You are on page 1of 12

Phụ lục về Hàm (Function)

HÀM
1. KHÁI NIỆM:
 Hàm là những công thức được Excel lập sẳn để hổ trợ cho người sử dụng
trong việc tạo số liệu cho bảng tính.
 Excel trang bị khoảng hơn 200 hàm được phân làm 9 nhóm:
- Nhóm hàm toán học và lượng giác (Math & Trig Functions)
- Nhóm hàm thống kê (Statistical Funtions).
- Nhóm hàm thời gian (Date & Time Funtions).
- Nhóm hàm xử lý chuỗi (Text Funtions).
- Nhóm hàm luận lý (Logical Funtions).
- Nhóm hàm truy vấn và tham chiếu (Lookup & Refernces Funtions).
- Nhóm hàm cơ sở dữ liệu (Database Funtions).
- Nhóm hàm tài chính (Financial Funtions).
- Nhóm hàm thông tin (Infomation Funtions).
 Dạng thức tổng quát của hàm:
= <TÊN HÀM>([<đối số 1>,[<đối số 2>, …]])
- Tên hàm: là tên hàm chuẩn của Excel (hay do người dùng định nghĩa).
- Đối số phải được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn, giữa các đối số phân cách
bằng dấu “,” (hay ký hiệu phân cách được qui định bới mục List Separator
của trang Number trong Regional Options – Cọntrol Panel của Windows).
Đối số có thể là:
+ Text: dữ liệu chuỗi hay địa chỉ ô chứa dữ liệu chuỗi.
+ Number: dữ liệu số hay địa chỉ ô chứa dữ liệu số.
+ Range: phạm vi khối các ô.
+ Trong một số trường hợp có thể sử dụng nhiều hàm lồng nhau, lúc này
hàm sẽ đóng vai trò là đối số của một hàm khác.
Hàm luôn trả về một giá trị có kiểu: số, chuỗi, ngày – giờ, hoặc luận lý.

2. NHÓM HÀM TOÁN HỌC VÀ LƯỢNG GIÁC:


2.1. ABS:
=ABS(<số>)
Trả về trị tuyệt đối của một giá trị <số>.
Thí dụ =ABS(-15)  15

2.2. PI:
=PI()
Trả về giá trị của PI = 3.14159265358979

2.3. INT:
=INT(<số>)
Trả về giá trị số nguyên được làm tròn đến <số> nguyên nhỏ gần nhất trong
hàm.
Thí dụ: =INT(20/3)  6 , =INT(-10/4)  -3

2.4. TRUNC:
=TRUNC(<số>[,<số được nhận>])
Trả về giá trị số có mấy số lẻ (số được nhận là giá trị dương), hay không có
số lẻ nào (số được nhận là số 0 hay khôg có đối số này), hay có mấy số nguyên
là 0 (số được nhận là số âm)
Thí dụ: =TRUNC(12756.789,2)  12756.78

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 1


Phụ lục về Hàm (Function)

=TRUNC(12756.789)  12756
=TRUNC(12756.789,-3)  12000
=TRUNC(-10/4)  -2

2.5. ROUND:
=ROUND(<số>, <số làm tròn>)
Trả về giá trị số được làm tròn đến mấy số lẻ (số làm tròn là số dương), hay
không có số lẻ (số làm tròn là số 0), hay làm tròn đến mấy số nguyên (số làm
tròn là số âm).
Thí dụ: =ROUND(12756.789,2)  12756.79
=ROUND(12756.789,0)  12757
=ROUND(12756.789,-3)  13000
=ROUND(-10/4,0)  -3

2.6. MOD:
=MOD(<số bị chia>, <số>)
Trả về giá trị số là số dư của <số bị chia> chia cho <số> (phần dư của phép
chia nguyên).
Thí dụ: =MOD(5,2)  1

