý:
Di tản tất cả mọi người ra khỏi khu vực, sau đó ấn nút nhấn kích hoạt xả khí để xả khí. .
Lúc này còi/đèn sẽ bị tác động để báo động. Cũng có thể ấn nút kích hoạt tay trên van điện từ
đầu bình kích xả để xả khí.
+ Hệ thống phát tín hiệu báo cháy nhưng chỉ là tín hiệu giả:
Cách xử lý: Nhấn nút dừng xả khí để đưa hệ thống không bị kích hoạt, reset hệ thống
báo cháy. Nếu hệ thống vẫn báo cháy giả, cần kiểm tra kỹ lại để chắc chắn không có sự cố
cháy nào xảy ra. Báo nhân viên bảo trì kiểm tra khắc phục sự cố.
+ Hệ thống đã phát tín hiệu báo cháy và quá trình đếm ngược thời gian để xả khí đã bắt
đầu nhưng đám cháy đã được dập tắt, không cần thiết phải xả khí:
Cách xử lý: Nhấn giữ nút hủy bỏ xả khí, lúc đó quá trình xả khí đã bị hủy bỏ (Lưu ý, nút
nhấn hủy xả chỉ còn tác dụng khi van điện từ chưa được kích hoạt). Reset hệ thống báo cháy
về trạng thái ban đầu.
5. Vận hành hệ thống Exit, sự cố
Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn chỉ lối thoát nạn (EXIT):
* Đèn chỉ dẫn thoát nạn:
- Lắp đặt dọc bên thành hầm, trên đèn hiển thị khoảng cách tới hai đầu hầm.
- Khoảng cách giữa các đèn là 50m.
- Nguồn điện cấp cho đèn chỉ dẫn thoát nạn là nguồn ưu tiên, ngoài ra bên trong các các
đèn này đều có pin dự phòng, đảm bảo đèn có thể chiếu sáng trong thời gian tối thiểu 2 giờ
nếu mất nguồn điện lưới.
- Thông số kỹ thuật đèn chỉ dẫn thoát nạn:
+ Kích thước: H640xW940xD130 mm
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 13
+ Khung: Inox SUS304, dầy 1.5mm
+ Tấm che: Mica
+ Đèn LED 12V
+ Nguồn cấp: 230VAC ± 10%
+ Thời gian lưu điện: 2h
+ Hình ảnh lắp đặt đèn chỉ dẫn thoát nạn trong hầm:

* Đèn chiếu sáng sự cố:


- Lắp đặt dọc theo hành lang đường bảo dưỡng hai bên ống hầm.
- Thông số kỹ thuật đèn chiếu sáng sự cố:
+ Loại bóng: Led
+ Chế độ hoạt động liên tục
+ Nguồn cấp 220-240V/50Hz
+ Công suất tiêu thụ: <1W
+ Loại pin: Ni-cd 3x1.2V 1Ah
+ Sạc tự động
+ Thời gian hoạt động của ắc quy: 3 giờ
+ Chức năng an toàn: tự ngắt mạch khi nạp đủ

