You are on page 1of 28

MỘT SỐ QUY ÐỊNH VỀ CHÍNH TẢ

1- Cách viết tên riêng Việt Nam.


Tên riêng Việt Nam bao gồm nhiều loại: tên người, biệt hiệu, bút
danh, địa danh. Ðối với tất cả các loại tên riêng này, phải viết hoa tất cả
các chữ cái mở đầu của các âm tiết trong tên gọi và giữa các âm tiết
không gạch nối.
Ví dụ:
Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn Ðồng, Tố Như, Tố Hữu, Hàn Nội,
Ðồng Nai, Cần Thơ v.v...
2- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội.
Loại tên gọi này, nếu đầy đủ nhất, bao gồm bốn bộ phận:
a) Bộ phận chỉ sự phân cấp về mặt quản lý hành chính của nhà
nước. Bộ phận này là một từ đơn âm hay đa âm: Viện, Uỷ ban, Sở, Nhà
máy, Xí nghiệp, Trường, Ban v.v...
b) Bộ phận chỉ chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan,
tổ chức. Bộ phận này có thể là một từ hay là một tổ hợp nhiều từ:
thương mại, nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, bảo vệ bà mẹ và trẻ em,
sinh đẻ có kế hoạch v.v...
c) Bộ phận chỉ biệt hiệu của cơ quan, tổ chức: Sao vàng, Chiến
thắng, Anh Bình Minh v.v...
d) Bộ phận chỉ nơi cơ quan trú đóng, phạm vi hoạt động của
cơ quan. Bộ phận này bao giờ cũng là địa danh: Hà Nội, Ðồng Nai, Cửu
Long, Huế v.v...
Ví dụ: Nhà máy cao su Sao Vàng Hà Nội.
Xí nghiệp cơ khí Chiến Thắng Cửu Long.
Nếu ở dạng không đầy đủ, loại tên gọi này chỉ có hai, ba bộ
phận.
Ví dụ:
Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ quốc phòng, Sở giáo dục và đào tạo
tỉnh Cần Thơ, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Ðoàn cải lương Anh
Bình Minh v.v...
Ðối với loại tên gọi này, phải viết hoa chữ cái mở đầu của bộ
phận (a), bộ phận (b) viết thường; bộ phận (c) và (d), nếu có, thì
viết hoa theo cách viết hoa tên riêng Việt Nam như đã trình bày.
3- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.
Ðối với tên tác phẩm, văn bản, văn bản viết tay, chỉ viết hoa chữ
cái đầu tiên của tên gọi và cả tên gọi phải đặt trong ngoặc kép.
Ví dụ:
Người mẹ cầm súng, Tắt đèn, Ðất nước đứng lên, Bến không
chồng.
Trong trường hợp tác phẩm do tên người, địa danh chuyển hoá
tạo nên hay có chứa tên riêng, thì các tên riêng phải được viết hoa như
quy định đã nêu.
Ví dụ:
Lão Hạc, Chí Phèo, Hòn Ðất, Rừng U Minh, Ðất Viên An ...
4- Cách viết tên riêng nước ngoài.
Theo quy định, có ba cách viết tên riêng nước ngoài:
a) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ theo hệ chữ cái La Tinh, thì
viết nguyên dạng.
Ví dụ:
New York, Paris, London, Washington, Victor Hugo,
Shakespeare...
b) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ không theo hệ La Tinh (như
tiếng Nga, tiếng Thái, Ả Rập ...) thì viết theo hình thức La Tinh hoá
chính thức.
Ví dụ: Moskva, Maxim Gorky, Lev Tolstoy, Lomonozov,
Majakoski
c) Một số địa danh và tên người nước ngoài được viết theo cách
đọc Hán - Việt quen thuộc, đã dùng quen thì viết theo hình thức quen
dùng này, không phiên âm trực tiếp hay viết nguyên dạng.
Ví dụ: Anh, Nga, Pháp, Ðức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Ðào
Nha, Thuỵ Sĩ, Thụy Ðiển, Thái Lan, Thích Ca, Liễu Thăng, Mao Trạch
Ðông ...
5- Cách viết tắt.
Hiện nay, trên sách báo, có hai cách viết tắt: viết tắt theo từ và
viết tắt theo âm tiết.
Viết tắt theo từ là cách viết giữ lại chữ cái đầu tiên trong âm tiết
thứ nhất của mỗi từ, các chữ cái còn lại bị lược bỏ.
Ví dụ: Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).
Cách viết tắt này lược bỏ nhiều chữ cái, khó phục hồi nguyên
dạng khi đọc, nên không phổ biến.
Viết tắt theo âm tiết là cách viết giữ lại chữ cái thứ nhất của mỗi
âm tiết, các chữ cái còn lại bị lược bỏ.
Ví dụ: Uỷ ban nhân dân (UBND; hội đồng nhân dân (HÐND; đại
học sư phạm (ÐHSP v.v..)
Ðây là cách viết tắt phổ biến hiện nay. Khi viết tắt, cần lưu ý
mấy điểm:
a) Phải dùng mẫu chữ in hoa, trừ chữ cái viết phụ.
Ví dụ:
TT (Tổng thống), Ttg (Thủ tướng), TBT (Tổng bí thư).
b) Sau chữ cái viết tắt không dùng dấu chấm, trừ trường hợp chữ
viết tắt chỉ có một chữ cái hay chữ viết tắt họ tên người.
Ví dụ:
Ô. (Ông); Q. (Quyền); P. (Phó); N.C (Nam Cao); H.C.M (Hồ Chí
Minh); M. Gorky.
c) Khi tên gọi xuất hiện lần đầu trong văn bản thì không được
viết tắt, mà phải viết dạng đầy đủ và ghi chú chữ viết tắt trong ngoặc
đơn. Từ lần xuất hiện thứ hai trở đi, ta mới viết tắt.
Viết hoa sai quy định chính tả :
Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo
đúng quy định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết
hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),
dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu (...), hay vi
phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng.
Viết hoa một số tên riêng trong đạo Công giáo

Lc 6,1-19

6,1 Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng
lúa ; các môn đệ bứt lúa, vò trong tay mà ăn. 2 Nhưng có mấy người
Pha-ri-sêu nói : "Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày
sa-bát ?"
3 Đức Giê-su trả lời : "Các ông chưa đọc chuyện này trong Sách
sao ? Ông Đa-vít đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng ? 4 Ông vào
nhà Thiên Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ ăn. Thứ bánh này,
chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi." 5 Rồi Người nói : "Con Người làm
chủ ngày sa-bát."
12 Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và
Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. 13 Đến sáng,
Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. 14
Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của
ông ; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô,
15 Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là
Quá Khích, 16 Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người
đã trở thành kẻ phản bội.
17 Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một
chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng
từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia
và Xi-đôn 18 đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật.
Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. 19 Tất cả
đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát
ra, chữa lành hết mọi người.

