You are on page 1of 110

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÁNH


LỬA ĐIỆN TỬ CÓ KẾT HỢP PAN CHẨN
ĐOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. BÙI VĂN TÂM

Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp:


Trương Công Minh 1911250132 19DOTB3
Ngô Triều Vỉnh 1911252309 19DOTB3
Trần Nguyễn Lương Phúc 1911251546 19DOTB3

Tp. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÁNH


LỬA ĐIỆN TỬ CÓ KẾT HỢP PAN CHẨN
ĐOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. BÙI VĂN TÂM

Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp:


Trương Công Minh 1911250132 19DOTB3
Ngô Triều Vỉnh 1911252309 19DOTB3
Trần Nguyễn Lương Phúc 1911251546 19DOTB3

Tp. Hồ Chí Minh, 2023


BM01/QT05/ĐT-KT
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ: Chính Quy. (CQ, LT, VB2, VLVH)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài (sĩ số trong nhóm: 03):
(1) Ngô Triều Vỉnh MSSV: 1911252309 Lớp: 19DOTB3
(2) Trương Công Minh MSSV: 1911250132 Lớp: 19DOTB3
(3) Trần Nguyễn Lương Phúc MSSV: 1911251546 Lớp: 19DOTB3
Ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô
Chuyên ngành : .....................................................................................................
2. Tên đề tài đăng ký : Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp
PAN chẩn đoán bằng điện thoại.
Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và
hoàn thành đúng thời hạn.
TP. HCM, ngày 11 tháng 01 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MÃ ĐỀ TÀI: 03
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ


THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Mỗi sinh viên một phiếu, GVHD ghi rõ tên đề tài và nhiệm vụ của từng sinh viên.
GVHD chuyển cho SV để nộp về VP Viện.)

1. Sinh viên thực hiện đề tài


Họ tên : Trương Công Minh MSSV: 1911250132 Lớp : 19DOTB3
Điện thoại : 0943256275 Email: truongcongminh12112001@gmail.com
Ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô
2. Tên đề tài: Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN chẩn
đoán bằng điện thoại.
Nhiệm vụ thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu tổng quát về hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử;
- Lựa chọn phương án thi công mô hình điều khiển đánh lửa điện tử;
- Thiết kế sơ đồ mạch điện điều khiển đánh lửa điện tử;
- Viết báo cáo thuyết minh.

TP. HCM, ngày 27 tháng 03 năm 2023


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MÃ ĐỀ TÀI: 03
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ


THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Mỗi sinh viên một phiếu, GVHD ghi rõ tên đề tài và nhiệm vụ của từng sinh viên.
GVHD chuyển cho SV để nộp về VP Viện.)

1. Sinh viên thực hiện đề tài


Họ tên : Ngô Triều Vỉnh MSSV: 1911252309 Lớp : 19DOTB3
Điện thoại : 0765927255 Email: bapvinh1611@gmail.com
Ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô
2. Tên đề tài: Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN chẩn
đoán bằng điện thoại.
Nhiệm vụ thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu tổng quát về hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử;
- Lựa chọn phương án thi công mô hình điều khiển đánh lửa điện tử;
- Lập trình điều khiển đánh lửa điện tử.

TP. HCM, ngày 27 tháng 03 năm 2023


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MÃ ĐỀ TÀI: 03
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ


THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Mỗi sinh viên một phiếu, GVHD ghi rõ tên đề tài và nhiệm vụ của từng sinh viên.
GVHD chuyển cho SV để nộp về VP Viện.)

3. Sinh viên thực hiện đề tài


Họ tên :Trần Nguyễn Lương Phúc MSSV:1911251546 Lớp: 19DOTB3
Điện thoại : 0945568194 Email: phuc26062001@gmail.com
Ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô
4. Tên đề tài: Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN chẩn
đoán bằng điện thoại.
Nhiệm vụ thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu tổng quát về hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử;
- Lựa chọn phương án thi công mô hình điều khiển đánh lửa điện tử;
- Thiết lập bản vẽ cơ khí điều khiển đánh lửa điện tử;
- Thi công mô hình cơ khí.

TP. HCM, ngày 27 tháng 03 năm 2023


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em gồm ba thành viên, sinh viên khoá K19, nhóm chúng em cam
đoan đây là công trình nghiên cứu của cả nhóm.
Những số liệu, hình ảnh mô hình, file bản vẽ thiết kế, mô hình nêu trong đồ án là
do nhóm nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện. Nhóm chúng em cam kết, những điều này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2023

i
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em chân thành cảm ơn đến Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM
và quý thầy, cô trong Viện Kỹ Thuật Hutech, đã tạo điều kiện cho nhóm chúng em
có cơ hội để thực hiện đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ Thuật Ô Tô, để góp phần
cũng cố lại kiến thức cho nhóm chúng em sau 4 năm miệt mài học tập, với những
kiến thức thực tế và bổ ích đây là hành trang quý báu để nhóm chúng em bước vào
đời, bước vào nghề một cách tự tin và vững chắc.
Đặc biệt trong khoảng thời gian 3 tháng từ lúc nhận đề tài thực hiện đồ án tốt nghiệp
chuyên ngành Kỹ Thuật Ô Tô, ngoài sự nổ lực tìm hiểu và cố gắng của mọi thành
viên trong nhóm và sự giúp đỡ của bạn bè và sự hướng dẫn của các thầy,cô. Đặc biệt
là thầy Bùi Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng em thực hiện đồ án tốt nghiệp
hoàn thành tốt và theo đúng tiến độ được giao.
Vì kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế của nhóm còn hạn chế, trong quá
trình thực hiện đồ án tốt nghiệp nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót, kính
mong nhận được những sự chỉ bảo vào và ý kiến đóng góp từ thầy, cô để góp phần
cho đồ án tốt nghiệp nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em chân thành cảm ơn!

ii
TÓM TẮT
Đề tài chúng em nhằm nghiên cứu về hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử kết
hợp PAN chẩn đoán bằng điện thoại. Qua đó, nêu ra được cấu tạo, nguyên lý hoạt
động từ đó tính toán và thiết kế mô hình chính sát và thực tế nhất giống như trên
một chiếc xe.
Đồng thời, nghiên cứu phương pháp chẩn đoán dễ dàng, tiện lợi và chính xác
thông qua chiếc điện thoại. Dựa trên các thông số kỹ thuật, nhóm đã tính toán, thiết
kế và thi công mô hình thực tế. Theo đó, nhóm chúng em đã thiết lập được mô hình
mô phỏng lại quá trình đánh lửa điện tử (với đầy đủ các thiết bị như ECU, bobine,
kim phun, các con cảm biến… giống như trên một chiếc xe) và tạo PAN chẩn đoán
trên điện thoại để giúp cho quá trình sửa chữa được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Để thực hiện được chính xác nhóm đã đưa ra phương án sau: tra cứu tài liệu, khảo
sát thực tế, so sánh, đưa ra các phương án và tổng hợp thông tin để phục vụ cho quá
trình thực hiện đồ án.
Khi thực hiện nhóm chúng em mong muốn nhiều người hiểu rõ hơn về hệ thống
đánh lửa điện tử trên chiếc xe ô tô hoạt động như thế nào và từ đó hiểu hơn về quá
trình vận hành của một chiếc và PAN chẩn đoán trên điện thoại giúp cho hệ thống
thêm phần nổi bật và ứng dụng các thiết bị điện tử vào hệ thống động cơ ô tô.

iii
ABSTRACT
Our topic is to study the electronic ignition control system combined with PAN
diagnostic phone. Thereby, outlining the structure, operating principle from which
to calculate and design the most accurate and realistic model like on a car.
At the same time, study easy, convenient and accurate diagnostic methods
through the phone. Based on the specifications, the team calculated, designed and
built the actual model. Accordingly, our team has established a simulation model of
the electronic ignition process (with full equipment such as ECU, bobine, injectors,
sensors... just like on a car) and created PAN diagnostics on the phone to make the
repair process more convenient and easy.
In order to do it correctly, the team came up with the following plan: looking up
documents, conducting field surveys, comparing, giving options and synthesizing
information to serve the project implementation process.
When making a group, we want more people to better understand how the
electronic ignition system on a car works and thereby better understand the
operation of a car and PAN diagnostics on the phone. make the system more
prominent and apply electronic devices to the car engine system.

iv
MỤC LỤC

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
ABSTRACT................................................................................................................ iv
MỤC LỤC.................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH..........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................... xii
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... xiii
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................... 2
1.3 Nhiệm vụ đề tài.......................................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 4
1.6 Kết quả đề tài đạt được........................................................................................... 4
1.7 Kết cấu đề tài.......................................................................................................... 5
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...................................................................... 6
2.1 Khái quát về hệ thống đánh lửa..............................................................................6
2.1.1 Vai trò hệ thống đánh lửa................................................................................. 6
2.1.2 Nhiệm vụ...........................................................................................................6
2.1.3 Yêu cầu............................................................................................................. 7
2.1.4 Phân loại........................................................................................................... 7
2.2 Các loại hệ thống đánh lửa đang đươc sử dụng phổ biến hiện nay....................... 8
2.2.1 Hệ thống đánh lửa kiểu tiếp điểm (má vít)...................................................... 8

v
2.2.2 Hệ thống đánh lửa Trasistor............................................................................. 9
2.3 Cấu tạo hệ thống đánh lửa.................................................................................... 14
Chương 3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG
ĐIỀU KHIỂN ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ CÓ KẾT HỢP PAN CHẨN ĐOÁN
BẰNG ĐIỆN THOẠI............................................................................................... 23
3.1 Yêu cầu mô hình...................................................................................................23
3.2 Phương án thiết kế khung bảng............................................................................ 23
3.3 Phương án bố trí các thiết bị và đấu dây điện...................................................... 26
3.4 Một số phương án chẩn đoán bệnh ô tô hiện nay.................................................29
Chương 4 THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ CÓ KẾT HỢP PAN CHẨN ĐOÁN BẰNG ĐIỆN
THOẠI....................................................................................................................... 36
4.1 Sơ đồ cấu trúc và mạch cấp nguồn cho ECU động cơ.........................................36
4.2 Thiết kế, thi công khung mô hình.........................................................................37
4.2.1 Thiết kế khung mô hình..................................................................................37
4.2.2 Thi công khung mô hình................................................................................ 38
4.3 Lựa chọn các thiết bị lắp đặt trên mô hình........................................................... 40
4.3.1 ECU................................................................................................................ 40
4.3.2 Cảm biến vị trí trục cam................................................................................. 41
4.3.3 Cảm biến vị trí trục khuỷu..............................................................................42
4.3.4 Bobin và bugi..................................................................................................43
4.3.5 Kim phun và con led.......................................................................................44
4.3.6 Bàn đạp ga...................................................................................................... 45
4.3.7 Cầu chì............................................................................................................ 45
4.3.8 Relay............................................................................................................... 46
4.3.9 Khóa điện ô tô.................................................................................................46
4.3.10 Motor 775..................................................................................................... 47
4.3.11 Cặp bánh răng puly và dây đai GT...............................................................47
4.3.12 Motor Controller (bộ điều chỉnh tốc độ)......................................................47

vi
4.3.13 Bộ biến áp..................................................................................................... 48
4.4 Thiết kế, thi công bản vẽ bố trí các thiết bị..........................................................48
4.4.1 Thiết kế bản vẽ............................................................................................... 48
4.4.2 Thi công bảng bố trí các thiết bị.....................................................................49
4.5 Thi công mô hình..................................................................................................52
4.5.1 Lắp đặt các thiết bị lên mô hình..................................................................... 52
4.5.2 Đấu nối dây điện.............................................................................................56
4.6 Tạo PAN chẩn đoán bằng điện thoại....................................................................58
4.6.1 Tạo PAN......................................................................................................... 58
4.6.2 Tạo giao diện phần mềm chẩn đoán trên điện thoại...................................... 64
Chương 5 THỬ NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH...................................................... 72
5.1 Cấp nguồn cho mô hình........................................................................................72
5.2 Cho mô hình hoạt dộng........................................................................................ 72
5.3 Mô tả hoạt động của các bộ phận chấp hành....................................................... 74
5.4 Thực nghiệm quá trình tạo PAN chẩn đoán trên mô hình................................... 75
5.5 Những hư hỏng và cách điều chỉnh, khắc phục................................................... 78
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................81
6.1 Kết luận.................................................................................................................81
6.2 Thuận lợi và khó khăn.......................................................................................... 81
6.3 Hướng phát triển...................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................84
PHỤ LỤC

vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn nghĩa

1 GVHD Giảng Viên Hướng Dẫn


2 SV Sinh Viên
3 MSSV Mã Số Sinh Viên
4 Th.s Thạc Sĩ
5 TS Tiến Sĩ
6 mm milimet
7 cm centimet
8 m met
9 V Volt
10 kV Kilovolt
11 ECU Electronic Control Unit
12 CKPS Crankshaft Position Sensor
13 CMPS Camshaft Position Sensor
14 IC Integrated Circuit
15 IGSW Khóa điện
16 IGT Ignition Timing
17 IGF Ignition Feedback
18 INJ Injector
29 IGN Ignition
20 ESA Electronic Spark Advance)

viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ thống đánh lửa trực tiếp trên ô tô [4]...................................................... 6
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống đánh lửa tiếp điểm (má vít) [12]......................................... 8
Hình 2.3 Kiểu đánh lửa không có ESA [12]............................................................... 9
Hình 2.4 Kiểu đánh lửa có ESA [12].........................................................................10
Hình 2.5 Kiểu đánh lửa trực tiếp [12]........................................................................11
Hình 2.6 Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đơn [12]..................................................... 12
Hình 2.7 Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đôi [12]...................................................... 13
Hình 2.8 Sơ đồ chức năng của hộp ECU động cơ [9]............................................... 14
Hình 2.9 Cảm biến Hall và cảm biến điện từ CKPS [11]......................................... 15
Hình 2.10 Cảm biến quang CKPS [11]..................................................................... 16
Hình 2.11 Cảm biến loại điện từ CMPS [7].............................................................. 17
Hình 2.12 Cảm biến loại Hall CMPS [7]...................................................................17
Hình 2.13 Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính [10]................................................ 18
Hình 2.14 Cảm biến bàn đạp ga loại Hall [10]..........................................................19
Hình 2.15 Cấu tạo của bobine [13]............................................................................20
Hình 2.16 Bobine đơn và bobine đôi [13]................................................................. 20
Hình 2.17 Cấu tạo bugi [13]...................................................................................... 21
Hình 2.18 Cấu tạo kim phun nhiên liệu [5]............................................................... 22
Hình 2.19 Mạch điện hoạt động kim phun [5].......................................................... 22
Hình 3.1 Khung bảng nằm.........................................................................................23
Hình 3.2 Khung bảng nghiêng...................................................................................24
Hình 3.3 Khung bảng đứng........................................................................................25
Hình 3.4 Bố trí thiết bị nổi trên bảng và dây điện nằm sau bảng..............................26
Hình 3.5 Bố trí thiết bị và dây điện nổi trên mặt bảng..............................................27
Hình 3.6 Bố trí thiết bị nổi trên mặt bảng và dây điện nằm sau bảng có kết hợp in
mạch điện trên bảng....................................................................................................28
Hình 3.7 Phần mềm chuyên dụng TechStream cho Toyota [4]................................ 30
Hình 3.8 Phần mềm IDS và thiết bị kết nối VCM trên dòng xe Ford [4].................30