6. Vận hành hệ thống báo cháy


6.1. Tổng quan về hệ thống
Hệ thống báo cháy của công trình là hệ thống báo cháy địa chỉ của Hochiki.
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 14
* Tủ cảnh báo cháy
- 01 Tủ trung tâm báo cháy lắp ại phòng trực nhà điều hành tại đầu hầm phía Nam.
- Thông số chi tiết của tủ cảnh báo cháy:
+ Nguồn cung cấp: 120VAC hoặc 240VAC, 50/60HZ
+ Nguồn dự phòng: Ác quy khô 12VDC, lên đến 28 Ah
+ Số lượng mạch loop: 4 loop
+ Số địa chỉ trên một loop: 127 địa chỉ cho module và đầu báo
+ Màn hình hiển thị: 7 inch, 800x480 LCD
+ Khả năng lưu trữ sự kiện: 10,000 sự kiện
+ Đầu ra 24VDC: 2
+ Đầu ra rơle có thể lập trình: 5 30VDC 1 Amp
+ Đầu vào có thể lập trình: 3
- Loop 1: Bảo vệ toàn bộ ống hầm phải
- Loop 2: Bảo vệ toàn bộ ống trái
- Loop 3: Bảo vệ nhà điều hành và trạm điện
* Đầu báo lửa trong hầm:
- Đầu báo được lắp trong hầm là loại đầu báo lửa. Các đầu báo được lắp trên thành hầm
ở độ cao 2,5 mét so với hành lang bảo dưỡng dọc theo chiều dài hầm. Khoảng cách giữa các
đầu báo lửa là 25 mét.
- Là loại đầu báo có độ nhạy cao, phát hiện cháy dựa trên bức xạ hồng ngoại phát ra từ
đám cháy. Đồng thời hạn chế cảnh báo giả do ảnh hưởng của môi trường xung quanh như ánh
đèn xe, đèn chớp, đèn đường hầm và ánh sáng tự nhiên.
- Số lượng đầu báo lửa trong mỗi ống hầm: 19 bộ.
- Thông số chi tiết của đầu báo cháy trong hầm:
+ Điện áp hoạt động: 15-30VDC
+ Khoảng cách phát hiện: 25m
+ Góc phát hiện: 90 độ hình nón
+ Nhiệt độ hoạt động: -10°C đến 50°C
* Nút nhấn báo cháy
- Nút nhấn báo cháy được lắp đặt trên tủ chữa cháy là nút nhận loại địa chỉ tự phục hồi.
- Số lượng 18 bộ.
- Thông số kỹ thuật của nút ấn:
+ Model: DCP-AMS, xuất xứ Hochiki/Mỹ
+ Điện áp làm việc: 17-41VDC
+ Mức tiêu thụ trung bình: 600µA
+ Dòng báo động: 8mA
+ Nhiệt độ hoạt động: 0°C đến 49°C
+ Độ ẩm: 90% không đọng sương
* Chuông & đèn báo cháy
- Chuông báo cháy, đèn báo vị trí được lắp trên các tủ chữa cháy trong hầm.
- Thông số kỹ thuật đèn báo vị trí: Số lượng 18 cái

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 15


+ Model: TL-14D, hãng Hochiki/Nhật
+ Điện áp hoạt động: 24V DC/AC
+ Dòng tiêu thụ: 19 mA
+ Nhiệt độ làm việc: -10°C đến 50°C
- Thông số kỹ thuật chuông báo cháy:
+ FBB-150I, hãng Hochiki/Nhật
+ Điện áp hoạt động: 24VDC
+ Dòng tiêu thụ: 8 mA
+ Cường độ âm thanh: >90dB ở 1m
+ Nhiệt độ hoạt động: -20 đến 60°C
* Đầu báo khói, đầu báo nhiệt:
- Đầu báo khói, nhiệt được lắp đặt tại nhà điều hành và trạm điện.
- Thông số kỹ thuât của đầu báo khói địa chỉ:
+ Model: ALN-V, xuất xứ Hochiki/Trung Quốc
+ Điện áp làm việc: 17-41VDC
+ Dòng điện tiêu thụ trong trạng giám sát: 450µA
+ Dòng điện tiêu thụ trong trạng thái báo động 540µA
+ Mức nhạy: 0.7-4.0%/FT@300FPM, 0.7-3.86%/FT@2000FPM, 0.7-
2.65%/FT@4000FPM
+ Phạm vi vận tốc không khí: 0-4000 fpm
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -10°C đến 50°C
+ Độ ẩm: lớn nhất 95% không đọng sương
- Thông số kỹ thuât của đầu báo nhiệt địa chỉ:
+ Model: ATJ-EA, xuất xứ Hochiki/Anh
+ Điện áp làm việc: 17-41VDC
+ Dòng điện tiêu thụ trong trạng giám sát: 350µA
+ Dòng điện tiêu thụ trong trạng thái báo động 500µA
+ Dải nhiệt độ hoạt động: 0°C đến 87.8°C
+ Độ ẩm làm việc: lớn nhất 95% không đọng sương
6.2. Hoạt động của hệ thống
- Hướng dẫn sử dụng tủ trung tâm báo cháy