2.7. POWER:
=POWER(<số>, <lũy thừa>)
Trả về giá trị số là <lũy thừa> của <số>.
Thí dụ: =POWER(2,5)  32

2.8. SQRT:
=SQRT(<số>)
Trả về giá trị số là căn bậc hai của <số> dương.
Thí dụ: =SQRT(4)  2

2.9. PRODUCT:
=PRODUCT(<số 1>, <số 2>, …)
Trả về giá trị số là tích của các đối số.
Thí dụ: =PRODUCT(A1:A5,3,C1:E1)

2.10.SUM:
=SUM(<số 1>, <số 2>, …)
Trả về giá trị số là tổng của các đối số.
Thí dụ: =SUM(A1:A5,3,C1:E1)

2.11.SUMIF:
=SUMIF(<vùng>, <điều kiện>, <vùng được tính tổng>)
Trả về giá trị số là tổng của <vùng được tính tổng> được tính tổng thoả <điều
kiện> trong <vùng>.
Thí dụ:
A B C D E
1 100 200 300 400 500
2 10 20 30 40 50
=SUMIF(A1:E1,”>250”)  1200
=SUMIF(A1:E1,”>250”,A2:E2)  120

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 2


Phụ lục về Hàm (Function)

2.12.FACT:
=FACT(<số>)
Trả về giá trị số là giai thừa (số!) của <số>.
Thí dụ: =FACT(5)  120

2.13.LN:
=LN(<số>)
Trả về giá trị số là logarit tự nhiên của <số>.
Thí dụ: =LN(5)  1.6094379

2.14.LOG:
=LOG(<số>, <cơ số>)
Trả về giá trị số là logarit theo <cơ số> của <số>.
Thí dụ: =LOG(5,3)  1.4649735

2.15.LOG10:
=LOG10(<số>)
Trả về giá trị số là logarit cơ số 10 của <số>.
Thí dụ: =LOG10(5)  0.69897

2.16.COS:
=COS(<số đo của góc>)
Trả về giá trị số là Cos của góc (tính bằng radian), nhưng nếu góc tính là độ
thì phải đổi sang radian (số đo của góc * Pi() / 180).
Thí dụ: =COS(45)  0.525355
=COS(45*PI()/180)  0.7071068 ( 2 / 2)

2.17.ACOS:
=ACOS(<số>)
Trả về giá trị số là radian của góc có Cos là <số>, nhưng nếu muốn biết góc
tính bằng độ thì phải lấy kết quả trả về * 180 / PI().
Thí dụ: =ACOS(0.7071068)  0.785398163
(0.785398163*180/PI()=45o)

2.18.SIN:
=SIN(<số đo của góc>)
Trả về giá trị số là Sin của góc (tính bằng radian), nhưng nếu góc tính là độ
thì phải đổi sang radian (số đo của góc * Pi() / 180).
Thí dụ: =SIN(45)  0.8509035
=SIN(45*PI()/180)  0.7071068 ( 2 / 2)

2.19.ASIN:
=ASIN(<số>)
Trả về giá trị số là radian của góc có Sin là <số>, nhưng nếu muốn biết góc
tính bằng độ thì phải lấy kết quả trả về * 180 / PI().
Thí dụ: =ASIN(0.7071068)  0.785398163 (0.785398163*180/PI()=45o)

2.20.TAN:
=TAN(<số đo của góc>)
Trả về giá trị số là Tan của góc (tính bằng radian), nhưng nếu góc tính là độ
thì phải đổi sang radian (số đo của góc * Pi() / 180).
GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 3
Phụ lục về Hàm (Function)

Thí dụ: =TAN(45)  1.6197752


=TAN(45*PI()/180)  1

2.21.ATAN:
=ATAN(<số>)
Trả về giá trị số là radian của góc có Tan là <số>, nhưng nếu muốn biết góc
tính bằng độ thì phải lấy kết quả trả về * 180 / PI().
Thí dụ: =ATAN(1)  0.785398163 (0.785398163*180/PI()=45o)

3. NHÓM HÀM THỐNG KÊ:


A B C
1 Ten DTB Ket Qua
2 Tuan 5 Dat
3 Ngoc 8 Kha
4 Vy 7 Kha
5 Vinh
6 Hung 4 Khong dat