ix
Hình 3.9 Phần mềm ALL DATA [4].........................................................................31
Hình 3.10 Phần mềm MITCHELL ONDEMAND [4]..............................................31
Hình 3.11 Sử dụng máy chẩn đoán ôtô [6]................................................................32
Hình 3.12 Các kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh ôtô [6]................................................ 33
Hình 4.1 Sơ đồ cấu trúc của hệ thống........................................................................36
Hình 4.2 Mạch cấp nguồn ECU.................................................................................36
Hình 4.3 Bản vẽ khung mô hình................................................................................37
Hình 4.4 Khung mô hình........................................................................................... 39
Hình 4.5 Chân giắc của hộp ECU..............................................................................40
Hình 4.6 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục cam.................................................. 41
Hình 4.7 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu...............................................42
Hình 4.8 Sơ đồ mạch điện bobine............................................................................. 44
Hình 4.9 Sơ đồ mạch điện kim phun......................................................................... 45
Hình 4.10 Bố trí các thiết bị.......................................................................................48
Hình 4.11 Bản vẽ bố trí các thiết bị........................................................................... 49
Hình 4.12 Bảng bố trí các thiết bị..............................................................................50
Hình 4.13 Khung bảng mô hình được hoàn thiện..................................................... 51
Hình 4.14 ECU động cơ được lắp trên mô hình........................................................52
Hình 4.15 Kim phun và con led được lắp trên mô hình............................................53
Hình 4.16 Bobine và bugi được lắp trên mô hình..................................................... 53
Hình 4.17 Bánh răng tạo xung của cảm biến vị trí trục cam và cảm biến trục khuỷu
được lắp trên mô hình.................................................................................................54
Hình 4.18 Cầu chì được lắp trên mô hình................................................................. 54
Hình 4.19 Relay được lắp trên mô hình.................................................................... 54
Hình 4.20 Bàn đạp ga được lắp trên mô hình............................................................55
Hình 4.21 Bộ biến áp được lắp trên mô hình............................................................ 55
Hình 4.22 Ổ khóa được lắp trên mô hình.................................................................. 56
Hình 4.23 Bộ cấp nguồn motor và điều chỉnh tốc độ được lắp trên mô hình...........56
Hình 4.24 Board mạch Arduino Uno R3 [14]........................................................... 59

x
Hình 4.25 Module relay............................................................................................. 60
Hình 4.26 Module Bluetooth HC-05 [14]................................................................. 60
Hình 4.27 Test board hàn [14]...................................................................................61
Hình 4.28 Adaptor..................................................................................................... 61
Hình 4.29 Cáp nạp code [14].....................................................................................62
Hình 4.30 Phần mềm viết code Arduino IDE [14]....................................................62
Hình 4.31 Mạch tạo PAN được hoàn chỉnh.............................................................. 63
Hình 4.32 Sơ đồ mạch điện tạo PAN........................................................................ 63
Hình 4.33 Cách kết nối MIT APP INVERTOR [8].................................................. 64
Hình 4.34 Giao diện phần mềm MIT APP INVERTOR [8].....................................65
Hình 4.35 Giao diện sau khi đăng nhập thành công [8]............................................65
Hình 4.36 Thiết kế giao diện trên điện thoại.............................................................66
Hình 4.37 Mã QR quét đăng nhập trên điện thoại.................................................... 69
Hình 4.38 Phần mềm MIT APP INVERTOR trên CH Play.....................................69
Hình 4.39 Quét mã QR.............................................................................................. 70
Hình 4.40 Kết nối Bluetooth thành công...................................................................70
Hình 5.1 Bộ biến áp cấp nguồn 12V......................................................................... 72
Hình 5.2 Đo điện áp chân IGSW...............................................................................72
Hình 5.3 Đo điện áp chân B+.................................................................................... 73
Hình 5.4 Đo chân Vc................................................................................................. 73
Hình 5.5 Hoạt động của bobine và bugi....................................................................74
Hình 5.6 Hoạt động của kim phun.............................................................................74
Hình 5.7 Hộp tạo PAN...............................................................................................75
Hình 5.8 Bật PAN 1...................................................................................................76
Hình 5.9 Bật PAN 2...................................................................................................76
Hình 5.10 Bật PAN 3................................................................................................. 77
Hình 5.11 Bật PAN 4................................................................................................. 77

xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ý tưởng bố trí phần bảng của mô hình..................................................... 35
Bảng 4.1: Các dụng cụ, vật tư phục vụ trong quá trình làm khung mô hình............38
Bảng 4.2: Vị trí và tên các chân của hộp ECU..........................................................40
Bảng 4.3: Các công cụ hỗ trợ trong quá trình đấu nối dây điện............................... 57
Bảng 5.1: Những hư hỏng và cách khắc phục...........................................................78

xii
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 thời đại của các ngành công nghiệp thương
mại và công nghệ, các nền công nghiệp đó đã và đang phát triển mạnh mẽ, nằm trong
số đó có ngành công nghiệp kỹ thuật ô tô. Với nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng tăng,
con người càng đòi hỏi sự tiên tiến và công nghệ vượt bậc hơn so với các công nghệ
kỹ thuật ô tô cũ. Trong đó, động cơ chính là bộ phận mà con người nhắm đến đầu tiên
trong việc cải tiến công suất của xe.
Đối với ngành ô tô hiện nay, để gia tăng công suất động cơ các hãng sản xuất đã
trang bị hệ thống đánh lửa điện tử nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và gia tăng công
suất động cơ. Thế nhưng để có thể tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu và quan sát thực tế
các hoạt động của hệ thống trên là khá khó khăn vì không thể nhìn thấy trực tiếp được
các hoạt động của nó trên một chiếc xe ô tô nguyên vẹn đồng thời sẽ không hình dung
được những hư hỏng nếu như các hệ thống xảy ra trục trặc.
Do đó, nhằm giúp cho mọi người và các bạn sinh viên hay những người yêu thích
công nghệ kỹ thuật ô tô có thể nắm rõ các bộ phận và nguyên lý hoạt động của các hệ
thống đánh lửa điện tử, từ đó có thể hình dung các hư hỏng có thể xảy ra trong các hệ
thống thông qua các thiết bị chẩn đoán, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề
tài ”Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN chẩn đoán bằng
điện thoại”.
Chúng em rất mong đề tài này có thể đem lại những kiến thức mới cho mọi người
sử dụng ô tô và các bạn sinh viên ô tô. Góp phần cũng cố thêm kiến thức, và trải
nghiệm cho bản thân chúng em lần đầu tiên được thực hiện và thi công mô hình giống
như thực tế trên chiếc xe ô tô và hơn hết giúp cho tất cả những người yêu thích ngành
ô tô, những bạn sinh viên có được cái nhìn tổng quan về hệ thống.

xiii
Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- Ngành công nghiệp kỹ thuật ô tô giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, vận
chuyển hành hóa… Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp kỹ
thuật ô tô Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình
với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Việt Nam
đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát
triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và chế
tạo máy móc đặc biệt là nghiên cứu quá trình điều khiển đánh lửa điện tử trên ô tô.
Vì hệ thống đánh lửa có vai trò rất quan trọng nó quyết định đến quá trình đoạt động
của xe, lượng tiêu hao nhiên liệu và đặc biệt là lưu lượng khí thải ra ngoài môi trường.
- Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam thì lượng khí thải của ô tô thải
ra môi trường cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với tầng khí quyển và hơn hết là
tình hình kinh tế đang gặp khó khăn thì lượng tiêu hao nhiêu liệu ô tô cũng rất quan
trọng đối với kinh tế nước nhà.
-Để có thể giải quyết các vấn đề khí thải và lưu lượng tiêu hao nhiên liệu trên ô tô
thì nhóm chúng em chọn đề tài tốt nghiệp của mình là “Mô hình hệ thống điềukhiển
đánh lửa điện tử có kết hợp với PAN chẩn đoán bằng điện thoại”. Vì hệ thống có vai
trò rất quan trọng trong việc xác đinh thời điểm thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp
nhiên liệu và không khí kích hoạt động cơ ô tô ngoài ra hệ thống còn giúp tiết kiệm
nhiêm liệu, giảm khí độc hại khi thải ra môi trường bên ngoài hạn chế ô nhiễm môi
trường. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, khó mà có thể nói hết được tất cả các công
việc cần phải làm để khai thác hết tính năng đánh lửa của 1 động cơ xe ô tô, tuy nhiên
đây sẽ là nền tảng cho việc lấy cơ sở để khai thác những hệ thống đánh lửa cho động

1
cơ tương tự sau này, làm thế nào để sử dụng một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm nhiên
liệu và thân thiện với môi trường.
- Nhóm chúng em đã chọn làm đề tài “Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện
tử có kết hợp với PAN chẩn đoán bằng điện thoại” với hi vọng góp phần cùng tìm
hiểu Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời nghiên cứu con đường đi tới tương
lai của ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô sau này.
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là để cho chúng ta có cái nhìn khái quát và
tổng quan trên ô tô và từ đó có thể tiến hành khai thác hiệu quả trên động cơ ô tô
trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là chúng ta có thể hiểu được quá trình hoạt động
của hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô hiện nay.
- Qua tìm hiểu thì ta có thể nắm được tổng quan về các bộ phận về cấu tạo, nguyên
lý làm việc, sơ đồ mạch điện, cách thức hoạt động và hiểu được hệ thống đánh lửa
điện tử hoạt động như nào.
- Sau khi nghiên cứu và thực hiện đồ án tốt nghiệp đề tài “mô hình hệ thống điều
khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN chẩn đoán bằng điện thoại” thì nhóm chúng
nêu được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa điện tử, trình bài được
nguyên lý hoạt động hệ thống đánh lửa và sơ đồ mạch điện.
- Ngoài ra khi chúng ta thực hiện đề tài thì chúng ta có thêm cơ hội để tìm hiểu và
tiếp cận các công nghệ trên điện thoại được ứng dụng vào việc chẩn đoán các PAN
bệnh đơn giản trên ô tô mà không cần đến các dụng cụ mắc tiền và chuyên dụng…
không những thế nó còn giúp chúng ta học thêm được kiến thức về code và ứng dụng
nó cho công việc và học tập sau này.
- Thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp cũng là dịp để sinh viên chúng em có thể nâng
cao các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu sáng tạo và phương pháp giải
quyết các vấn đề mà bản thân mình chưa gặp phải. Bản thân sinh viên chúng em phải
không ngừng học hỏi và tìm tòi để có thể giải quyết những tình huống phát sinh, điều
đó một lần nữa giúp cho sinh viên nâng cao các kỹ năng chuyên môn và kiến thức
chuyên ngành.

2
- Việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên chúng em có thêm tinh
thần trách nhiệm, lòng say mê học hỏi, nghiên cứu sáng tạo. Và đặc biệt quan trọng
là lòng yêu nghề nghiệp.
1.3 Nhiệm vụ đề tài
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống điều khiển động cơ. Tìm hiểu
cấu tạo, chức năng, quá trình hoạt động của các cảm biến, cơ cấu chấp hành hệ thống
điều khiển đánh lửa điện tử.
- Nghiên cứu về hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử. Tìm hiểu về hệ thống điều
khiển động cơ, nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử.
- Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử. Tạo PAN chẩn
đoán bằng điện thoại.
- Nghiên cứu và tìm hiểu sơ đồ mạch điện, kiểm tra và điều chỉnh mô hình.
- Khảo sát các tín hiệu cảm biến và cơ cấu chấp hành.
- Tiến hành thực hiện phân tích các mã lỗi và PAN chẩn đoán bằng điện thoại. Đưa
ra các bước và phương pháp thi công để hoàn thiện mô hình. Nghiên cứu, xây dựng
sơ đồ mạch điện liên kết các khối của mô hình. Chạy thử mô hình và đánh giá tính
khả thi của đề tài.
- Tiến hành báo cáo cho GVHD sau đó đưa ra hội đồng để đánh giá và chấm điểm
đồ án tốt nghiệp.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp nhóm chúng em đã tìm hiểu và sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu và đọc sách Hệ Thống Điều Khiển Tự Động Trên Ô Tô “Hutech”
- Tra cứu và tìm hiểu thêm trên mạng Internet những đề tài đồ án tốt nghiệp có liên
quan đến hệ thống đánh lửa điện tử, giáo trình kỹ thuật ô tô, sau đó chọn lọc và tìm
hiểu các ý chính.
- Tra cứu tài liệu qua các phần mềm: Toyota Tis, Carmin, phần mềm chuyên dụng
Techstream, phần mềm IDS…

3
- Thao khảo thêm các video trên kênh Schannel của Youtube các mô hình hệ thống
điều khiển đánh lửa điện tử từ đó chọn lọc ra những ý chính và lựa chọn những thông
tin đáng tin cậy.
- Đọc và tham khảo thêm ý kiến và các tài liệu của GVHD. Tham khảo thêm các ý
kiến của thầy cô, bạn bè ngành kỹ thuật ô tô trong trường và ngoài trường học.
=> Tổng hợp lại các dữ liệu mà nhóm đã tìm hiểu sau đó chọn lọc và đưa ra đánh
giá và nhận xét riêng của nhóm.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
- Thiết kế bản vẽ mô hình và khung mô hình
- Đo kiểm và tìm các chân của thiết bị
- Lắp ráp mô hình và đấu nối mạch điện
- Kiểm tra mô hình và sửa chữa lỗi
- Sử dụng mạch Arduino để tạo PAN chẩn đoán
- Sử dụng phần mềm MIT app để tạo giao diện chẩn đoán trên điện thoại
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết hệ thống đánh lửa điện tử
- Tìm hiểu các trang thiết bị có trên hệ thống đánh lửa điện tử
- Nghiên cứu sơ đồ mạch điện và các cảm biến
- Lựa chọn phương án thi công mô hình
- Xây dựng mô hình
- Tạo PAN chẩn đoán trên mô hình và thiết kế giao diện chẩn đoán trên điện thoại.
1.6 Kết quả đề tài đạt được
- Hoàn chỉnh cơ sở lý thuyết hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử trên ô tô trong
cuốn thuyết minh.
- Hoàn thành mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp với PAN
chẩn đoán bằng điện thoại.
- Xây dựng và bố trí các trang thiết bị một cách hoàn chỉnh giúp cho mô hình đa
dạng hơn trong quá trình mô phỏng hệ thống.
- Đưa ra kết luận và đề ra hướng phát triển của đề tài.