Những quy tắc chính tả tiếng Việt quan trọng mà bạn cần
biết!

Lê Hồng Hạnh
Quy tắc chính tả tiếng Việt luôn là điều khiến không chỉ các em học sinh
mà ngay cả người lớn khi sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là khi viết tiếng Việt. Nắm
được các quy tắc chính tả một cách chính xác và đầy đủ là điều không phải ai cũng
làm được bởi những quy tắc này thường rất rải rác và ít có văn bản nào tổng hợp
lại. Chính vì thế, bài viết dưới đây của vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc
những thông tin đầy đủ nhất về những quy tắc chính tả khi sử dụng tiếng Việt để từ
đó, người dùng tiếng Việt sẽ không mắc phải bất kì lỗi chính tả nào nữa.
1. Quy tắc viết hoa cơ bản trong tiếng Việt
Quy tắc viết hoa đầu tiên đó là dành cho các từ đứng đầu câu hoặc các danh
từ riêng, khi đó, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của những từ này.
Ví dụ: Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long, Cao Bằng, Phan Bội Châu, Võ
Nguyên Giáp,...
Quy tắc viết hoa tiếp theo đó là dành cho những lời trích dẫn trực tiếp, khi
đó, từ đầu tiên của câu trích dẫn phải được viết hoa chữ cái đầu tiên.
Ví dụ: Hoa gọi bà líu lo - Bà ơi!
Quy tắc tiếp theo đó là trong kiểu câu liệt kê, đằng sau dấu hai chấm sẽ
không viết hoa.
Ví dụ: Có rất nhiều các món bún khác nhau: bún chả, bún ốc, bún riêu,...
Đối với tên người, tên các địa danh nước ngoài đã được phiên âm hoặc dịch
ra tiếng Việt thì ta cũng cần phải viết hoa.
Ví dụ: Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mao Trạch Đông, Kim Nhật
Thành,...
Đối với các từ không được phiên âm theo âm Hán - Việt, hay nói cách khác
là phiên âm trực tiếp theo cách phát âm của từ, thì ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên
của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, đồng thời, dùng dấu gạch nối giữa các âm
tiết trong cùng một bộ phận.
Ví dụ: Ma-lay-si-a, In-do-ne-si-a, Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-
lích Lê-nin,...
2. Quy tắc chính tả do một âm trong tiếng Việt có nhiều cách viết (i/y)
Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng y:
Ta bắt buộc phải sử dụng y khi nó đứng sau và làm âm đệm cho nguyên âm
u. Ví dụ như: duy, truy, lũy,...
Khi đằng trước là các nguyên âm ngắn a, â, thì bắt buộc đứng sau nó phải
là y. Ví dụ như: hay, bây, tây,...
Khi đứng trước chữ ê mà tiếng đó không có phụ âm đầu. Ví dụ như: yêu,
yếm, yết, yến,...
Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng i:
Khi một tiếng kết thúc bằng một phụ âm và trong tiếng không có bất cứ âm
đệm nào, thì ta sử dụng i. Ví dụ như: tìm, kìm, tín,...
Khi đứng trước nguyên âm a và tiếng đó không kết thúc bằng bất cứ phụ
âm nào, thì ta cũng bắt buộc phải sử dụng i. Ví dụ như: kìa, bia, tía,...
Ngoài những trường hợp bắt buộc chỉ được dùng i hoặc dùng y, thì cũng có
những trường hợp dùng cả hai đều đúng, đó là khi tiếng mà nó tạo thành có âm tiết
mở. Ví dụ như một số từ sau: Vật lí/Vật lý, nước Mĩ/nước Mỹ, cái li/cái ly,...
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bắt buộc i hoặc viết y bởi nó có sự
phân biệt nghĩa. Cụ thể như những từ sau: hai - hay, tai - tay, chai - chay, cai -
cay,...
3. Quy tắc sử dụng âm đầu trong tiếng Việt (l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi;
c/k/q)
3.1. Trường hợp âm đầu là l/n
Khi tiếng được cấu tạo từ các vần oa, oă, uâ, oe, uy thì tiếng đó sẽ được bắt
đầu bằng âm l. Ngoại trừ trường hợp của hai âm tiết Hán - Việt là noa và noãn.
Ví dụ: lóa mắt, loang lổ, hoa loa kèn, loan tin, loằng ngoằng, loắt choắt,
luẩn quẩn, luân lí, luật pháp, lập lòe, lóe sáng, lưu luyến,...
Quy tắc âm đầu l/n trong cấu tạo từ láy:
Cả l và n đều có những từ láy âm đầu.
Ví dụ: nợ nần, nung nấu, nảy nở,... lầm lì, lo lắng, lấp lánh, lung linh, len
lỏi,...
Đối với những từ bắt đầu bằng l/n và láy vần:
Nếu tiếng thứ nhất bắt đầu bằng âm gi hoặc không có âm đầu, thì tiếng thứ
hai sẽ bắt đầu bằng n. Ví dụ như: giãy nảy, gian nan, ăn năn, áy náy,...
Nếu tiếng thứ nhất bắt đầu bằng âm khác gi và không thuộc trường hợp
khuyết âm đầu, thì tiếng thứ hai sẽ bắt đầu bằng chữ cái l (trừ trường hợp của các