ĐÈN LED HIỂN THỊ Hochiki Firenet CHỨC NĂNG CÁC PHÍM TRÊN TỦ
Firenet

– Đèn FIRE sáng: hệ thống đang có cháy – Re-Sound Alarm: cho phép tiếng kêu
xảy ra. trên tủ hoặc tiếng chuông ngoài hệ thống
– Đèn AC Power On sáng: hệ thống đang kêu lại.
hoạt động bình thường (có nguồn – Panel Sounder Silence: tắt tiếng kêu
220VAC). trên tủ.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 16


– Đèn Pre-Alarm sáng: sắp có báo cháy – Alarm Silence: tắt tiếng kêu trên tủ và
xảy ra. tiếng chuông ngoài hệ thống. (chuông báo
cháy)
– Đèn Fire output Active sáng: ngõ ra báo
cháy Active. – Lamp Test: test các đèn trên tủ báo
cháy.
– Đèn On test sáng: khi nhấn nút Lamp
Test thì đèn này và tất cả các đèn đều sáng. – Reset: khôi phục lại hoạt động bình
thường của tủ (chỉ nhấn nút Reset sau khi
– Đèn Panel Sounder Silence sáng:
các sự cố báo cháy và báo lỗi đã khắc phục
– Đèn Delay Active sáng: ngõ ra trễ. xong).
– Đèn More Events sáng: khi có 2 hay – Fire Drill: Kích hoạt hệ thống báo cháy
nhiều sự kiện báo cháy hoặc báo lỗi.
– Programmable Function: phím chức
– Đèn Point Bypassed sáng:khi có một năng.
thiết bị hoặc một chức năng trên tủ bị vô
hiệu hóa hoạt động.
– Đèn General Trouble sáng: có bất kỳ lỗi
nào xảy ra đều sáng đèn này. Cách vô hiệu hóa 1 thiết bị:
– Truy cập (Level2) bấm ↓ chọn
– Đèn Power Trouble sáng: hệ thống đang Disablement → ↓ Disable Address → chọn
bị lỗi nguồn (mất nguồn Ắcquy hoặc nguồn Loop → chọn thiết bị cần Disable → ↓
220VAC hoặc bị chạm đường với tiếp địa Untime →→ Enter.
của hệ thống tòa nhà(Ground Fault).
– Để cho phép (Enable) một thiết bị hoạt
– Đèn System Trouble sáng: hệ thống động ta làm tương tự như cách Disable thiết
đang có lỗi. bị.
– Đèn NAC Trouble sáng: ngõ ra cổng Để xem một thiết bị trên loop:
NAC trên tủ bị lỗi (bị đứt dây hoặc mất điện
trở giám sát, hoặc chưa gắn diode phân cực – Truy cập (Level2) ↓ chọn view devices
cho chuông ). → chọn loop → view loop để xem thiết bị.

– Đèn Supervisory Alarm sáng: hệ thống – Để trở về thao tác trước đó nhấn phím ←
đang giám sát. hoặ+c nhấn Exit để thoát ra màn hình
chính.

Kí hiệu: → ↓ ← ↑ mũi tên sang phải, mũi tên xuống, mũi tên sang trái, mũi tên lên
- Quy trình kiểm tra, chạy thử hệ thống báo cháy tự động :
+ Kiểm tra sơ bộ bên trong và ngoài tủ xem có sự cố lạ khống? Lập tức khắc phục.
+ Kiểm tra các nút điều khiển trên tủ + đèn báo cháy các tầng xem có trạng thái lạ
không.
+ Kiểm tra bình ắcquy cung cấp nguồn cho tủ điều khiển : điện áp bình có đủ không,
các điểm tiếp xúc có bị han gỉ, môve không, tình trạng rò rỉ của bình.
+ Kiểm tra các đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói, đầu báo lửa, module, nút nhấn
và các thiết bị khác xem có ở trang thái bình thường không (các đèn báo nguồn có nhấp nháy
đều không).
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 17
+ Test còi báo động chuông cứu hỏa để test xem còi báo động có hoạt động tốt không
và kiểm tra các đèn báo cháy trên tủ điều khiển trung tâm, bằng cách:
+ Tạo khói ở quanh các đầu báo để test và kiểm tra tình trạng hoạt động của đầu báo
cháy.
+ Gạt nút ấn báo cháy khẩn cấp trên tổ hợp báo cháy tại các tầng để test và kiểm tra
tình trạng hoạt động của các nút ấn báo cháy khẩn cấp.
- Vận hành, thao tác khi có cháy:
+ Khi có cháy Hệ thống báo cháy thể hiện như sau:
+ Địa chỉ và tên của thiết bị tương ứng với khu vực có cháy hiển thị trên màn hình.
+ Còi chính bên trong trung tâm báo cháy báo và chuông kêu.
- Quan sát màn hình để xác định chính xác khu vực có cháy.
- Khẩn trương tới khu vực có báo cháy để xác minh sự kiện cháy.
- Báo CS PCCC (số: 114) khi có sự cố cháy và thực hiện chữa cháy bằng phương tiện tại chỗ.

