You are on page 1of 27

10/29/2021

MÔN HỌC:
QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG

ĐỌC HIỂU
TÀI LIỆU KỸ THUẬT

NỘI DUNG
• Tài liệu kỹ thuật
• Các thông tin của một bộ tài liệu kỹ thuật
• Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật

1
10/29/2021

CÂU HỎI
• Tài liệu kỹ thuật là gì?
• Thông tin cần có trong một bộ tài liệu kỹ thuật?

➢ Tài liệu kỹ thuật bao gồm tất cả thông tin kỹ


thuật liên quan đến mã hàng.
➢ Mỗi khách hàng có cách gọi riêng : TP
(Techpack), AD (Article Description),…
➢ Cách trình bày thông tin trong tài liệu là khác
nhau.

TÀI LIỆU KỸ THUẬT


5

➢ Tên khách hàng


➢ Tên mã hàng
➢ Chủng loại sản phẩm: jacket, sơmi, quần tây, vest…
➢ Thông tin mô tả sơ bộ về sản phẩm
➢ Sản phẩm sản xuất cho mùa nào
➢ Tài liệu được sử dụng cho may mẫu hay cho sản
xuất
➢ Ngày làm, ngày chỉnh sửa tài liệu

TÀI LIỆU KỸ THUẬT


CÁC THÔNG TIN CHUNG 6

2
10/29/2021

Hình vẽ mô tả mẫu (Skech): là hình vẽ mô tả trực quan về


sản phẩm, bao gồm mặt trước và mặt sau về sản phẩm
Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu Trim- sheet,
hoặc BOM( Bill of material): là bảng liệt kê tất cả nguyên phụ
liệu được dùng để sản xuất mã hàng. Tên gọi từng loại
nguyên phụ liệu, tính chất, màu sắc, vị trí sử dụng, số lượng
nguyên phụ liệu có trong một sản phẩn
Quy cách lắp ráp sản phẩm: mật độ mũi chỉ, các loại
đường may, hình vẽ chi tiết về kiểu ráp nối sản phẩm, vị tí
may, vị trí gắn nhãn, vị trí in, thêu…
TÀI LIỆU KỸ THUẬT
THÔNG TIN CỤ THỂ 7

Trang thông tin In- thêu (nếu có): kích thước in thêu, kiểu in hay loại
mũi thê, mật độ mũi thêu…
Trang thông tin về kiểu wash: các thông tin hướng dẫn về ché độ
wash, kiểu wash và màu wash, vị trí wash
Bảng thông số của mã hàng: thể hiện độ dung sai cho phép, các vị trí
đo trên sản phẩm, thông số đo cảu các size, hình vẽ hướng dẫn cách đo
Quy cách bao gói sản phẩm: quy định về kích thước sản phẩm sau khi
gấp xếp. cách gấp xếp sản phẩm, cách cho sản phẩm vào bao hay vào
hộp, các phụ liệu đóng gói cần sử dụng
Thông tin về kích thước hộp, thùng carton, bao nylon… quy cách đóng
thùng, thông tin hiển thị trên thùng, trên hộp, trên bao nylon

TÀI LIỆU KỸ THUẬT


THÔNG TIN CỤ THỂ 8

CÁC GIAI ĐOẠN LÀM HÀNG MẪU

3
10/29/2021

• Trước khi có đơn hàng sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp
may phải tiến hành phát triển mẫu hàng mới cho đến khi
khách hàng chấp thuận về:
– kiểu dáng
– thông số
– màu sắc
– chất liệu của nguyên phụ liệu
– nhãn
– thẻ giá
– bao bì (bao nylon, hộp, thùng carton… )
CÁC GIAI ĐOẠN LÀM HÀNG MẪU 10

•Quá trình này bao gồm hai giai đoạn:


–giai đoạn phát triển mẫu
–giai đoạn tiền sản xuất

CÁC GIAI ĐOẠN LÀM HÀNG MẪU


11

• Là mẫu được may lần đầu tiên sau thiết kế


• Do những ý tưởng ban đầu của người thiết kế
nên kỹ thuật ráp nối các chi tiết trên mẫu có thể
rất phức tạp, khi thực hiện xong có thể không
đạt yêu cầu của khách hàng.