từ khệ nệ, khúm núm). Ví như như: khéo léo, chói lói, khoác lác,...
Một số từ trong tiếng Việt có thể thay thế âm đầu nh bằng l.
Ví dụ: lẽ - nhẽ, nhát - lát, nhấp nhánh - lấp lánh, nhời - lời, nhăm nhe - lăm
le, nhố nhăng - lố lăng,...
Trong tiếng Việt, có một số từ có âm đầu là đ, c có thể được thay thế bằng
âm n.
Ví dụ: cạo - nạo, cạy - nạy, đấy - nấy,...
3.2. Trường hợp âm đầu là ch/tr
Nếu các tiếng có vần oa, oă, oe, uê thì sẽ không bắt đầu bằng tr. Do đó, khi
viết những tiếng có chứa các vần trên, ta phải chọn ch.
Ví dụ: khăn choàng, sáng choang, chập choạng, loắt choắt, chí chóe.
chuếnh choáng,...
Thông thường, những từ Hán - Việt chứa dấu huyền hoặc dấu nặng sẽ bắt
đầu bằng tr.
Ví dụ: trường kì, trù bị, trạng nguyên,...
Những từ mang nghĩa phủ định, chỉ các mối quan hệ trong gia đình, nêu tên
các hoạt động, chỉ tên các món ăn hoặc các loại quả và chỉ đồ vật trong nhà thường
bắt đầu bằng ch.
Ví dụ: chưa, chẳng, chả, chớ, cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng, chạy, cháo,
chè, chôm chôm, chuối, chanh, chăn, chiếu, chai, chén, chổi,...
Trong tiếng Việt, có một số từ nếu bắt đầu bằng tr thì có thể thay thế bằng
gi
Ví dụ: trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, trồng - giồng,...
Ch/tr trong cầu tạo từ láy:
Đối với những từ láy âm: trong tiếng Việt có cả từ láy bắt đầu bằng ch và
tr, nếu tiếng đầu tiên bắt đầu bằng ch thì tiếng tiếp theo cũng sẽ bắt đầu bằng ch,
tương tự như vậy, nếu tiếng đầu tiên bắt đầu bằng tr thì tiếng tiếp theo cũng sẽ bắt
đầu bằng tr.
Ví dụ: chăm chỉ, chân chất, trùng trục, tròn trĩnh, trập trùng, trơ tráo,...
quy tắc âm đầu trong tiếng việt
Đối với những từ láy vần: hầu hết các từ láy vần thường bắt đầu bằng ch
(trừ trường hợp của các từ trót lọt, trụ lủi).
Ví dụ: lưng chừng, chênh vênh, chán ngán,...
3.3. Trường hợp âm đầu là s/x
Nếu các tiếng có chứa các vần oa, oă, oe, uê, uâ thì tiếng đó sẽ bắt đầu bằng
x (trừ trường hợp soát, soạng, soạn, suất).
Ví dụ: xoay xở, xuề xòa, xoành xoạch, xoăn,xoe, xuân,...
S/x trong cấu tạo từ láy:
Đối với từ láy âm: Tương tự giống như các trường hợp trên, từ láy âm có cả
láy s và có cả láy x.
Ví dụ: sung sướng, sắc sảo, sờ soạng, so sánh, xôn xao, xì xào, xao
xuyến,...
Đối với từ láy vần: các tiếng bắt đầu bằng x thường láy âm với các tiếng
bắt đầu bằng l
Ví dụ: liểng xiểng, lòa xòa, lao xao, lộn xộn, xa lạ,...
3.4. Trường hợp âm đầu là r/d/gi
Nếu các tiếng có chứa các vần oa, oe, uê, uy thì sẽ không bắt đầu bằng r và
gi. Do đó, khi gặp các tiếng có chứa các vần trên, ta phải sử dụng d làm âm đứng
đầu.
Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, duyệt binh, kinh doanh, duy nhất,...
Xét r/d/gi trong các từ Hán - Việt:
Âm d thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt sử dụng dấu ngã hoặc dấu
nặng.
Ví dụ: bình dị, kì diệu, diễn viên, mậu dịch, hấp dẫn,...
Âm gi thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt có dấu sắc hoặc dấu hỏi
Ví dụ: giám sát, tam giác,...
Âm gi thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt có dấu huyền hoặc không có
dấu với điều kiện tiếng đó chứa các vần có âm tiết a.
Ví dụ: giao chiến, tang gia,...
Âm d thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt có dấu huyền hoặc không có
dấu với điều kiện tiếng đó chứa các vần có âm tiết khác a.
Ví dụ: do thám, du dương, dương liễu...
R/d/gi trong cấu tạo từ láy tiếng Việt
Đối với từ láy âm: trường hợp láy âm của r/d/gi cũng tương tự như các
trường hợp đã nêu. Tức là, tiếng Việt có cả láy r, d, và gi.
Ví dụ: rì rào, rung rinh, dào dạt, dãi dầu, giành giật, giục giã,...
Đối với các từ láy vần: Những tiếng bắt đầu bằng âm d thường láy với tiếng
bắt đầu bằng âm l, tiếng bắt đầu bằng âm r thường láy với tiếng bắt đầu bằng b
hoặc c, còn trường hợp bắt đầu bằng gi thường láy với tiếng bắt đầu bằng n.
Ví dụ: lò dò, lim dim, cập rập, co ro, gieo neo, gian nan,...
3.5. Trường hợp âm đầu là c/k/q
Trong tiếng Việt, q bao giờ cũng phải đi kèm với âm u để tạo thành qu.
Nếu trong tiếng có các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư thì bao giờ cũng phải
sử dụng c.
Còn khi các nguyên âm trong tiếng là i,e, ê thì ta phải dùng k.