3.1. MAX:
=MAX(<số 1>, <số 2>, …)
Trả về giá trị số là số lớn nhất trong các đối số.
Thí dụ: =MAX(B2:B6)  8

3.2. MIN:
=MIN(<số 1>, <số 2>, …)
Trả về giá trị số là số nhỏ nhất trong các đối số.
Thí dụ: =MIN(B2:B6)  4

3.3. AVERAGE:
=AVERAGE(<số 1>, <số 2>, …)
Trả về giá trị số là trung bình cộng của các số khác rỗng.
Thí dụ: = AVERAGE(B2:B6)  4

3.4. COUNT:
=COUNT(<giá trị 1>, <giá trị 2>, …)
Trả về giá trị số cho biết có bao nhiêu giá trị là số trong các đối số.
Thí dụ: =COUNT(B2:B6)  4
=COUNT(5,8, “abc”,0)  3

3.5. COUNTA:
=COUNTA(<giá trị 1>, <giá trị 2>, …)
Trả về giá trị số cho biết có bao nhiêu giá trị khác rỗng (Null) trong các đối số.
Thí dụ: =COUNTA(B2:B6)  4
=COUNTA(5,8, “abc”,0)  4

3.6. COUNTIF:
=COUNTIF(<vùng>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số cho biết có bao nhiêu giá trị số trong <vùng> thoả <điều
kiện>.
Thí dụ: =COUNTIF(B2:B6,”>=5”)  3

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 4


Phụ lục về Hàm (Function)

3.7. RANK:
=RANK(<số>, <danh sách>, <thứ tự>)
Trả về giá trị số cho biết <số> có vị trí thứ trong danh sách có thứ tự tăng hay
giảm.
- Thứ tự: + 0 hay không có là theo thứ tự giảm dần (descending - False)
+ Khác 0 là theo thứ tự tăng dần (ascending - True)
Thí dụ: =RANK(B2,B2:B6)  3
=RANK(B2,B2:B6,0)  3
=RANK(B2,B2:B6,1) 2

3.8. MODE:
=MODE(<giá trị 1>, <giá trị 2>, …)
Trả về giá trị số cho biết giá trị nào xuất hiện nhiều nhất.
Thí dụ: =MODE(1,2,1,3,2,1)  1

4. NHÓM HÀM THỜI GIAN:


4.1. NOW:
=NOW()
Trả về giá trị số cho biết ngày – giờ hiện tại của hệ thống.
Thí dụ: =NOW()  26/05/2003 23:25 (# 37767.975899)

4.2. TODAY:
=TODAY()
Trả về giá trị số cho biết ngày hiện tại của hệ thống.
Thí dụ: =TODAY()  26/05/2003 (# 37767)

4.3. DATE:
=DATE(<số chỉ năm>, <số chỉ tháng>, <số chỉ ngày>)
Trả về giá trị số cho biết ngày của các đối số.
Thí dụ: =DATE(2003, 5, 26)  26/05/2003 (#37767)

4.4. DATEVALUE:
=DATEVALUE(“<chuỗi ngày>”)
Trả về giá trị số của <chuỗi ngày>.
Thí dụ: =DATEVALUE(“26/05/2003”)  26/05/2003 (#37767)

4.5. DAY:
=DAY(<biểu thức ngày>)
Trả về giá trị số là số chỉ ngày của <biểu thức ngày>.
Thí dụ: =DAY(TODAY())
=DAY(DATEVALUE(“26/05/2003”))  26

4.6. MONTH:
=MONTH(<biểu thức ngày>)
Trả về giá trị số là số chỉ tháng của <biểu thức ngày>.
Thí dụ: =MONTH(TODAY())
=MONTH(DATEVALUE(“26/05/2003”))  5

4.7. YEAR:
=YEAR(<biểu thức ngày>)
Trả về giá trị số là số chỉ năm của <biểu thức ngày>.

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 5


Phụ lục về Hàm (Function)

Thí dụ: =YEAR(TODAY())