GIAI ĐOẠN MAY MẪU PROTO


(PPR= PRODUCT PROTOTYPE REVIEW) 12

4
10/29/2021

• Sau khi gửi mẫu cho khách hàng sẽ có những điều


chỉnh tiếp theo về kiểu dáng thiết kế cũng như về
chất liệu, độ vừa vặn (Fit mẫu),… để chỉnh sửa bảng
thông số cho phù hợp với vóc dáng.
• Thông thường mẫu này được may trên một size cơ
bản theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng, có thể sử
dụng nguyên phụ liệu thay thế chưa phải là nguyên
phụ liệu đúng

GIAI ĐOẠN MAY MẪU PROTO


(PPR= PRODUCT PROTOTYPE REVIEW) 13

• Là mẫu được may lại lần thứ 2 dựa trên những chỉnh
sửa của mẫu may lần một.
• Thường do mẫu may chưa đạt và phải tiến hành may
lại.
• May mẫu theo size cơ bản, sử dụng tài liệu của
khách hàng .
• Mục đích của hai giai đoạn: kiểm tra về chất liệu, màu
sắc nguyên phụ liệu, kiểu dáng sản phẩm, độ vừa
vặn.
MAY MẪU LẦN 2
(PFR - PRODUCT FINAL REVIEW) 14

• May size cơ bản, sử dụng tài liệu của khách


hàng
• Mục đích: tạo mẫu giới thiệu sản phẩm mới
(mẫu trưng bày)

MAY MẪU TRƯNG BÀY


(GMM/ RMM
GLOBAL/ REGION MAKETING MEETING) 15

5
10/29/2021

• May size cơ bản, sử dụng tài liệu của khách


hàng.
• Mục đích: kiểm tra về chất liệu, màu sắc nguyên
phụ liệu, kiểu dáng sản phẩm, độ vừa vặn (nếu
mẫu may ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 không
đạt)

GIAI ĐOẠN PRESELL


16

• May size cơ bản, sử dụng thông số đã điều


chỉnh, đúng chất liệu và màu sắc nguyên phụ
liệu.
• Có thể phải tiếp tục may mẫu SMS1/ SMS 2/
SMS 3
• Mục đích:
–mẫu chào giá
–thăm dò thị trường.
CÁC GIAI ĐOẠN SMS
(SALEMENT SAMPLE) 17

• May các size:


–nhỏ nhất
–cơ bản
–lớn nhất
• Mục đích: kiểm tra về thông số rập lần cuối
trước khi vào sản xuất đại trà

GIAI ĐOẠN SIZE SET SAMPLE


18

6
10/29/2021

• May size cơ bản


• Sử dụng đúng nguyên phụ liệu như hàng đại
trà
• Vị trí gắn nhãn, treo thẻ bài
• Sử dụng rập đại trà
• Mục đích: là mẫu đối cho hàng sản xuất đại trà
và là căn cứ kiểm tra chất lượng hàng trước khi
sản xuất (trên mẫu có chữ ký xác nhận của
khách hàng)
GIAI ĐOẠN MẪU COUNTER
(PP SAMPLE - PRE-PRODUCT SAMPLE) 19

• Giai đoạn 1 → 5: phát triển mẫu mã mới.


• Giai đoạn 6 → 7: tiền sản xuất - may mẫu đối (mẫu chuẩn)
cho sản xuất đại trà
• Căn cứ vào các quy trình phát triển mẫu, công việc của
nhân viên quản lý đơn hàng sẽ chia ra làm hai nhóm cụ
thể:
– MR Dev: merchandise development (nhân viên phát
triển mẫu: theo dõi các giai đoạn mẫu cần may theo yêu
cầu của khách hàng)
– MR Pro: merchandise production (theo dõi quá trình may
mẫu PP và toàn bộ quá trình sản xuất đơn hàng cho đến
khi kết thúc đơn hàng)
➔7 GIAI ĐOẠN LÀM HÀNG MẪU 20

QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN MẪU

21

7
10/29/2021

• Bước 1: Nhận thông tin đơn hàng


• Bước 2: Xử lý thông tin đơn hàng
• Bước 3: Chuyển bộ tài liệu kỹ thuật và thông tin may mẫu tới
các bộ phận có liên quan
• Bước 4: Lên kế hoạch may mẫu
• Bước 5: Tính giá cho sản phẩm mẫu
• Bước 6: Gửi mẫu
• Bước 7: Tiếp nhận thông tin điều chỉnh về mẫu từ khách hàng