Tổng hợp các quy tắc viết hoa trong tiếng Việt và các lưu ý cần
biết

Lê Hồng Hạnh
Vấn đề viết Hoa là một trong những phần quan trọng về chính tả mà ai
cũng cần biết. Sau đây là quy tắc viết hoa trong tiếng Việt đầy đủ nhất để bạn tham
khảo và vận dụng cho đúng nhé. Mặc dù trong ngôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều thể
loại văn bản khác nhau. Nhưng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt giữa các văn bản
này không có nhiều sự khác biệt, vẫn tồn tại ở đó những quy tắc chính tả, viết hoa
trong văn bản xác định cần đúng quy chuẩn được đặt ra. Đặc biệt trong công cuộc
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nhằm mục đích thống nhất và chuẩn hóa
ngôn ngữ tiếng Việt tốt hơn với mọi người. Trong đó, vấn đề viết hoa cũng là nội
dung quan trọng và được nhiều người quan tâm trong vấn đề này. Viết hoa đúng
theo quy định của tiếng Việt không phải là chuyện đơn giản. Bởi, tiếng Việt ngày
nay sử dụng mẫu tự Latin nên có quy định về vấn đề viết hoa. Quy tắc viết hoa
trong tiếng Việt rất đa dạng mà bạn cần nắm vững lý thuyết để áp dụng vào viết
đúng trong những trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần
phải áp dụng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt khi thực hiện các văn bản hay viết
chữ.
1. Viết hoa phụ âm đầu của chữ đứng đầu câu
Bất kỳ trong trường hợp nào bạn mở đầu một câu đều cần phải viết hoa chữ
cái đầu tiên, chữ đầu tiên nếu từ đó không có phụ âm đầu. Đó là sự đánh dấu mốc
bắt đầu một câu để người đọc có thể nhận biết, giúp câu văn rõ ràng, mạnh lạc, ý
tưởng khúc chiết, dễ tiếp thu. Quy định viết hoa này bắt buộc trong chuẩn chính tả
tiếng Việt hiện đại, được thống nhất trên toàn quốc hay sử dụng tiếng Việt ở bất kì
nơi đâu khi soạn thảo văn bản và sử dụng tiếng Việt đều cần tuân theo quy định
này.
Theo các nhà nghiên cứu, quy định này xác lập chưa lâu lắm. Trong khi,
chữ quốc ngữ ra đời vào thế kỷ 17, lúc đó chưa có quy định viết hoa này. Theo
sách Phép giảng tám ngày của Alexandre De Rhodes in bản tiếng Latin – Việt năm
1651, quy định viết chữ quốc ngữ là “viết hoa ở đoạn xuống hàng và thụt đầu
dòng” còn các câu trong đoạn văn sẽ viết thường tất kể cả chữ cái đầu.
Lối viết hoa chữ cái đầu của một từ xuất hiện vào tháng 4/1865 trên tờ báo
Gia Định, tờ báo dùng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta. Từ đó, lối viết hoa chữ cái
đầu này được áp dụng. Những trường hợp mở đầu một câu như sau:
1.1. Viết hoa sau dấu chấm
Mở đầu văn bản, mở đầu đoạn người ta đều viết hoa phụ âm/âm đầu của từ
đầu tiên. Đặc biệt cứ sau dấu chấm câu, người ta phải viết hoa phụ âm đầu của từ
đứng đầu câu kế tiếp. Cùng với dấu chấm câu còn có dấu chấm hỏi (?), dấu chấm
than (!) còn gọi là dấu cảm thán là những dấu kết thúc một câu. Cho nên, từ đứng
sau những dấu này đều phải viết hoa phụ âm/âm đầu tiên của từ.
Riêng dấu chấm lửng có những khác biệt một chút. Dấu chấm lửng có thể
là để kết thúc một câu, có thể nằm ở giữa câu khi liệt kê hay do ý định của người
viết để diễn tả sự ngắt quãng, gây bất ngờ hay muốn kéo dài về âm thanh. Do đó,
khi dấu chấm lửng đứng ở cuối câu, từ đầu tiên của câu kế tiếp sẽ phải viết hoa
theo quy định. Khi dấu chấm lửng đặt ở giữa câu với những chủ ý của người viết
sẽ không viết hoa từ tiếp sau đó.
Ví dụ: Vườn hoa quả trồng nhiều loại cây như mít, chuối, cam, chanh…
xanh tươi, rất sai quả.
Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương… (trích thơ Hàn Mặc Tử)
1.2. Quy định về viết hoa sau dấu hai chấm
Từ đứng sau dấu hai chấm có trường hợp viết hoa, có trường hợp không.
Quy định này vẫn chưa rõ ràng, thống nhất nên có nhiều ý kiến khác nhau.
1.3. Quy định về viết hoa sau dấu chấm phẩy
Đối với dấu chấm phẩy, quy định viết hoa cũng giống như trong dấu chấm
lửng, tùy vào từng trường hợp mà viết hoa. Những câu văn ngăn bởi các dấu chấm
phẩy khá độc lập về ngữ nghĩa, thông thường, chữ tiếp theo sau vẫn viết thường.
Trong các văn bản hành chính, đặc biệt ở phần “căn cứ”, “xét đề nghị” và
“chiếu theo” nêu ở đầu đoạn sẽ xuống dòng và viết hoa theo quy định sau các dấu
chấm phẩy.
2. Quy định về viết hoa tu từ
Thông thường, trong quy tắc viết hoa trong tiếng Việt, người ta sẽ không
viết hoa danh từ chung nếu không nằm ở đầu câu. Riêng trong những trường hợp
nhất định, người ta muốn nhấn mạnh một từ nào đó, muốn từ này mang sắc thái
biểu cảm, người ta sẽ viết hoa. Ví dụ: Con Người, hai tiếng vang lên… (M.Gorki)
Như vậy, viết hoa danh từ chung thường thể hiện sự tôn kính, làm câu văn
thêm độc đáo hơn. Đây gọi là lối viết hoa tu từ.
Những danh từ chung ghi tước vị, chức vụ, cấp bậc hoặc những yếu tố gắn
với tên riêng như các bậc danh nhân thường áp dụng cách viết hoa tu từ. Tuy
nhiên, thực tế, cách viết này cũng đa dạng, không có sự thống nhất.
Ví dụ: Phù Đổng Thiên Vương hoặc Phù Đổng thiên vương hay Phù Đổng
Thiên vương. Cũng như người ta thường phân vân không biết viết chúa Nguyễn,
chúa Trịnh hay Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh; vua Lê, vua Nguyễn hay Vua Lê, Vua
Nguyễn. Viết chữ nghè Tân, trạng Quỳnh, tú Xương… hay Nghè Tân, Trạng
Quỳnh, Tú Xương… Do đó, đây là hai cách viết vẫn được mọi người sử dụng hiện
nay, chưa có sự thống nhất.
Lối viết hoa tu từ có trước so với lối viết hoa cú pháp. Xuất hiện từ khi có
chữ quốc ngữ vào thế kỷ 17, viết hoa tu từ và viết hoa cú pháp đều được người
Việt sử dụng lâu nay.
Tuy nhiên, cách viết hoa này có một số điểm sẽ đối lập với danh từ chung
và danh từ riêng, đặc biệt trong cách viết hoa gọi tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể và
sản phẩm. Trong khi đó, cách viết hoa là để phân biệt giữa danh từ riêng và chung
trong cách thể hiện văn bản.
3. Quy định về cách viết hoa trong tiếng Việt với danh từ riêng
Theo định nghĩa ấn phẩm Hoạt động của từ tiếng Việt của Đái Xuân Ninh
biên soạn do NXB Khoa học xã hội, HN 1978, danh từ riêng chỉ tên gọi của một
vật, một người hay một tập thể riêng biệt. Xét về chức năng ý nghĩa, danh từ riêng
và danh từ chung có sự phân biệt rõ ràng. Trong đó, danh từ chung dùng để gọi tên
một loạt sự vật, không gọi riêng từng sự vật riêng. Điểm khác biệt với danh từ
riêng là danh từ chung sẽ chứa đựng nội dung ý nghĩa nhất định, bao gồm cả tên
gọi một sự vật duy nhất như mặt trăng, mặt trời.
Trong quy định về văn bản tiếng Việt, danh từ riêng có điểm đặc thù là bao
giờ cũng viết hoa. Tuy nhiên, trong chuyên luận Tiếng Việt trên đường phát triển –
NXB Khoa học xã hội, HN 1982 có viết hoa danh từ riêng không có sự ổn định và
thống nhất theo một chuẩn riêng. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét quy định viết hoa
họ tên người và địa danh để thấy sự đa dạng.

