You are on page 1of 55

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

BAN NHÂN SỰ VÀ CHIẾN LƯỢC


------------------o&o------------------

GIÁO TRÌNH EXCEL NÂNG CAO


(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Người thực hiện : Nguyễn Trung Kiên


Đơn vị : Ban NSCL
Số buổi : 12 buổi

Hải Phòng - 8/2021


Giáo trình Excel nâng cao

MỤC LỤC
QUY ƯỚC CHUNG ....................................................................................................................... 3
BÀI 1: CÁC HÀM NÂNG CAO ........................................................................................................ 4
I. HÀM SỐ HỌC ......................................................................................................................... 4
II. HÀM XỬ LÝ CHUỖI .......................................................................................................... 5
III. HÀM XỬ LÝ NGÀY THÁNG ............................................................................................ 7
IV. HÀM THỐNG KÊ ............................................................................................................... 8
V. HÀM ĐIỀU KIỆN ................................................................................................................ 9
VI. HÀM TÌM KIẾM ............................................................................................................... 10
BÀI 2: CÔNG THỨC MẢNG TRONG EXCEL.............................................................................. 12
KHÁI NIỆM VÀ CÁCH DÙNG .................................................................................................. 12
BÀI 3: CƠ SỞ DỮ LIỆU .................................................................................................................. 14
I. KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU ............................................................................................. 14
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC MỘT SƠ CỞ DỮ LIỆU ........................................................ 15
III. SẮP XẾP DỮ LIỆU ........................................................................................................... 16
IV. TRÍCH LỌC DỮ LIỆU ...................................................................................................... 18
V. HÀM LIÊN QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU .............................................................................. 20
VI. KIỂM TRA DỮ LIỆU NHẬP VÀ XÂY DỰNG MẪU NHẬP LIỆU .............................. 21
1. Kiểm tra dữ liệu nhập ..................................................................................................... 21
2. Tạo mẫu nhập liệu ........................................................................................................... 22
BÀI 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU......................................................................................................... 25
1. CÔNG CỤ SUBTOTAL ........................................................................................................ 25
2. CÔNG CỤ CONSOLIDATE ................................................................................................. 26
3. CÔNG CỤ PIVOTTABLE .................................................................................................... 28
BÀI 5: CÁC HÀM THAM CHIẾU ĐỊA CHỈ Ô .............................................................................. 30
1. HÀM XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ Ô .............................................................................................. 30
2. HÀM THAM CHIẾU GIÁN TIẾP ........................................................................................ 30
BÀI 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC.................................................................................................... 33
1. KÝ TỰ ĐẠI DIỆN TRONG EXCEL .................................................................................... 33
2. ĐỊNH DẠNG THEO ĐIỀU KIỆN (conditional formatting) ................................................. 34
3. KHÓA BẢNG TÍNH (Protect sheet) ..................................................................................... 36
4. NHÓM HÀM IS ..................................................................................................................... 38
BÀI TẬP THỰC HÀNH ................................................................................................................... 40

2
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

QUY ƯỚC CHUNG


Dạng tổng quát của hàm: =Tên hàm(các tham số)
Các tham số: cách nhau bởi dấu , hoặc ; (có thể thay đổi dấu ngăn cách giữa các tham số bởi ký
hiệu khác bằng cách dùng lệnh Start\Control Panel\Region and Language hoặc Region. Chọn
Additional settings… rồi chọn thẻ Numbers, chọn ký hiệu trong hộp List separator)

Tham số: có thể là công thức, địa chỉ ô, địa chỉ vùng, hoặc giá trị hằng; tuy vậy bao giờ cũng phải
thỏa mãn kiểu của từng tham số. Có tham số bắt buộc và có tham số tùy chọn. Hàm luôn trả về
một giá trị.

3
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI 1: CÁC HÀM NÂNG CAO


Nội dung:
 Nhóm hàm số học
 Nhóm hàm xử lý chuỗi
 Nhóm hàm xử lý ngày tháng
 Nhóm hàm thống kê
 Nhóm hàm điều kiện
 Nhóm hàm tìm kiếm
I. HÀM SỐ HỌC

Tên hàm Cú pháp và công dụng

ABS ABS(x): trả về giá trị tuyệt đối (ABSolute) của biểu-thức-số x Ví
dụ: =ABS(3-5) Kết quả: 2

INT INT(x): trả về số nguyên (INTeger) lớn nhất còn nhỏ hơn hoặc bằng x
Ví dụ: =INT(9/2) Kết quả: 4

MOD MOD(x, y): trả về số dư của phép chia nguyên x cho y theo qui tắc sau:
MOD(x, y) = x - y* INT(x/y)
Ví dụ: =MOD(9,2) Kết quả: 1

ROUND ROUND(x, n): làm tròn số x tùy theo n; với n > 0: làm tròn với n vị trí
thập phân, n = 0: làm tròn đến hàng đơn vị, n = -1 : làm tròn đến hàng
chục, n = -2: làm tròn đến hàng trăm,… Ví dụ: =ROUND(1.23456,2)
Kết quả : 1.23

SUM SUM(x1 , x2 , … , xn): trả về tổng các số x1 , x2 , … , xn

PRODUCT PRODUCT(x1 , x2 , … , xn): trả về tích các số x1 , x2 , … , xn

SUMIF SUMIF(vùng1, điều-kiện, vùng2): trả về tổng các ô trong vùng2 tương
ứng theo thứ tự với các ô trong vùng1 thỏa điều-kiện. Nếu bỏ qua tham
số vùng_2 nghĩa là vùng_2 = vùng_1. Ví dụ :

4
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Tên hàm Cú pháp và công dụng

SUMIFS Tương tự SUMIF thì SUMIFS(vùng-tính-tổng, vùng-chứa-điều-kiện-


1,điều-kiện-1, [vùng- chứa-điều-kiện-2,điều-kiện-2],…) : trả về tổng
các ô trong vùng-tính- tổng ứng với thứ tự các ô trong vùng-chứa-điều-
kiện-1 thỏa điều-kiện- 1 và các ô trong vùng-chứa-điều-kiện-2 thỏa
điều-kiện-2,… và có thể thêm nhiều điều kiện. Ví dụ :

SUMPRODUCT SUMPRODUCT(vùng1, vùng2, …): trả về tổng của tích các ô tương
ứng trong vùng1, vùng2,… Ví dụ :

RAND RAND(): trả về 1 số ngẫu nhiện trong khoảng từ 0 đến 1

RANDBETWEEN RANDBETWEEN(số_nhỏ, số_lớn): trả về một số ngẫu nhiên trong


khoảng từ số_nhỏ đến số_lớn

II. HÀM XỬ LÝ CHUỖI

Tên hàm Cú pháp và công dụng

LEFT LEFT(chuỗi, [n]): trả về n ký tự bên trái của tham số chuỗi.


Lưu ý, nếu ta bỏ qua n thì mặc định n=1.
Ví dụ: =LEFT(“Tin học kinh tế”,7) Kết quả: Tin học
RIGHT RIGHT(chuỗi, [n]): trả về n ký tự bên phải của tham số chuỗi.
Lưu ý, nếu ta bỏ qua n thì mặc định n=1.
Ví dụ: =RIGHT(“Tin học kinh tế”,7) Kết quả: kinh tế
MID MID(chuỗi, m, n): trả về n ký tự kể từ ký tự thứ m của chuỗi
Ví dụ: =MID(“Tin học kinh tế”,5,3) Kết quả: học

5
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Tên hàm Cú pháp và công dụng

TRIM TRIM(chuỗi): trả về chuỗi đã cắt bỏ những khoảng trống của chuỗi, khi
đó mỗi từ chỉ cách nhau một khoảng trắng.
Ví dụ: =TRIM(“ Tin học kinh tế”,7) Kết quả: Tin học kinh tế
LOWER LOWER(chuỗi): trả về chuỗi chữ thường tương ứng với chuỗi đã cho
Ví dụ: =LOWER(“TIN HỌC KINH TẾ”) Kết quả: tin học kinh tế
UPPER UPPER(chuỗi): trả về chuỗi chữ hoa tương ứng với chuỗi đã cho
Ví dụ: =UPPER(“Tin học kinh tế”) Kết quả: TIN HỌC KINH TẾ
PROPER PROPER(chuỗi): trả về một chuỗi mà ký tự đầu của mỗi từ đều là chữ
hoa tương ứng với chuỗi đã cho
Ví dụ: =PROPER(“Tin học kinh tế”) Kết quả: Tin Học Kinh Tế
LEN LEN(chuỗi): trả về chiều dài của chuỗi, nghĩa là số ký tự kể cả khoảng
trắng trong chuỗi đã cho
Ví dụ: =LEN(“Tin học kinh tế”) Kết: 15
FIND FIND(chuỗi_1, chuỗi, [n]): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi_1
trong chuỗi, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n bên trái chuỗi trở đi
(mặc định n = 1). Có phân biệt chữ hoa chữ thường
Ví dụ: =FIND(“học”, “Tin học kinh tế”) Kết quả: 5
=FIND(“Học”, “Tin học kinh tế”) Kết quả: #VALUE!
SEARCH SEARCH(chuỗi_1, chuỗi, [n]): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của
chuỗi_1 trong chuỗi, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n bên trái chuỗi trở đi (mặc
định n = 1). Không phân biệt chữ hoa chữ thường
Ví dụ: = SEARCH(“học”, “Tin học kinh tế”) Kết quả: 5
= SEARCH (“Học”, “Tin học kinh tế”) Kết quả: 5
REPLACE REPLACE(chuỗi, i, n, chuỗi_mới): thay thế n ký tự trong chuỗi bắt đầu
từ ký tự thứ i bằng chuỗi_mới.
Ví dụ:= REPLACE(“Tin học kinh tế”,9,7,“B”) Kết quả: Tin học B
SUBSTITUTE SUBSTITUTE(chuỗi, chuỗi_cũ, chuỗi_mới, [i]): thay chuỗi_cũ thứ i
trong chuỗi bằng chuỗi_mới, nếu bỏ qua i nghĩa là thay thế tất cả
chuỗi_cũ bằng chuỗi_mới.
Ví dụ: = SUBSTITUTE((“Tin học kinh tế”, “kinh tế”, “B”) Kết
quả: Tin học B
TEXT TEXT(số, định_dạng): đưa số từ kiểu số về kiểu chuỗi với định_dạng
(xem thêm phần định dạng số)
Ví dụ: =TEXT(2000,“$#,###.00”) Kết quả: $2,000.00
VALUE VALUE(chuỗi-số): trả về số tương ứng với chuỗi-số đã cho Ví
dụ: =VALUE(“0045”) Kết quả: 45