MẪU PROTO
22

• Khách hàng quen thuộc, khách hàng có hệ thống: mỗi năm sẽ


gửi kế hoạch phát triển mẫu mã mới cho doanh nghiệp, thông
báo sẽ phát triển những sản phẩm mới nào, dành cho mùa nào
trong năm tiếp theo.
• Thông thường có các mùa: Spring (tháng 2, 3, 4) – Summer
(tháng 5, 6, 7) – Fall (tháng 8, 9, 10) – Holiday (tháng 11, 12,
1).
• Sản phẩm mới luôn được tiến hành sản xuất trước thời điểm
mỗi mùa.

MẪU PROTO
BƯỚC 1: NHẬN THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 23

• Doanh nghiệp,căn cứ vào bộ tài liệu kỹ thuật mà khách


hàng gửi, tiến hành may mẫu và gửi cho khách hàng
duyệt theo yêu cầu. Thông tin khách hàng gửi sẽ bao
gồm:
– Yêu cầu phát triển mẫu mới: phát triển cho mùa nào, tên
mẫu, ngày gửi mẫu
– Tài liệu kỹ thuật
– Rập mẫu: rập cho size cơ bản
– Bảng code màu và tên màu(color card): bảng bao gồm
những gam màu, tên màu của nguyên phụ liệu mà khách
hàng muốn phát triển.
MẪU PROTO
BƯỚC 1: NHẬN THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 24

8
10/29/2021

• Sau khi nhận thông tin về đơn hàng, NV QLĐH phải nghiên
cứu thật chi tiết thông tin về mã hàng.
• Nếu có những vấn đề chưa rõ ràng thì cần phải trao đổi làm rõ
với khách hàng trước khi may mẫu.
• Những vấn đề cần chú ý như sau:
– Về mặt nguyên phụ liệu: kiểm tra nguyên phụ liệu may mẫu:
– Yêu cầu sử dụng nguyên phụ liệu mới: NV QLDH liên hệ nhà
cung cấp NPL.
– Yêu cầu chất lượng.
– Đặt số lượng
– Ngày giao hàng
MẪU PROTO
BƯỚC 2: XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 25

• Nếu khách chấp nhận cho sử dụng NPL thay thế hoặc tồn kho:
NV QLĐH gửi phiếu yêu cầu lấy NPL bộ phận kế hoạch và kho
nguyên phụ liệu.
• Phải đảm bảo cung cấp NPL cho bộ phận may mẫu: đủ về số
lượng, chất lượng và tiến độ.
• Nếu NPL đặt về không kip thời gian làm mẫu, NV QLĐH phải
thương lượng với khách hàng dời ngày giao mẫu để chờ
nguyên phụ liệu về đủ hoặc cho phép sử dụng nguyên phụ liệu
thay thế
• Quá trình tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu (quá trình sourcing)
• Nếu đây là nguyên phụ liệu mới mà khách hàng yêu cầu nhân viên quản lý đơn hàng tự tìm nguồn
nguyên phụ liệu, nhân viên quản lý đơn hàng cần trao đổi kỹ với khách hàng để nắm bắt rõ yêu
cầu của họ. cũng có trường hợp khách hàng chỉ định nhà cung cấp cho doanh nghiệp.
MẪU PROTO
• Tiếp theo, nhân viên QLĐH sẽ liên hệ với các nhà cung cấp và gửi thông tin đặt hàng về các loại
BƯỚC
nguyên phụ2: XỬ
liệu và yêu cầuLÝ
họ gửiTHÔNG TIN
mẫu cho duyệt. các nguyênĐƠN HÀNG
phụ liệu mới có thể không có sẵn
26

theo yêu cầu nên các nhà cung cấp cần có thời gian sản xuất mẫu mới. do vậy nhân viên theo dõi