3.1. Quy định cách viết hoa họ tên người


Dù cùng một họ tên người nhưng người ta sử dụng song song nhiều cách
viết hoa khác nhau lâu nay. Ví dụ viết họ tên người Công Huyền Tôn Nữ Lưu Ly
hay Công huyện tôn nữ lưu Ly, Công huyền Tôn nữ Lưu Ly, Công – Huyền – Tôn
– Nữ - Lưu Ly.
3.2. Quy định cách viết hoa tên địa danh
Quy định cách viết hoa địa danh cũng tồn tại nhiều cách khác nhau. Ví dụ
như cách viết Sài Gòn, Sài-Gòn, Sài gòn… Vào năm 1984, theo Quyết định số
240/QĐ, thống nhất trên toàn quốc về chuẩn chính tả, về quy tắc viết hoa trong
tiếng Việt do Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình ký như sau: Cách viết tên
người, tên nơi chốn sẽ viết hoa chữ cái đầu là phụ âm/âm đầu không dùng gạch
nối. Ví dụ như Quang Trung, Vũng Tàu, Hà Nội… Chuẩn chính tả này áp dụng
trong tất cả các văn bản.
Nhưng thực tế, nhiều người vẫn băn khoăn viết miền Nam hay Miền Nam,
Bắc Bộ hay Bắc bộ. Đặc biệt thêm tọa độ càng lúng túng hơn như miền cực Nam
Trung Bộ hay Miền Cực Nam Trung Bộ hay miền cực nam Trung Bộ? Viết là sông
Hồng hay Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long hay đồng bằng sông Cửu Long.
Thêm nữa viết hoa cấp bậc, tước vị, biệt hiệu hay chức vụ không cũng chưa
có sự thống nhất chuẩn. Ví dụ như viết Xuân tóc đỏ hay Xuân Tóc Đỏ…
3.3. Quy định cách viết hoa tên riêng không phải tiếng Việt
Trường hợp viết tiếng nước ngoài du nhập, không phải tiếng Việt được quy
định trong Quyết định 240/QĐ trong Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ
tiếng Việt có ghi:
* Nếu tên riêng dùng nguyên chữ của chữ cái Latin sẽ giữ đúng nguyên bản
tất cả các chữ cái còn dấu phụ trong nguyên ngữ có thể lược đi. Ví dụ như tên
Paris, Petofi, Shakespeare…
* Nếu tên riêng có nguyên ngữ thuộc hệ thống chữ cái khác tiếng Việt sẽ
dùng lối chuyển từ sang chữ cái Latin. Ví dụ Moskva, Lomonosov
* Nếu tên riêng có nguyên ngữ không ghi từng âm bằng chữ cái sẽ dùng lối
phiên âm chính thức của chữ cái Latin. Đó là cách phiên âm được dùng trên thế
giới phổ biến. Ví dụ như Kyoto, Tokyo…
* Nếu tên riêng được sử dụng rộng rãi trên thế giới theo hệ thống chữ cái
Latin khác với nguyên ngữ sẽ dùng tên riêng vẫn được mọi người dùng. Ví dụ như
Bangkok có nguyên ngữ là Krung Thep hay Hungary có nguyên ngữ là
Magyarorszag.
* Trường hợp tên viết sông núi sẽ dùng tên gọi phổ biến mà thế giới thường
dùng vì sông núi rộng lớn có mặt ở nhiều quốc gia lãnh thổ. Đồng thời, những tên
riêng theo từng địa phương vẫn có mặt ở những văn bản khác nhất định. Ví dụ như
sông Danube/Duna/Donau/Dunares…
* Sẽ dùng lối dịch nghĩa phù hợp cho những tên riêng, bộ phận tên riêng có
nghĩa. Ví dụ như Guinea xích đạo, Biển Đen.
* Tên riêng có phiên âm quen dùng trong tiếng Việt sẽ không cần thay đổi
trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt. Ví dụ như Bắc Kinh, Pháp, Hy Lạp hay Lỗ
Tấn… Có khác biệt như Ý hay Italia, Úc hay Australia. Có một số tên riêng sử
dụng các cách viết, tên gọi khác như La Mã hay Roma…
* Trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tên riêng không phải tiếng
Kinh cũng khó có sự thống nhất. Nhiều tên riêng được viết theo các kiểu khác nhau
vẫn tồn tại như Moskva/Moscou/Moscow/Mát-xcơ-va/Matxcơva/Mạc Tư Khoa
hay Shakespeare/Sếch-xpia/Xêchxpia.
* Trường hợp danh từ chung như mặt trời/quả đất theo quy định sẽ không
viết hoa nhưng sách báo vẫn in Mặt trời/Quả đất. Nếu xét trên bình diện danh từ
chung và danh từ riêng, trường hợp này rất dễ nhầm lẫm.
4. Quy định về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt để biệt hóa tên cơ quan, tổ
chức, đoàn thể và sản phẩm
Những tên riêng của cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp, đoàn thể hay sở,
ban, trường học, phòng và sản phẩm sẽ là những danh từ riêng hoặc chỉ chứa một
vài danh tư riêng. Theo bản Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt
với Quyết định 240/QĐ quy định:

4.1. Quy định về viết hoa tên riêng của các cơ quan, tổ chức
* Viết hoa chữ cái đầu/âm tiết đầu của từ đầu tiên trong tổ hợp từ dùng gọi
tên riêng của tổ chức, cơ quan. Ví dụ Trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, Trường
đại học công nghiệp Hà Nội… Nhưng trong văn bản lại in rõ Bộ Giáo Dục. Từ “Bộ
Giáo Dục” là ngược với quy định về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt trong nội
dung văn bản quyết định. Lẽ ra phải viết là Bộ giáo dục mới đúng quy chuẩn.
Trong khi đó, thực tế cũng không áp dụng nghiêm túc điều này vì những lý
do: Nhiều khi tên gọi của các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể thường rất dài, bao gồm
đầy đủ cấp độ của tổ chức, cơ quan đó trong hệ thống nào đấy. Ví dụ, Công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu lương thực,
thực phẩm…, Trường đại học công nghiệp, kỹ thuật Hưng Yên.
* Nhiều trường hợp, danh từ chung sử dụng làm danh từ riêng khi gọi tên
sản phẩm hay cơ quan. Cách viết cũng tồn tại nhiều kiểu. Ví dụ như Tạp chí Tài
Hoa Trẻ/Tài hoa trẻ, Báo Giáo dục và Thời đại/Giáo dục và Thời đại/Giáo Dục và
Thời Đại. Nhưng người ta thường viết hoa tất cả các cụm từ như Thế Giới Mới,
Khoa Học Phổ Thông, Nhân Dân… Theo đó, có người cho rằng tên các tác phẩm
cũng phải viết hoa cả cụm từ như tiểu thuyết Gánh Hàng Hoa, tập truyện Anh Phải
Sống hay bức tranh Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ… Thậm chí có người cho rằng viết
hoa tất cả như Xí Nghiệp Bóng Đèn-Phích Nước Rạng Đông Hà Nội.
4.2. Xu hướng viết hoa không theo âm tiết mà theo từ đối với tên gọi cơ
quan, tổ chức
Xu hướng viết hoa tên gọi cơ quan, tổ chức hiện nay có nhiều cách khác
nhau, chưa có thống nhất chung và sử dụng. Tuy nhiên, người ta thường viết hoa
chữ cái đầu của từ đầu tiên và các từ của bộ phận tạo thành tên riêng như Bộ
Thông tin, Tuyên truyền, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà
hát Cải Lương Trần Hữu Trang, Hội sinh viên Việt Nam, Phòng Nghiên cứu khoa
học. Nhưng có trường hợp viết Nhà hát Tuồng Đào Tấn lại dễ gây ngộ nhận nên
cần viết là Nhà hát tuồng Đào Tấn nhưng không có nhiều.
Vì chưa có sự thống nhất nên những chuyên gia ngôn ngữ cho rằng cần
chuẩn hóa chính tả tiếng Việt càng sớm càng tốt để có sự nhất trí cao dựa trên cơ
sở khoa học áp dụng cho tiếng Việt. Để khắc phục tình trạng rối rắm trong cách
viết hoa như hiện nay, chúng ta cần có những khảo sát và nghiên cứu triệt để.
Với những thông tin chia sẻ về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt ở trên, bạn
có thể tham khảo để thấy sự đa dạng của tiếng Việt và có thể linh hoạt sử dụng sao
cho phù hợp, theo chính tả phổ biến với xu hướng mà mọi người dùng hiện nay
cho tới khi có quy chuẩn chung nhất áp dụng trong tiếng Việt.
MỤC LỤC
• 1. Viết hoa phụ âm đầu của chữ đứng đầu câu
• 1.1. Viết hoa sau dấu chấm
• 1.2. Quy định về viết hoa sau dấu hai chấm
• 1.3. Quy định về viết hoa sau dấu chấm phẩy
• 2. Quy định về viết hoa tu từ
• 3. Quy định về cách viết hoa trong tiếng Việt với danh từ riêng
• 3.1. Quy định cách viết hoa họ tên người
• 3.2. Quy định cách viết hoa tên địa danh
• 3.3. Quy định cách viết hoa tên riêng không phải tiếng Việt
• 4. Quy định về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt để biệt hóa tên cơ
quan, tổ chức, đoàn thể và sản phẩm
• 4.1. Quy định về viết hoa tên riêng của các cơ quan, tổ chức
• 4.2. Xu hướng viết hoa không theo âm tiết mà theo từ đối với tên gọi
cơ quan, tổ chức
LUẬT BẮT BUỘC VIẾT HOA TỪ NGÀY 05/3/2020
Theo đó, mọi người cần nắm rõ để trình bày văn bản cho đúng quy định. Đồng thời, Nghị định
30/2020/NĐ-CP cũng bỏ quy tắc bắt buộc viết hoa trong Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ
tôn giáo trong các văn bản hành chính. Vậy mời các bạn cùng theo dõi 16 trường hợp bắt buộc
phải viết hoa trong văn bản hành chính áp dụng từ ngày 05/03/2020 trong bài viết dưới đây:

STT Nội dung Ví dụ


I VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau . Tải tài liệu?
dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và Download game,
khi xuống dòng.(Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV thì ứng dụng
1 phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu
hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa
chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và
dấu phẩy (,) khi xuống dòng).

II VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI


1 Tên người Việt Nam
Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh
Nguyễn Ái Quốc
từ riêng chỉ tên người.
Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các Bác Hồ, Vua
âm tiết. Hùng
2 Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên Thành Cát Tư
người Việt Nam. Hãn
Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp
Vla-đi-mia I-lích
sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất
Lê-nin
trong mỗi thành tố.
III VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ
1 Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
thành phố Thái
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường,
Nguyên
thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái
đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung
Quận 1, Phường
kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh
Điện Biên Phủ
từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

Thủ đô Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí
Minh (Trước đây chỉ
Trường hợp viết hoa đặc biệt
có Thủ đô Hà Nội là
thuộc trường hợp
đặc biệt).