+ Trong hầm: Báo động thông qua các đầu báo lửa hoặc nút nhấn báo cháy lắp trong
hầm
+ Nhà điều hành và trạm điện: Qua các đầu báo khói, nhiệt , nút nhấn
- Vận hành, thao tác sau khi chữa cháy:
+ Sau khi chắc chắn công tác chữa cháy đã hoàn tất, tiến hành khôi phục (RESET) Trung
tâm báo cháy trở về điều kiện hoạt động bình thường.
+ Nếu báo cháy bằng gạt Nút ấn báo cháy khẩn cấp, thì phải Reset (phục hồi) Nút ấn
báo cháy trước khi Reset trung tâm báo cháy. Nếu Reset Trung tâm báo cháy trước khi Reset
(Phục hồi) Nút báo cháy, Trung tâm báo cháy sẽ tiếp tục báo động trở lại.
- Cách RESET hệ thống:
+ Dùng chìa khóa hoặc password 22222 (mặc định) để đăng nhập mức 2.
+ Ấn nút RESET trên mặt trung tâm.
+ Sau khi đã RESET xong, phải chắc chắn hệ thống trở về trạng thái hoạt động bình
thường.
- Vận hành, thao tác khi báo sự cố:
+ Chú ý phải truy cập vào mức 2 mới thao tác được.
+ Dùng chìa khóa hoặc password 22222 (mặc định) để đăng nhập mức 2.
+ Đề nghị thông báo với đơn vị lắp đặt tới kiểm tra, sửa chữa khi Hệ thống có sự cố.
+ Tắt còi báo động chính (còi gắn bên trong Trung tâm báo cháy):
+ Nhấn phím “Panel Sounder Silence”, còi báo động tắt. Và đèn “Panel Sounder
Silenced” sáng.
+ Còi báo động sẽ kêu lại nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo cháy hoặc báo lỗi khác.
+ Tắt tiếng chuông/ còi báo cháy (cả bên trong và ngoài trung tâm):
+ Nhấn phím “Alarm Silence” tất cả chuông báo cháy bị tắt.
+ Mở lại tiếng chuông còi của hệ thống:
+ Nhấn phím “Re-Sound Alarm”.
- Liên động sang các hệ thống khác:

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 18


+ Hệ thống cảnh báo cháy được liên động hệ thống SCADA của hầm. Các tín hiệu báo
cháy hầm trái, báo cháy hầm phải, nhà điều hành, trạm điện, tín hiệu bơm chữa cháy được
gửi tới Scada.
+ Lấy tín hiệu bơm từ tủ điều khiển bơm (bơm chạy) để giám sát
+ Điều khiển hệ thống chữa cháy CO2 tự động
B. QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC HẦM TRƯỜNG VINH
1. Hệ thống chữa cháy bằng nước
1.1. Bơm chữa cháy diesel
• Biểu tượng
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạch
➢ Thay thế
o Dầu máy
• Hàng tuần
▪ Bộ lọc khí
▪ Ắc quy
▪ Ống nước làm mái
▪ Mức nước làm mát
▪ Van điện từ hệ thống làm mát
▪ Ống xả
▪ Bơm dầu
▪ Kiểm tra tổng thể
▪ Điều khiển chế độ chạy - dừng
▪ Két nước nóng
▪ Mức dầu bơi trơn
▪ Đồng hồ áp lực
▪ Xả nước từ bộ lọc dầu
▪ Động cơ chạy
▪ Các bộ làm kín của bơm
▪ Các đèn cảnh báo
• Định kỳ 6 tháng
❖ Ắc quy
▪ Bộ nạp ắc quy
▪ Cua Roa
❖ Các bộ lọc nước
▪ Các khớp nối
▪ Đường cấp dầu
▪ Độ rung và độ ồn tự nhiên
▪ Độ quá nhiệt của bơm, hộp ổ bi và các vòng bạc
• Hàng năm
❖ Bộ lọc khí