6
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

III. HÀM XỬ LÝ NGÀY THÁNG

Tên hàm Cú pháp và công dụng

NOW NOW(): trả về ngày-tháng-năm và giờ hiện hành mà máy đang lưu giữ
Ví dụ: =NOW() Kết quả: 13/04/2013 19:20

TODAY TODAY(): trả về ngày-tháng-năm hiện hành mà máy đang lưu giữ Ví
dụ: =TODAY() Kết quả: 13/04/2013

DATE DATE(năm, tháng, ngày): trả về ngày-tháng-năm tương ứng. Ví


dụ: =DATE(2013,04,30) Kết quả: 30/04/2013

DAY DAY(ngày-tháng-năm): trả về một con số (1 31) chỉ ngày tương


ứng với tham số ngày-tháng-năm
Ví dụ: =DAY(“30/04/2013”) Kết quả: 30
MONTH MONTH(ngày-tháng-năm) : trả về một số (1 12) chỉ tháng tương
ứng với tham số ngày-tháng-năm
Ví dụ: =MONTH(“30/04/2013”) Kết quả: 4
YEAR YEAR(ngày-tháng-năm): trả về một con số (gồm 4 chữ số) chỉ năm
tương ứng với tham số ngày-tháng-năm
Ví dụ: =YEAR(“30/04/2013”) Kết quả: 2013
WEEKDAY WEEKDAY(ngày-tháng-năm,[kiểu]): trả về số thứ tự (nghĩa là Thứ) của
ngày-tháng-năm trong tuần.
Các kiểuthông dụng:
1: hàm trả về 1 là chủ nhật 7 là thứ bảy (mặc định)
2: hàm trả về 1 là thứ hai 7 là chủ nhật. 3: hàm trả
về 0 là thứ hai 6 là chủ nhật.
Ví dụ : = WEEKDAY(“30/04/2013”) Kết quả: 3
TIME TIME(giờ, phút, giây): trả về thời gian tương ứng với 3 tham số: giờ,
phút, giây đã cho
Ví dụ : = TIME(6,30,5) Kết quả 6:30:05
HOUR HOUR(btgiờ): trả về một số chỉ giờ (0 23) tương ứng với btgiờ Ví
dụ : = HOUR(“08:30:15”) Kết quả : 8
MINUTE MINUTE(btgiờ): trả về một số chỉ phút (0 59) tương ứng với btgiờ
Ví dụ: =MINUTE(“08:30:15”) Kết quả : 30
SECOND SECOND(btgiờ): trả về một số chỉ giây (0 59) tương ứng với btgiờ
Ví dụ : =SECOND(“08:30:15”) Kết quả : 15

7
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

IV. HÀM THỐNG KÊ

Tên hàm Cú pháp và công dụng

MIN MIN(danh-sách) : trả về giá trị nhỏ nhất của các số trong danh-sách
Ví dụ: = MIN(6,4,2,8) Kết quả: 2
MAX MAX(danh-sách) : trả về giá trị lớn nhất của các số trong danh-sách
Ví dụ: = MAX(6,4,2,8) Kết quả: 8
AVERAGE AVERAGE(danh-sách) : trả về giá trị trung bình của các số trong danh-
sách
Ví dụ: = AVERAGE (6,4,2,8) Kết quả: 5.75

AVERAGEIF AVERAGEIF(vùng_1, điều_kiện[, vùng_2]): trả về giá trị trung bình


của các ô trong vùng_2 tương ứng theo thứ tự với các ô trong vùng1 thỏa
điều-kiện. Nếu bỏ qua tham số vùng_2 nghĩa là vùng_2 = vùng_1 Ví dụ:

AVERAGEIFS AVERAGEIFS(Vùng_0, vùng_1, điều_kiện1, vùng_2], điều_kiện2,…):


trả về giá trị trung bình của các ô trong vùng_0 tương ứng theo thứ tự
với các ô trong vùng_1 thỏa điều_kiện1 và vùng_1 thỏa điều_kiện1….
COUNT COUNT(danh-sách) : trả về số lượng các ô có kiểu số trong danh-sách
Ví dụ: =COUNT(2,4,7, “A”) Kết quả: 3

COUNTA COUNTA(danh-sách) : trả về số lượng các ô có nội dung khác rỗng trong
danh-sách
Ví dụ: =COUNTA(2,4,7, “A”) Kết quả: 4
COUNTIF COUNTIF(vùng, điều-kiện) : trả về số lượng các ô trong vùng thỏa
điều-kiện Ví dụ:

COUNTIFS Tương tự COUNTIF thì COUNTIFS(vùng1, điều-kiện1, vùng2, điều-


kiện2,…) : trả về số lượng các ô trong vùng thỏa điều-kiện1 trong vùng1
và điều-kiện2 trong vùng2….và có thể viết thêm nhiều điều kiện

8
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Tên hàm Cú pháp và công dụng

RANK RANK(ô, vùng, kiểu) : trả về thứ tự xếp hạng của ô trong vùng; kiểu =
1: xếp hạng tăng dần, kiểu = 0 hoặc bỏ qua: xếp hạng giảm dần Ví dụ:

V. HÀM ĐIỀU KIỆN

Tên hàm Cú pháp và công dụng

IF IF(btLogic1, bt1, bt2): Nếu btLogic có giá trị TRUE thì trả về bt1, ngược
lại btLogic có giá trị FALSE thì trả về bt2 Ví dụ : =IF(1>2,1,2) Kết
quả: 2

AND AND(btLogic1, btLogic2, …): trả về TRUE nếu tất cả các btLogic đều có
giá trị TRUE, trả về FALSE nếu có ít nhất một btLogic có giá trị
FALSE
Ví dụ: =AND(1>2,2<3) Kết quả : FALSE
OR OR(btLogic1, btLogic2, …): trả về FALSE nếu tất cả các btLogic đều có
giá trị FALSE, trả về TRUE nếu có ít nhất một btLogic có giá trị TRUE
Ví dụ : =OR(1>2,2<3) Kết quả : TRUE

NOT NOT(btLogic): trả về giá trị phủ định của btLogic Ví


dụ: =NOT(AND(1>2,2<3)) Kết quả: TRUE

9
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

VI. HÀM TÌM KIẾM

Tên hàm Cú pháp và công dụng

VLOOKUP VLOOKUP(giá-trị-dò, bảng-dò, cột, kiểu-dò): dùng giá-trị-dò để dò tìm


trên cột đầu tiên của bảng-dò (Không tìm thấy trả về #N/A)
Hàm VLOOKUP yêu cầu dữ liệu trong bảng dò được tổ chức theo các cột
Có 2 trường hợp:
• Kiểu dò là False hay 0: nghĩa là dò tìm chính xác.
• Kiểu dò là True, hoặc 1, hoặc lờ đi: nghĩa là dò tìm xấp xỉ.
Excel dò đến một giá trị lớn nhất còn nhỏ hơn hay bằng giá-trị-dò. Cột
đầu tiên của bảng-dò nên được sắp xếp tăng dần. Ví dụ :

HLOOKUP Với công dụng tương tự nhưng hàm HLOOKUP(giá-trị-dò, bảng-dò,


dòng, kiểu-dò): yêu cầu bảng dò phải được tổ chức theo hàng. Cụ thể
dùng giá-trị-dò để dò tìm trên dòng đầu tiên của bảng-dò (Không tìm
thấy trả về #N/A) Có 2 trường hợp:
• Kiểu-dò là False hay 0: dò tìm chính xác.
• Kiểu-dò là True, hoặc 1, hoặc lờ đi: nghĩa là dò tìm xấp xỉ. Excel
dò đến một giá trị lớn nhất còn nhỏ hơn hay bằng giá-trị-dò.
Dòng đầu tiên của bảng-dò nên được sắp tăng dần.
MATCH MATCH(giá-trị-dò, bảng-dò, kiểu-dò): Trả về thứ tự vị trí của giá-trị-dò
trong bảng-dò (chỉ là 1 dòng hoặc 1 cột). Hàng hoặc cột đầu tiên có giá
trị là 1.
• Kiểu-dò là 0 (dò chính xác và bảng-dò không cần sắp xếp)
• Kiểu-dò là 1 hoặc lờ đi (MATCH tìm đến giá trị lớn nhất còn nhỏ
hơn hay bằng giá-trị-dò và bảng-dò phải được sắp xếp tăng dần)
• Kiểu-dò là -1 (MATCH tìm đến giá trị nhỏ nhất còn lớn hơn hay
bằng giá-trị-dò và bảng-dò phải được sắp xếp giảm dần). Ví dụ :

10
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Tên hàm Cú pháp và công dụng


CHOOSE CHOOSE(thứ-tự, giá trị 1, giá trị 2, ...): trả về một giá trị trong một danh
sách các giá trị; giá trị đó tương ứng với thứ-tự chỉ ra. Nếu thứ-tự nhỏ hơn
1 hoặc lớn hơn số giá trị trong danh sách thì CHOOSE trả về
#VALUE!
Ví dụ :

INDEX INDEX(bảng-dò, dòng, cột): trả về giá trị trong bảng-dò tương ứng với
tọa độ dòng, cột. Ví dụ :

11
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI 2: CÔNG THỨC MẢNG TRONG EXCEL