=YEAR(DATEVALUE(“26/05/2003”))  2003

4.8. TIME:
=(<số chỉ giờ>, <số chỉ phút>, <số chỉ giây>)
Trả về giá trị số cho biết giờ của các đối số.
Thí dụ: =TIME(23, 25, 15)  23:25:15 (#0.975868056)

4.9. TIMEVALUE:
=TIMEVALUE(“<chuỗi giờ>”)
Trả về giá trị số của <chuỗi giờ>.
Thí dụ: =TIMEVALUE(“23:25:15”)  23:25:15 (#0.975868056)

4.10.HOUR:
=HOUR(<biểu thức ngày – giờ>)
Trả về giá trị số là số chỉ giờ của <biểu thức ngày – giờ>.
Thí dụ: =HOUR(NOW())
=HOUR(TIMEVALUE(“23:25:15”))  26

4.11.MINUTE:
=MINUTE(<biểu thức ngày – giờ>)
Trả về giá trị số là số chỉ giờ của <biểu thức ngày – giờ>.
Thí dụ: =MINUTE(NOW())
=MINUTE(TIMEVALUE(“23:25:15”))  25

4.12.SECOND:
=SECOND(<biểu thức ngày – giờ>)
Trả về giá trị số là số chỉ giờ của <biểu thức ngày – giờ>.
Thí dụ: =SECOND(NOW())
=SECOND(TIMEVALUE(“23:25:15”))  15

5. NHÓM HÀM XỬ LÝ CHUỖI:


5.1. CHAR:
=CHAR(<số>)
Trả về ký tự tương ứng với <số> trong bảng mã ASCII (0..255).
Thí dụ: =CHAR(48)  “0”
=CHAR(65)  “A”
=CHAR(97)  “a”
5.2. CODE:
=CODE(<ký tự>)
Trả về giá trị số tương ứng với <kýtự> trong bảng mã ASCII.
Thí dụ: =CODE(“0”)  48
=CODE(“A”)  65
=CODE(“a”)  97

5.3. LEN:
=LEN(<chuỗi>)
Trả về giá trị số chỉ chiều dài của <chuỗi>.
Thí dụ: =LEN(“Huflit”)  6

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 6


Phụ lục về Hàm (Function)

5.4. LEFT:
=LEFT(<chuỗi>, <số ký tự>)
Trả về chuỗi con được trích từ bên trái <chuỗi> có <số ký tự>.
Thí dụ: =LEFT(“Huflit”,3)  “Huf”

5.5. RIGHT:
=RIGHT(<chuỗi>, <số ký tự>)
Trả về chuỗi con được trích từ bên phải <chuỗi> có <số ký tự>.
Thí dụ: =RIGHT(“Huflit”,2)  “it”

5.6. MID:
=MID(<chuỗi>, <vị trí bắt đầu>, <số ký tự>)
Trả về chuỗi con được trích từ <vị trí> trong <chuỗi> có <số ký tự>.
Thí dụ: =MID(“Huflit”,3,2)  “fl”

5.7. LOWER:
=LOWER(<chuỗi>)
Trả về chuỗi được chuyển thành ký tự thường của <chuỗi>.
Thí dụ: =LOWER(“HUFLIT”)  “huflit”

5.8. UPPER:
=UPPER(<chuỗi>)
Trả về chuỗi được chuyển thành ký tự in của <chuỗi>.
Thí dụ: =UPPER(“huflit”)  “HUFLIT”

5.9. PROPER:
=PROPER(<chuỗi>)
Trả về chuỗi với các ký tự đầu tiên của từ trong <chuỗi> là chữ in.
Thí dụ: =LOWER(“tin học cơ bản”)  “Tin Học Cơ Bản”

5.10.TRIM:
=TRIM(<chuỗi>)
Trả về chuỗi được được loại bỏ bớt ký tự trắng thừa của <chuỗi>.
Thí dụ: =TRIM(“ Tin học cơ bản ”)  “Tin học cơ bản”

5.11.VALUE:
=VALUE(<chuỗi số>)
Trả về giá trị số của <chuỗi số>.
Thí dụ: =VALUE(“12345”)  12345