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 19


▪ Bộ nước làm mát, chất làm mát
▪ Chuỗi hệ thống hơi
▪ Khớp nối bơm
▪ Bộ lọc dầu diesel, lọc dầu máy
▪ Hệ thống trao đổi nhiệt
▪ Bôi trơn
▪ Hệ thống treo
▪ Hệ thống dây
• Hai năm
➢ Bộ lọc khí
➢ Các đai làm kín ắc quy
➢ Ống nước làm mát
➢ Hệ thống làm mát
1.2. Bơm chữa cháy động cơ điện:
• Biểu tượng
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạch
➢ Thay thế
o Bơi trơn
• Hàng tuần
▪ Bể nước
▪ Nguồn điện có sẵn sàng
▪ Dòng động cơ
▪ Mô tơ chạy
▪ Kiểm tra tổng thể
▪ Kiểm tra điều tiết chế độ dừng - chạy
▪ Hoạt động của các áp kế
▪ Các ốc xiết của bơm
▪ Ghi lại thời gian tang tốc đến đầy tải
▪ Chế độ dừng tự động, ghi lại thời gian chạy sau khi khởi động
▪ Dòng điện đầy tải
▪ Đèn cảnh báo
• 6 tháng
o Ổ bi của bơm và của mô tơ
▪ Đường điều khiển áp
▪ Căn chỉnh lại bơm và mô tơ
▪ Độ ồn bất thường và độ rung bất thường
▪ Các hộp, ổ, vỏ bơm cho chế độ quá tải
• Hàng năm
▪ Độ cách điện của mô tơ
▪ Cáp cấp đến mô tơ

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 20


▪ Hệ thống cáp nối
1.3. Bơm bù áp:
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
➢ Thay thế
o Dầu mỡ bôi trơn
• Hàng tuần
▪ Bể nước
▪ Nguồn cấp sẵn sàng
▪ Dòng điện mô tơ
▪ Mô tơ chạy
▪ Kiểm tra tổng thể
▪ Kiểm tra chế độ chạy - dừng
▪ Hoạt động của các áp kế
▪ Các bộ làm kín của bơm
▪ Dòng điện đầy tải
• 6 tháng
o Kiểm tra bi cho bơm và mô tơ
▪ Dây tín hiệu áp suất
▪ Các bất thường của rung và ồn
• Hàng năm
▪ Độ cách điện của mô tơ
▪ Cáp cấp của mô tơ
▪ Hệ thống dây điện
1.4. Tủ điều khiển bơm diesel, bơm điện, bơm bù:
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
❖ Làm sạch bên trong và bên ngoài tủ điện
▪ Điện áp nguồn cấp 3 pha
▪ Các đèn hiện thi chế độ
▪ Kiểm tra tổng thể
▪ Kiểm tra chế độ chạy - dừng
▪ Hoạt động của các áp kế
▪ Dòng điện đầy tải
• 6 tháng
▪ Đầu cốt nối cáp điện 3 pha với tủ điều khiển và động cơ
▪ Dây cáp điện 3 pha và dây tín hiệu điều khiển
▪ Kiểm tra sự đóng cắt của các thiết bị trong tủ điện.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 21