4
1.7 Kết cấu đề tài
Đề tài được nhóm chúng em chia làm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về đề tài
Chương 3: Lựa chọn phương án thiết kế mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện
tử có kết hợp PAN chẩn đoán bằng điện thoại
Chương 4: Thi công mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN
chẩn đoán bằng điện thoại
Chương 5: Thử nghiệm và điều chỉnh
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển

5
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1 Khái quát về hệ thống đánh lửa
2.1.1 Vai trò hệ thống đánh lửa

Hình 2.1 Hệ thống đánh lửa trực tiếp trên ô tô [4]


Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng trong động cơ ô tô, tập hợp những chi tiết
phối hợp với nhau theo nguyên lý nhất định tạo ra tia lửa điện nhằm đốt cháy nhiên
liệu cho động cơ hoạt động.
Hiện nay, các kỹ sư và các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính để tạo ra một hệ
thống đánh lửa lý tưởng phù hợp với mọi điều kiện hoạt động của xe. Theo đó, ECU
xác định thời điểm đánh lửa dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến báo về hộp đồng
thời bên trong bộ nhớ của ECU có lưu thời điểm đánh lửa phù hợp với từng điều kiện
hoạt động của động cơ.
2.1.2 Nhiệm vụ
Biến dòng điện một chiều thấp áp 6-12V thành xung cao áp 12-24kV, và tạo ra tia
lửa trên hai cực của bougie để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong xy lanh ở cuối kỳ nén.
Phân chia tia lửa cao áp đến các xylanh theo đúng thứ tự của động cơ.

6
Làm nhiệm vụ đánh lửa đúng thời điểm mà động cơ cần để đốt cháy hòa khí một
cách triệt để, tạo công suất lớn nhất, từ đó ngăn ngừa cặn cacbon xuất hiện và làm
giảm khí thải có thể sinh ra gây ô nhiễm môi trường.
2.1.3 Yêu cầu
- Điện áp tại bugi phải lớn để cho nó phù hợp với chế độ hoạt động của động cơ.
- Vị trí bougie bắt tia lửa điện phải đúng thời điểm, nếu không đúng thời điểm thì
nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của động cơ.
- Góc đánh lửa sớm phải phù hợp với mọi chế độ.
- Các phụ kiện trong hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện nhiệt
độ cao hoặc là rung xóc. Đặc biệt khe hở bugi phải nằm trong giới hạn cho phép
khoảng (7- 12mm) nhằm đảm bảo cho quá trình đánh lửa hoạt động tốt.
2.1.4 Phân loại
Ngày nay, hệ thống đánh lửa cao áp được trang bị trên động cơ ô tô có rất nhiều
loại khác nhau. Dựa vào cấu tạo, hoạt động, phương pháp điều khiển, người ta phân
loại hệ thống đánh lửa theo các cách sau:
Phân loại theo phương pháp tích lũy năng lượng:
- Hệ thống đánh lửa điện cảm (Transistor Ignition System);
- Hệ thống đánh lửa điện dung (Capacitor Discharged System);
Phân loại theo phương pháp điều khiển bằng cảm biến:
- Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (breaker);
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến từ (electronmagnetic sensor)
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến Hall;
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến quang;
-Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến từ trở;
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến cộng hưởng;
Phân loại theo các phân bố điện cao áp:
- Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện delco (Distributor Ignition System);
- Hệ thống đánh lửa trực tiếp hay không có delco
Phân loại theo phương pháp điều khiển góc đánh lửa sớm:

7
- Hệ thống đánh lửa với cơ cấu điều khiển góc đánh lửa sớm bằng cơ khí
(Machanical spark Advance);
- Hệ thống đánh lửa với bộ điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện từ (Electronic
Spark Advance);
Phân loại theo kiểu ngắt mạch sơ cấp;
- Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (Conventional Ignition System);
- Hệ thống đánh lửa sử dụng Transistor (Transistor Ignition System);
- Hệ thống đánh lửa sử dụng Thyristor.
2.2 Các loại hệ thống đánh lửa đang đươc sử dụng phổ biến hiện nay
2.2.1 Hệ thống đánh lửa kiểu tiếp điểm (má vít)

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống đánh lửa tiếp điểm (má vít) [12]
- Bobine có dây cao áp đưa dây cao áp từ bên trong cuộn thứ cấp tạo ra điện cao
áp đi đến bộ chia điện. Trục cam sẽ dẫn động bộ chia điện làm cho bộ chia điện quay
và bên trong bộ chia điện có mỏ quẹt, mỏ quẹt quay đến đâu thì nó sẽ chia điện cao
áp đến đường dây đi xuống từng bugi của máy.
- Hệ thống đánh lửa kiểu tiếp điểm này có sử dụng tụ điện nếu tụ điện bị hư thì lửa
của các bugi sẽ bị yếu đi rất là nhiều và có thể là không đánh lửa được.

8
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết, dễ dàng lắp đặt, vận hành và sữa chữa.
- Cấu tạo và vận hành hệ thống bằng cơ khí điện tử nên có tính ổn định tương đối
cao trong quá trình hoạt động.
- Không yêu cầu quá khắc khe trong quá trình lắp đặt hệ thống, có thể mang tính
chính xác tương đối.
Nhược điểm:
- Sai lệch góc đánh lửa do sử dụng các tiếp điểm cơ khí nên khi làm việc trong thời
gian dài dễ bị mài mòn và cháy rỗ vì chịu ảnh hưởng của dòng điện lớn.
- Khó thay đổi kịp thời góc đánh lửa sao cho phù hợp với từng chế độ hoạt động
của động cơ.
- Cấu tạo các bộ tự động điều chỉnh phức tạp.
- Chất lượng đánh lửa ở số vòng quay cao giảm do thời gian đóng tiếp điểm cơ khí
ngắn hơn, dòng điện qua cuộn dây sơ cấp giảm.
- Ít được sử dụng ngày nay vì hiệu năng làm việc không ổn định.
2.2.2 Hệ thống đánh lửa Trasistor
a. Kiểu đánh lửa không có ESA

Hình 2.3 Kiểu đánh lửa không có ESA [12]

9
- Đối với loại hệ thống đánh lửa transistor không có bộ đánh lửa sớm tự động thì
hệ thống này buộc phải sử dụng bộ delco vì trong delco này có: bộ đánh lửa sớm li
tâm và bộ đánh lửa sớm chân không.
- Để có thể đánh lửa sớm tự động thì hệ thống này phải sử dụng đến bộ cơ khí: bộ
đánh lửa sớm li tâm và bộ đánh lửa sớm chân không.
Ưu điểm:
- Đóng ngắt dòng sơ cấp bằng transistor
- Sử dụng nguồn một chiều DC
- Độ nhạy đánh lửa cao
- Điện áp thứ cấp mạnh và ổn định
Nhược điểm:
- Sử dụng chủ yếu trên ô tô đời cũ, không còn sử dụng trên ô tô hiện nay
- Không có hệ thống điều chỉnh đánh lửa sớm bằng điện tử mà hệ thống sử dụng
bộ chia điện có cơ cấu đánh lửa sớm bằng bộ đánh lửa sớm li tâm hoặc bộ đánh lửa
sớm chân không.
b. Kiểu đánh lửa có ESA

Hình 2.4 Kiểu đánh lửa có ESA [12]

10
- Có sử dụng hộp ECU để thu thập các tín hiệu từ các con cảm biến… nhờ những
tín hiệu này thì nó mới phân biệt được xe mình đang chạy ở tốc độ, tải trọng như thế
nào thì lúc này ECU tự động điều chỉnh tín hiệu vô IC đánh lửa để thay đổi thời điểm
đánh lửa của bugi.
Ưu điểm:
- Đóng ngắt dòng sơ cấp bằng transistor
- Sử dụng nguồn một chiều DC
- Độ nhạy đánh lửa cao
- Điện áp thứ cấp mạnh và ổn định
- Có sử dụng hệ thống đánh lửa sớm điện tử ESA (Electronic Spark Advance) nên
thời điểm đánh lửa tối ưu và chính xác hơn so với loại không có ESA.
Nhược điểm:
- Sử dụng chủ yếu trên ô tô đời cũ, không còn sử dụng trên ô tô hiện nay
c. Kiểu đánh lửa trực tiếp

Hình 2.5 Kiểu đánh lửa trực tiếp [12]


- Hộp ECU sẽ điều khiển lửa đến cho từng máy trong động cơ
- Từng cái bugi trong hệ thống đánh lửa này đều có bobine đánh lửa và ic đánh lửa
được tích hợp chung với nhau.

11
Ưu điểm:
- Đóng ngắt dòng sơ cấp bằng transistor
- Sử dụng nguồn một chiều DC
- Độ nhạy đánh lửa cao
- Điện áp thứ cấp mạnh và ổn định
- Sử dụng chủ yếu trên ô tô ngày nay
- Có cơ cấu đánh lửa sớm tự động
- Tăng cường hiệu suất động cơ
- Tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí độc hại ra môi trường
Có 2 kiểu đánh lửa trực tiếp: Kiểu đánh lửa trực tiếp sử dụng bobine đơn và kiểu
đánh lửa trực tiếp sử dụng bobine đôi.
⚫ Kiểu đánh lửa trực tiếp sử dụng bobine đơn

Hình 2.6 Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đơn [12]

12
Ưu điểm:
- Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đơn này hầu hết được sử dụng trên các xe sedan 4
chổ trở lên…
- Hệ thống này đánh lửa cho từng máy khi đến thời điểm đánh lửa máy này sẽ đánh
lửa riêng cho máy đó
- Hệ thống đánh lửa sử dụng bobine đơn tối ưu hơn so với hệ thống đánh lửa sử
dụng bobine đôi vì: Lượng phun và thời điểm phun được điều chỉnh chính xác cho
từng máy. Trong quá trình làm việc của động cơ cần thay đổi lượng phun và thời
điểm phun thì nó sẽ lập tức khiển tới cho từng máy.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Chi phí bảo dưỡng sửa chữa và thay thế cao
⚫ Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đôi

Hình 2.7 Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đôi [12]

13
Ưu điểm:
- Kiểu đánh lửa sử dụng bobine đôi này được sử dụng trên những xe có giá thành
chi phí thấp vì nó tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
- Giá thành rẻ
- Chi phí bảo dưỡng sửa chữa và thay thế thấp
Nhược điểm:
- Đối với loại đánh lửa này thì mỗi lần đánh lửa sẽ đánh lửa cho cả 2 máy vì thế
tuổi thọ của bugi sẽ giảm
- Không tối ưu được thời điểm điểm phun và lượng phun máy động cơ.
2.3 Cấu tạo hệ thống đánh lửa
a. ECU (Electronic Control Unit)

Hình 2.8 Sơ đồ chức năng của hộp ECU động cơ [9]


ECU là bộ điều khiển điện tử, hay ngôn ngữ riêng của người thợ sửa chữa còn gọi
nó là hộp đen, ECU như một bộ não để điều khiển sự hoạt động của gần như toàn
bộ hệ thống trên ô tô.
ECU hoạt động được một phần là do các con cảm biến và các thiết bị khác... Sự
phụ thuộc lẫn nhau này sẽ hỗ trợ ECU xác định được thời điểm đánh lửa để nâng cao
hiệu suất xe và đảm bảo khả năng tối ưu nhiên liệu

14
b. Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position Sensor)
* Nhiệm vụ
Cảm biến vị trí trục khuỷu được viết tắt là CKPS có nhiệm vụ đo tín hiệu của trục
khuỷu, vị trí trục khuỷu gửi về cho ECU và ECU sử dụng tín hiệu đó để tính toán góc
đánh lửa và thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ.
Cảm biến này cũng được dùng vào mục đích điều khiển tốc độ cầm chừng hoặc cắt
nhiên liệu ở chế độ cầm chừng cưỡng bức.
Gồm một cuộn dây được quấn quanh lõi thép như một nam châm điện và một giắc
nối 2 chân bao gồm chân NE- và NE+.
* Phân loại
- Cảm biến vị trí trục khuỷu được chia làm 3 loại:
Loại cảm biến Hall
Loại cảm biến điện từ
Loại cảm biến quang

Hình 2.9 Cảm biến Hall và cảm biến điện từ CKPS [11]

15
Hình 2.10 Cảm biến quang CKPS [11]
- Loại cảm biến từ có điện trở 400Ω-1500Ω tùy từng hãng (loại nằm trong delco
có điện trở nhỏ hơn, khoảng 200Ω-300Ω). Loại cảm biến này tạo ra xung hình sin
xung từ 0,5-4,5V.
Loại cảm biến Hall và cảm biến quang: tạo ra xung hình vuông 0V và 5V(cấp
nguồn 12V cho 2 loại cảm biến này vẫn suất xung 0V và 5V).
* Nguyên lí hoạt động:
- Khi trục khuỷu quay nó sẽ tạo ra một tín hiệu xung gửi về hộp ECU, ECU sẽ sử
dụng thuật toán logic được lập trình sẵn trong hộp, nó đếm số xung đó trên một đơn
vị thời gian và tính toán được tốc độ của trục khuỷu.
- Chuyển động quay của đĩa tạo ra tín hiệu NE trên trục khuỷu, làm thay đổi khe
hở không khí giữa các vấu lồi của đĩa và cuộn nhận tín hiệu NE. Sự thay đổi khe hở
không khí tạo ra lực điện từ trong cuộn dây nhận tín hiệu tạo ra tín hiệu NE. Tín hiệu
NE tạo ra trong cuộn dây nhận tín hiệu bởi đĩa tạo tín hiệu giống như tín hiệu G nhưng
đĩa tạo tín hiệu NE có 12 răng (đĩa tạo tín hiệu G có 1 răng) và như vậy 12 tín hiệu
NE tạo ra trong mỗi vòng quay.
c. Cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position Sensor)
* Nhiệm vụ
Cảm biến vị trí trục cam được viết tắt là CMPS đóng vai trò quan trọng trong việc
điều khiển động cơ của ECU. Cảm biến sẽ gửi tín hiệu cho ECU để xác định được

16
điểm chết trên của máy số 1 hoặc các máy khác. Đồng thời cảm biến cung cấp thông
tin để ECU biết được vị trí trục cam để xác định thời điểm đánh lửa.
* Phân loại
Cảm biến vị trí trục cam trên ô tô thường có 2 loại:
Loại cảm biến hiệu ứng điện từ
Loại cảm biến hiệu ứng Hall

Hình 2.11 Cảm biến loại điện từ CMPS [7]


Loại cảm biến hiệu ứng điện từ: có cấu tạo chính là một cuộn dây điện từ và một
nam châm vĩnh cửu, nó như 1 máy phát điện mini, khi hoạt động nó tạo ra 1 xung
điện áp hình sin gửi về ECU.