5.12.EXACT:
=EXACT(<chuỗi 1>, <chuỗi 2>)
Trả về giá trị luận lý cho biết hai chuỗi có giống nhau (True) hay không (False).
Thí dụ: =EXACT(“Excel”,”excel”)  False

5.13.SEARCH:
=SEARCH(<chuỗi con>, <chuỗi>[, <vị trí i>])
Trả về giá trị số cho biết vị trí xuất hiện của <chuỗi con> trong <chuỗi> bắt
đầu từ <vị trí i> sang phải.
Hàm Search không phân biệt chữ in hay chữ thường, cho phép dùng các ký
tự thay thế: * và ?.

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 7


Phụ lục về Hàm (Function)

Thí dụ: =SEARCH(“fl”, “Huflit”)  3


=SEARCH(“fl”, “Huflit”,4)  #VALUE!

5.14.FIND:
=FIND(<chuỗi con>, <chuỗi>[, <vị trí i>])
Trả về giá trị số cho biết vị trí xuất hiện của <chuỗi con> trong <chuỗi> bắt
đầu từ <vị trí i> sang phải.
Hàm Find phân biệt chữ in và chữ thường, không cho phép dùng các ký tự
thay thế: * và ?.
Thí dụ: =FIND(“Fl”, “Huflit”)  #VALUE!
=FIND(“fl”, “Huflit”,2)  3

5.15.TEXT:
=TEXT(<giá trị>, <định dạng>)
Trả về chuỗi có <giá trị> theo <định dạng>.
- Định dạng:
Thí dụ: =TEXT(2.715, "$0.00")  "$2.72"
=TEXT("26/05/03", "mmmm dd, yyyy") "May 26, 2003"

6. NHÓM HÀM LUẬN LÝ:


6.1. NOT:
=NOT(<biểu thức luận lý>)
Trả về giá trị luận lý là phủ định của <biểu thức luận lý>.
Thí dụ: =NOT(5>3)  FALSE
=NOT(FALSE)  TRUE

6.2. AND:
=AND(<biểu thức ll1>, <biểu thức ll 2>, …)
Trả về giá trị TRUE khi tất cả các biểu thức luận lý đều đúng.
Thí dụ: =AND(5>3,TRUE>FALSE)  TRUE

6.3. OR:
=OR(<biểu thức ll1>, <biểu thức ll 2>, …)
Trả về giá trị FALSE khi tất cả các biểu thức luận lý đều sai.
Thí dụ: =OR(5<3,TRUE<FALSE)  FALSE

6.4. IF:
=IF(<biểu thức luận lý>, <giá trị đúng>, <giá trị sai>)
Trả về <giá trị đúng> nếu <biểu thức luận lý> là đúng, ngược lại là <giá trị
sai>.
Thí dụ: =IF(B2>=5,”Đạt”, “Không đạt”)

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 8


Phụ lục về Hàm (Function)

7. NHÓM HÀM TRUY XUẤT VÀ THAM CHIẾU:

A B C D E F G H
1 Ma SP Ten SP Vung DVT Ten DVT Don gia
2 K HCM 1
3 B NB 2
4 S CN 3
5
6 San pham Bang gia (kg)
7 Ma SP B K S CN HCM NB
8 Ten SP Banh Keo Sua B 5000 4800 4500
9 K 4000 3900 3800
10 DVT S 10000 9000 9500
11 Ma DVT Ten DVT HSQD
12 1 Kg 1
13 2 Goi 0.2
14 3 Thung 5

7.1. HLOOKUP (hàm dò tìm theo dòng):


=HLOOKUP(<trị dò>, <bảng dò>, <dòng chứa kết quả>, <cách dò>)
trong đó: 0 (hay FALSE): bảng dò không cần có thứ tự tại dòng đầu tiên
và dò tìm là chính xác.
1 (hay TRUE hay không ghi): dòng đầu tiên trong bảng dò phải
có thứ tự tăng dần (từ trái qua phải) và dò tìm là
gần đúng.
Trả về giá trị của trị dò trong bảng dò tại dòng chứa kết quả.
Thí dụ: =HLOOKUP(A2,$B$7:$D$8,2)  Keo