Nội dung:
 Khái niệm mảng
 Các ví dụ minh họa

KHÁI NIỆM VÀ CÁCH DÙNG


Trong Excel, một mảng (array) có thể là mảng một chiều hoặc mảng hai chiều.
• Mảng một chiều thì có thể hiểu đó là một vùng (range) số liệu trên bảng tính mà vùng này
sẽ có một dòng (khi mảng nằm ngang) hoặc một cột (mảng nằm dọc)
• Một mảng hai chiều có thể hiểu đó là một vùng số liệu trên bảng tính (có dạng hình chữ
nhật) bao gồm nhiều dòng và nhiều cột.
• Công thức mảng không cần lưu trữ các số liệu trong quá trình tính toán trong các ô (cell),
mà Excel sẽ xử lý các mảng số liệu này trong bộ nhớ máy tính. Sau đó các công thức mảng
sẽ lấy kết quả tính toán trả về trên bảng tính.
• Một công thức mảng có thể trả về kết quả là nhiều ô (range) hay chỉ một ô.
• Công thức mảng có thể trả về kết quả cho một ô hoặc nhiều ô, khi muốn một công thức
mảng trả về kết quả cho nhiều ô thì phải chọn các ô đó rồi mới nhập công thức, sau đó
nhấn CTRL+SHIFT+ENTER
• Ký hiệu sau khi nhấn CTRL + SHIFT + ENTER {=SUM(B2:B5*C2:C5)}
• Mảng hai chiều là một hình chữ nhật bao gồm nhiều hàng và nhiều cột. Tương tự như
mảng một chiều, ta sử dụng các dấu phẩy để ngăn cách các phần tử trong cùng một hàng
và dấu chấm phẩy để ngăn cách các phần tử trong cùng một cột.
• Ưu điểm của công thức mảng
o Là cách tính toán đảm bảo sự chính xác về kết quả (tránh trường hợp vô tình sao
chép sai công thức do chạy địa chỉ tham chiếu)
o Dùng công thức mảng tránh được việc vộ tình xoá hay làm thay đổi công thức
trong một ô nào đó của vùng công thức mảng. Vì công thức mảng không cho phép
xoá, sửa chữa một ô trong vùng công thức mảng.
o Sử dụng công thức mảng để giải quyết các công việc thống kê với nhiều điều kiện
phức tạp một cách hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi hơn các hàm cơ sở dữ liệu
• Ví dụ 1:

Chỉ với 1 công thức duy nhất, ta viết hàm như trong hình trên và ấn CTRL + SHIFT +
ENTER được kết quả là tổng các số lẻ trong dãy số từ địa chỉ B2 đến B9. Giải thích:
=SUM(IF(MOD(B2:B9,2)=1,1,0))
o Hàm SUM ở ngoài yêu cầu đầu vào là một mảng để tính tổng

12
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

o Như vậy kết quả của hàm IF lúc này là một mảng
o Hàm MOD(x,y) trả về số dư của x khi chia cho y
o Cách thực thi: Lấy từng ô trong vùng B2:B9 chia cho 2, nếu được dư là 1 thì trả về 1, nếu
như khác 1 thì trả về 0. Vậy kết quả của IF lúc này là một mảng gồm các giá trị 1 và 0 tương
ứng. Tổng của các giá trị này (hàm SUM bên ngoài) sẽ là số số lẻ trong dãy.
• Ví dụ 2:

13
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI 3: CƠ SỞ DỮ LIỆU
Nội dung:
 Khái niệm cơ sở dữ liệu
 Sắp xếp dữ liệu
 Trích lọc dữ liệu
 Hàm liên quan cơ sở dữ liệu
 Kiểm tra dữ liệu nhập

I. KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU


Cơ sở dữ liệu (CSDL) gồm nhiều bảng (sheet; vùng), ở mỗi bảng gồm nhiều trường (field) và
nhiều mẩu tin (record) với các qui ước:
• Tên trường là duy nhất trong sheet, phải nhập trong từng ô riêng và không là ô trống.
• Không để dòng trống và cột trống trong cơ sở dữ liệu.
• Cơ sở dữ liệu phải tách biệt so với những phần khác trong sheet.

Ví dụ : Bảng tính lương


Khóa chính và khóa ngoại trong Cơ sở dữ liệu (CSDL):
 Khóa chính: Là trường dữ liệu định danh cho 1 mẩu tin, nó xác định sự khác nhau giữa các
mẩu tin (record) trong CSDL. Ở Bảng Tính Lương trên thì trường Mã Số là khóa chính, nó
không mang giá trị trùng nhau, vì vậy nó dùng để phân biệt giữa các mẩu tin (record)
 Khóa ngoại: Được xem là con trỏ để trỏ tới khóa chính. Mục đích tạo ra liên kết về mặt dữ
liệu cho các bảng trong CSDL. Ở Bảng Tính Lương trên thì trường Phòng được gọi là khóa
ngoại. Nó giúp cho sự liên kết giữa 2 bảng là Bảng Tính Lương và Bảng Phòng. Giả sử Bảng
Phòng được mô tả như sau:
Số nhân
Phòng Tên Phòng
viên
A Phòng Kinh doanh 10
B Phòng Nhân sự 20
C Phòng Vật tư 4
D Phòng CSKH 2
X Phòng Kỹ thuật 20
P Phòng Thiết kế 15

Như vậy: Qua khóa chính và khóa ngoại ta có thể kết nối các dữ liệu từ các bảng lại với nhau theo
mong muốn, khi kết nối dữ liệu thì dữ liệu sẽ hiển thị đầy đủ, tránh được sự lặp lại của dữ liệu nhiều

14
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

lần gây tốn dưng lượng lưu trữ. Khóa ngoại giúp việc lưu trữ trở lên đơn giản, giảm số lượng trường
dữ liệu phải lưu trữ và bảo đảm sự nhất quán của dữ liệu.
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC MỘT SƠ CỞ DỮ LIỆU
- Cần phân tách dữ liệu theo hình thức độc lập (tạm gọi là bảng) và kết nối với nhau căn cứ
theo khóa chính và khóa ngoại.
Ví dụ: Khi tổ chức file Quản lý nhân sự thì các dữ liệu thuộc phần nào (có quan hệ với nhau) ta
sẽ đặt riêng ra phần đó (thường thì ra các sheet) để tránh việc lặp lại dữ liệu. Các sheet này sẽ liên
kết với nhau thông qua khóa chính và khóa ngoại…(Các cột màu đỏ là khóa chính, còn màu vàng
là khóa ngoại)

- Tạo ra các khóa chính và khóa ngoại liên kết dữ liệu với nhau giữa các bảng. (Khóa chính là
dữ liệu không có dữ liệu trùng nhau trong cột).
- Các vùng dữ liệu có liên quan (bảng) nên để ra các sheet độc lập (trừ một vài dữ liệu dạng
định nghĩa, là loại dữ liệu rất ít thay đổi trong quá trình sử dụng file)
- Không nhập lại các dữ liệu đã được định nghĩa trong các bảng khác (trừ một vài trường hợp
đối với máy tính có năng lực xử lý kém và thường xuyên cần xem các dữ liệu này thì khi nhập
liệu vẫn không nhập dữ liệu đó, nhưng khi nhập xong thì dùng vlookup hoặc hlookup đổ dữ
liệu vào và paste giá trị vào đúng ô đó để loại bỏ công thức)
- Cách đặt tên bảng để tiện thao tác như sau:
Bước 1: Chọn vùng muốn định nghĩa tên bảng
Bước 2: Vào Formulas\Name Manager\New…

15
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Đặt tên và nhấn OK. (nên dùng _ đặt trước tên)


Sau khi đặt tên xong, các công thức có thể tham chiếu đến phạm vi được định nghĩa thông qua tên
này. Ví dụ: muốn lấy Tên Phòng thì trong công thức ta chỉ cần viết như sau

III. SẮP XẾP DỮ LIỆU


Để sắp xếp thứ tự dữ liệu trong CSDL, dùng một trong các cách sau :
Cách 1: Thực hiện
• Đặt con trỏ vào một ô trong cột muốn xếp thứ tự,
• Chọn thẻ Data, nhóm Sort & Filter, nhấp nút AZ hay nút ZA tùy theo bạn muốn xếp
theo thứ tự tăng hay giảm.

Cách 2: Thực hiện


• Đặt con trỏ vào một ô trong cột muốn xếp thứ tự,
• Chọn lệnh Home \ Editing \ Sort & Filter \ Sort A to Z hoặc Sort Z to A tùy theo bạn
muốn xếp theo thứ tự tăng hay thứ tự giảm

16
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Cách 3: Thực hiện


• Chọn cơ sở dữ liệu chứa các cột muốn xếp thứ tự,
• Chọn lệnh Data \ Sort & Filter \ Sort hoặc lệnh Home \ Editing \ Sort & Filter \ Custom
Sort, xuất hiện hộp thoại Sort

• Hộp Sort by : để chọn cột sắp xếp trong danh sách các cột của CSDL
• Hộp Sort On: xếp thứ tự theo Values (giá trị), Cell Color (màu ô), Font Color (màu ký tự),
Cell Icon (biểu tượng trong ô),
• Hộp Order: xếp thứ tự A to Z (chữ tăng dần), Z to A (chữ giảm dần), Smallest to Largest
(số tăng dần), Largest to Smallest (số giảm dần), Custom List (theo thứ, theo tháng, theo
danh sách mới tự tạo)
• Nút Add Level: để thêm một cấp sắp xếp nữa (Then by).

17
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

IV. TRÍCH LỌC DỮ LIỆU


Lọc tự động: lọc dữ liệu dựa trên các điều kiện đơn giản bằng cách sử dụng AutoFilter.
• Trỏ chuột vào bất kỳ ô nào trong vùng cơ sở dữ liệu hoặc chọn cả vùng cơ sở dữ liệu,
• Chọn lệnh Data \ Sort & Filter \ Filter hoặc lệnh Home \ Editing \ Sort & Filter \ Filter.
• Xuất hiện nút xổ xuống (Dropdown) ở mỗi cột trong cơ sở dữ liệu.
Lọc nâng cao: nếu điều kiện phức tạp không thể thực hiện bằng AutoFilter được, bạn có thể dùng
chức năng Advanced Filter.
• Trỏ chuột vào bất kỳ ô nào trong vùng cơ sở dữ liệu hoặc chọn cả vùng cơ sở dữ liệu,
Chọn lệnh Data \ Sort & Filter \ Advanced.
Xuất hiện hộp thoại Advanced Filter.