Hình 2.12 Cảm biến loại Hall CMPS [7]

17
Loại cảm biến hiệu ứng Hall: được cấu tạo từ bởi những bộ phận chính là một phần
tử Hall đặt ở đầu cảm biến, một nam châm vĩnh cửu và một IC tổ hợp.
* Nguyên lí hoạt động:
- Khi trục khuỷu quay, thông qua dây cam dẫn động làm trục cam quay theo, trên
trục cam có 1 vành tạo xung có các vấu cực, các vấu cực này quét qua đầu cảm biến
khép kín mạch từ và cảm biến tạo ra 1 xung tín hiệu gửi về ECU để ECU nhận biết
được điểm chết trên của xi lanh số 1 hay các máy khác.
- Số lượng các vấu cực trên vành tạo xung của trục cam đều khác nhau tùy theo
mỗi động cơ mà có số lượng thích hợp.
- Chuyển động quay của đĩa tạo ra tín hiệu G trên trục cam, làm thay đổi khe
hở không khí giữa các vấu lồi của đĩa và cuộn nhận tín hiệu G. Sự thay đổi khe hở
không khí tạo ra lực điện từ trong cuộn dây nhận tín hiệu tạo ra tín hiệu G.
d. Cảm biến vị trí bàn đạp ga
- Cảm biến bàn đạp ga có cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, nhưng do yêu
cầu về sự an toàn cũng như độ tin cậy về thông tin nên hầu hết các dòng xe ô tô đều
sử dụng 2 tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để báo về ECU. Một số xe tải sử dụng 1 tín
hiệu cảm biến và 1 công tắc IDL ở cảm biến bàn đạp chân ga.
- Cảm biến bàn đạp ga có 2 loại chính đó là: Loại tuyến tính và loại phần tử Hall.
*Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính

Hình 2.13 Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính [10]

18
Loại tuyến tính: cảm biến được cấp nguồn 5V và mass, cấu tạo gồm 1 mạch trở
than và 1 lưỡi quét trên mạch trở than đó, khi trục của bàn đạp ga xoay thì sẽ làm cho
lưỡi quét thay đổi vị trí trên mạch trở than làm thay đổi điện áp đầu ra. Lưu ý là trong
cảm biến có cấu tạo như là 2 biến trở nên nó có 2 chân tín hiệu (signal) báo về ECU
để tăng độ tin cậy của cảm biến.
* Cảm biến bàn đạp ga loại phần tử Hall

Hình 2.14 Cảm biến bàn đạp ga loại Hall [10]


Loại Hall: cảm biến bàn đạp ga cũng được cấp nguồn VC 5V và mass, có 2 dây tín
hiệu, điện áp của 2 chân tín hiệu (Signal) cảm biến cũng thay đổi theo độ mở của
bướm ga nhưng dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall.
e. Bobine
* Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ bobine biến điện áp ắc quy từ 12V thành cao áp, để biến nguồn điện ắc
quy thành cao áp bobine xử dụng số vòng dây nhờ có sự chênh lệch số vòng dây giữa
cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp thì chúng ta sẽ có sự chênh lệch điện áp mà bobine tạo
ra. Theo số liệu từ nhà sản xuất công bố thì khoảng 30.000V- 50.000V đó là điện áp
đặt vào 2 đầu bugi đặt vào trong xylanh.
* Cấu tạo bobine
Bobine đánh lửa gồm 3 bộ phận chính:
- Lõi sắt: nằm ở giữa bobine ở trong ống carton cách điện
- Cuộn dây sơ cấp: được quấn quanh lõi sắt, đầu dây cuộn dây sơ cấp được nối với
ắc quy và IC đánh lửa.

19
- Cuộn dây thứ cấp: quấn quanh lõi sắt nhưng số vòng dây nhiều hơn so với cuộn
dây sơ cấp, đầu dây được nối với ắc quy và bugi.

Hình 2.15 Cấu tạo của bobine [13]


Bobine được chia làm 2 loai: bobine đơn và bobine đôi.

Hình 2.16 Bobine đơn và bobine đôi [13]


f. Bugi
Thực chất dòng điện đến bugi đã được sản sinh từ bobine và được truyền qua bộ
chia điện. Tại bugi thì chúng sẽ được phân bổ đi xuyên qua khe trống (giống như tia
sét) để tạo thành tia lửa điện và thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu ở buồng đốt,
giúp động cơ có thể hoạt động. Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có
thể phóng qua khoảng trống và tia lửa mạnh. Thông thường, điện áp giữa hai cực của
bugi khoảng từ 30.000V đến 50.000V

20
* Nhiệm vụ
Là nơi tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong buồng đốt.
* Yêu cầu
Bugi là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang qua một khoảng trống. Yêu cầu
của nguồn điện này là điện áp phải cao để nó có thể phóng tia lửa qua khoảng trống
và tạo ra tia lửa cực mạnh.
Tạo ra được dòng điện đủ mạnh để đốt cháy hỗ hợp hòa khí.
* Cấu tạo

Hình 2.17 Cấu tạo bugi [13]


g. Kim phun nhiên liệu
* Nhiệm vụ
- Phun nhiên liệu vào các cửa náp của các xilanh theo tín hiệu từ ECU động cơ
- Nhiên liệu phun theo thứ tự làm việc của động cơ (động cơ 4 xilanh được phun
theo thứ tự 1-3-4-2, động cơ 6 xilanh được phun theo thứ tự 1-5-3-6-2-4).
- Thời điểm phun và lượng phun phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ
- Nhiên liệu phun ra dưới dạng tơi sương

21
* Cấu tạo

Hình 2.18 Cấu tạo kim phun nhiên liệu [5]


* Nguyên lý hoạt động
Một đầu kim phun nối về dương, một đầu nối về hộp ECU. Khi đầy đủ các tín hiệu
NE, G và các cảm biến… nó sẽ báo về và điều khiển con Transistor. Khi có tín hiệu
ECU điều khiển kích Transistor dẫn xuống thì sẽ có dòng điện về mass -> kim phun
sẽ phun. Khi ECU ngắt điện kim phun sẽ đóng lại nhờ lực lò xo hồi vị.

Hình 2.19 Mạch điện hoạt động kim phun [5]

22
Chương 3
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ
THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ CÓ KẾT
HỢP PAN CHẨN ĐOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI

3.1 Yêu cầu mô hình


- Mô hình phải có tính thẩm mỹ, bố trí các thiết bị một cách hợp lí và cân đối
- Mô hình phải gọn gàng, dễ dàng qua sát
- Phải có nơi để đo kiểm khi hệ thống hoạt động hoặc để tạo PAN chẩn đoán
- Mô hình không quá cồng kềnh để thuận tiện cho việc di chuyển
- Kết cấu mô hình vững chắc, các thiết bị phải được gắng cố định để đảm bảo không
bị đổ ngã trong quá trình vận chuyển và trưng bày.
3.2 Phương án thiết kế khung bảng
Các phương án đề xuất
* Phương án 1: Thiết kế khung bảng nằm

Hình 3.1 Khung bảng nằm


Ưu điểm
- Có thể quan sát rõ ràng các chi tiết từ trên cao, phần khung có độ cao vừa phải và
các chi tiết được trình bày trên một mặt phẳng nằm ngang nên dễ dàng quan sát quá
trình hoạt động của hệ thống.

23
- Trọng tâm thấp và mô hình không thể bị đổ ngã do kết cấu của phần khung được
tạo từ 4 chân trụ nên độ cứng vững và cân bằng cao nên rất khó đổ ngã.
Nhược điểm
- Tốn nhiều diện tích và khó khăn trong việc di chuyển vì phần khung nằm ngang
chiếm diện tích rất lớn và khó di chuyển
- Khó khăn trong việc đấu dây điện vì độ cao của khung thấp nên việc đi dây bên
dưới mặt bảng sẽ gây nhiều trở ngại
- Khi ngồi thì khó có thể quan sát được mô hình do phần bảng đặt nằm ngang nên
khi ngồi quan sát thì một số chi tiết sẽ bị che khuất không nhìn thấy hết mô hình.
* Phương án 2: Thiết kế khung bảng nghiêng

Hình 3.2 Khung bảng nghiêng


Ưu điểm
- Dễ dàng quan sát quá trình hoạt động của mô hình do thiết kế nằm nghiêng nên
dễ dàng quan sát từ nhiều góc độ khác nhau mà không bị che khuất
- Lắp đặt các thiết bị đơn giản vì các thiết bị được lắp trên cùng một mặt phẳng
nghiêng nên việc sắp xếp và lắp đặt là vô cùng thuận tiện và dễ dàng.

24
- Thiết kế nghiêng giúp cho các chi tiết và chân bảng chắc chắn hơn khó bị đổ ngã
vì kiểu thiết kế nghiêng này có 4 chân vững chắc nên rất khó đổ ngã.
Nhược điểm
- Tốn diện tích rất nhiều so với bảng đứng do khung bảng đứng có dàn chân và
khung sườn nhỏ hơn so với khung bảng nghiêng
- Tốn nhiều thời gian và chi phí để có thể làm ra khung bảng nghiêng
- Tốn nhiều vật liệu hơn bảng đứng do kết cấu khung bảng nghiêng rất phức tạp
nên cần nhiều sắt hơn
- Khó khăn trong việc di chuyển vì khung bảng nghiêng chiếm nhiều diện tích.
* Phương án 3: Thiết kế khung bảng đứng

Hình 3.3 Khung bảng đứng


Ưu điểm
- Thiết kế khá đơn giản và dễ dàng trong việc lắp đặt các chi tiết vì khung bảng
đứng nên việc lắp đặt các chi tiết và đấu dây điện vô cùng thuận lợi
- Không tốn quá nhiều diện tích và thuận tiện trong việc di chuyển vì khung bảng
được thiết kế đứng nên phần khung nhỏ nên không chiếm quá nhiều diện tích và thuận
tiện trong việc di chuyển.

25
- Người xem có thể dễ dàng quan sát ở bất kì trạng thái đứng hay ngồi vì kiểu thiết
kế khung bảng đứng này thì phần chân tương đối xong kết hợp phần bảng vì thế góc
nhìn rất thuận lợi cho người xem rất dễ quan sát.
Nhược điểm
- Nếu các chi tiết không được bố trí kỹ càng thì rất dễ bị rơi vì khi bố trí trên mặt
phẳng đứng thì các chi tiết chịu tác động chủ yếu lên phần giữ nếu không lắp đặt cẩn
thẩn các thiết bị có thể bị rơi
- Mô hình có trọng tâm cao dễ bị đổ ngã.
* Lựa chọn phương án thiết khung bảng
- Sau khi tìm hiểu thì nhóm chúng em sẽ sử dụng khung bảng đứng để thực hiện
thi công mô hình
- Khung đỡ có thiết kế dạng đứng và khung có 2 chân nhưng phần chân được đặt
nằm ngang nhằm đảm bảo cân bằng khung mô hình.
3.3 Phương án bố trí các thiết bị và đấu dây điện
Các phương án đề xuất
* Phương án 1: Đặt các thiết bị phía trước bảng và đấu nối dây điện ở phía sau

Hình 3.4 Bố trí thiết bị nổi trên bảng và dây điện nằm sau bảng

26
Ưu điểm
- Có tính thẩm mỹ cao
- Dễ quan sát và không bị dây điện che khuất các thiết bị
- Dễ dàng thử nghiệm và điều chỉnh
- Dễ dàng di chuyển và không lo dây bị đứt
Nhược điểm
- Rất khó trong việc đo kiểm và kiểm tra các mạch điện điều khiển
- Do dây dẫn nằm ở phía sau nên khó có thể biết đường dây điện của các cảm biến
và các cơ cấp chấp hành khác trong hệ thống
- Khó xác định các chân giắc, khi đo kiểm cần xác định các chân giắc dẫn tới mất
khá nhiều thời gian trong việc đo kiểm.
* Phương án 2: Bố trí tất cả các thiết bị lên mặt bảng và đấu nối dây điện trực tiếp
phía bên trên

Hình 3.5 Bố trí thiết bị và dây điện nổi trên mặt bảng
Ưu điểm
- Dễ dàng kiểm tra mạch điện mà không tốn nhiều thời gian để tìm các chân giắc
- Không phải đục khoét quá nhiều trên mô hình
- Tiết kiệm thời gian
- Dễ dàng bố trí và nối dậy điện bởi vì tất cả đều nằm phía trên

27
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ thấp vì dây điện sẽ che khuất các thiết bị trên mô hình
- Dễ bị mắc dây vào các thiết bị đang hoạt động trên mô hình
- Độ bền không cao do dây điện nằm ở mặt trước nên dễ bị tác động dẫn đến hư
hỏng, khó khăn trong việc di chuyển và quan sát.
* Phương án 3: Bố trí các bộ phân phái trước, đấu nối dây điện phía sau nhưng mặt
trước sẽ có bản vẽ đường điện đi đến từng bộ phận.

Hình 3.6 Bố trí thiết bị nổi trên mặt bảng và dây điện nằm sau bảng có kết hợp in
mạch điện trên bảng
Ưu điểm
- Phương án này có tính thẩm mỹ cao
- Dễ dàng quan sát quá trính mô hình hoạt động
- Dễ dàng đo kiểm các thiết bị khi chúng hoạt động
- Sơ đồ mạch điện và sơ đồ đấu dây được bố trí ở mặt trước mô hình giúp cho
người xem quan sát được vị trí, nguyên lí hoạt động của mô hình
- Dễ dàng di chuyển

28
Nhược điểm
- Phương án này thì rất ít khuyết điểm chỉ có điều là quá trình thiết kế bản vẽ rất
phức tạp đòi hỏi người vẽ phải nghiên cứu kĩ.
* Lựa chọn phương pháp bố trí thiết bị và đấu nối dây điện
- Sau khi tìm hiểu và đề ra các phương pháp thì nhóm chúng em sẽ chọn ý tưởng
bố trí các thiết bị ở phía trước và đấu nối dây điện ở phía sau.
- Về phần này thì tất cả các chi tiết được bố trí ở phía trước gồm có: Logo trường,
tên đồ án, thông tin giảng viên hướng dẫn và sinh viên, ECU, kim phun, bobine, cảm
biến….và có thêm các giắc để dễ dàng đo kiểm và kiểm tra mô hình. Ở phía sau thì
sẽ thực hiện đấu nối dây điện giữa các chi tiết.
3.4 Một số phương án chẩn đoán bệnh ô tô hiện nay
Các phương án đề xuất
* Phương án 1: Sử dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm chuyên dụng
Hiện nay trên thế giới có hơn 50 hãng xa nổi tiến, mỗi hãng xe, mỗi dòng xe có đặc
điểm riêng vì vậy những kỹ thuật viên cần có các công cụ hỗ trợ trong việc tra cứu
tài liệu bằng các phần mềm tra cứu chuyên hãng, hoặc các phần mềm do các công ty
chuyên về phần mềm viết ra.
Thiết bị chẩn đoán hỗ trợ trong việc tìm kiếm lỗi và cung cấp dữ liệu của các hệ
thống trên xe ô tô và thông số định mức, sơ đồ mạch điện, sơ đồ chân giắc, vị trí của
từng hệ thống. Máy chẩn đoán có thể thực hiện những chức năng sau:
- Tự động nhận diện xe
- Đọc và xóa lỗi bộ nhớ
- Hướng dẫn khắc phục lỗi
- Truy cập dữ liệu hiện hành của xe
- So sánh dữ liệu thực tế và dữ liệu định mức
- Cập nhật chương trình của nhà sản xuất
- Tái lập thời gian kiểm tra xe.
Một số loại máy chẩn đoán chuyên hãng và đa năng, phần mềm ứng dụng trong
việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô phổ biến tại thì trường Việt Nam:

29
Hình 3.7 Phần mềm chuyên dụng TechStream cho Toyota [4]
Ngoài ra con có TOYOTA TIS, Manual Wrokshop phổ biến hỗ trợ trong quá trình
bảo dưỡng, sửa cdhữa. Cung cáp các sơ đồ mạch điện, thông số kỹ thuật, quy trình
tháo lắp, kiểm tra các chi tiết và một số thông báo nhà sản xuất về dòng xe đó.