• Hàng năm
▪ Độ cách điện của cáp điện 3 pha
1.5. Van cổng, van 1 chiều, lọc Y, van an toàn:
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
❖ Làm sạch bên ngoài các loại van
▪ Kiểm tra tổng thể ( cổ van, gioăng su, bulong mặt bích hoặc cùm
nối van)
• 6 tháng
▪ Kiểm tra dây tín hiệu van ( nếu có)
▪ Hoạt động của các áp kế ( nếu có)
▪ Kiểm tra sự đóng, mở và hoạt động của van
• Hàng năm
▪ Kiểm tra và xả rác tại lọc Y
1.6. Tủ chữa cháy:
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
▪ Làm sạnh
• Hàng tuần
▪ Làm sạch trong và ngoài tủ
▪ Kiểm tra tổng thể ( lăng, vòi, van, bình chữa cháy sách tay)
• 3 tháng
▪ Kiểm tra kim áp kế của bình bột chữa cháy còn ở vạch xanh không.
1.7. Họng nước chữa cháy, trụ tiếp nước ngoài hầm. Tủ đựng phương tiện chữa cháy
và các thiết bị trong :
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
❖ Làm sạch trong và ngoài tủ
▪ Kiểm tra tổng thể ( lăng, vòi, van)
• 6 tháng
▪ Sáu tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, trong và
ngoài hầm, kiểm tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng
đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.
• Hàng năm
▪ Mỗi năm một lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ
vòi phun, đầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 22


đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm
bảo chất lượng.
2. Bảo trì hệ thống chữa cháy khí CO2:
2.1. Tủ chứa modul điều khiển, còi, đèn, nút ấn xả khí, dừng xả khí; đầu báo khói
nhiệt.
* Kiểm tra bảo trì hàng tuần (Nhân viên kỹ thuật):
- Kiểm tra trung tâm điều khiển: Nhấn nút system reset , hệ thống ở trạng thái bình
thường nếu Buzzer tủ báo cháy không phát tiếng kêu, các đèn LED ở trạng thái bình thường,
màn hình tủ hiển thị trạng thái bình thường.
- Kiểm tra bình xả khí CO2: Kiểm tra và ghi lại số đo đồng hồ áp suất của các bình khí.
Nếu phát hiện sự sụt giảm áp suất, cần báo ngay để nhân viên bảo trì kiểm tra và yêu cầu nạp
sạc lại hoặc thay bình nếu cần thiết.
- Kiểm tra trạng thái của các van kích hoạt.
*Kiểm tra bảo trì mỗi 4 tháng (Nhân viên bảo trì):
- Cách ly van điện từ ra khỏi bình bình kích xả
- Kiểm tra, vệ sinh các đầu báo khói, nhiệt, chuông, còi/đèn, đèn báo hiệu.
- Kiểm tra, vệ sinh hệ van xả khí.
- Kiểm tra áp lực khí của bình kích xả và hệ thống bình chứa khí CO2: Ghi nhận số đo
áp lực các bình khí trong mỗi đợt kiểm tra, nếu phát hiện thấy có sự sụt giảm áp lực trong
bình cần kiểm tra bình chứa có bị rò rỉ hay không. Trường hợp áp lực sụt giảm quá 10%, cần
phải nạp sạc lại bình hoặc thay mới bình nếu cần thiết.
- Kiểm tra, vệ sinh các nút nhấn, các biển cảnh báo.
- Kiểm tra điện nguồn AC, DC của tủ điều khiển.
- Kiểm tra, vệ sinh tủ điều khiển.
- Kiểm tra các tiếp điểm điện trong tủ.
- Kiểm tra tình trạng các nút nhấn điều khiển trong tủ.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các đèn LED trong tủ.
- Test hệ thống ở mức báo động cấp 1 cho cả 2 loại đầu báo nhiệt và đầu báo khói.
Kiểm tra tình trạng hoạt động của chuông báo hiệu, Buzzer tủ, các tín hiệu gửi đi, tình trạng
hoạt động của đèn báo hiệu.
- Test hệ thống ở mức báo động cấp 2. Kiểm tra tình trạng hoạt động của còi/đèn, đèn
báo hiệu xả khí, kiểm tra tình trạng hoạt động của nút trì hoãn xả khí, kiểm tra tình trạng hoạt
động của van điện từ.
- Test hệ thống với nút nhấn khẩn xả khí.
- Kiến nghị hình thức xử lý nếu có hư hỏng, lỗi trong hệ thống.
- Đấu nối lại van điện từ vào bình kích xả, Reset lại hệ thống để đưa hệ thống vào trạng
thái hoạt động bình thường.
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
❖ Làm sạch các thiết bị
▪ Điện áp nguồn cấp.
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 23
▪ Các đèn hiện thị
• 6 tháng
▪ Kiểm tra tổng thể
▪ Kiểm tra dây tín hiệu điều khiển
• Hàng năm
▪ Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị (thử khô các chế độ hoạt động
tự động và bằng tay)
2.2. Van điện từ, van an toàn và ống điều khiển:
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
❖ Làm sạch bên ngoài van và ống điều khiển
▪ Kiểm tra tổng thể (chế độ của van lựa chọn đang ở vị trí đóng
không; ống điều khiển gioăng su, bulong mặt bích nối van có
trong trạng thái tốt không)
• 6 tháng
▪ Kiểm tra dây tín hiệu van
▪ Kiểm tra ốc nối các ống điều khiển
• Hàng năm
▪ Kiểm tra hoạt động của van điện từ (thử khô)
2.3. Bình chứa khí CO2 và bình khí kích hoạt:
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
❖ Làm sạch bên ngoài
▪ Kiểm tra tổng thể (vị trí lắp đặt, Giá đỡ, bulong đai ốc bắt bình có
trong trạng thái tốt không)
• 6 tháng
▪ Kiểm tra đai ốc và ống dẫn khí từ bình lên ống góp
• Hàng năm
▪ Cân trọng lượng bình để kiểm tra bình khí