Quá trình tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu (quá trình sourcing)
• Nếu đây là NPL mới mà khách hàng yêu cầu NV QLĐH tự tìm nguồn
nguyên phụ liệu, cần trao đổi kỹ với khách hàng để nắm bắt rõ yêu cầu
của họ.
• Cũng có trường hợp khách hàng chỉ định nhà cung cấp cho doanh
nghiệp.
• Tiếp theo, NV QLĐH liên hệ với các nhà cung cấp, gửi thông tin đặt hàng
về các loại NPL và yêu cầu họ gửi mẫu cho duyệt.
• Các NPL mới có thể không có sẵn theo yêu cầu nên các nhà cung cấp
cần có thời gian sản xuất mẫu mới → NV cần thường xuyên hối thúc nhà
cung cấp giao hàng đúng hẹn, tránh mọi trì hoãn gây chậm trễ, kéo dài
thời gian giao mẫu. đôi khi phải cần đến sự giúp đỡ của khách hàng trong
việc đòi mẫu từ phía nhà cung cấp.

MẪU PROTO
BƯỚC 2: XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 27

9
10/29/2021

• NV QLĐH sẽ chuyển cho khách hàng duyệt mẫu trước khi cung cấp sản
xuất với số lượng lớn.
• Nếu duyệt mẫu không đạt, NV QLĐH yêu cầu nhà cung cấp làm lại mẫu
hoặc tìm nhà cung cấp khác. Quá trình phát triển NPL mới được tiến
hành song song cùng với các giai đoạn làm mẫu cho đến khi khách hàng
chấp nhạn hàng mẫu nguyên phụ liệu đó.
• NV QLĐH phải yêu cầu đầy đủ các thông tin từ nhà cung cấp:
– Giá cả các loại nguyên phụ liệu
– Thời gian tối thiểu cho sản xuất loại NPL đó
– Thời gian giao hàng
– Số lượng tối thiểu nếu đặt hàng lớn hơn số lượng tối thiểu mà nhà cung cấp
có thể bán cho doanh nghiệp may
• Hiện nay, phần lớn nguyên phụ liệu ngành may Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu ở Hồng
Kông và Trung Quốc, để tìm được nhà cung cấp nguyên phụ liệu, doanh nghiệp may cần có quan hệ rộng với
MẪU PROTO
nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp

BƯỚC 2: XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƠN HÀNG


nước ngoài. Do đó, có nhiều công ty ở Hồng Kong, Trung Quốc, tuy không sản xuất ra nguyên phụ liệu may
nhưng họ sẽ đứng ra tìm kiếm nguyên phụ liệu may dựa trên những tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra. Đó là
28

• Hiện nay, phần lớn NPL ngành may VN đều phải nhập khẩu từ nước
ngoài.
• Để tìm được nhà cung cấp nguyên phụ liệu, doanh nghiệp may cần có
quan hệ rộng với nhiều nhà cung cấp.
• Nhiều công ty ở Hồng Kong, Trung Quốc, tuy không sản xuất ra nguyên
phụ liệu may nhưng đứng ra tìm kiếm NPL may dựa trên những tiêu
chuẩn mà khách hàng đặt ra. Đó là các nhà tìm kiếm nguồn NPL
(sourcing suppier).
• Khi cần tìm kiếm NPL, nhân viên quản lý đơn hàng sẽ yêu cầu những
sourcing supplier tìm kiếm và gửi mẫu cho nhân viên quản lý đơn hàng
duyệt, trước khi gửi mẫu cho khách hàng duyệt. quá trình sourcing này
cũng được thực hiện lại nhiều lần cho đến khi khách hàng ưng ý và chấp
nhận dùng cho may mẫu.
• Quá trình kiểm tra độ co rút nguyên phụ liệu
MẪU PROTO
• Trước khi may mẫu nhân nhân viên quản lý đơn hàng phải tiến hành kiểm tra độ co rút, độ loang màu của
BƯỚC 2:côngXỬ
nguyên phụ liệu. LÝ
việc này THÔNG
bắt buộc TIN
đối với các sản phẩm ĐƠN
có yêu HÀNG
cầu wash. Có thể trong quá trình sản
29

xuất nguyên phụ liệu, các nhà cung ứng sẽ cung cấp cho nhà máy thông số của độ co rút. Nhưng để phòng