Hình 3.8 Phần mềm IDS và thiết bị kết nối VCM trên dòng xe Ford [4]
Tuy nhiên, phần mềm chẩn đoán này còn được tương thích trên dòng xe Madaz,
với một số thiết bị chẩn J2534 như VCX Nano Ford Mazda, AVDI… Nhưng để hoạt
động ổn định nhất bạn nên chọn VCM II Ford hoặc VCM II Mazda

30
Hình 3.9 Phần mềm ALL DATA [4]
Phần mềm ALL DATA ta cứu dữ liệu, thông tin sửa chữa, sơ đồ mạch điện, phân
tích mã lôi,… trên niều dòng xe khác nhau. Giúp tiết keiém thời gian sửa chữa.

Hình 3.10 Phần mềm MITCHELL ONDEMAND [4]


Là một phần mềm lưu trữ dữ liệu rất lớn về các dòng xe các hãng trên thế giới. Tại
thị trường Việt Nam hầu hết các dòng xe đều có trang mềm này với đời xe đến năm
2015 hoặc cao hơn phải cập nhật.

31
Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm, thiết bị chẩn đoán khác như:
- Phần mềm chẩn đoán chuyên hãng KIA GDS;
- Phần mềm hướng dẫn sửa chữa Mercedes WIS/ASRA
- Nissan Consult III Diagnostic Technical;
- Mercedes Xentry Diagnostics…….

Hình 3.11 Sử dụng máy chẩn đoán ô tô [6]


Máy chẩn đoán ô tô hay còn gọi là thiết bị đọc lỗi là loại máy được thiết kế bằng
công nghệ hiện đại là thiết bị chẩn đoán chuyên dụng chẩn đoán các mã lỗi một cách
chính xác và nhanh chóng nhờ bộ xử lý trung tâm ECU. Thiết bị này được tạo ra để
đọc và hiển thị các vấn đề và các lỗi đang xảy ra trên xe ô tô. Chúng là thiết bị cầm
tay có thể cắm vào một cổng cắm đặc biệt, cổng cắm này đều có hầu hết trên các xe
ô tô hiện nay.
Bên cạnh đó, máy chẩn đoán ô tô có thể sử dụng cho nhiều dòng ô tô khác nhau
(tùy mã lỗi mà có thể xác định), giúp nhận biết được tình trạng của xe ô tô đang sử
dụng và từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời. Nhờ đó mà kỹ thuật viên có thể biết chính
xác những sự cố xe gặp phải một cách dễ dàng và chính xác. Từ đó có thể đưa ra
được các biện pháp xử lý khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng xe
lưu thông trên đường.
Chức năng máy chẩn đoán
- Đọc và xóa mã lỗi và hướng dẫn sửa chữa các hệ thống trên xe như: Động cơ,
hộp số, áp suất lốp, các cảm biến, các hệ thống điện, hệ thống đánh lửa ….

32
- Truy cập vào các hệ thống điện – điện tử: động cơ, hộp số, ABS, túi khí,..
- Khả năng phân tích dữ liệu trên các chi tiết mà máy chẩn đoán đọc được.
- Khả năng kích hoạt, kiểm tra các chi tiết.
- Hiện thị các thông số hiện hành của xe.
Ưu điểm
- Xác định chính xác và nhanh chóng tìm ra các vấn đề hư hỏng mà không phải tốn
công tháo từng bộ phận để kiểm tra.
- Phân tích và lập luận được các lỗi. Đồng thời, rút ngắn được thời gian sửa chữa.
- Máy chẩn đoán sẽ giúp cho chúng ta biết những gì cần sửa chữa mà không hoàn
toàn phụ thuộc vào thợ, kỹ thuật viên
- Công cụ hữu ích để chúng ta có thể kiểm tra xe khi mua xe đã qua sử dụng
Nhược điểm
- Giá thành máy chẩn đoán cao, khó khăn về tiếng anh máy chẩn đoán ô tô.
- Phải cập nhật thường xuyên các đời xe trên ô tô
- Thường thì chỉ những người được qua đào tạo và hướng dẫn chuyên sâu mới biết
cách sử dụng.
* Phương án 2: Chẩn đoán theo kinh nghiệm

Hình 3.12 Các kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh ôtô [6]
- Nghe thông tin phản ảnh (hoặc phàn nàn) từ người sử dụng xe về các đặc điểm
vận hành không bình thường của xe từ đó nắm bắt được tình hình và sửa chữa.

33
- Khởi động động cơ làm việc, nếu cần thì hãy chạy thử xe để xác định rõ tình trạng
kỹ thuật làm việc của động cơ và các biểu hiện vấn đề không bình thường khác.
- Chạy thử xe: Đây cũng là một cách được rất nhiều người lựa chọn, khi chạy thử
thì chúng ta có thể trực tiếp cảm nhận trên chiếc xe đó hoạt động như thế nào xảy ra
những vấn đề gì, vấn đề đó xảy ra ở đâu, để có thể tìm ra lỗi cho xe một cách chính
xác và cụ thể.
- Kiểm tra bằng mắt lắng nghe bằng tai và những tiếng ồn phát ra từ xe: khi xe có
sự cố chắc chắn sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định nên ta hãy chú ý quan sát
và lắng nghe từ đó hãy suy xét để tìm ra những bệnh trên ô tô và dễ dàng xử lý.
- Đọc dữ liệu xe: Nắm bắt các thống số trên xe như: Số khung, số máy, ngày đăng
ký xe, số kilomet mà xe chạy, và những thông số và hình ảnh hiện trên đồng hồ
taplo…. từ đó dễ dàng tìm các bệnh và tìm ra tài liệu hướng dẫn sửa chữa phù hợp.
- Kiểm tra thêm các hệ thống khác có liên quan trên động cơ
- Phân tích kiểm tra các bộ phân nghi ngờ có hư hỏng
Tổng hợp các thông tin mà chúng ta vừa kiểm tra sau đó kết hợp với những kiến
thức đã học về động cơ để xác định chính xác các bệnh của ô tô.
Ưu điểm
- Nâng cao trình độ tay nghề
- Nâng cao khả năng suy xét tìm ra nguyên nhân
- Không phụ thuộc quá nhiều vào máy móc và công nghệ
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian
- Không sửa chữa được tận gốc
- Dễ chẩn đoán sai
* Phương án 3: Chẩn đoán bằng điện thoại qua phần mềm MIT APP INVERTOR
=> Sau khi tìm hiểu và phân tích một số phương pháp chẩn đoán bệnh ô tô hiện
nay thì nhóm chúng em cảm thấy mọi hệ thống đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Không những thế hệ thống đòi hỏi người sử dụng phải thành thạo thêm về tiếng anh
và kiến thức thực tế và chuyên ngành về ô tô, đặc biệt những phương pháp trên phải

34
mất rất nhiều chi phí để có thể sở hữu được và còn phải nâng cấp lên để cập nhật các
dòng xe mới.
- Các phương pháp trên hầu như đều dành cho các kỹ thuật viên đã qua đào tạo,
những người thợ có trình độ tay nghề cao trong ngành ô tô. Không thích hợp cho các
tài xế, người sử dụng thông thường.
- Vì thế nhóm chúng em đã thiết kế ra hệ thống chẩn đoán bằng điện thoại thông
minh rất thích hợp cho các tài xế và người sử dụng chỉ cần mấy thao tác là chúng ta
có thể chẩn đoán được các bệnh trên ô tô mà không tốn quá nhiều chi phí và thời gian
để đi đến các garage hoặc các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa.
* Ý tưởng bố trí các bộ phận trên mô hình
Bảng 3.1: Ý tưởng bố trí phần bảng của mô hình
Logo trường Tên đề tài
Thông tin giảng viên hướng dẫn
Thông tin sinh viên thực hiện
ECU Kim phun
Relay Chân giắc ECU Bobine đánh
Fuse Mạch arduno lửa
Công tắc Bộ chuyển đổi Các cảm biến
Accel Pedal nguồn điện
Motor
Controller

- Bề mặt mô hình được bố trí theo ý tưởng sau: phần phía trên cùng gồm những
thông tin logo trường, tên đề tài, thông tin giảng viên hướng dẫn, thông tin sinh viên
thực hiện. Phần phía dưới bên trái gồm có ECU, relay, fuse, accel pedal. Phần phía
dưới chính giữa gồm có các chân giắc ECU và mạch arduno và phần cuối cùng phía
dưới bên phải sẽ là kim phun, bobine đánh lửa, các con cảm biến…

35
Chương 4
THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ CÓ KẾT HỢP
PAN CHẨN ĐOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI
4.1 Sơ đồ cấu trúc và mạch cấp nguồn cho ECU động cơ

Hình 4.1 Sơ đồ cấu trúc của hệ thống

Hình 4.2 Mạch cấp nguồn ECU

36
- Nguồn điện 12V thường trực từ ắc quy. Khi on chìa khóa sẽ có điện nóng 12V
đến qua cầu chì F32 10A đến chân IGSW => điện nóng 12V đi qua cầu chì F13 30A
đến chân cuộn dây của Relay và chân tiếp điểm của cuộn dây => chân cuộn dây của
Relay có dòng điện đi qua tạo từ trường hút tiếp điểm đóng => Lúc này chân tiếp
điểm của Relay đi qua cầu chì F29 10A và cầu chì F27 15A lần lượt đến chân 5 và
chân 6 của hộp ECU => ECU được cấp nguồn.
4.2 Thiết kế, thi công khung mô hình
4.2.1 Thiết kế khung mô hình
- Nhóm chúng em sử dụng phần mềm AutoCAD để thiết kế bản vẽ cho khung mô
hình để đảm bảo đầy đủ kích thước và chi tiết.

Hình 4.3 Bản vẽ khung mô hình


- Khung mô hình có chiều cao là 152cm và chiều rộng là 85cm
- Phần khung mô hình nhóm chúng em sử dụng chủ yếu là sắt hộp 20x20 và sắt
hộp 10x20, chất liệu sắt rất cứng cáp và vững chắc
- Khung mô hình được hàn lại với nhau thay vì sử dụng bulong tán và pad góc
vuông vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho khung mô hình

37
- Phần khung mô hình nhóm chúng thiết kế đơn giản và không mất quá nhiều chi
phí và thời gian trong việc thiết kế và mua sắt.
- Phần khung mô hình tuy đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cứng vững khi lắp bảng
và các chi tiết không bị đổ ngã….
4.2.2 Thi công khung mô hình
- Sau khi có bản vẽ thiết kế khung mô hình nhóm chúng em đã tính toán số lượng
sắt đủ dùng để làm khung mô hình mà không bị dư thừa và gây hao tổn kinh phí.
=> Số lượng vật tự và những công cụ hỗ trợ quá trình làm khung mô hình được
nhóm chúng em liệt kê ở bảng bên dưới:
Bảng 4.1: Các dụng cụ, vật tư phục vụ trong quá trình làm khung mô hình
STT Tên Hình ảnh Đơn vị Số lượng

1 Sắt hộp Mét 6m5


20x20

2 Sắt hộp Mét 2m


10x20

3 Máy cắt Cái 1

38
4 Máy hàn Cái 1

7 Thước Cái 1
cuộn

8 Bánh xe Cái 4

Hình 4.4 Khung mô hình

39
- Sau khoảng thời gian tìm kiếm các dung cụ và vật tư để làm khung mô hình thì
cuối cùng nhóm chúng đã hoàn thiện phần khung mô hình.
4.3 Lựa chọn các thiết bị lắp đặt trên mô hình
4.3.1 ECU
- Hộp ECU điều khiển động cơ KIA Morning 2017
- Số lượng: 1 hộp ECU
- Để xác định các chân hộp ECU nhóm chúng em đã sử dụng phần mềm Carmin
để xác định được các giắc của hộp ECU

Hình 4.5 Chân giắc của hộp ECU


- Để thuận tiện hơn trong quá trình đấu nối dây điện cho mô hình hệ thống điều
khiển đánh lửa điện tử nhóm chúng em liệt kê một số vị trí và tên chân trong hộp
ECU được sử dụng trong hệ thống:
Bảng 4.2: Vị trí và tên các chân của hộp ECU
Vị trí chân Tên chân giắc
3 Ground
4 Ground
5 Engine Control Relay ON Input
6 Engine Control Relay On Input
9 Injector#1
17 CMPS Signal
18 On/Start Input
20 Vc
19 APS#2 Power

40
26 CMPS Ground
27 Ignition Coil#2
28 Ignition Coil#1
30 Engine Control Relay Control
41 APS#1 Ground
43 APS#1 Power
50 Ignition Coil #3
51 Injector#2
56 CKPS Signal
65 APS#2 Ground
67 APS#1 Signal
69 APS#2 Signal
74 Injector#3
78 CKPS Ground

4.3.2 Cảm biến vị trí trục cam


- Cảm biến vị trí trục cam loại: cảm biến Hall
- Tình trạng: sản phẩm cũ
- Số lượng: 1 cái
- Màu sắc: đen
- Mã sản phẩm: 39350 2B000
* Sơ đồ mạch điện và chân cảm biến vị trí trục cam

Hình 4.6 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục cam

41
- Đĩa xung tạo tín hiệu cho cảm biến vị trí trục cam gửi về hợp ECU
- Để tạo được tín hiệu G thì ngoài cảm biến ra còn có một đĩa tạo tín hiệu bằng sắt
hình tròn có từ 1 đến 3 răng trên đĩa tạo tín hiệu xung này
- Khi trục cam quay, khe hở không khí giữa các răng nhô ra của đĩa xung và cảm
biến sẽ có sự thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra một điện áp trong cuộn dây được
gắn trong cảm biến này, sinh ra tín hiệu G.
- Tín hiệu G này được chuyển đi như một thông tin về góc quay chuẩn của trục
khuỷu đến ECU, kết hợp với tín hiệu NE từ cảm biến vị trí trục khuỷu để xác định
điểm chết trên kỳ nén của mỗi xy lanh để đánh lửa và phát hiện góc quay của trục
khuỷu. ECU động cơ dùng thông tin này để xác định thời gian phun và thời điểm
đánh lửa cho động cơ.
4.3.3 Cảm biến vị trí trục khuỷu
- Cảm biến vị trí trục khuỷu loại: cảm biến điện từ
- Tình trạng: sản phẩm cũ
- Số lượng: 1 cái
- Màu sắc: đen
- Mã sản phẩm: 90919-05045
* Sơ đồ mạch điện và chân cảm biến vị trí trục khuỷu

