You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ SEMINAR

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


I/ Chủ đề seminar lần 1
Chủ đề 1: TTHCM về đạo đức (dựa vào các văn bản 46,47,48,49,50)
1. HCM đã quan niệm như thế nào về đạo đức mới hay đạo đức cách mạng?
(Đạo đức mới là đạo đức ntn? Vai trò của đạo đức? Đạo đức mới gồm
những đức tính nào? Biểu hiện của các đức tính đó? Tác dụng của các
đức tính đó? Để nâng cao đạo đức cách mạng ta cần làm gì?)
2. Giá trị sống của tư tưởng trên đối với doanh nhân, doanh nghiệp là gì?
(tài liệu tham khảo số 1, 2, 3, giáo trình)
- Đạo đức của doanh nhân, doanh nghiệp thực chất là gì?
- Doanh nhân, doanh nghiệp lấy gì làm gốc: Lơi nhuận hay đạo đức? Cho
ví dụ minh họa.
- Giới thiệu về xu hướng kinh doanh nhân bản: khái niệm (kinh doanh
nhân bản, kinh doanh thân thiện với môi trường), ví dụ.
3. Nhóm bạn có thể rút ra những giá trị sống nào từ những nội dung trên.

Chủ đề 2: TTHCM về tính Cần và tính Kiệm (dựa vào văn bản Cần kiệm
liêm chính)
1. Hãy trình bày quan niệm của HCM về tính Cần và tính Kiệm (khái niệm?
Phạm vi? Đối tượng? Vai trò? Phương pháp thực hiện?)
2. Tại sao Cần và Kiệm phải đi liền với nhau?
3. Hồ Chí Minh nhận định: “Lười biếng là kẻ địch của chữ Cần, cũng là kẻ
địch của dân tộc”. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Nêu ví
dụ liên hệ với chính bản thân mỗi thành viên trong nhóm.
4. Giới thiệu một tấm gương “người giàu” trong thời đại ngày nay nhưng
có lối sống cần cù và tiêu dùng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả? Liên hệ với
từng thành viên trong nhóm về việc thực hiện Cần, Kiệm (nêu rõ những
biểu hiện Cần, Kiệm và chưa Cần, chưa Kiệm)?
5. Có thể coi Cần, Kiệm là giá trị sống (giá trị cuộc sống) cần thiết cho sinh
viên hiện nay không? Tại sao?

II/ Chủ đề seminar lần 2


Chủ đề 3: TTHCM về đức tính Liêm, Chính (dựa vào văn bản Cần kiệm liêm
chính)
1. Hãy trình bày quan niệm của HCM về đức tính Liêm và đức tính Chính
(khái niệm? Phạm vi? Đối tượng? Vai trò? Phương pháp thực hiện?)
2. Hồ Chí Minh quan niệm: “Liêm là không tham địa vị, không tham tiền
tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một
thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Hãy phân biệt tham và ham
trong câu nói trên của HCM?
3. Có phải HCM đánh giá thấp vai trò của địa vị, tiền tài, sự sung sướng và
danh vọng không? Là một sinh viên, theo nhóm bạn nên bổ sung thêm
những chữ ham nào nữa? Vì sao?
4. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể chứng minh hiện nay nước ta vận dụng các
biện pháp thực hiện chữ Liêm của HCM chưa hiệu quả?
5. Hãy rút ra những giá trị sống sau khi học tập và vận dụng tính Liêm của
Hồ Chí Minh?

Chủ đề 4: Giá trị nhân văn trong TTHCM


1. Đọc kỹ các văn bản số 54, 55, 56, 57, 58 ,59 và dựa vào đó trả lời các câu
hỏi sau:
a. Lý tưởng nhân văn là gì? Lý tưởng nhân văn HCM thể hiện rõ nhất
trong câu nói nào? Giải thích câu nói này? Lý tưởng nhân văn và lý
tưởng làm giàu có triệt tiêu nhau không? Lý tưởng của bạn là gì?
b. Tình cảm nhân văn là gì? Tình cảm nhân văn HCM thể hiện rõ nhất
trong câu nói nào? Giải thích câu nói này? Thế nào là người vô cảm.
Cho ví dụ
c. Hành động nhân văn là gì? Hành động nhân văn HCM thể hiện rõ
nhất trong câu nói nào?
d. Pháp trị nhân văn là gì? Pháp trị nhân văn HCM thể hiện rõ nhất
trong câu nói nào? Giải thích câu nói này?
e. Lối sống nhân văn HCM thể hiện rõ nhất trong câu nói nào? Thực
chất của lối sống nhân văn HCM là gì?
f. Giáo dục nhân văn HCM thể hiện rõ nhất trong câu nói nào? Giải
thích câu nói này?
2. Qua 6 nội dung trên, nhóm bạn hãy rút ra những giá trị sống từ tư tưởng
nhân văn HCM.
3. Phân tích các khía cạnh của tư tưởng nhân văn trong đoạn Bác viết về
Việc riêng trong bản “Di chúc” (tài liệu số 61- giáo trình).

YÊU CẦU: Lớp chia thành 4 nhóm.


- Với seminar lần 1, nhóm 1 và nhóm 2 làm chủ đề 1; nhóm 3 và
nhóm 4 làm chủ đề 2. Nhóm 1 và nhóm 3 làm power point và
thuyết trình. Nhóm 2 và nhóm 4 làm bản word, nộp vào đầu buổi
seminar và nghe nhóm thuyết trình trình bày, sau đó sẽ phản biện.
- Với seminar lần 2, nhóm 1 và nhóm 2 làm chủ đề 3; nhóm 3 và
nhóm 4 làm chủ đề 4. Nhóm 2 và nhóm 4 làm power point và
thuyết trình. Nhóm 1 và nhóm 3 làm bản word và nộp vào đầu buổi
seminar.
- Mỗi slide không quá 40 từ. Màu chữ dễ nhìn, dễ đọc.
- Mỗi thành viên sẽ trình bày một phần nội dung và không đọc văn
bản. Người thuyết trình và slide phải có sự kết nối với nhau.
- Về cách tính điểm: nội dung được các nhóm chuẩn bị chiếm 60%
tổng điểm; việc trình bày, phản biện và trả lời chiếm 40% tổng
điểm.

You might also like