Khi sử dụng chức năng Advanced Filter, bạn cần khai báo:
• List range: vùng danh sách, đó là cơ sở dữ liệu hay một phần cơ sở dữ liệu bao gồm cả
hàng tiêu đề chứa các mẩu tin cần lọc
• Criteria range: vùng tiêu chuẩn (vùng điều kiện lọc), thường ở bên dưới vùng danh sách
• Copy to: vùng trích loc, chứa các mẩu tin thỏa tiêu chuẩn lọc, ở ngoài vùng chứa các mẩu
tin cần lọc.
Cách xây dựng vùng dữ liệu làm điều kiện lọc:
• Tạo vùng tiêu chuẩn: ta sao chép các tên trường chứa tiêu chuẩn vào vùng tiêu chuẩn.
• Nhập tiêu chuẩn vào dưới tên trường tương ứng của vùng tiêu chuẩn.
• Các tiêu chuẩn trên cùng một dòng thuộc các trường khác nhau nghĩa là “và”
• Các tiêu chuẩn trên các dòng khác nhau nghĩa là “hay”, “hoặc”
• Nếu tiêu chuẩn là ô trống thì nghĩa là “tất cả các mẩu tin đều thỏa”
• Nếu tiêu chuẩn thuộc loại tính toán – điều kiện sẽ là một mệnh đề logic (computed criteria),
nghĩa là kết quả sau khi ban hành công thức là TRUE hoặc FALSE, thì sử dụng địa chỉ ô
của mẩu tin đầu tiên trong vùng chứa các mẩu tin cần lọc, đồng thời xóa hay thay tên trường
tương ứng của vùng tiêu chuẩn bằng một từ nào đó.
• Nếu tiêu chuẩn thuộc loại so sánh (comparision criteria) thì không xóa tên trường trong
vùng tiêu chuẩn.
Ví dụ: sau đây là các tiêu chuẩn được trình bày theo hai loại hay hỗn hợp cả hai loại tiêu chuẩn
Lọc ra các nhân viên thuộc phòng A, B hay P

Lọc ra các nhân viên thuộc phòng A, B hay P và có LCB > 500
18
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Lọc ra các nhân viên sinh năm 1965

Ví dụ:

Lập điều kiện

19
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Kết quả:

V. HÀM LIÊN QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU


Các hàm liên quan đến cơ sử dữ liệu giúp tăng khả năng tính toán lên một mức cần thiết, tránh việc
dùng nhiều hàm kết hợp lại…gây ra hiện tượng chậm. Về ý nghĩa hàm là tương tự như những hàm
tương ứng có đuôi IF hoặc IFS như: Sumif; Sumifs….
• DAVERAGE(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về giá trị trung bình của các ô
trong tham số cột trong tham số vùng danh sách, các ô này thỏa điều kiện của tham số vùng
tiêu chuẩn.
• DCOUNT(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về số lượng các ô kiểu số trên cột
trong vùng danh sách, các ô này thỏa tiêu chuẩn.
• DCOUNTA(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về số lượng các ô khác rỗng trên
cột trong vùng danh sách, các ô này thỏa tiêu chuẩn.
• DGET(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về một giá trị của một ô trên cột trong
vùng danh sách, ô này thỏa tiêu chuẩn.
• DMAX(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về giá trị lớn nhất của các ô trên cột
trong vùng danh sách, các ô này thỏa tiêu chuẩn.
• DMIN(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về giá trị nhỏ nhất của các ô trên cột
trong vùng danh sách, các ô này thỏa tiêu chuẩn.
• DSUM(vùng danh sách, cột, vùng tiêu chuẩn): Trả về tổng giá trị của các ô trên cột trong
vùng danh sách, các ô này thỏa tiêu chuẩn. Chú ý: trong cú pháp của hàm:
20
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

• vùng danh sách: địa chỉ hoặc tên của vùng danh sách
• cột : tên cột đặt trong dấu nháy kép hoặc số thứ tự cột của cột đó trong vùng danh sách
vùng tiêu chuẩn: địa chỉ hoặc tên của vùng tiêu chuẩn.
Ví dụ 1: về cách dùng hàm liên quan đến Cơ sở dữ liệu:

Với yêu cầu tính tổng số nhân viên của các Phòng A; B; C; P ta dùng hàm DSUM theo cú pháp như
trong ví dụ. Cách dùng này được thay thế cho việc ta dùng kết hợp 4 hàm Sumif hoặc 1 hàm Sumifs
mà có 4 điều kiện.
Ví dụ 2: Sử dụng điều kiện phức tạp trong các hàm làm việc với CSDL

VI. KIỂM TRA DỮ LIỆU NHẬP VÀ XÂY DỰNG MẪU NHẬP LIỆU
1. Kiểm tra dữ liệu nhập
• Chọn vùng cần kiểm tra dữ liệu nhập, giả sử đó là cột ĐIỂM (A1:A8) với dữ liệu nhập
vào là số từ 0 đến 10.
• Chọn Data \ Data Tools \ Data Validation \ Data Validation, xuất hiện hộp thoại Data
Validation.
• Thẻ Settings:
21
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

o Hộp Allow: kiểu dữ liệu cần kiểm tra, bạn chọn Whole number. o Hộp Data: chọn
toán tử thích hợp để thiết lập điều kiện, ở đây bạn chọn between, xuất hiện hai hộp
Minimum và Maximum.

o Thẻ Input Message: Đánh dấu chọn Show input message when cell is selected để
thông điệp xuất hiện khi bạn chọn ô nhập liệu. Thông điệp có 2 phần: tiêu đề (hộp
Title) và nội dung (hộp Input message).

o Thẻ Error Alert: Đánh dấu chọn Show error alert after invalid data is entered
để thông báo xuất hiện nếu nhập sai.

2. Tạo mẫu nhập liệu


Thay vì tại hộp Allow chọn Whole number thì ta chọn List, nó sẽ giúp tạo ra 1 hộp combo lựa chọn
tại ô được thiết lập Data Validation.

22
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Thiết lập hộp Combo chọn có 2 lựa chọn Nam hoặc Nữ

Dữ liệu lựa chọn trong hộp combo có thể tham chiếu đến địa chỉ ô để thuận tiện cho việc bổ sung
sau này. Ví dụ:

Để có lựa chọn như hình

23
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Ta thiết lập dữ liệu như sau

24
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Nội dung:
 Công cụ Subtotal
 Công cụ Consolidate
 Công cụ Pivot Table
1. CÔNG CỤ SUBTOTAL
Chức năng Subtotal cho phép tổng hợp từng nhóm dữ liệu của các cột kiểu số trong cơ sở dữ
liệu, chẳng hạn như tìm tổng, số lớn nhất, số nhỏ nhất, số trung bình, … Kết quả tổng hợp được
đặt trên hay dưới mỗi nhóm.
Giả sử có bảng dữ liệu bán hàng như sau:

Ta cần tính tổng số tiền mà mỗi nhân viên thực hiện được:
(1) Xếp thứ tự cột Nhân viên thực hiện
(2) Chọn cơ sở dữ liệu hay trỏ chuột vào một ô bất kỳ
(3) Chọn lệnh Data \ Outline \ Subtotal, xuất hiện hộp thoại Subtotal:
• Hộp At each change in: chọn tên cột đã
dùng để xếp thứ tự (Nhân viên thực hiện)
• Hộp Use function: chọn hàm dùng để tổng
hợp dữ liệu (Sum)
• Hộp Add subtotal to: đánh dấu chọn những
cột kiểu số cần đưa ra kết quả tổng hợp (Số
tiền)
• Replace current subtotals: chọn để kết quả
tổng hợp mới sẽ ghi đè kết quả tổng hợp cũ,
không chọn thì kết quả tổng hợp mới sẽ
thêm vào cơ sở dữ liệu,
• Page break between group: chọn để có
ngắt trang giữa các nhóm, khi in ra giấy thì
mỗi nhóm một trang giấy,
• Summary below data: chọn / không chọn
để kết quả tổng hợp ở dưới / trên mỗi nhóm.
Ngoài Excel tự dộng thêm vào một kết quả
tổng hợp Grand … cho cả cơ sở dữ liệu,
• Nút Remove All: để gỡ bỏ tất cà các kết
quả tổng hợp hiện thời.

25
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bên trái bảng tính, có nút dấu – hay dấu +, nhấp vào nút đó thì dấu – trở thành dấu + và ngược
lại, dấu – để xem chi tiết, dấu + chỉ xem kết quả tổng hợp.

2. CÔNG CỤ CONSOLIDATE
Chức năng Consolidate cho phép hợp nhất dữ liệu từ nhiều vùng dữ liệu nguồn (Sources) và hiển
thị kết quả trong vùng dữ liệu đích (Destination).
Giả sử Trường NIIT có 3 trung tâm, mỗi trung tâm có một bảng báo cáo số lượng học sinh 6
tháng đầu năm 2021. Trường có nhu cầu tổng hợp các báo cáo của 3 trung tâm thành một báo
cáo 6 tháng đầu năm 2021 của Trương.

26
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Thực hiện các bước sau:


(1) Chọn vùng dữ liệu đích bằng cách trỏ chuột vào một ô bất kỳ ở vùng đó,
(2) Chọn lệnh Data \ Data Tools \ Consolidate, xuất hiện hộp thoại Consolidate

• Hộp Function: chọn hàm sử dụng (Sum, Min, Max, …), thông thường khi tổng hợp dữ
liệu bạn chọn hàm Sum để tính tổng.
• Hộp Reference: để tham chiếu lần lượt các vùng dữ liệu nguồn.
• Hộp All references: chứa tất cả các vùng dữ liệu nguồn cần thiết cho việc hợp nhất. Để
xóa một vùng dữ liệu trong hộp All references, bạn chọn vùng đó, rồi nhấp nút Delete.
• Top row: chọn nếu muốn dùng tên cột của vùng nguồn,
• Left column: chọn nếu muốn dùng các giá trị của cột đầu tiên của vùng nguồn, ở đây là
giá trị của cột Mặt hàng,
• Create links to source data: chọn nếu muốn dữ liệu hợp nhất được cập nhật mỗi khi có
thay đổi ở vùng dữ liệu nguồn.