Hình 4.7 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

42
- Gồm 2 chân
Chân 1: Là chân (NE-) là chân mass được nối về hộp ECU
Chân 2: Là chân (NE+) là tín hiệu gửi về hộp ECU
- Đĩa xung tạo tín hiệu cho cảm biến vị trí trục khuỷu gửi về hợp ECU
- Tín hiệu NE của cảm biến vị trí trục khuỷu được ECU sử dụng để phát hiện góc
quay của trục khuỷu và tốc độ động cơ.
- ECU động cơ dùng tín hiệu NE của cảm biến vị trí trục khuỷu và tín hiệu G của
cảm biến vị trí trục cam để tính toán thời gian phun nhiên liệu cơ bản và góc đánh lửa
sớm cơ bản.
- Đối với tín hiệu G, tín hiệu NE được tạo ra bởi khe hở không khí giữa cảm biến
và các răng đĩa xung.
- Đĩa xung cảm biến vị trí trục khuỷu có 34 răng và một khu vực có 2 răng bị khuyết
và dính liền với nhau . Khu vực có 2 răng bị khuyết và dính liền với nhau này có thể
được sử dụng để phát hiện góc quay của trục khuỷu, nhưng nó không thể xác định
xem đó là điểm chết trên của kỳ nén hoặc điểm chết dưới của kỳ xả. ECU kết hợp tín
hiệu NE và tín hiệu G xác định chính xác góc quay của trục khuỷu.
4.3.4 Bobin và bugi
* Bugi
- Sử dụng bugi loại: bugi chân ngắn
- Số lượng bugi: 3 cái
- Tình trạng: sản phẩm cũ
- Màu sắc: trắng
* Bobine
- Sử dụng bobine loại: bobine đơn
- Số lượng bobine: 3 cái
- Tình trạng: sản phẩm cũ
- Màu sắt: đen
- Mã sản phẩm: 27301-04000
* Sơ đồ mạch điện và chân bobine

43
Hình 4.8 Sơ đồ mạch điện bobine
- Gồm 2 chân
Chân 1: Là chân điều khiển đánh lửa được nối về hộp ECU, khi ECU nối mass cho
chân này thì bobine sẽ hoạt động và đánh lửa.
Chân 2: Là chân nguồn 12V được cấp nguồn bởi cầu chì F26 20A.
4.3.5 Kim phun và con led
* Con Led
- Thay vì sử dụng kim phun nhiên đầy đủ các bộ phận hoàn chỉnh bao gồm cả
đường ống nhiên liệu thì nhóm chúng em sử dụng vòi phun nhiên liệu sau đó dùng
con Led đấu song song với vòi phun nhiên liệu để thể hiện hoạt động phun nhiên liệu
của kim phun.
- Số lượng con Led: 3 con Led
- Sử dụng con Led có điện áp 3V
- Có sử dụng con trở 470Ω: 3 con trở
- Con Led khi sáng có ánh sáng màu đỏ
- Tình trạng: sản phẩm mới 100%
* Kim phun
- Số lượng kim phun: 3 cái
- Tình trạng: sản phẩm cũ
- Mã sản phẩm: 35310 2B000
- Màu sắt: xanh dương
* Sơ đồ mạch điện và chân kim phun

44
Hình 4.9 Sơ đồ mạch điện kim phun
- Gồm 2 chân:
Chân 1: Là chân nguồn 12V được cấp nguồn bởi cầu chì F27 15A
Chân 2: Là chân phun nhiên liệu được nối về hộp ECU, khi ECU nối mass cho
chân này thì kim phun sẽ hoạt động và phun nhiên liệu.
ECU sẽ xác định thời gian phun nhiên liệu và thời điểm phun nhiên liệu để phù
hợp với mọi chế độ lái khác nhau.
4.3.6 Bàn đạp ga
- Số lượng: 1 cái
- Màu sắt: đen
- Tình trạng: sản phẩm cũ
- Nhóm chúng em sử dụng bộ điều chỉnh tốc độ để thay thế cho bàn đạp ga.
4.3.7 Cầu chì
- Số lượng: 5 con cầu chì
1. Cầu chì F32 10A
2. Cầu chì F29 10A
3. Cầu chì F27 15A
4. Cầu chì F26 20A
5. Cầu chì F13 30A
- Tình trạng: sản phẩm mới 100%

45
4.3.8 Relay
- Loại relay 4 chân
- Số lượng: 2 con relay
- Tình trạng: sản phẩm cũ
* Cách xác định chân relay
- Relay được sử dụng trong mô hình là một công tắc đóng mở tiếp điểm tự động,
được điều khiển bằng điện. Nó có 4 chân, 2 chân cuộn dây và 2 chân tiếp điểm, thuộc
loại relay thường mở, sử dụng nguồn điện 12V – 22A.
- Có tất cả 4 chân: bao gồm 2 chân cuộn dây và 2 chân tiếp điểm. Dùng đồng hồ
VOM đo sự thông mạch của từng cặp chân trong tổng số 4 chân. Chỉ có 1 cặp chân
là thông mạch với nhau đó là 2 chân của cuộn dây. Ta suy ra 2 chân còn lại là 2 chân
tiếp điểm, lúc này ta dùng đồng hồ VOM đo 2 chân tiếp điểm sẽ không thông mạch
với nhau. Sau đó dùng ắc quy cấp điện cho 2 chân cuộn dây relay đồng thời dùng
đông hồ VOM đo sự thông mạch của 2 chân tiếp điểm. Nếu 2 chân tiếp điểm thông
mạch là relay còn hoạt động.
4.3.9 Khóa điện ô tô
- Tình trạng: sản phẩm mới 100%
- Gồm có 3 chân:
+ Chân B+
+ Chân IG
+ Chân ST
* Để hộp ECU điều khiển động cơ nhận được tín hiệu của 2 cảm biến trục cam và
cảm biến trục khuỷu thì phải quay 2 đĩa xung theo từng dải tốc độ. Từ đó chúng em
sử dụng một Motor 775 sử dụng điện áp 12V, 2 buly, dây đai GT và một bộ điều
khiển tốc độ (Motor Controller) động cơ nhằm dẫn động cùng lúc đĩa xung của trục
cam và cả đĩa xung của trục khuỷu. Đối với hệ thống dẫn động đĩa xung chúng em
bố trí buly, dây đai GT và bộ điều khiển tốc độ động cơ ở phía trước bảng của mô
hình để cho mọi người dễ dàng quan sát. Còn Motor 775 nhóm chúng em để ở phía
sau mô hình.

46
4.3.10 Motor 775
Thông số kỹ thuật
– Tình trạng: sản phẩm mới 100%
- Điện áp định mức: 12V-24V (dùng nguồn tổ ong 12V-18V hoặc nguồn từ bình
ắc quy 12V).
Công suất: 15 - 150W.
- Dòng điện không tải: 2.5mA (chúng ta nên cấp dòng điện 10A cho motor sẽ hoạt
động ổn định).
- Có tải: 3.25A.
- Tốc độ: 18000 Vòng/phút (12V).
- Đường kính trục quay: 5mm
- Đường kính động cơ: 42mm.
- Chiều dài động cơ: 86mm.
- Chiều dài đuôi trục động cơ: 4.5mm.
- Trọng lượng động cơ: 350g.
- Chất lượng vỏ động cơ: Nhôm.
4.3.11 Cặp bánh răng puly và dây đai GT
- Tình trạng: sản phẩm mới 100%
* Thông số kỹ thuật
- Puly 60 răng lỗ 5mm (được gắn cố định vào bánh răng tạo xung trục cam)
- Puly 30 răng lỗ 5mm (được gắn cố định vào bánh răng tạo xung trục khuỷu)
- Dây đai GT: 300mm
4.3.12 Motor Controller (bộ điều chỉnh tốc độ)
- Tình trạng: sản phẩm mới 100%
* Thông số kỹ thuật
- Điện áp đầu vào: DC 9-60V
- Điện áp đầu ra: tuyến tính dưới tải
- Dòng điện đầu ra: 0-20A
- Công suất liên tục: 1200W

47
- Loại điều chỉnh tốc độ: điều chỉnh dòng chạy
- Phương pháp điều chỉnh tốc độ: chiết áp (tuyến tính)
- Tần số điều khiển: 25KHZ
- Chuyển tiếp và đảo ngược: hỗ trợ
- Thích hợp cho động cơ: bàn chải DC
- Kích thước mô-đun: chiều dài 92mm * chiều rộng 52mm * chiều cao 36mm
- Kích thước cài đặt: khoảng cách trung tâm 104mm
- Mở cài đặt chiết áp: 7mm
4.3.13 Bộ biến áp
- Sử dụng bộ biến áp chuyển đổi nguồn điện 220V sang 12V-30A
- Tình trạng: sản phẩm mới 100%
- Nguồn đầu vào 240V
- Nguồn đầu ra 12V
4.4 Thiết kế, thi công bản vẽ bố trí các thiết bị
4.4.1 Thiết kế bản vẽ

Hình 4.10 Bố trí các thiết bị


- Sau khi tìm kiếm và mua các thiết bị nhóm chúng em tiến hành đo kích thước các
thiết bị và bố trí các thiết bị lên bảng và tiến hành thiết kế bản vẽ.

48
Hình 4.11 Bản vẽ bố trí các thiết bị
- Nhóm chúng em sử dụng phần mềm AutoCAD để thiết bản vẽ bố trí các thiết bị.
4.4.2 Thi công bảng bố trí các thiết bị
- Sau khi có kích thước đầy đủ bản vẽ bố trí các thiết bị nhóm chúng em tiến hành
mua tấm Aluminium để làm bảng bố trí các thiết bị.

49
Hình 4.12 Bảng bố trí các thiết bị
- Tấm Aluminium được nhóm chúng em sử dụng để bố trí các thiết bị có chiều cao
120cm, chiều rộng 85cm và chiều dày 0.4cm (với chiều dày 0.4cm thì tấm Aluminium
vẫn đảm bảo chắc chắn khi gắn các thiết bị lên trên, ngoài ra còn giúp cho nhóm
chúng em thuận tiện trong việc khoan và cắt khi gắn các thiết bị lên mô hình nhầm
nâng cao tính thẩm mỹ)
* Quá trình dán decal:
- Tháo miếng dán bảo vệ trên tấm Aluminium sau đó làm sạch bề mặt tấm
Aluminium để tiến hành dán.
- Đo kích thước bảng để tiến hành cắt delcan phù hợp để dán vào mặt bảng
- Lột keo của decal và tiến hành xịt nước pha với một ít xà phòng lên bề mặt keo
và bề mặt bảng.
- Dán decal lên mặt bảng và canh chỉnh cho khớp với bảng.

50
- Xịt nước pha với một ít xà phòng lên bề mặt tấm delcan và dùng dụng cụ gạt nước
từ tấm delcan ra ngoài để đẩy hết nước bên dưới lớp decal ra ngoài, sau khi gạt hết
nước lớp keo sẽ từ từ khô lại và bám chặt vào mắt bảng.
- Cắt đi những phần thừa trên mặt bảng.

Hình 4.13 Khung bảng mô hình được hoàn thiện


- Sau khi thiết kế và thi công làm khung mô hình và dán decal lên bảng thì nhóm
chúng em tiến hành dùng keo silicon để cố định tấm Aluminium vào khung mô hình
cho chắc chắn.
* Đo kiểm các thiết bị xem có bị hỏng hay không
- Kiểm tra hộp ECU bằng cách: Cấp nguồn cho hộp ECU => kiểm tra chân Vc của
hộp ra 5V là hộp còn tốt.
- Kiểm tra cầu chì bằng cách: Quan sát xem cầu chì có bị đứt hay không hoặc dùng
đồng hồ VOM đo thông mạch.

51
- Kiểm tra relay bằng cách: Dùng đồng hồ VOM kiểm tra thông mạch xem 2 dây
nào thông mạch với nhau thì 2 dây đó là 2 chân cuộn dây còn lại là 2 chân tiếp. Sau
khi cấp nguồn cho hệ thống thì relay sẽ kêu một tiếng tách trong relay (nghĩa là tiếp
điểm đóng lại) relay hoạt động bình thường.
- Kiểm tra bobine bằng cách: Cấp (+) 12V trực tiếp vào bobine (giữ cố định). Sau
đó cấp nguồn (-) trực tiếp vào bobine (nhấp nhả nhấp nhả) xem bugi có đánh lửa hay
không nếu bugi đánh lửa thì bobine hoạt động bình thường.
- Kiểm tra kim phun bằng cách: Đo điện trở kim phun, điện trở nằm trong khoảng từ
11-24Ω là hoạt động bình thường. Hoặc dùng led đấu vào giắc nối đến kim phun khởi
động động cơ, nếu có tín hiệu phun thì led sẽ chớp tắt làm tương tự với tất cả các kim
phun còn lại.
- Kiểm tra con cảm biến vị trí trục khuỷu bằng cách: Dùng bút thử điện cấm vào 2
đầu Ne+ và Ne-, cho đầu cảm biến nhận xung từ bánh răng, nếu thấy đèn bút thử điện
nháy liên tục thì cảm biến còn tốt.
- Kiểm tra cảm biến trục cam bằng cách: Đo chân nguồn ra 12V, chân mass ra 0V
và chân tín hiệu ra 5V là đúng.
=> Sau khi đo kiểm đảm bảo các thiết bị đều hoạt động tốt nhóm chúng tiến hành
lắp đặt các thiết bị lên mô hình.
4.5 Thi công mô hình
4.5.1 Lắp đặt các thiết bị lên mô hình

Hình 4.14 ECU động cơ được lắp trên mô hình

52
Hình 4.15 Kim phun và con led được lắp trên mô hình

Hình 4.16 Bobine và bugi được lắp trên mô hình

53
Hình 4.17 Bánh răng tạo xung của cảm biến vị trí trục cam và cảm biến trục khuỷu
được lắp trên mô hình

Hình 4.18 Cầu chì được lắp trên mô hình

Hình 4.19 Relay được lắp trên mô hình

54
Hình 4.20 Bàn đạp ga

Hình 4.21 Bộ biến áp được lắp trên mô hình

55
Hình 4.22 Ổ khóa được lắp trên mô hình

Hình 4.23 Bộ cấp nguồn motor và điều chỉnh tốc độ được lắp trên mô hình
4.5.2 Đấu nối dây điện
- Nhóm chúng em đấu mạch điện theo sơ đồ của hãng trên phần mềm Carmin để
đảm độ chính xác và an toàn cho mạch điện.

56
- Trong quá trình đấu nối dây điện giữa các thiết bị trên mô hình nhóm chúng em
đã sử dụng những công cụ hỗ trợ dưới Bảng 4.4 để thuận tiện và dễ dàng hơn trong
việc đấu nối dây điện.
Bảng 4.3: Các công cụ hỗ trợ trong quá trình đấu nối dây điện
STT Tên Hình ảnh Công dụng

1 Băng keo Nhằm bảo vệ các mối


điện nối dây điện, bảo đảm
các dây dẫn không
chạm lẫn nhau trong
quá trình hoạt động.