Quá trình kiểm tra độ co rút nguyên phụ liệu


• Trước khi may mẫu, NV QLĐH phải tiến hành kiểm tra độ co rút, độ loang màu của
nguyên phụ liệu. công việc này bắt buộc đối với các sản phẩm có yêu cầu wash.
• Có thể trong quá trình sản xuất NPL, các nhà cung ứng sẽ cung cấp cho nhà máy thông
số của độ co rút. Nhưng để phòng tránh các sự cố thiếu hụt hay dư thông số nguyên
phụ liệu thì nhà máy vẫn phải tiến hành các công việc trên.
• Đối với vải: thử độ co rút bằng cách wash vải hoặc ủi phẳng…
– Thông thường cắt miếng vải với kích thước 50x50
– Kẻ khung bằng loại bút đặc biệt không phai màu khi wash
– Gửi mẫu vải cho bộ phận wash hoặc bộ phận ủi
– Kiểm tra lại thông số mẫu vải sau khi test wash, test ủi
– Lập phiếu ghi lại con số về độ co rút của vải
– Chuyển thông tin đến bộ phận rập- sơ đồ để chỉnh rập cho chính xác. Đảm bảo thông số
chính xác sau khi may.

MẪU PROTO
BƯỚC 2: XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 30

10
10/29/2021

Về mặt kỹ thuật:
• Chuẩn bị bộ tài liệu hoàn chỉnh cho may mẫu bao gồm:
– Hình vẽ mô tả mẫu
– Quy cách lắp ráp sản phẩm
– Bảng thông số
– Dịch tài liệu kỹ thuật
– Trao đổi với khách hàng những thông tin cần làm rõ trong tài liệu
– Phát triển mẫu In – Thêu – Wash (nếu có)
– Trao đổi với khách hàng về những yêu cầu kỹ thuật để làm rõ ý tưởng của nhà thiết kế
– Trao đổi với trưởng bộ phận về thông tin IN – Thêu – Wash và chọn nhà gia công mẫu
– Chuẩn bị vải và thông tin In – Thêu – Wash cho bộ phận làm mẫu: kích thước, vị trí, màu sắc,
mật độ chỉ, quy cách…
– Duyệt mẫu In – Thêu – Wash
– Yêu cầu làm mẫu đối chứng (Mockup) để khách hàng duyệt trước khi tiến hành may trên mẫu
thật.

MẪU PROTO
BƯỚC 2: XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 31

• Bộ phận rập – sơ đồ:


– Kiểm tra thông số trong tài liệu kỹ thuật và rập
– Chỉnh sửa rập nếu cần
– Giác sơ đồ may mẫu
– Tính định mức sử dụng các nguyên phụ liệu
• Phòng mẫu:
– Sắp xếp lịch trình may mẫu
– Chuẩn bị máy móc thiết bị may mẫu
• Bộ phận qui trình:
– Phân bố công đoạn
– Tính thời gian cho mỗi công đoạn may
– Tính đơn giá công đoạn may

MẪU PROTO
BƯỚC 3:CHUYỂN BỘ TLKT VÀ THÔNG TIN MAY MẪU
TỚI CÁC BỘ PHẬN CÓ LIÊN QUAN 32

• Sau khi làm rõ các thông tin về mã hàng với khách


hàng và đã đặt hàng nguyên phụ liệu cần thiết cho
những mã hàng cần làm mẫu, NV QLD9H sẽ gửi yêu
cầu may mẫu đến bộ phận may mẫu.
• Những thông tin cần gửi bao gồm:
– tài liệu kỹ thuật
– các thông tin liên quan đến mã hang
– mockup In – Thêu – Wash
– bản yêu cầu may mẫu.
MẪU PROTO
BƯỚC 4:LÊN KẾ HOẠCH MAY MẪU
33

11
10/29/2021

• Trong bản yêu cầu may mẫu phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
– Style No: tên mã hàng
– Buyer: tên khách hàng
– Season: đơn hàng sản xuất cho mùa nào
– Sample style: loại mẫu (Prototype, Salemen…)
– Description: mô tả sơ về mẫu, chủng loại sản phẩm (quần, áo…)
– Number of pieces: số lượng mẫu cần may
– Size: size cần may
– Pattern name: sử dụng loại rập nào, tên rập
– Pattern date: sử dụng rập gửi ngày nào
– Fabric name: tên loại vải, vị trí sử dụng
– Print – Embroidery position: vị trí in, thêu
– Creat sample request date: ngày yêu cầu may mẫu
– Sample delivery date: ngày phòng mẫu giao hàng
– Customer required date: ngày khách hàng yêu cầu gửi mẫu
MẪU PROTO
BƯỚC 4:LÊN KẾ HOẠCH MAY MẪU 34