27
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

3. CÔNG CỤ PIVOTTABLE
PivotTable, còn gọi là bảng dữ liệu tổng hợp, là một bảng tính được tạo ra từ một cơ sở dữ
liệu của Excel hay từ nguồn dữ liệu bên ngoài. Giả sử có bảng dữ liệu bán hàng như sau:

Ta muốn tổng hợp tổng số tiền mà mỗi nhân viên đã thực hiện được theo từng khu vực

Cách thực hiện:


• Chọn lệnh Insert \ Tables \ PivotTable \ PivotTable

• Xuất hiện hộp thoại Create PivotTable, chọn dữ liệu mà bạn muốn phân tích và chọn nơi
đặt kết quả.

28
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

• Nhấp nút OK, xuất hiện hộp thoại PivotTable Field List Bạn chọn tên trường, rồi kéo
thả vào vùng bên dưới:
o Vùng Column Labels: mỗi giá trị đại diện của một trường sẽ tạo thành một cột với tên
cột là giá trị đó (Khu vực)
o Vùng Row Labels: mỗi giá trị đại diện của một trường sẽ tạo thành một hàng với tên
hàng là giá trị đó (Nhân viên thực hiện) o Vùng Values: mặc định tính Tổng (Sum)
của các giá trị của trường (Số tiền)

29
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI 5: CÁC HÀM THAM CHIẾU ĐỊA CHỈ Ô


Nội dung:
 Hàm xác định địa chỉ ô (ADDRESS)
 Hàm tham chiếu gián tiếp (INDIRECT)

Các hàm tham chiếu địa chỉ ô là hàm dùng để xác định địa chỉ ô căn cứ theo hàng cột hoặc tham
chiếu đến một vùng ô xác định.
1. HÀM XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ Ô
=ADDRESS(row_num, column_num, [abs_num], [a1], [sheet_text])
Trong đó ta có:
o row_num - Đây là số thứ tự hàng của địa chỉ ô. Đây là một đối số bắt buộc.
o col_num - Đây là số thứ tự cột của địa chỉ ô. Nó cũng là một đối số bắt buộc.
o abs_num - Đây là loại địa chỉ tuyệt đối hoặc tương đối. Đây là một đối số tùy chọn. Nếu
bạn bỏ qua là, kết quả mặc định là tuyệt đối. Nó có thể là bất kỳ giá trị nào sau đây:
1 - hàng tuyệt đối và tham chiếu cột tuyệt đối. Ví dụ: $A$1
2 - hàng tuyệt đối và tham chiếu cột tương đối. Ví dụ: A$1
3 - hàng tương đối và tham chiếu cột tuyệt đối. Ví dụ: $A1
4 - hàng tương đối và tham chiếu cột tương đối. Ví dụ: A1
o a1 - Đây là kiểu tham chiếu cho địa chỉ ô được trả về: A1 hoặc R1C1 (R=Row và
C=Colum). Đây là một đối số tùy chọn và nếu bỏ qua, địa chỉ được trả về mặc định là
A1.
o sheet - Đây là tên của bảng tính để trả về địa chỉ ô từ đó. Nó là tùy chọn và mặc định cho
trang tính hiện tại nếu bị bỏ qua.

2. HÀM THAM CHIẾU GIÁN TIẾP


Hàm INDIRECT được sử dụng để tham chiếu gián tiếp các ô, dãy các trang tính hoặc các bảng tính
khác. Nói cách khác, hàm INDIRECT cho phép bạn tạo một ô chứa tham chiếu động hoặc 1 mảng
chứa tham chiếu trong Excel, thay vì “mã hóa cố định” luôn những tham chiếu đó vào các công thức
Excel của bạn. Kết quả là, bạn có thể thay đổi một tham chiếu ô trong một công thức mà không làm
thay đổi công thức đó. Hơn nữa, các tham chiếu INDIRECT sẽ không thay đổi khi một số hàng hoặc
cột mới được chèn vào bảng tính hoặc khi bạn xóa bất kỳ những gì hiện có.
=INDIRECT (ref_text, [a1])
- Ref_text – là một ô tham chiếu, hoặc một tham chiếu đến ô ở dạng một chuỗi văn bản, hoặc một
mảng mà đã được đặt tên.

- a1 – là một giá trị logic xác định loại tham chiếu của đối số ref_text:
Nếu TRUE hoặc bỏ qua, thì ref_text được hiểu như một tham chiếu ô dạng A1 – tham chiếu ô.
Nếu FALSE, ref_text được coi như tham chiếu dạng R1C1.
Ví dụ 1:

30
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Ô C1 chứa địa chỉ ô và hàm Indirect đã căn cứ vào đó để truy vấn được dữ liệu
Ví dụ 2:

Có 2 cách truy cập theo địa chỉ ô là dạng địa chỉ ô thông thường hoặc dạng xác định hàng cột
Ví dụ 3:

Ở ví dụ này: Có 3 vùng được đặt tên lần lượt là Apples; Bananas; Lemons. Hàm Indirect có thể
tham chiếu thẳng vào các vùng được đặt tên này thông qua địa chỉ G1 và trả về vùng dữ liệu tương
ứng theo tên cho các hàm tiếp theo thực hiện.
Ngoài ra hàm Indirect còn có thể tham chiếu tới 1 bảng tính khác hoặc trang tính khác thông qua cú
pháp về tham dẫn như sau:
‘[Book_name.xlsx] Sheet_name’!Range
Trong đó:
- Book_name.xlsx: là tên bảng tính
- Sheet_name: là tên trang tính
- Range: Vùng muốn truy cập

Ở ví dụ trên: Thì hàm Indirect đã truy cập vào bảng tính có tên My Book, trong bảng tính này có
trang tính tên là My Sheet, trong trang tính đó truy cập vào ô A1.
Ví dụ: Hãy tạo ra 1 lưa chọn tương ứng như hình
31
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Để làm được bài này, đầu tiên ta xác định và đặt tên (Apricot) cho 1 vùng dữ liệu chưa 3 dữ liệu là
Algeria; Iran; Pakistan. Sau đó sử dụng hàm Indirect để tham chiếu tới nó khi giá trị ở ô A2 thay đổi.
Và giả sử có nhiều tên lựa chọn khác nhau thì bài tập sẽ hay hơn.
Hãy nghĩ xem cách bạn kết hợp hàm Indirect này với hàm Address nhé.

32
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC


Nội dung:
 Các sử dụng ký tự đại diện
 Cách định dạng dữ liệu theo điều kiện
 Khóa bảng tính (Protect sheet)

1. KÝ TỰ ĐẠI DIỆN TRONG EXCEL


Dùng ký tự đại diện làm tiêu chí so sánh cho bộ lọc văn bản hoặc kết hợp tạo điều kiện cho hàm khi
bạn đang tìm kiếm
Sử dụng Để tìm
? (dấu hỏi) Bất kỳ ký tự đơn nào
Ví dụ, sm?th tìm "smith" và "smyth"
* (dấu hoa thị) Bất kỳ số ký tự nào
Ví dụ, *east tìm "Northeast" và "Southeast"
~ (dấu ngã) tiếp theo là ?, *, hoặc Dấu hỏi, dấu sao hoặc dấu ngã Ví dụ:
~ fy06~? sẽ tìm "fy06?"

Ví du 1: Sử dụng ký tự đại diện trong tìm kiếm.

Ví dụ 2: Sử dụng ký tự đại diện trong xây dựng công thức cho các phần điều kiện.

33
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Ở ví dụ này là đếm các giá trị có chứa AA.


2. ĐỊNH DẠNG THEO ĐIỀU KIỆN (conditional formatting)
 Đánh dấu các giá trị trùng nhau
Các bước thực hiện:
Bước 1. Chọn các ô để định dạng.
Bước 2. Chuyển đến Home > Conditional Formatting.
Bước 3.Click vào Highlight Cells Rules > Duplicate Values.

34
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

 Sử dụng các quy tắc Top/Bottom Rules để làm nổi bật 3 sản phẩm hàng đầu

Các bước thực hiện:


Bước 1. Chọn các ô để định dạng. Trong ví dụ này là B2: B8.
Bước 2. Vào Home > Conditional Formatting.
Bước 3. Click vào Top/Bottom Rules > Top 10 Items…

35
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

 Các phần khác tìm hiểu thêm:….


 Lập điều kiện theo công thức

3. KHÓA BẢNG TÍNH (Protect sheet)


1. Lý do khóa bảng tính
Việc khóa bảng tính có thể giúp người sử dụng bảo toàn cách thức tính toán, cấu trúc của một bảng
tính hoặc thiết kế dữ liệu chạy theo mong muốn. Một ví dụ điển hình là khi thiết kế bảng tính cho
người khác sử dụng, mỗi hàng, cột chứa nhiều công thức…nhưng trong quá trình sử dụng, người
dùng chèn hàng mới, cột mới thì hàng, cột đó sẽ không có công thức…do thế kết quả ở hàng, cột đó
sẽ không được tinh toán và hiển thị…Gặp tình huống này thì khi thiết kế người sử dụng nên dự trù
trước số lượng hàng, cột đủ cho việc nhập dữ liệu…sau đó khóa lại không cho chèn hàng, cột.
Ngoài ra thì việc khóa bảng tính còn giúp bảo mật thông tin.

36
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Ở ví dụ trên cột E chứa công thức tính tổng và khi hàng 3 là hàng mới được chèn thì hàng này không
chứa công thức…và như vậy công thức tại cột E sẽ không có và như vậy, nếu người dùng đơn thuần
không biết excel thì không làm cách nào giải quyết. Công thức càng phức tạp thì việc thiếu công thức
càng khó khăn…
2. Cách làm
Bước 1: Bỏ khóa bảng tính: Chọn toàn bộ bảng tính, vào Formats cells\Protection\Bỏ chọn Locked

Bước 2: Lựa chọn vùng muốn khóa, vào Formats cells\Protection\Chọn Locked

Trong ví dụ trên thì mong muốn khóa dữ liệu ở vùng A51:E51, tức là đã dự tính số lượng học viên
không vượt quá 50 học viên.
Bước 3: Thực hiện thiết lập các vùng cho phép chỉnh sửa trong vùng muốn khóa
Lựa chọn vùng cho phép chỉnh sửa (ví dụ cho chỉnh tiêu đề), vào Review\Allow Users to Edit
Ranges\New\OK. Ta có thể thực hiện nhiều phạm vi này.