2 Kiềm tuốt Công dụng dùng để tuốt


dây điện dây điện một cách
nhanh chóng, thuận tiện
và tiết kiệm thời gian

3 Đồng hồ Nhằm đo điện áp, điện


VOM trở, dòng điện của các
trang thiết bị trên mô
hình giúp thuận tiện
hơn trong quá trình đấu
dây điện

3 Bút thử Nhằm kiểm tra xem có


điện dòng điện đi qua các
thiết bị trên mô hình
hay không

57
4 Đầu cos Công dụng dùng để kết
nối dây đẫn điện vào
các chân giắc của các
thiết bị một cách dễ
dàng và hiệu quả

5 Máy khoan Dùng để khoan tấm


aluminium để đi các
giắc điện và đường dây
điện. Gắn các thiết bị
lên mô hình.

6 Băng keo Sử dụng băng keo giấy


giấy để ghi tên các chân dây
điện thuận tiện trong
quá trình đấu dây

=>> Sau khi thi công mô hình đảm bảo hệ thống đánh lửa trực tiếp hoạt động tốt
nhóm chúng em tiến hành tạo PAN chẩn đoán bằng điện thoại.
4.6 Tạo PAN chẩn đoán bằng điện thoại
4.6.1 Tạo PAN
a. Arduino
- Arduino là nền tảng mã nguồn mở được sử dụng xây dựng các ứng dụng điện tử
tương tác với nhau.

58
- Arduino như một máy tính thu nhỏ để người dùng có thể lập trình và thực hiện
các dự án điện tử mà không cần phải có các công cụ chuyên biệt để nạp code.
* Ứng dụng:
- Làm Robot Arduino điều khiển tự động….. thường dùng làm bộ xử lý trung tâm
của robot
- Game tương tác
- Máy bay không người lái
- Nhà thông minh

Đặc biệt: nhóm chúng em sẽ ứng dụng Arduino vào mô hình hệ thống điều khiển
đánh lửa điện tử để tạo PAN và chẩn đoán trên điện thoại.

Hình 4.24 Board mạch Arduino Uno R3 [14]


- Đây là board mạch Arduino Uno R3 được nhóm chúng em sử dụng để viết code
tạo PAN chẩn đoán.
- Nhóm chúng em sẽ sử dụng các chân sau đây trong mạch Arduino:

59
Chân GND
Chân nguồn 5V
Chân Rx: chân phát tín hiệu cho Arduino
Chân Tx: chân nhận tín hiệu cho Arduino
Chân 8: điều khiển relay PAN 1
Chân 9: điều khiển relay PAN 2
Chân 10: điều khiển relay PAN 3
Chân 11: điều khiển relay PAN 4
b. Module relay

Hình 4.25 Module relay


- Dùng để bật/tắt PAN tự động trên mạch Arduino
=>> Nhóm chúng em sử 4 con relay 5 chân tương ứng với 4 PAN chẩn đoán

Hình 4.26 Module Bluetooth HC-05 [14]

60
Nhóm chúng em sử dụng 4 chân Module Bluetooth HC 05:
1. Chân VCC: nguồn 5V
2. Chân GND: chân nối mass
3. Chân TXD: Thu nhận tín hiệu Arduino
4. Chân RXD: Thu nhận tín hiệu Arduino
=>> Nhóm chúng em sử dụng Module Bluetooth HC 05 để phát Bluetooth để cho
điện thoại kết nối trực tiếp lên mạch Arduino.

Hình 4.27 Test board hàn [14]


- Nhóm chúng em sử dụng test board hàn để lắp Module Bluetooth HC 05 nhằm
giúp cho việc thực hiện được dễ dàng và gọn gàng hơn.

Hình 4.28 Adaptor

61
- Adaptor dùng để cấp nguồn cho mạch Arduino
- Nguồn đầu vào: 100-240V
- Nguồn đầu ra: 9V-1A

Hình 4.29 Cáp nạp code [14]


- Cáp nạp code có tác dụng nạp code mà mình đã viết từ máy tính qua mạch
Arduino.

Hình 4.30 Phần mềm viết code Arduino IDE [14]


- Sử dụng phần mềm Arduino IDE để viết code sau khi hoàn chỉnh code. Nhóm
chúng em dùng cáp nạp code để nạp code từ laptop sang mạch Arduino.

62
Hình 4.31 Mạch tạo PAN được hoàn chỉnh

Hình 4.32 Sơ đồ mạch điện tạo PAN


- Cấp nguồn cho Arduino bằng Adaptor => Arduino có nguồn sẽ cấp nguồn 5V
đến chân 5V của mạch Bluetooth HC-05=> GND của Arduino nối với GND của mạch
Bluetooth HC-05 có mass=> cả 2 mạch đều có nguồn => 2 mạch sẽ liến kết với nhau
thông qua 2 chân tín hiệu được nối với nhau là Rx phát tín hiệu cho Arduino và Tx
nhận tín hiệu Arduino=>Chân Rx của Arduino nối với Tx từ mạch Bluetooth HC-05
nhận tín hiệu Bluetooth điều khiển các chân 8-9-10-11 để tạo PAN cho hệ
thống=>Chân Tx của Arduino nối với Rx từ mạch Bluetooth HC-05 phát tín hiệu
Bluetooth điều khiển các chân 8-9-10-11 tạo PAN cho hệ thống.

63
4.6.2 Tạo giao diện phần mềm chẩn đoán trên điện thoại
Để có thể on/off PAN chẩn đoán thông qua điện thoại chúng cần phải có một ứng
dụng để có thể cài đặc trên điện thoại để điều khiển on/off PAN chẩn đoán bằng cách
viết code để tạo giao diện on/off PAN chẩn đoán trên điện thoại.
Do đó nhóm chúng em sẽ đi tìm hiểu sơ lượt về Mit App Inventor.
App Inventor là gì: App Inventor là một ứng dụng web mã nguồn mở được cung
cấp bởi Google từ tháng 7 năm 2010. Sau này, App Inventor được quản lý bởi Viện
Công nghệ Massachusetts hay còn gọi là MIT.
Về cơ bản MIT App Inventor sẽ hoạt động dựa trên nền tảng di động Android. Tức
là các thành phẩm được tạo ra từ phần mềm MIT App Inventor sẽ chỉ hoạt động được
trên nền tảng Android.
Giao diện của MIT App Inventor gồm các khối hộp, bên trong là các đoạn mã.
Khi sử dụng, chúng ta sẽ kéo thả các khối này vào bảng mã để tiến hành lắp ghép
thành một ứng dụng hoàn chỉnh.
Nhìn chung, cách sử dụng MIT App Inventor rất đơn giản, tất cả chỉ xoay quanh
thao tác kéo và thả thôi.

Hình 4.33 Cách kết nối MIT APP INVERTOR [8]

64
Hình 4.34 Giao diện phần mềm MIT APP INVERTOR [8]
Bước 1: Vào Google tìm kiếm MIT APP INVENTOR hoặc có thể vào đường link
https://appinventor.mit.edu/
Bước 2: Bấm vào Create Apps và đăng nhập bằng tài khoản Gmail
Bước 3: Chấp nhận các yêu cầu của trang Website

Hình 4.35 Giao diện sau khi đăng nhập thành công [8]

65
- Sau khi đăng nhập bằng Gmail và đồng ý tất cả yêu cầu của trang website thì
chúng ta sẽ thấy hình ảnh giống như Hình 4.35 thì chúng ta đã đăng nhập thành
công trên phần mềm MIT APP INVENTOR

Hình 4.36 Thiết kế giao diện trên điện thoại


- Sau khi đăng nhập thành công chúng ta tiến hành tạo giao diện cho điện thoại:
Khóa PAN 1
Khóa PAN 2
Khóa PAN 3
Khóa PAN 4
Mã code đăng nhập để kết nối với điện thoại

- 2 dòng này có tác dụng dùng để gọi và kết nối Bluetooth

66
On 1 để bật PAN 1
- Bấm ON 1 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 1
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu thấp
- Sau đó ngắt dòng điện đi qua chân số 8 đã được lập trình trên Arduino
- Ngắt nguồn chân NC của relay số 1
Off 1 để tắt PAN 1
- Bấm OFF 1 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 0
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu cao
- Sau đó cho dòng điện đi qua chân số 8 đã được lập trình trên Arduino
- Dòng điện đi đến chân NC của relay số 1

On 2 để bật PAN 2
- Bấm ON 2 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 3
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu thấp
- Sau đó ngắt dòng điện đi qua chân số 9 đã được lập trình trên Arduino
- Ngắt nguồn chân NC của relay số 2
Off 2 để tắt PAN 2
- Bấm OFF 2 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 2
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu cao
- Sau đó cho dòng điện đi qua chân số 9 đã được lập trình trên Arduino
- Dòng điện đi đến chân NC của relay số 2

67
On 3 để bật PAN 3
- Bấm ON 3 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 5
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu thấp
- Sau đó ngắt dòng điện đi qua chân số 10 đã được lập trình trên Arduino
- Ngắt nguồn chân NC của relay số 3
Off 3 để tắt PAN 3
- Bấm OFF 3 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 4
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu cao
- Sau đó cho dòng điện đi qua chân số 10 đã được lập trình trên Arduino
- Dòng điện đi đến chân NC của relay số 3

On 4 để bật PAN 4
- Bấm ON 4 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 7
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu thấp
- Sau đó ngắt dòng điện đi qua chân số 11 đã được lập trình trên Arduino
- Ngắt nguồn chân NC của relay số 4
Off 4 để tắt PAN 4
- Bấm OFF 4 thì Arduino sẽ hiểu và nhận tín hiệu số 6
- Arduino sẽ được hiểu là tín hiệu cao
- Sau đó cho dòng điện đi qua chân số 11 đã được lập trình trên Arduino
- Dòng điện đi đến chân NC của relay số 4

68
=>> Sau khi hoàn thành mã code MIT APP INVENTOR chúng ta xuất ra mã QR
để quét mã và đăng nhập trên điện thoại

Hình 4.37 Mã QR quét đăng nhập trên điện thoại


- Mã QR này dùng để quét trực tiếp trên điện thoại nhầm để đăng nhập vào phần
mềm MIT APP INVENTOR trên điện thoại.

Hình 4.38 Phần mềm MIT APP INVERTOR trên CH Play


- Đây là ứng dụng MIT APP INVENTOR trên CH Play chúng ta sử dụng điện thoại
hệ điều hành Android để tải ứng dụng.

69
Hình 4.39 Quét mã QR
- Sau khi tải phần mềm MIT APP INVENTOR trực tiếp trên CH Play thành công
chúng ta khởi động phần mềm và trên màn hình điện thoại sẽ hiện giao diện như hình
4.39 sau đó ấm scan QR code để quét mã và đăng nhập trên điện thoại.
- Sau khi quét mã thành công trên màn hình điện thoại sẽ xuất hiện giao diện như
hình 4.36

Hình 4.40 Kết nối Bluetooth thành công

70
- Sau khi kết nối Bluetooth thành công trên màn hình điện thoại sẽ hiện “KẾT NỐI
THÀNH CÔNG”
Nhóm chúng em sẽ tạo 4 PAN chẩn đoán:
PAN 1: Bobine máy số 2 không đánh lửa được
- Khi bật Pan 1 thì bobine máy số 2 sẽ không còn đánh lửa
- Tiến hành đo dương và mass của bobine số 2 thì bobine sẽ mất nguồn dương,
do đã bật tín hiệu để Arduino xử lí ngắt nguồn dương của bobine.
- Tắt Pan thì bobine máy số 2 => hoạt động lại bình thường do ta đã cấp nguồn
dương cho bobine.
PAN 2: Kim phun máy số 2 không phun (đèn không cháy)
- Khi bật Pan 2 thì kim phun máy số 2 sẽ không hoạt động
- Do Arduino gửi tín hiệu và xử lí ngắt đi nguồn đến kim phun máy số 2 sẽ ngừng
hoạt động
- Tắt Pan thì kim phun máy số 2 => hoạt động lại bình thường.
PAN 3: Toàn bộ hệ thống không hoạt động
- Bật pan 3 thì toàn bộ hệ thống sẽ không hoạt động
- Do Arduino gửi tín hiệu ngắt nguồn điện đến chân cuộn dây của Relay cấp
nguồn cho ECU, nên hộp không có nguồn, hệ thống không hoạt động.
- Tắt Pan thì ECU sẽ có nguồn trở lại => hệ thống hoạt động bình thường.
PAN 4: Bobine máy số 1 và bobine máy số 3 không đánh lửa được
- Bật Pan 4 thì bobine máy 1 và máy 3 sẽ không hoạt động
- Do Arduino đã gửi tín hiệu ngắt chân nguồn gửi về bobine máy 1 và máy 3,
thiếu nguồn dương nên bobine máy 1 và máy 3 không hoạt động đánh lửa.
- Tắt Pan thì bobine máy 1 và máy 3 có nguồn trở lại => hoạt động bình thường.

71
Chương 5
THỬ NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH
5.1 Cấp nguồn cho mô hình

Hình 5.1 Bộ biến áp cấp nguồn 12V


Sử dụng bộ biến áp để cấp nguồn 12V-30A cho mô hình.
5.2 Cho mô hình hoạt dộng
* Đo điện áp chân IGSW

Hình 5.2 Đo điện áp chân IGSW

72
- Sau khi bật chìa khóa tiến hành đo điện áp chân IGSW ra 11.94V
- Nguồn này là nguồn sau khóa lấy từ cầu chì F32 10A.
* Đo điện áp chân +B

Hình 5.3 Đo điện áp chân B+


- Đo điện áp chân +B ra 11.83V
- Chân +B là chân cấp nguồn chính cho ECU, nguồn này được cấp từ Engine
Control Relay.
* Đo điện áp chân Vc

Hình 5.4 Đo chân Vc

73
- Đo điện áp chân Vc ra 5.05V
- Là chân nguồn 5V do ECU xuất ra cấp nguồn cho một số cảm biến.
5.3 Mô tả hoạt động của các bộ phận chấp hành
* Hoạt động của bobine và bugi

Hình 5.5 Hoạt động của bobine và bugi


- Khi on chìa bobine và bugi sẽ chưa hoạt động.
- Khi tiến hành quay 2 đĩa xung để cảm biến đưa tín hiệu về hộp, hộp sẽ xuất
mass để bobin và bugi đánh lửa
- Tùy theo tốc độ của đĩa xung bobin và bugi sẽ đánh lửa nhanh hay chậm
- Khi off chìa hoặc ngưng quay 2 đĩa xung thì bobine và bugi sẽ ngưng hoạt động
do không có tín hiệu đầu vào.
* Hoạt động của kim phun

Hình 5.6 Hoạt động của kim phun

74
- Khi on chìa kim phun sẽ chưa hoạt động
- Khi tiến hành quay 2 đĩa xung kim phun sẽ bắt đầu phun
- Cũng như bobine và bugi tùy theo tốc độ đĩa xung mà kim phun sẽ hoạt động
phun nhanh hoặc chậm
- Khi off chìa hoặc ngưng quay 2 đĩa xung thì kim phun sẽ ngưng hoạt động.
5.4 Thực nghiệm quá trình tạo PAN chẩn đoán trên mô hình

Hình 5.7 Hộp tạo PAN


- Khi chúng ta cấp nguồn cho mạch Arduino thì lúc này hệ thống tạo PAN đã bắt
đầu hoạt động (con led màu đỏ sẽ sáng)
- Sau khi kết nối Bluetooth thành công chúng ta tiến hành bật PAN
- Tính từ phải sang trái: Led 1, Led 2, Led 3, Led 4
Led 1: Pan 1
Led 2: Pan 2
Led 3: Pan 3
Led 4: Pan 4
- Con Led tạo Pan chẩn đoán có ánh sáng màu vàng.