7.2. VLOOKUP (hàm dó tìm theo cột):


=VLOOKUP(<trị dò>, <bảng dò>, <cột chứa kết quả>, <cách dò>)
trong đó: 0 (hay FALSE): bảng dò không cần có thứ tự tại cột đầu tiên và
dò tìm là chính xác.
1 (hay TRUE hay không ghi): cột đầu tiên trong bảng dò phải có
thứ tự tăng dần (từ trên xuống) và dò tìm là gần
đúng.
Trả về giá trị của trị dò trong bảng dò tại cột chứa kết quả.
Thí dụ: =VLOOKUP(D2,$A$12:$B$14,2)  Kg

7.3. INDEX:
=INDEX(<vùng tham chiếu>, <hàng>, <cột>)
Trả về giá trị tại ô thuộc <vùng tham chiếu(hàng, cột)>.
Thí dụ: =INDEX($E$7:$H$10,2,3)  4800

7.4. MATCH:
=MATCH(<trị dò>, <dãy dò>, <cách dò>)
Trong đó: <dãy dò>: nhóm các ô cùng dòng hay cùng cột.
<cách dò>: -1: dãy phải được sắp theo thứ tự giảm.
0: dãy không cần được sắp thứ tự.
1: dãy phải được sắp theo thứ tự tăng (mặc nhiên).
Trả về giá trị số chỉ vị trí của ô có giá trị gần đúng hay chính xác (cách dò = 0)
trong dãy dò.

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 9


Phụ lục về Hàm (Function)

Thí dụ: =MATCH("K",$B$7:$D$7)  2


=MATCH(3850,$F$9:$H$9,-1)  2
=MATCH(3850,$F$9:$H$9,-1)  #N/A

7.5. CHOOSE:
=CHOOSE(<vị trí>, <giá trị 1>, <giá trị 2>, …)
Trả về giá trị được chọn tại <vị trí>.
Thí dụ: =CHOOSE(2,5,3,4)  3

8. NHÓM HÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU:


A B C D E
1 NGAY ChiNhanh NhanVien SanPham TongThu
2 20/06/2002 TPHCM Ngoc Ao dai 2.000.000
3 25/06/2002 Can Tho Vy Ao Jean 4.000.000
4 10/07/2002 Da Lat Vinh Ao lanh 3.000.000
5
6 NGAY NGAY NhanVien TongThu
7 >01/06/2002 <30/06/2002 Vy >=3000000

8.1. DAVERAGE:
=DAVERAGE(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số là trung bình cộng trên <cột> trong <vùng dữ liệu> thoả <điều
kiện>.
Thí dụ: =DAVERAGE($A$1:$E$4,5,D6:D7)  3500000
=DAVERAGE($A$1:$E$4,5,A6:D7)  4000000

8.2. DMAX:
=DMAX(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số là giá trị lớn nhất trên< cột> trong <vùng dữ liệu> thoả <điều
kiện>.
Thí dụ: =DMAX($A$1:$E$4,5,D6:D7)  4000000
=DMAX($A$1:$E$4,5,A6:D7)  4000000

8.3. DMIN:
=DMIN(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số là giá trị nhỏ nhất trên <cột> trong <vùng dữ liệu> thoả <điều
kiện>.
Thí dụ: =DMIN($A$1:$E$4,5,D6:D7)  3000000
=DMIN($A$1:$E$4,5,A6:D7)  4000000

8.4. DSUM:
=DSUM(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số là tổng trên <cột> trong <vùng dữ liệu> thoả <điều kiện>.
Thí dụ: =DSUM($A$1:$E$4,5,D6:D7)  7000000
=DSUM($A$1:$E$4,5,A6:D7)  4000000

8.5. DCOUNT:
=DCOUNT(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số cho biết có bao nhiêu giá trị kiểu số trên <cột> trong <vùng
dữ liệu> thoả <điều kiện>.
Thí dụ: =DCOUNT($A$1:$E$4,5,D6:D7)  2
=DCOUNT($A$1:$E$4,5,A6:D7)  1
GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 10
Phụ lục về Hàm (Function)