37
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bước 4: Khóa Sheet


Vào Review\Protect sheet\(đặt mật khẩu khóa và lựa chọn các nội dung cấm và không cấm…)

Ở ví dụ trên thì đang cho phép 5 lựa chọn đầu tiên là được phép, các phần không được chọn là không
cho phépNhư vậy đang cấm chèn cột, hàng….

4. NHÓM HÀM IS
Xử lý và phát hiện lỗi trong quá trình xây dựng hàm là rất quan trọng, nó giúp cho việc viết các công
thức được mềm dẻo hơn, đồng thời cũng giải quyết vấn đề hiện các lỗi không đáng có. Excel đã đưa
ra bộ hàm IS để xử lý các vấn đề này. Kết quả của hàm này trả về TRUE hoặc FALSE tùy thuộc vào
giá trị cần kiểm tra. Cú pháp như sau:
T Kết
Cú pháp Trả về TRUE nếu Ví dụ
T quả
ISBLANK(value) Giá trị tham chiếu tới một ô =ISBLANK(A2); Giả sử A2 TRUE
1 không chứa dữ liệu gì
trống.

38
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

T Kết
Cú pháp Trả về TRUE nếu Ví dụ
T quả
ISERR(value) Giá trị tham chiếu tới một giá =ISERR(#NA) FALSE
2
trị lỗi ngoại trừ #N/A.
ISERROR(value) Giá trị tham chiếu tới bất kỳ =ISERROR(#REF!) TRUE
giá trị lỗi nào (#N/A,
3 #VALUE!, #REF!, #DIV/0!,
#NUM!, #NAME? hoặc
#NULL!).
ISLOGICAL(value) Giá trị tham chiếu tới một giá =ISLOGICAL(TRUE) TRUE
4
trị lô-gic.
ISNA(value) Giá trị tham chiếu tới giá trị =ISNA(#NA) TRUE
5 lỗi #N/A (giá trị không sẵn
có).
ISNONTEXT(value) Giá trị tham chiếu tới một =ISNA(206) FALSE
mục không phải là văn bản.
6 (Lưu ý rằng hàm này trả về =ISNA(“ABC”) TRUE
TRUE nếu giá trị tham chiếu
tới một ô trống).
7 ISNUMBER(value) Giá trị tham chiếu tới một số. =ISNUMBER(4) TRUE

ISREF(value) Giá trị tham chiếu tới một =ISREF(G8) TRUE


8
tham chiếu.
ISTEXT(value) Giá trị tham chiếu tới một văn =ISTEXT(“XYZ1”) TRUE
9
bản.
IFERROR(Value; IFERROR trả về một giá trị =IFERROR(3/0;”SAI”) SAI
value_if_error) do người dùng chỉ định nếu
10 một công thức định giá trị lỗi; =IFERROR(4/2;”SAI”) 2
nếu không, nó trả về kết quả
của công thức đó.

39
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài tập 1:
Yêu cầu:
1 - Nhập và trình bày bảng tính:
NIIT
BỘ MÔN TIN HỌC
------***------
KẾT QUẢ THI CUỐI KHOÁ
Lớp T8-2021.
Họ và tên Năm sinh THCB WIN WORD EXCEL
Nguyễn Thị Thuận 1970 8 5 5.5 6
Trần Ngọc Quỳnh 1969 7.5 6.5 5 8
Nguyễn Thành Trung 1965 7 8 8.5 7
Trần Minh Trí 1969 8 7.5 5 8
Nguyễn Thị Thu Cúc 1970 5.5 6 7 7
Vũ Văn Sâm 1967 6 8 6.5 8
Nguyễn Phước Hoa 1972 6 5 5.5 7
Vũ Minh Tâm 1964 8 6.5 5 8
Nguyễn Thị Phúc 1973 5 8 8.5 7
Vũ Thị Tuyết 1969 6 7.5 5 8
Đinh Khắc Đài 1968 7 6 7 6
Hồ Thị Nhiên 1970 5 8 6.5 8
Nguyễn Thị Lệ 1971 9 5 5.5 7
Đào Hồng Chinh 1969 6.5 6.5 5 8
Hà Thị Thuỷ 1970 5.5 8 8.5 7
Nguyễn Văn Tý 1967 7.5 5 5.5 7
Lê Hoàng Long 1975 4.5 7 5 6
Điểm Cao nhất:
Điểm Thấp nhất:

2 - Thêm vào trước cột Họ và tên cột STT (Số thứ tự) và nhập giá trị cho cột này. Sau đó nhập
vào cuối bảng tính các cột Tổng, ĐTB, Xếp hạng.
3 - Sử dụng các hàm SUM, AVERAGE để tính giá trị cho các cột Tổng, ĐTB (Điểm trung bình).
4 - Dựa vào cột ĐTB, sử dụng hàm RANK để tính giá trị cho cột xếp hạng.
40
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

5 - Tính Điểm cao nhất, Điểm thấp nhất cho các cột (trừ cột Xếp hạng).
6 - Thêm trước cột Xếp hạng một cột lấy tiêu đề là Xếp loại, sau đó tiến hành Xếp loại học sinh
dựa theo bảng sau:

ĐTB Xếp loại


ĐTB < 5.0 Yếu
5.0 <= ĐTB < 6.5 Trung bình
6.5 <= ĐTB < 8.0 Khá
8.0 <= ĐTB < 9.0 Giỏi
ĐTB >= 9.0 Xuất sắc

7 – Đếm số lượng học viên, tính tổng điểm, trung bình điểm đối với từng kiểu xếp loại nêu trên.
8 – Ghi bảng tính lên đĩa với tên XEPLOAI2.

41
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 2:
NIIT
BỘ MÔN TIN HỌC
------***------
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG (12/2021)
HỌ VÀ TÊN NGÀY CÔNG MÃ KT TIỀN
Nguyễn Thị Thuận 23 A
Trần Ngọc Quỳnh 25 B
Nguyễn Thành Trung 20 C
Trần Minh Trí 15 B
Nguyễn Thị Thu Cúc 28 C
Vũ Văn Sâm 12 A
Nguyễn Phước Hoa 10 C
Vũ Minh Tâm 25 A
Nguyễn Thị Phúc 24 B
Vũ Thị Tuyết 26 C
Đinh Khắc Đài 26 B
Hồ Thị Nhiên 25 A
Nguyễn Thị Lệ 23 A
Đào Hồng Chinh 25 C
Hà Thị Thuỷ 26 A
Trần Thị Hằng 26 A
Trần Thị Kim Thanh 20 B
Trần Văn Sinh 18 C
Nguyễn Văn Tý 26 B
Lê Hoàng Long 26 C
Tổng cộng:

2 - Thêm cột STT, nhập giá trị cho STT.


3 - Tính giá trị cho cột Tiền dựa theo số Ngày công và Mã KT và được tìm kiếm trong bảng sau:

42
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Mã KT
A B C
Ngày công
Ngày công < 10 100000 80000 50000
10 < Ngày công <= 20 200000 100000 700000
Ngày công > 20 300000 150000 100000

4 – Tính tổng tiền, bình quân tiền, và đếm số lượng theo Mã KT.
5 – Định dạng tiền tệ cho cột Tiền thưởng. Kẻ đường viền cho bảng tính.
6 - Ghi bảng tính.

43
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 3:
BẢNG TÍNH LƯƠNG
Tháng 4-2021.
Liệt kê tiền lãnh
Ngày
Họ và tên Loại LCB Phụ
công Lương Thưởng
cấp
Nguyễn Thị Thuận A4 4740 26
Trần Ngọc Quỳnh B2 3880 25
Nguyễn Thành Trung C5 3690 24
Trần Minh Trí B3 3590 26
Nguyễn Thị Thu Cúc D6 3590 25
Vũ Văn Sâm C1 3100 23
Nguyễn Phước Hoa C7 3330 18
Vũ Minh Tâm B1 4740 20
Nguyễn Thị Phúc A9 4550 20
Vũ Thị Tuyết B2 4250 25
Đinh Khắc Đài C3 4250 24
Hồ Thị Nhiên D4 3330 26
Nguyễn Thị Lệ A4 3500 25
Đào Hồng Chinh C2 1070 24
Hà Thị Thuỷ C9 2900 26
Trần Thị Hằng B2 2560 25
Trần Thị Kim Thanh D3 4050 24
Trần Văn Sinh B6 3590 26
Nguyễn Văn Tý C4 3590 25
Lê Hoàng Long B2 4650 23
Lê Lẫn B3 3650 18
Bạch Văn Định C5 2635 20
Ông Văn Thông D7 2500 23
Nguyễn Thái Tuấn A9 5450 26
Phùng Văn Lê B6 3540 25
Vũ Đỗ Trọng A5 5400 21
Hàn Vũ Bái A8 5645 26
Dương Văn Thương B9 4650 25
Tổng cộng:

2 - Thêm vào đầu danh sách cột STT và nhập giá trị STT.
3 - Chèn thêm sau cột Họ tên các cột Chức vụ, PC chức vụ. Nhập dữ liệu cho cột Chức vụ (gồm
có: GĐ, PGĐ, TP, PP, NV, BV). Chèn trước cột Ngày công cột Thâm niên.
4 - Trong phần Liệt kê tiền lãnh, chèn thêm các cột Tổng cộng, Thuế, Tạm ứng, Còn lãnh vào
sau cột Thưởng.
5 - PC chức vụ tính như sau;
Nếu Chức vụ là GĐ thì PC chức vụ là 10000.

44
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Nếu Chức vụ là PGĐ hoặc TP thì PC chức vụ là 8000.