75
Hình 5.8 Bật PAN 1
- Chúng ta bật PAN 1 thì Led 1 sẽ sáng (Led 1 sáng là PAN đã bật). Khi bật PAN
1 thì bobine máy số 2 sẽ không đánh lửa.
- Khi chúng ta bấm TẮT thì hệ thống tạo PAN sẽ tắt lúc này các hệ thống trên mô
hình sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Hình 5.9 Bật PAN 2


- Chúng ta bật PAN 2 thì Led 2 sẽ sáng (Led 2 sáng là PAN đã bật). Khi bật PAN
2 thì kim phun máy số 2 sẽ không phun nhiên liệu.

76
- Khi chúng ta bấm TẮT thì hệ thống tạo PAN sẽ tắt lúc này các hệ thống trên mô
hình sẽ hoạt động bình thường trở lại

Hình 5.10 Bật PAN 3


- Chúng ta bật PAN 3 thì Led 3 sẽ sáng (Led 3 sáng là PAN đã bật). Khi bật PAN
3 thì toàn bộ hệ thống sẽ không hoạt động
- Khi chúng ta bấm TẮT thì hệ thống tạo PAN sẽ tắt lúc này các hệ thống trên mô
hình sẽ hoạt động bình thường trở lại

Hình 5.11 Bật PAN 4

77
- Chúng ta bật PAN 4 thì Led 4 sẽ sáng (Led 4 sáng là PAN đã bật). Khi bật PAN
4 thì bobine máy số 1 và bobine máy số 3 sẽ không đánh lửa.
- Khi chúng ta bấm TẮT thì hệ thống tạo PAN sẽ tắt lúc này các hệ thống trên mô
hình sẽ hoạt động bình thường trở lại
5.5 Những hư hỏng và cách điều chỉnh, khắc phục
Bảng 5.1: Những hư hỏng và cách khắc phục
STT Hệ Biểu Nguyên nhân Cách điều chỉnh, khắc phục
thống hiện
1 Hệ Không Do bị mất - Kiểm tra dây nguồn dương hoặc
thống đánh lửa nguồn dương mass của cả 3 bobine, nếu phát hiện
đánh toàn bộ 3 hoặc mass dây hở, đứt,… thì tiến hành thay thế.
lửa bobine chung cả 3
- Kiểm tra cầu chì F26 20A cấp nguồn
bobine
cho 3 bobine.

Mất tín hiệu - Kiểm tra đường dây về ECU của


Ne cảm biến vị trí trục khuỷu, nếu phát
hiện dây lỏng hoặc đứt thì tiến hành
khắc phục hoặc thay thế.

- Kiểm tra cảm biến xem còn hoạt


động tốt không. Nếu cảm biến hư thì
tiến hành thay thế.

Do hộp ECU - Kiểm tra hộp có xuất tín hiệu IGT


bị hư hỏng cho 3 bobine không. Nếu các hệ thống
và cảm biến đều hoạt động bình
thường nhưng hộp không xuất tín hiệu
IGT thì hộp bị hư, tiến hành thay thế
hộp mới.

78
Không Do đường dây - Kiểm tra đường dây IGT từ ECU đến
đánh lửa IGT đến từng bobine không đánh lửa. Nếu phát hiện
1 hoặc 2 bobine có vấn dây lỏng hoặc hư hỏng thì tiến hành
bobine đề thay thế dây điện mới.

Do lắp chân - Tiến hành kiểm tra xem chân của


cảm biến biến cảm biến Ne đã lắp đúng hay chưa.
Ne chưa đúng Nếu sai chân thì tiến hành đảo chân
vị trí lại.

Do hộp ECU - Nếu những hệ thống, cảm biến khác


bị hư hỏng đều hoạt động bình thường, mà hộp
ECU không xuất tín hiệu IGT đến 1
trong 3 máy thì hộp ECU đã bị hư
hỏng, tiến hành thay hộp mới.

Do chết - Tiến hành đảo bobine và bugi để


bobine hoặc kiểm tra xem bobine và bugi có bị hư
bugi hay không. Nếu phát hiện hư hỏng thì
thay mới.

2 Hệ 3 kim Mất nguồn 3 - Kiểm tra dây nguồn của 3 kimphun,


thống phun kim phun nếu phát hiện dây lỏng, đứt thì tiến
phun không hành thay thế dây mới.
xăng hoạt
- Kiểm tra cầu chì F27 15A cấp nguồn
động
cho 3 kim phun, nếu phát hiện cầuchì
đứt thì thay thế.

Mất tín hiệu - Kiểm tra đường dây tín hiệu IGF về
IGF ECU, nếu phát hiện hư hỏng thì tiến
hành thay thế dây dẫn.

79
Mất tín hiệu - Kiểm tra đường dây dẫn của cảm
Ne biến trục khuỷu về hộp ECU, nêú có
hư hỏng thì tiến hành thay thế.

- Kiểm tra cảm biến trục khuỷu còn


hoạt động hay đã chết. Nếu cảm biến
hư thì thay thế.

1 hoặc 2 Dây nguồn - Kiểm tra các dây nguồn riêng của
kim phun riêng từng từng kim phun, nếu phát hiện hư hỏng
không kim phun bị thì tiến hành thay thế.
hoạt hư hoặc các
- Kiểm tra dây điện từ kim phun đến
động dây từ kim
ECU, nếu phát hiện hư hỏng thì tiến
phun nối vào
hành thay thế.
ECU bị hư
hỏng
Tín hiệu cảm - Kiểm tra giắc chân của cảm biến trục
biến Ne gửi khuỷu, nếu phát hiện sai chân thì tiến
về hộp sai hành đổi chân lại.

80
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1 Kết luận
Sau khoảng thời gian 3 tháng không quá ngắn và không quá dài nhóm chúng em
đã cố gắng thực hiện đồ án tốt nghiệp đề tài “Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa
điện tử có kết hợp PAN chẩn đoán bằng điện thoại” Nhóm chúng em đã thiết kế và
lắp đặt, vận hành hoàn chỉnh hệ thống đánh lửa trực tiếp. Đồng thời nhóm chúng em
đã ứng dụng được thiết bị mạch Arduino vào mô hình để tiến hành tạo PAN chẩn
đoán bằng điện thoại.
Trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện “Mô hình hệ thống điều khiển
đánh lửa có kết hợp PAN chẩn đoán bằng điện thoại” đã giúp cho nhóm chúng em đã
nắm bắt được khới lượng lớn về kiến thức chuyên ngành, đặc biệt về hệ thống đánh
lửa trực tiếp. Sự kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành từ đó nhóm chúng em đút kết
ra được kiến thức, những bài học kinh nghiệm và trải nghiệm quan trọng:
- Nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô
- Đọc hiểu được sơ đồ mạch điện và đấu trực tiếp lên mô hình
- Nắm được một số phương pháp đo kiểm và kiểm tra hệ thống từ đó đưa ra phương
pháp sửa chữa hợp lý
- Hiểu được mạch Arduino là gì và kết hợp giữa mạch Arduino và điện thoại để
tạo PAN chẩn đoán
- Khả năng làm việc nhóm và phân chia công việc giữa các thành viên với nhau
- Kích thích khả năng tìm tòi và không ngừng học hỏi của nhóm.
6.2 Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
- Có sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình của thầy, cô giảng viên ngành ô tô trong
trường Hutech và bạn bè giúp đỡ lẫn nhau.
- Mô hình được mô phỏng rất giống một hệ thống đánh lửa trực tiếp đang hoạt
động trên xe

81
- Mô hình hệ thống đánh lửa trực tiếp giúp tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao
nhiên liệu và ô nhiễm môi trường
- Các bộ phận của mô hình, tài liệu và kiến thức về hệ thống đánh lửa của KIA
Morning rất đa dạng và dễ dàng để tìm kiếm.
- Các chi tiết làm mô hình đều được lấy từ chi tiết của xe thật như: ECU động cơ,
bobine, kim phun, các cảm biến…
- Các tài liệu và hướng dẫn về mạch Arduino và phần mềm MIT APP đều có hướng
dẫn đầy đủ trên các website và Youtube
Khó khăn
- Tìm kiếm các chi tiết rất khó khăn đặc biệt là các bánh răng tạo xung trục cam và
trục khuỷu rất khó
- Canh chỉnh bánh răng tạo xung cảm biến vị trí trục khuỷu và bánh răng tạo xung
cảm biến vị trí trục cam rất khó, phải đúng tâm quay và khoảng cách phải gần thì các
con cảm biến mới có thể bắt được xung mà các bánh răng phát ra
- Khi gắn các con cảm biến bị lệch sẽ làm bobine và kim phun không hoạt động
hoặc hoạt động sai thời điểm.
- Các mã code để tạo PAN trên Arduino và giao diện trên phần mềm MIT APP rất
khó để viết và tốn nhiều thời gian để hoàn thành.
6.3 Hướng phát triển
Đề tài “ Mô hình hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử có kết hợp PAN chẩn đoán
bằng điện thoại” là một đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn cao nên cần được tiếp
tục phát triển.
Do kiến thức còn hạn chế, trang thiết bị đã đáp ứng được các nhu cầu chính của đề
tài. Tuy nhiên thiết bị vẫn chưa được thực sự tối ưu, đề tài chỉ dừng lại ở mức thiết
kế, mô hình đánh lửa điện tử có kết hợp tạo PAN chẩn đoán bằng điện thoại và sử
dụng một số tín hiệu cảm biến cơ bản, các tín hiệu cảm biến được gửi về hộp điều
khiển ở mức giả lập không hoàn toàn chính xác.
Do đó nhóm chúng em đề xuất sử dụng động cơ hiện đại hơn, đầy đủ các trang
thiết bị trên mô hình, có thêm nhiều đề tài liên quan đến hệ thống điều khiển động cơ

82
và xây dựng được nhiều bài thực hành hơn trong quá trình học để giúp cho sinh viên
làm quen động cơ trên ô tô
Ngoài ra đề tài còn có thể kết hợp với hệ thống tạo PAN và hệ thống chẩn đoán khi
hệ thống gặp lỗi, các tín hiệu sẽ báo lỗi cho đèn check engine để hỗ trợ trong việc
phát hiện lỗi sai khi hệ thống hoạt động
Để có thể phát triển thêm cho đề tài mô hình có thể kết hợp thêm hệ thống phun
xăng để cho mô hình được hoàn thiện hơn. Ngoài ra có thể gắn thêm cảm biến bàn
đạp chân ga để có thể thay đổi góc mở của bướm ga, sử dụng đồng hồ taplo để tăng
thêm phần thực tế cho mô hình, ….

83
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Bá Khiển. CAD. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, 2019
[2] T.s Nguyễn Văn Nhanh – Th.s Nguyễn Văn Bản. Hệ thống điện – điện tử ôtô.
Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM , 2017
[3] TS. Nguyễn Văn Nhanh - ThS. Phạm Hữu Nghĩa. Hệ thống điều khiển tự động
trên ô tô. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, 2018
[4] Ths. Đỗ Nhật Trường - Ths. Đỗ Nguyễn Minh Triết. Thực Hành Chẩn Đoán,
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Ô tô. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, 2021
[5] Vòi phun cao áp
https://oto.edu.vn/voi-phun-cao-ap/
[6] Chẩn đoán hệ thống đánh lửa
https://oto-hui.com/threads/chuan-doan-he-thong-danh-lua-tren-oto.99167/
[7] Cảm biến vị trí trục cam
https://kyoritsuvietnam.net/tin-tuc/cau-tao-tac-dung-va-cach-kiem-tra-cam-bien/
[8] Ứng dụng mitapp
https://appinventor.mit.edu/
[9] Hệ thống điều khiển ECU
https://www.danhgiaxe.com/he-thong-dieu-khien-ecu/
[10] Cảm biến vị trí bàn đạp ga
https://oto.edu.vn/tim-hieu-chi-tiet-cam-bien-vi-tri-ban-dap-ga/
[11] Cảm biến vị trí trục khuỷu
https://autogt.vn/cam-bien-vi-tri-truc-khuyu.html/
[12] Phân loại các hệ thống đánh lửa
https://oto-hui.com/threads/phan-loai-cac-he-thong-danh-lua-cung-uu-va-nhuoc/
[13] Cấu tạo bobine
https://www.tailieucokhi.net/2018/06/so-do-cau-tao-va-nguyen-ly-cuon-day .html/
[14] Tổng quan về Arduino
https://mesidas.com/arduino-la-gi/
PHỤ LỤC
#include <SoftwareSerial.h>

#define TX_PIN 1
#define RX_PIN 0
#define ledPin1 8
#define ledPin2 9
#define ledPin3 10
#define ledPin4 11
#define ledPin5 13
char value;
SoftwareSerial bluetooth(RX_PIN, TX_PIN);
int baudRate[] = {300, 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 38400, 57600,
115200};

void setup()
{ Serial.begin(9600);
pinMode(ledPin1, OUTPUT);
Serial.begin(9600);

pinMode(ledPin2, OUTPUT);
Serial.begin(9600);
pinMode(ledPin3, OUTPUT);
Serial.begin(9600);
pinMode(ledPin4, OUTPUT);
Serial.begin(9600);
pinMode(ledPin5, HIGH);
while (!Serial) {}

Serial.println("Configuring, please wait...");

for (int i = 0 ; i < 9 ; i++) {


bluetooth.begin(baudRate[i]);
String cmd = "AT+BAUD4";
bluetooth.print(cmd);
bluetooth.flush(); delay(100);
}

bluetooth.begin(9600);
Serial.println("Config done");
while (!bluetooth) {}

Serial.println("Enter AT commands:");
}

void loop()
{ digitalWrite(ledPin5,
HIGH); value="";
if (bluetooth.available()) {

value=bluetooth.read();
Serial.write(value);
if(value == '0')
digitalWrite(ledPin1, HIGH);
else if(value == '1')
digitalWrite(ledPin1, LOW);
}
if (bluetooth.available()) {

value=bluetooth.read();
Serial.write(value);
if(value == '3')
digitalWrite(ledPin2, HIGH);
else if(value == '2')
digitalWrite(ledPin2, LOW);
}
if (bluetooth.available()) {

value=bluetooth.read();
Serial.write(value);
if(value == '5')
digitalWrite(ledPin3, HIGH);
else if(value == '4')
digitalWrite(ledPin3, LOW);
}
if (bluetooth.available()) {
value=bluetooth.read();
Serial.write(value);
if(value == '7')
digitalWrite(ledPin4, HIGH);
else if(value == '6')
digitalWrite(ledPin4, LOW);
}
}

You might also like