• Sau khi gửi yêu cầu may mẫu, NVQLĐH phải theo sát quá trình giao
nhạn nguyên phụ liệu cho may mẫu. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình
may mẫu:
– Đảm bảo dùng đúng nguyên phụ liệu
– May đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong tài liệu
– Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh khi may mẫu
– Kết hợp với bộ phạn QC kiểm tra chất lượng hàng mẫu: kiểm tra về thông
số, qui cách lắp ráp, vị trí nhãn…
– Nếu mẫu không đạt yêu cầu phải yêu cầu phòng mẫu sửa lại cho đạt
– Hoàn tất mẫu đúng hạn để đảm bảo đúng thời gian giao mẫu cho khách
hàng
– Ghi lại những thông tin cần thiết trong quá trình may mẫu, lưu thông số đo
trên mẫu
MẪU PROTO
BƯỚC 4:LÊN KẾ HOẠCH MAY MẪU
35

• Việc tính giá cho sản phẩm mẫu được tiến hành cùng lúc với quá trình
may mẫu. Tương ứng với từng giai đoạn làm mẫu đều phải tính giá cụ
thể, chuẩn bị cho bước thương lượng với khách hàng về giá thành sản
phẩm
• Tất cả chi phí cho việc sản xuất ra một sản phẩm đều được tính toán chi
tiết, bao gồm: giá các loại Nguyên phụ liệu, giá nhân công cho kho, cắt
may, hoàn thành, giá cho mẫu In – Thêu – Wash, chi phí xuất hàng, thuế
giá trị gia tăng….
• Giá NPL = số lượng từng loại NPL sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm x giá
từng loại NPL
• Giá các loại nguyên phụ liệu được cung cấp từ các nhà cung ứng: bao
gồm chi phí sản xuất + chi phí vận chuyển

MẪU PROTO
BƯỚC 5: TÍNH GIÁ CHO SẢN PHẨM MẪU 36

12
10/29/2021

• Đối với vải và một số phụ liệu cần cắt (dựng, keo, dây
viền…) liên hệ phòng rập- sơ đồ cung cấp định mức sử
dụng cho một đơn vị sản phẩm.
– Các loại phụ liệu khác như nút, dây kéo,… thì có thể đếm số
lượng thực tế có trên một sản phẩm.
– Tính giá nhân công: liên hệ bộ phận qui trình cung cấp thời
gian tiêu tốn cho các công đoạn cắt may đóng gói
– Giá của các mẫu In – Thêu – Wash trên sản phẩm
– Chi phí gửi hàng
– Phần trăm thuế giá trị gia tăng
MẪU PROTO
BƯỚC 5: TÍNH GIÁ CHO SẢN PHẨM MẪU 37

• Gửi thông tin về mẫu cho bộ phận xuất nhập khẩu để làm hóa
đơn, chứng từ gởi mẫu, bao gồm:
– Số lượng mẫu xuất
– Ngày xuất
– Dịch vụ chuyển
– Địa chỉ hàng đến
• Trao đổi thông tin với khách hàng về mẫu xuất
– Ngày xuất mẫu
– Số bưu phẩm
– Dịch vụ chuyển phát
– Những thiếu sót (nếu có) trên mẫu để khắc phục lần may mẫu sau
MẪU PROTO
BƯỚC 6: GỬI MẪU 38

• Sau khi đã gửi mẫu, nhân viên quản lý đơn hàng cần
theo dõi và yêu cầu khách hàng gửi những nhận xét và
những thay đổi mà khách hàng mong muốn để chỉnh
sửa cho các mẫu tiếp theo:
– Góp ý về nguyên phụ liệu: màu sắc, chất liệu
– Góp ý về qui cách lắp ráp sản phẩm, vị trí gắn nhãn
– Góp ý kiểu dáng mẫu, chỉnh sửa thông số cho từng vị trí cụ
thể trên mẫu
– Góp ý về mẫu In – Thêu – Wash…
MẪU PROTO
BƯỚC 7: TIẾP NHẬN THÔNG TIN
ĐIỀU CHỈNH VỀ MẪU TỪ KHÁCH HÀNG 39