2.4. Giá đỡ, quang treo, đường ống dẫn khí chữa cháy, biển báo
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tuần
▪ Kiểm tra tổng thể giá đỡ, quang treo, đường ống dẫn khí chữa
cháy, biển báo.
• 6 tháng
▪ Làm sạch giá đỡ, quang treo, đường ống, các vị trí bị rỉ sét, bong
chóc sơn phải được sơn lại.
• Hàng năm
▪ Kiểm tra tổng thể giá đỡ, quang treo, biển báo. Phát hiện vị trí nào
không đảm bảo phải được thay thế ngay.
3. Bảo trì hệ thống đèn exit, đèn sự cố:
Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 24
Kiểm tra, bảo trì biển chỉ dẫn sơ tán khẩn cấp:
• Hàng tuần:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
➢ Thay thế
• Hàng tháng
❖ Làm sạch các thiết bị
▪ Điện áp nguồn chính chính (220V).
▪ Kiểm tra điện áp nguồn qua bộ chuyển đổi
▪ Các đèn hiện thị
• 6 tháng
▪ Kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống
▪ Kiểm tra dây nguồn
▪ Các công tác kiểm tra sẽ bao gồm tất cả như trong việc bảo trì
hàng tháng
Chú ý: Để đảm bảo thời gian lưu điện yêu cầu đèn được sạc 24/24 và mỗi tháng nên xả
kiệt nguồn pin một lần.
4. Bảo trì hệ thống báo cháy:
2.1. Các thiết bị chính của Hệ thống.
- Tủ trung tâm báo cháy:
- Các đầu báo lửa đặt trong hầm.
- Các Nút nhấn khẩn cấp đặt trên các tủ chữa cháy dọc hầm.
- Các đầu dò khói, nhiệt nút nhấn, chuông báo động đặt tại nhà điều hành
- Các module điều khiển, giám sát
2.2. Bảo trì các đầu báo lửa.
• Hàng tuần
- Kiểm tra và vệ sinh mặt kính vị trí cảm biến của đầu dò. Do trong hầm hơi khói bụi
bẩn kèm dầu nhiều nên việc vệ sinh này nên thực hiện hàng tuần đảm bảo mặt kính không bị
bẩn. Việc vệ sinh mặt kính nên dùng giấy ăn khô, dai để lau sạch mặt kính
• Hàng tháng
- Trong khoảng thời gian 1 tháng, kiểm tra bằng mắt đầu dò. Đảm bảo không có hư hỏng
vật lý xảy ra.
- Kiểm tra cửa sổ trên đầu dò, đảm bảo không có vật cản giữa đầu dò và khu vực bảo vệ.
- Vệ sinh thân đầu dò do hơi khói dầu bụi bẩn bám vào.
- Vệ sinh mặt kính cảm biến đầu dò.
• Hàng năm
- Trong thời gian không hơn 1 năm, các đầu dò phải được kiểm tra chức năng, đảm bảo
đầu dò hoạt động đúng.
Chú ý: Số lần kiểm tra trên được xem là tối thiểu cần thiết áp dụng cho môi trường bình
thường. Tần suất kiểm tra nên được tăng cho các môi trường bẩn hoặc những nơi mà có nguy
cơ cao hơn cho các hư hỏng vật lý.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 25