Nếu Chức vụ là PP thì PC chức vụ là 5000.
Nếu Chức vụ là BV và ngày công >= 25 thì PC chức vụ là 3000.
Còn lại không có PC chức vụ.
6 - Phụ cấp được tính dựa vào ký tự bên trái của Loại và dựa vào bảng sau:
Loại A B C D
Phụ cấp 3000 2500 1800 1500
Ngoài ra mỗi năm công tác sẽ được tính thêm 10000 và nếu ký tự bên trái của loại là A thì Phụ
cấp được cộng thêm 6000. (Thâm niên là ký tự bên phải của Loại.)
7 - Lương = LCB*(25+Số ngày phụ trội) trong đó Số ngày phụ trội tính như sau:
Nếu Ngày công >25, Số ngày phụ trội = (Ngày công - 25)*2.
Nếu Ngày công <=25, Số ngày phụ trội = 0.
8 - Tạm ứng =2/3*(Lương+PC chức vụ), làm tròn đến hàng ngàn, nhưng không được vượt quá
100000.
9 - Tính Tổng cộng các cột Ngày công, Phụ cấp, Lương, Thưởng, Tổng cộng, Tiền thuế, Còn lại.
10 - Thưởng = (Tổng Quỹ thưởng/Tổng cột Ngày công)*Ngày công. Với Tổng Qũy thưởng =
10000000-(Tổng cột Phụ cấp+Tổng cột Lương).
11 - Tổng cộng = PC chức vụ+Phụ cấp+Lương+Thưởng+Hệ số Thâm niên, trong đó Hệ số Thâm
niên được tính dựa vào ký tự bên trái của Loại, Thâm niên công tác và bảng sau:
Số năm công tác
Left(Loại,1)
13 46 78
A 10 12 15
B 9 11 13
C 9 10 12
D 8 9 11
12 - Thuế = Tổng cộng * %Thuế, trong đó:
Tổng cộng >210000 200000 210000 190000200000 <190000
% Thuế 30% 20% 10% 0
13 - Còn lại = Tổng cộng-Tiền thuế-Tạm ứng và định dạng theo kiểu 1,000,000.
14 - Đánh dấu (nền đỏ, chữ vàng) Top 5 người có thu nhập cao nhất căn cứ theo cột Còn lại.
15 - Định dạng và kẻ đường viền bảng tính. Ghi bảng tính lên đĩa với tên THONGKE.

45
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 4:
Yêu cầu:
1 - Nhập và trình bày bảng tính:
TRẠM ĐIỆN PHƯỜNG THIÊN LÔI
CHI NHÁNH CỤM II
------***------
BẢNG TÍNH TIỀN ĐIỆN
Tháng 4-2021.

Chỉ số
Số ĐK Định mức Chỉ số cũ Đơn giá Tiêu thụ
mới

A001 180 2,500 2,900


B002 160 2,300 2,360
E001 200 3,100 3,170
D002 160 2,800 3,240
C001 180 3,200 3,257
B001 220 3,200 3,300
A002 210 3,000 3,200
B012 201 2,800 2,850
C002 180 2,100 2,150
C012 167 2,180 2,200
E002 150 2,170 2,200
D001 230 1,850 1,910
A012 250 1,670 1,695
B012 190 2,543 2,576
D012 175 1,230 1,234
2 - Chèn thêm cột STT và nhập giá trị. Chèn vào cuối bảng tính các cột: Số tiền trong ĐM, Số
tiền ngoài ĐM, Số tiền phải trả.
3 - Tiêu thụ = Chỉ số cũ - Chỉ số mới.
4 - Đơn giá dựa vào ký tự đầu tiên và cuối cùng của Số ĐK và bảng sau:

Loại
Loại A B C D E
1 500 460 450 420 410
2 450 440 430 410 400

46
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

5 - Số tiền trong ĐM = Số KWH tiêu thụ trong định mức * đơn giá, trong đó Số KWH tiêu thụ
trong định mức được tính như sau:
- Nếu Tiêu thụ <= Định mức, Số KWH tiêu thụ trong định mức = Tiêu thụ.
- Nếu Tiêu thụ > Định mức, Số KWH tiêu thụ trong định mức = Định mức.
6 - Số tiền vượt định mức = Số KWH tiêu thụ vượt định mức * Đơn giá * Hệ số vượt định mức,
trong đó:
- Số KWH tiêu thụ vượt định mức = 0 nếu Tiêu thụ <= Định mức. Số KWH tiêu thụ vượt định
mức = Tiêu thụ - Định mức, nếu Tiêu thụ > Định mức.
- Hệ số vượt định mức được tính dựa vào số lần vượt định mức:
Nếu số lần vượt định mức <1 thì hệ số vượt định mức = 1.5
Nếu số lần vượt định mức <2 thì hệ số vượt định mức = 2
Nếu số lần vượt định mức >2 thì hệ số vượt định mức = 3.0
7 - Số tiền phải trả = Số tiền trong định mức + Số tiền vượt định mức.
8 - Tính tổng, bình quân số tiền theo Loại (A, B, C, D, E)
9 - Đếm số hộ theo Loại (A, B, C, D, E) của những hộ có số tiền phải trả lớn hơn bình quân số
tiền phải tra trong toàn hệ thống.
10 - Tạo đường viền và ghi bảng tính lên đĩa với tên TIEND.

47
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 5:
Yêu cầu:
1 - Nhập nội dung sau:

CÔNG TY TNHH THIÊN LÝ


SỐ: XXX ĐƯỜNG YYY.
----------***----------
Họ và tên LCB Chức vụ Khu vực Từ ngày Đến ngày
Bùi Mai Anh 420 A1 HN1 08/05/96 15/05/96
Nguyễn Thanh Bình 450 B3 LDG 01/05/96 25/05/96
Hoàng Việt Bách 280 C3 NTR 05/05/96 25/05/96
Nguyễn Vũ Hải 420 A2 ANG 02/05/96 10/05/96
Hà Khánh Lâm 280 B1 HN1 08/05/96 15/05/96
Bùi Trung Thành 250 D3 PHQ 04/05/96 18/05/96
Nguyễn Thế Tuấn 360 D2 HN1 05/05/96 21/05/96
Nguyễn Thu Yến 500 B2 HUE 05/05/96 28/05/96
Trần Thu Trang 480 A3 ANG 16/05/96 28/05/96
Cao Việt Tuấn 320 D1 NTR 05/05/96 20/05/96
Mai Trần Hải 420 C1 LDG 08/05/96 30/05/96
Nguyễn Vũ Hải 430 D2 HUE 10/05/96 22/05/96
Trần Trừng 360 A1 HN1 04/05/96 27/05/96
Hồ Bất Thực 300 B3 NTR 12/05/96 30/05/96
Cao Văn Mãi 260 C3 DNG 04/05/96 28/05/96
Trịnh Hâm 250 A2 NTR 14/05/96 25/05/96
Đỗ Minh Sơn 280 B1 HUE 02/05/96 28/05/96
Đào Hai Tuấn 320 D3 ANG 02/05/96 18/05/96
Vi Thị Đông 300 D2 DNG 17/05/96 30/05/96
Bùi Bích Phương 500 B2 HN1 07/05/96 29/05/96
Mai Phi Long 420 A3 HN1 08/05/96 15/05/96
Nguyễn Linh Tinh 450 D1 LDG 01/05/96 25/05/96
Phan Ngọc An 280 C1 NTR 05/05/96 25/05/96
Nguyễn Khánh 420 D2 ANG 02/05/96 10/05/96
Nguyễn Bích Câu 280 A1 HN1 08/05/96 15/05/96
Hà Thu Trang 250 B3 PHQ 04/05/96 18/05/96
Lê Thăng Thiên 360 C3 HN1 05/05/96 21/05/96
Cổ Cự Cơ 500 A2 HUE 05/05/96 28/05/96
Phùng Văn Thùng 480 B1 ANG 16/05/96 28/05/96
Lý Thu Thảo 320 D3 NTR 05/05/96 20/05/96
Mai Anh Thảo 420 D2 LDG 08/05/96 30/05/96
Doãn Thiên Chiếu 430 B2 HUE 10/05/96 22/05/96
Cù Văn Trung 360 A3 HN1 04/05/96 27/05/96
Bùi Đình Tuần 300 D1 NTR 12/05/96 30/05/96
Lương Văn Thiện 260 C1 DNG 04/05/96 28/05/96
Nguyễn Trí Trung 280 D2 HUE 02/05/96 28/05/96
Tống Giang 359 B2 LDG 10/05/96 25/05/96
Cao Văn Mãi 320 A2 ANG 02/05/96 18/05/96
48
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

2 - Chèn vào cuối bảng các cột: Hệ số, Phụ cấp ngày.
3 - Hệ số được tính dựa vào Chức vụ và Khu vực và được tìm kiếm trong bảng sau:
bảng định mức phụ cấp khu vực
KV
HN1 HUE NTR LDG ANG Khác
CV
A1 150 145 146 135 130 125
A2 147 142 137 132 127 122
A3 144 139 134 129 124 119
B1 141 136 131 126 121 146
B2 138 133 128 123 118 113
B3 135 130 125 120 115 110
C1 132 127 112 117 112 107
C2 129 124 119 114 109 104
C3 126 121 116 111 106 101
Khác 123 118 113 105 103 98
4 - Phụ cấp ngày được tính theo công thức: LCB * Hệ số, và theo giới hạn Tối thiểu/Ngày và Tối
đa/Ngày:
Nếu Phụ cấp ngày < 20000 thì mức Phụ cấp ngày là 20000.
Nếu Phụ cấp ngày > 50000 thì mức Phụ cấp ngày là 50000.
Tổng tiền PC = Phụ cấp ngày * Số ngày công tác.
5 - Định dạng dữ liệu tiền tệ cho các cột chứa giá trị tiền. Kẻ đường viền cho bảng tính.
6 - Ghi bảng tính lên đĩa với tên TK.