8.6. DCOUNTA:
=DCOUNTA(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị số cho biết có bao nhiêu giá trị khác rỗng trên <cột> trong <vùng
dữ liệu > thoả <điều kiện>.
Thí dụ: =DCOUNTA($A$1:$E$4,5,D6:D7)  2
=DCOUNTA($A$1:$E$4,5,A6:D7)  1

8.7. DGET:
=DGET(<vùng dữ liệu>, <cột>, <điều kiện>)
Trả về giá trị trên <cột> trong <vùng dữ liệu> thoả <điều kiện>.
Thí dụ: =DGET($A$1:$E$4,3,D6:D7)  Vinh
=DGET ($A$1:$E$4,3,A6:D7)  #VALUE!

9. NHÓM HÀM THÔNG TIN:


9.1. TYPE:
=TYPE(<giá trị>)
Trả về một số cho biết kiểu của <giá trị>:
1: giá trị kiểu số.
2: giá trị kiểu chuỗi.
4: giá trị kiểu luận lý.
8: giá trị kiểu công thức.
16: giá trị kiểu thông báo lỗi.
64: giá trị kiểu mảng (array.)
Thí dụ: =TYPE(123)  1
=TYPE(“Huflit”)  2

9.2. INFO:
=INFO(<chuỗi>)
Chuỗi Ý nghĩa
"directory" Đường dẫn của thư mục hiện tại.
"memavail" Tổng số bytes bộ nhớ đang sử dụng.
"memused" Tổng số bytes bộ nhớ đang có sử dụng cho dữ
liệu.
"numfile" Tổng số worksheet trong tập tin hiện hành.
"osversion" Phiên bản hệ điều hành hiện tại.
"release" Phiên bản của Microsoft Excel.
"system" Tên môi trường đang xử lý. Nếu hệ điều hành là
Windows sẽ có giá trị “pcdos”
"totmem" Tổng số bytes bộ nhớ.
Trả về một số thông tin của hệ thống.

9.3. ISBLANK:
=ISBLANK(<giá trị>)
Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là rỗng (null).

9.4. ISERR:
=ISERR(<giá trị>)
Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là giá trị lỗi ngoại trừ lỗi #N/A.

9.5. ISERROR:
=ISERROR(<giá trị>)
GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 11
Phụ lục về Hàm (Function)

Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là giá trị lỗi như #N/A, #VALUE!, #REF!,
#DIV/0!, #NUM!, #NAME?, hay #NULL.

9.6. ISTEXT:
=ISTEXT(<giá trị>)
Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là chuỗi.

9.7. ISNUMBER:
=ISNUMBER(<giá trị>)
Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là giá trị số.

9.8. ISLOGICAL:
=ISLOGICAL(<giá trị>)
Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là giá trị luận lý.

9.9. ISNA:
=ISNA(<giá trị>)
Trả về giá trị TRUE nếu <giá trị> là giá trị lỗi #N/A.

10. CÁC THÔNG BÁO LỖI:


- Lỗi ##### xãy ra khi giá trị số, ngày, giờ có chiều dài vượt quá độ rộng ô.
Do đó cần hiệu chỉnh lại độ rộng cột.
- Lỗi #VALUE! xãy ra khi kiểu của đối số hay toán tử sai.
- Lỗi #DIV/0! xãy ra công thức có phép chia cho số 0.
- Lỗi #NAME? xãy ra khi Microsoft Excel không công nhận chuỗi văn bản
trong công thức.
- Lỗi #N/A xãy ra khi một giá trị không có hiệu lực trong một hàm hay công
thức.
- Lỗi #REF! xãy ra khi ô tham chiếu không có giá trị.
- Lỗi #NUM! xãy ra khi có một vấn đề với giá trị số trong công thức hay
hàm.
- Lỗi #NULL! xãy ra khi xác định chỗ giao nhau giữa hai vùng mà nó không
có giao nhau.

GV: Nguyễn Phượng Hoàng Trang 12

You might also like