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi,
hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có
một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các Cửa Lò biển Cửa
chữ cái tạo nên địa danh.Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi Lò
liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết
hoa danh từ riêng.
Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng
từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa
chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa Tây Bắc, Đông
lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết Bắc, Bắc Bộ
hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi
âm tiết.

2 Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc
Hàn Quốc
viết hoa tên địa lý Việt Nam.
Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát
cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người Mát-xcơ-va
nước ngoài
IV VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1 Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ Văn phòng Quốc
chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. hội Bộ Xây dựng

Ban Chấp hành


Trung ương Đảng
Trường hợp viết hoa đặc biệt: Cộng sản Việt Nam;
Văn phòng Trung
ương Đảng.
2 Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
Liên hợp quốc
Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy
(UN)Tổ chức Y tế
tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
thế giới (WHO)

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở
dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự WTOUNESCO
La – tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

V VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC


Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt. (Trước đây không có quy định Nhân dân, Nhà
1
này) nước
Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa Huân chương Sao
2 chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và vàng, Nghệ sĩ Nhân
các từ chỉ thứ, hạng. dân
Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi Giáo sư Tôn Thất
3
liền với tên người cụ thể. Tùng

Đảng (chỉ Đảng


Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ
Cộng sản Việt Nam)
4 tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc
Bác, Người (chỉ Chủ
lập và thể hiện sự trân trọng.
tịch Hồ Chí Minh)…

Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo ngày Quốc khánh
5
thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. 2-9

Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của Phong trào Xô
các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các viết Nghệ Tĩnh
6
con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều
Triều Lý, Triều Trần,…

7 Tên các loại văn bản

Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết Bộ luật Dân sự
thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một Luật Tổ chức Quốc
văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,... hội…

Căn
cứ điểm a khoản 2
Điều 103 Mục 5
Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản,
Chương XII Phần I
điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần,
của Bộ luật Hình sự.
chương, mục, tiểu mục, điều.(Trước đây: Trường hợp viện dẫn các
(Trước
điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu
đây: Điểm a Khoản
của điều, khoản, điểm. Có nghĩa hiện tại viện dẫn “điểm, khoản” thì
2 Điều 103 Mục 5
không viết hoa chữ cái đầu nữa).
Chương XII Phần I
của Bộ luật Hình
sự).

Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm từ điển Bách khoa
8
tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo toàn thư

9 Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm (Bỏ “ngày tiết”)
Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo Mậu Tuất Tân
thành tên gọi. Hợi…
Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo
thành tên gọi. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết tết Đoan ngọ
Nguyên đán.

Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu
thứ Hai
của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.

CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT

Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ
điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc,
khúc chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu.
Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp
trong văn bản sẽ làm cho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.
Trong tiếng Việt có các dấu câu sau đây:
1. Dấu chấm
1.1. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật.
Ví dụ: Anh ấy nói rằng: “Sẽ tới một ngày ta đòi nợ non sông!”.
1.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm. Dấu chấm là chỗ có
quãng ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
2. Dấu hỏi
2.1. Dấu hỏi dùng ở cuối câu nghi vấn.
2.1.1. Thường gặp là trường hợp dấu hỏi dùng trong đoạn văn đối
thoại, có người hỏi, có người đáp.
Ví dụ: - Anh ốm, sao lại đi làm? - Ốm xoàng thôi.
2.1.2. Có trường hợp tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, trong lời đối
thoại nghệ thuật.
- Chồng ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi. (Tế Hanh)
2.1.3. Có trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu
câu nghi vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu lên tiền đề; trong
trường hợp này không dùng dấu hỏi.
Ví dụ: Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa
nhiều rồi.(Phạm Văn Đồng)
2.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hỏi, và nói chung, có lên
giọng.
2.3. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ
hoài nghi đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (hay tương đương)
ngắt câu ở cùng chỗ, thì dấu này đặt sau dấu chấm.
Ví dụ: Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì. (?)(Báo
Nhân dân)
b/ Không dùng dấu chấm hỏi trong trường hợp có từ nghi vấn
trong cấu tạo của câu ghép với nghĩa nêu lên một tiền đề cho ý kiến tiếp
theo.
VD: Trung Quốc là nước như thế nào, ai cũng biết.
3. Dấu cảm
3.1. Dấu cảm dùng:
- Ở cuối câu cảm xúc.
Ví dụ: Hỡi anh,Người đồng chí quang vinh! (Sóng Hồng)
- Hay ở cuối câu cầu khiến.
Ví dụ: Hãy yêu quý thanh niên! Hãy trân trọng và tích cực đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ!
(Tạp chí Học tập)
3.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu cảm và có thể hoặc lên hoặc
xuống giọng, tuỳ hoàn cảnh.
3.3. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn: (!), để biểu thị thái
độ mỉa mai; hay dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt trong dấu ngoặc đơn:
(!?), để biểu thị thái độ vừa mỉa mai, vừa hoài nghi.
Những dấu này cũng thường đặt sau dấu chấm, nếu có dấm chấm
(hay tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.
Ví dụ: Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ "hợp tác" với Mĩ để
giải quyết cả vấn đề dầu mỏ lẫn vấn đề lương thực (!)(Báo Nhân dân)
AFP đưa tin theo cách ỡm ờ của AFP.
“…họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy…” (!?) (Nguyễn
Tuân)
4. Dấu lửng
4.1. Dấu lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu, hay có khi ở đầu
câu) để biểu thị rằng người viết đã không diễn đạt hết ý.
Ví dụ: Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi
coi lại, coi Bok Hồ đi làm rẫy, coi cái áo Bok Hồ mặc…(Nguyên Ngọc)
4.2. Dấu lửng còn được dùng:
4.2.1. Để biểu thị bằng lời nói bị đứt quãng vì xúc động, hay vì lí
do khác.
Ví dụ: Sâm đè tay lên ngực, hít lấy mấy hơi mới nói được:
- Quên... rút chốt... (Phan Tứ)
4.2.2. Để biểu thị một chỗ ngắt đoạn dài giọng với ý châm biếm,
hài hước.
Ví dụ:
Giơ tay hàng tuốt quân ta, Té ra công sự chỉ là công... toi (Tú
Mỡ)
4.2.3. Để ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh.
Ví dụ: Ù... ù... ù...Tầm một lượt (Võ Huy Tâm)
4.3. Khi đọc, phải tuỳ trường hợp mà ngắt đoạn. Nói chung, ở dấu
lửng, sự ngắt đoạn kéo dài...
4.4. Hiện nay có cách dùng dấu lửng trong ngoặc đơn: (...), để chỉ
ra rằng người trích dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn.
5. Dấu phẩy
5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với
thành phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép.
Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi,
chuyển tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý.
Ví dụ: Mẹ ơi, có khách đấy!
Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần.
Đáng chú ý là:
- Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được
lược bớt, nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng
để chỉ thời gian, nơi chốn.
Ví dụ: Lúc ấy Mai cũng về tới bản Đảy. (Tô Hoài)
- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở
cuối câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.
Ví dụ: Lời trăn trối mang hồn người sắp chết Vọng qua vách,
trang nghiêm và thống nhất.
(Nguyễn Dân Trung)
5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên
hợp, nhất là liên hợp qua lại.
Ví dụ: Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ,
song nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ
thì thường lược bớt dấu phẩy.
Ví dụ: Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung
phong gương mẫu trong sản xuất và công tác.
-Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định
hoá, dấu phẩy cũng thường được lược bớt.
Ví dụ: Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước
lụt che, thằng giặc chẳng biết đâu mà mò. (Anh Đức)
5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép
(song song hay qua lại).
Ví dụ: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải
tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể
lược bớt dấu phẩy giữa các vế.
Ví dụ:Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ
mỏ ở Đông Dương và chú còn đi những chân trời góc bể đâu khác. (Tô
Hoài)
5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần
thuyết trong những trường hợp sau đây:
5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.
Ví dụ: Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc
lúc này, là nâng cao dân trí.
5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận.
Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh
hùng chiến đấu.
5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề
Ví dụ: Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính
nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh
chống bọn áp bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những
cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài hoặc
cướp tự do, hạnh phúc của một số người.
Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết
của nòng cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.
5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp
điệu có tác dụng biểu cảm.
Ví dụ: Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm
Những mái đầu trắng xoá
Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng. (Tố Hữu)
5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở
dấu phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên.
6. Dấu chấm phẩy
6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế
trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về
nghĩa, về cả hình thức.
Ví dụ: Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần
tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân
cần... (Nguyễn Trung Thành)
Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế
trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
Ví dụ: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không
làm cách mạng được
6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các
yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.
Ví dụ: Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ
thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh
cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn
bộ diện tích trồng trọt (Báo Nhân dân)
6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài
hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm.
5. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm dùng để:
a/ Liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ là hoặc trong
thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây, như
sau, để,…
VD: Một số yêu cầu khi viết bài trên diễn đàn là:
- Viết đúng chính tả;
- Trình bày dễ nhìn;
- Không sử dụng các ngôn từ thiếu văn hóa.
b/ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một
phần trước đó
VD: Cầu vồng có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím.
c/ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc
kép) hay với lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
VD: Bạn tôi hỏi:
- Cậu rảnh hay sao mà lại tham gia vô mấy cái rắc rối đó?
Tôi đáp:
- Tôi không rảnh lắm nhưng tranh thủ chút thời gian vì tôi thấy
mình cần phải làm một cái gì đó cho Hoàng Sa Trường Sa, cho đất nước.
6. Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang dùng để:
a/ Chỉ ranh giới của thành phần chú thích
VD: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để
nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn
sách mới
b/ Đặt trước những lời đối thoại
VD: - Anh đi đâu thế?
- Tôi đi loanh quanh đây thôi.
c/ Đặt ở đầu những thành phần liệt kê
VD:Thi đua yêu nước để:
- Diệt giặc đói;
- Diệt giặc dốt;
- Diệt giặc ngoại xâm.
d/ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng, hay ở giữa hai con số ghép lại
để chị một diên danh, một liên số
VD: Cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. HCM đã sẵn sàng.
Văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 có nhiều tác phẩm đáng
để đọc.
e/ Dùng trong trường hợp phiên âm tiếng nước ngoài
VD: Lê-nin, pô-li-me,…
7. Dấu ngoặc đơn
a. Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với từ ngữ trong thành
phần chính của câu.
VD: Tôi quen anh (rất tình cờ) qua một người bạn thân.
b. Sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn có khi
không được rõ. Theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia
đối với thành phần chú thích. Tuy vây, cũng có thể nhận thấy giữa hai
loại dấu này có sự khác nhau như sau:
- Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở
trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì
thường dùng dấu ngoặc đơn.
VD: Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu
tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm. (Ngô Tất Tố)
- Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để giải
nghĩa cho một từ hoặc một yếu tố ngôn ngữ không thông dụng.
VD: – Italia (Ý), Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)
- Tiếng trống của phìa (lý trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)
8. Dấu ngoặc kép
a/ Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp.
Trước dấu ngoặc kép, trong trường hợp này, thường dùng dấu hai chấm.
VD: Thiếu úy Trần Văn Phương đã hô: “Thà hy sinh chứ không
chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của
Quân chủng Hải quân”.
b/ Dùng để trích dẫn một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường
hợp này không dùng dấu hai chấm trước đó. Chữ cái đầu âm tiết của từ
trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn… cần được viết hoa.
VD: Câu “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy
còn trơ trơ” là có ý khuyên người ta cẩn trọng trong ăn ở, đừng để tiếng
xấu ở đời.
c/ Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, chế diễu của người viết hoặc
trích dẫn từ, ngữ của người khác hoặc đánh dấu một từ được dùng với
nghĩa đặc biệt, khác với nghĩa thông thường..
VD: Xem chừng các anh chị ở đây đều theo chiều hướng “trăm
năm cô đơn” hết cả rồi!
Khoảng cách sau các dấu câu bao giờ cũng là một (1) khoảng
trắng, sau đó bắt đầu đến ký tự đầu tiên của câu (vế) tiếp theo.
Sau dấu chấm câu thì viết ký tự in hoa. Sau dấu phẩy (,), dấu
chấm phẩy (;) ngăn cách các vế của một câu thì không viết hoa.
Đầu mối câu viết hoa ký tự đầu tiên. Tên riêng thì viết in hoa ký
tự đầu.
Các dấu bỏ ngay sau ký tự cuối cùng của câu (vế) mà không có
khoảng cách.

You might also like