49
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 6:
Yêu cầu:
1 - Nhập nội dung sau và đánh số thứ tự:
BẢNG LƯƠNG
Tháng 5/2021
MST Họ và tên Ngày sinh Giới tính MÃ NGẠCH BẬC
0200649867 Nguyễn Thị Thanh Hải 23/11/1972 Nữ CN1 2
8109780313 Vũ Thị Diệu Thúy 30/06/1977 Nữ CVC 3
8015636603 Lê Thị Thanh Tâm 11/08/1975 Nữ CVKS 4
8015638738 Vũ Xuân Thủy 07/12/1982 Nam CVKS 2
Hoàng Thị Phương
8023046654 01/04/1984 Nữ CVKS 4
Thảo
8015637653 Phạm Xuân An 18/12/1981 Nam CVKS 2
8015642029 Trần Quyết Chiến 12/11/1979 Nam CVKS 3
8015638054 Trần Trung Đức 24/08/1982 Nam CN2 7
8121273380 Nguyễn Lâm Tùng 31/10/1987 Nam CS 1
8121273398 Phạm Việt Linh 18/06/1987 Nam CS 3
8066031148 Lưu Văn Mạnh 29/11/1983 Nam CS 10
8109780306 Đoàn Thanh Phúc 13/03/1988 Nam CN2 7
8379817853 Ngô Tuấn Hùng 13/02/1992 Nam CN2 4
0200847756 Lê Quang Thành 15/07/1978 Nam CN2 4
8015637886 Nguyễn Thị Thanh Vân 12/09/1974 Nữ CN2 2
8385443109 Vũ Thị Thu Trang 09/05/1994 Nữ CN2 3
8115367697 Vũ Thu Quyên 20/10/1989 Nữ CN2 3
8444258541 Đỗ Tiến Đạt 01/09/1992 Nam CN2 3
1. Tính tuổi của CBCNV
2. Tính phụ cấp tuổi tác theo yêu cầu
Tuổi <30 phụ cấp tuổi tác = 0
Tuổi từ 30 đến < 40 phụ cấp tuổi tác = 200.000
Từ 40 đến < 50 phụ cấp tuổi tác = 300.000
Từ 50 trở lên là 400.000
3. Điền Ngạch theo bảng dưới đây
MÃ NGẠCH NGẠCH
CT Chủ tịch HĐQT
TV Thành viên HĐQT
TGĐ Tổng Giám đốc
PTGĐ Phó Tổng Giám đốc
KTT Kế toán trưởng
CVC Chuyên viên chính, Kính tế viên chính
CVKS Chuyên viên, Kinh tế viên, Kỹ sư, Cử nhân
CS Cán sự
CN1 Nhóm 1
CN2 Nhóm 2
CN3 Nhóm 3
4. Tìm hệ số lương theo bảng sau
50
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao


NGẠCH\BẬC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
NGẠCH
CT Chủ tịch HĐQT 10,38 11,11
Thành viên
TV
HĐQT 8,47 9,07
TGĐ Tổng Giám đốc 9,7 10,38
Phó Tổng Giám
PTGĐ
đốc 8,47 9,07
KTT Kế toán trưởng 7,91 8,47
Chuyên viên
CVC chính, Kính tế
viên chính 5,61 6,01 6,44 6.90 7,39 7,91
Chuyên viên,
CVKS Kinh tế viên,
Kỹ sư, Cử nhân 3,99 4,27 4,57 4,89 5,24 5,61 6,01 6,44
CS Cán sự 3,58 3,79 4,02 4,26 4,52 4,79 5,08 5,38 5,7 6,04
CN1 Nhóm 1 3,58 3,79 4,02 4,26 4,52 4,79 5,08
CN2 Nhóm 2 3,76 4,02 4,26 4,52 4,79 5,08 5,38
CN3 Nhóm 3 3,95 4,23 4,53 4,85 5,19 5,55 5,94
5. Tổng kết số lượng nhân sự theo ngạch lương
6. Tổng kết số lượng nhân sự theo ngạch lương và bậc lương
7. Tính tổng, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất ở các mục tương ứng với câu hỏi 3 và 5

51
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 7:
Yêu cầu:
Câu 1: Điền Mặt hàng căn cứ theo thứ tự thứ 2 của số chứng từ
Câu 2: Nhập hay xuất phụ thuộc vào ký tự đầu của số chứng từ (N= Nhập; X = xuất). Hãy
điền giá nhập căn cứ theo bảng tồn kho đầu kỳ, không nhập thì giá = 0
Câu 3: Nhập hay xuất phụ thuộc vào ký tự đầu của số chứng từ (N= Nhập; X = xuất). Hãy
điền giá xuất căn cứ theo bảng tồn kho đầu kỳ, không xuất thì giá = 0
Câu 4: Tính trị giá = Giá nhập x số lượng hoặc Giá xuất x số lượng
Câu 5 hoặc câu 6: Tính tổng lượng hàng nhập hoặc hàng xuất theo từng mặt hàng
Câu 6 hoặc câu 8: Tính tổng giá trị hàng nhập hoặc hàng xuất theo từng mặt hàng
Câu 9: Số lượng cuối kỳ = (số lượng đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ) - số lượng xuất trong
kỳ
Câu 10: Trị giá cuối kỳ = (trị giá đầu kỳ + trị giá trong kỳ) - trị giá xuất trong kỳ
Cho bảng Tồn kho đầu kỳ như sau:
TỒN KHO ĐẦU KỲ
MÃ MẶT SỐ LƯỢNG TRỊ GIÁ GIÁ GIÁ
HÀNG HÀNG ĐẦU KỲ ĐẦU KỲ NHẬP XUẤT
B BẠC HÀ 1.700,0 1.310.000,0 770,0 840,0
C CAM 2.400,0 1.810.000,0 750,0 850,0
H CHANH 1.800,0 1.402.000,0 760,0 820,0
O COCA 1.800,0 1.404.000,0 770,0 880,0
D DẦU 3.200,0 2.534.000,0 750,0 800,0
X XÁ XỊ 5.200,0 4.102.000,0 720,0 820,0

NHẬP XUẤT TRONG KỲ


Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
NGÀY SỐ CT MẶT HÀNG SỐ LƯỢNG GIÁ NHẬP GIÁ XUẤT TRỊ GIÁ
02/02/2003 NB-003 2.000,0
03/02/2003 XC-004 2.500,0
04/02/2003 NH-005 2.400,0
05/02/2003 NB-006 1.900,0
06/02/2003 XX-007 2.200,0
07/02/2003 XO-008 2.000,0
08/02/2003 NO-009 3.000,0
09/02/2003 XD-010 1.500,0
10/02/2003 XX-011 2.000,0
11/02/2003 NC-012 1.800,0
12/02/2003 NO-013 2.100,0
13/02/2003 XH-014 1.500,0
14/02/2003 ND-015 1.800,0
15/02/2003 NB-016 2.000,0

52
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BẢNG TỔNG HỢP KẾT NHẬP


Câu 5 Câu 6
MẶT HÀNG TỔNG SỐ LƯỢNG TỔNG GIÁ TRỊ
BẠC HÀ
CAM
CHANH
COCA
DẦU
XÁ XỊ

BẢNG TỔNG HỢP KẾT XUẤT


Câu 7 Câu 8
MẶT TỔNG GIÁ
TỔNG SỐ LƯỢNG
HÀNG TRỊ
BẠC HÀ
CAM
CHANH
COCA
DẦU
XÁ XỊ

TỔN KHO CUỐI KỲ


Câu 9 Câu 10
MẶT SỐ LƯỢNG CUỐI TRỊ GIÁ CUỐI
HÀNG KỲ KỲ
BẠC HÀ
CAM
CHANH
COCA
DẦU
XÁ XỊ

53
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

Bài tập 8 (bài rất khó):


Yêu cầu:
1 – Cho các bảng sau:
BẢNG: PHÂN NHÓM SẢN PHẨM
Mã Loại
Tên máy DN Dải thứ nhất DN Dải thứ hai DN Dải thứ ba
máy nhựa
M68 Fangly PE 20-50 63

M68 Fangly PPR 25-63

UNIEX
20-63
M75 số 2 PPR

M65 HQ70 PE 20-40 50-63

UNIEX
M76 20-63
số 3 PPR

UNIEX
M76 20-25
số 3 PE

M63 Monos 1 PE 20-63 75-90

UNIEX
20-63
M74 số 1 PPR

M62 Amut PE 63-90 110-160

Solex 60-
M60 50-90 110-250
40 PPR

Solex 60-
M60 63-90 110-180 200-250
40 PE
BẢNG: DANH SÁCH MÁY

TT TÊN MÁY
MÁY
1 M68 Fangly
2 M75 UNIEX số 2
3 M65 HQ70
4 M76 UNIEX số 3
5 M63 Monos 1
6 M74 UNIEX số 1
7 M62 Amut
8 M60 Solex 60-40

54
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP
Giáo trình Excel nâng cao

BẢNG: SẢN PHẨM


HAO TỔNG GIỜ
LOẠI
TT MÃ MÁY MÃ SP PHI PN PHÍ HAO PHÍ THEO
SP
(Phut) NHÓM
1 M68 PE 20 10 85
2 M68 PE 25 8 148
3 M65 PE 20 12.5 89
4 M65 PE 25 12.5 31
5 M65 PE 40 12.5 128
6 M65 PE 50 12.5 50
7 M62 PE 63 10 65
8 M62 PE 75 8 121
9 M76 PPR 20 8 96
10 M76 PPR 25 8 14
11 M76 PPR 63 8 86
12 M60 PE 63 8 189
13 M60 PE 63 8 154
14 M60 PE 90 8 165
15 M60 PE 63 8 71
16 M60 PE 110 10 52
17 M60 PE 160 10 47
18 M60 PE 180 10 124
19 M60 PE 160 10 51
20 M60 PE 110 10 183
21 M60 PPR 50 10 114
22 M60 PPR 63 10 165
23 M60 PPR 90 10 71
24 M60 PPR 50 10 52
25 M60 PPR 50 10 47
2 – MÃ SP được tạo ra như sau Mã máy + Nếu là PE thì là PE, còn là PPR là R +PHI + PN
3 – Tạo hộp nhập cho cột MÃ MÁY, LOẠI SP; Thêm cột Tên máy và điền thông tin căn cứ
theo bảng Danh sách máy.
4 – Định dạng hàng chẵn lẻ (hàng chẵn một màu, hàng lẻ một màu)
5 – Đặt mã nhóm căn cứ theo bảng Phân nhóm sản phẩm
6 – Thực hiện tính Tổng giờ hao phí theo nhóm.
7 – Sắp xếp dữ liệu theo nhóm và đổ màu phân biệt giữa các nhóm.

55
Nguyễn Trung Kiên – Ban NSCL - NTP

You might also like