2.3. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy.
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tháng
❖ Làm sạch các thiết bị
▪ Điện áp nguồn chính chính (220V).
▪ Kiểm tra điện áp acquy (12V)
▪ Các đèn hiện thị trên module
▪ Kiểm tra các đèn tín hiệu trên tủ trung tâm báo cháy
▪ Kiểm tra các đèn tín hiệu trong tủ trung tâm
▪ Kiểm tra tín hiệu nối mạng các tủ trung tâm báo cháy
• 6 tháng
▪ Kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống
▪ Kiểm tra dây tín hiệu
▪ Các công tác kiểm tra sẽ bao gồm tất cả như trong việc bảo trì
hàng tháng
2.4. Bảo trì đầu báo cháy khói, nhiệt, nút ấn, đèn còi báo cháy, module.
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
• Hàng tháng
▪ Kiểm tra các vị trí lắp đặt
• 6 tháng
❖ Làm sạch thiết bị
❖ Vệ sinh các đầu dò khói
▪ Kiểm tra tổng thể (thử khói, nhiệt thiết bị bằng công cụ)
▪ Kiểm tra dây tín hiệu
▪ Kiểm tra các tín hiệu nút nhấn (thử trực tiếp)
▪ Kiểm tra các tín hiệu chuông đèn báo động.
2.5. Công tác bảo trì tổng thể hàng năm hệ thống báo cháy.
• Biểu tượng:
▪ Kiểm tra
❖ Làm sạnh
➢ Thay thế
• Hàng năm
- Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều
kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất 1
năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao
gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống.
- Việc bảo trì hàng năm phải lên kế hoạch cụ thể và các công tác đo đạc kiểm tra
phải ghi chép đầy đủ các thông số. Các công tác thử nghiệm phải thực hiện trực
tiếp không sử dụng công cụ giả.
- Các công tác kiểm tra, vệ sinh chính bao gồm:
❖ Làm sạch tất cả thiết bị
❖ Vệ sinh các đầu dò khói

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 26


❖ Vệ sinh mặt kính và toàn bộ thân, giá đỡ đầu dò lửa
❖ Làm sạch các tủ trung tâm, module, nút ấn, tủ tổ hợp
❖ Kiểm tra vệ sinh bảo trì máy tính
▪ Kiểm tra điện áp nguồn chính chính (220V).
▪ Kiểm tra điện áp acquy (12V)
▪ Kiểm tra điện áp trên các đường Loop
▪ Kiểm tra điện áp 220V cấp cho tủ nguồn 24V
▪ Kiểm tra điên áp 24V cấp cho các module chuông
▪ Các đèn hiện thị trên module
▪ Kiểm tra các đèn tín hiệu trên tủ trung tâm báo cháy
▪ Kiểm tra các đèn tín hiệu trong tủ trung tâm
▪ Kiểm tra tín hiệu nối mạng các tủ trung tâm báo cháy
• Công tác thử nghiệm trực tiếp hệ thống:
- Thử đốt lửa trực tiếp kiểm tra tín hiệu các đầu báo lửa
- Thử các nút nhấn trong và ngoài hầm
- Thử các đầu dò khói, nhiệt
- Kiểm tra các tín hiệu khi có báo động bao gồm: các tín hiệu trên tủ trung tâm báo
cháy, tín hiệu đầu ra chuông đèn.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì HT PCCCC Trang 27

You might also like