13
10/29/2021

• Từ các góp ý, NV QLĐH phải kiểm tra, đối chiếu, so sánh lại mọi thông tin về
nguyên phụ liệu, rập với mẫu may. Ghi chú trực tiếp các thông tin góp ý lên
mẫu, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin điều chỉnh tới các bộ phận liên
quan để may mẫu theo đúng yêu cầu khách hàng
– Chuyển thông tin thay đổi nguyên phụ liệu đến nhà cung cấp
– Chuyển thông tin thay đổi quy cách may đến bộ phận qui trình
– Chuyển thông tin thay đổi về thông số, qui cách may đến phòng rập – sơ
đồ
– Chuyển thông tin góp ý về mẫu In – Thêu – Wash đến bộ phận In – Thêu –
Wash
– Báo cáo kết quả mẫu may Proto cho trưởng nhóm, hội ý đưa ra hướng cải
thiện cho lần may mẫu kế tiếp.
MẪU PROTO
BƯỚC 7: TIẾP NHẬN THÔNG TIN
ĐIỀU CHỈNH VỀ MẪU TỪ KHÁCH HÀNG 40

Mẫu Second Proto (mẫu lần 2):


• Khi khách hàng đề nghị may mẫu proto, họ sẽ gửi bộ tài liệu
kỹ thuật mới trong đó cập nhật các yêu cầu chỉnh sửa, thay
đổi.
• Lúc này nhân viên QLĐH cần lên kế hoạch may lại mẫu và
công việc được lặp lại tương tự như giai đoạn may mẫu
Proto.
• Nếu mẫu may vẫn chưa đạt yêu cầu, khách hàng sẽ yêu
cầu may lần 3.

MẪU SECOND PROTO - SRS 41

Sau khi làm lại mẫu Proto nhiều lần, khi mọi thứ về
mặt thiết kế và thẩm mỹ đã hoàn chỉnh. Khách hàng
sẽ đề nghị may mẫu SRS – mẫu trưng bày ở các
show-room hoặc hội chợ triển lãm thường kỳ.
Mẫu SRS là mẫu triển lãm nên hầu hết nguyên phụ
liệu phải sử dụng đúng trừ các phụ liệu bao gói và
nhãn hướng dẫn sử dụng

MẪU SHOW ROOM SAMPLE - SRS


42

14
10/29/2021

Q U Á T R Ì N H M AY M Ẫ U
TIỀN SẢN XUẤT
(MR PRODUCT)

43

Mẫu size set


Mẫu này có thể do phòng mẫu hoặc nhà máy may. Với mục tiêu là
kiểm tra về thông số của các size nhỏ nhất – cơ bản – lớn nhất.
Mẫu PP (pre- product)
Được xem là mẫu chuẩn cho sản xuất hàng loạt. Việc may mẫu
PP cần phải làm nhanh chóng và chính xác vì chỉ khi mẫu PP
được chấp nhận thì doanh nghiệp mới có thể được tiến hành sản
xuất hàng loạt
Cả mẫu size set và PP đều phải có chữ ký xác nhận của khách
hàng. Và đây cũng là căn cứ để khi kiểm hàng sản xuất trên
chuyền và giải quyết mọi khiếu nại khi mẫu may sai.

MAY MẪU TIỀN SẢN XUẤT 44

Khi đặt hàng, khách hàng sẽ gửi những thông tin sau
đây:
• PO sheet – Perchase Order hay Source order detail:
một dạng hợp đồng đặt hàng của từng mã hàng hay
nhiều mã hàng cụ thể.
• Một mã hàng sẽ có nhiều PO sheet tương ứng với các
đợt xuất khác nhau hay yêu cầu xuất đi các nước khác
nhau với thời gian xuất cũng khác nhau.

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO SẢN XUẤT HÀNG ĐẠI TRÀ


NHẬN THÔNG TIN ĐƠN HÀNG
45

15
10/29/2021

PO sheet thường bao gồm các thông tin:


+ Tên khách hàng: Customer name
+ Địa chỉ xuất hàng tới: Ship to address
+ Địa chỉ nơi xuất hàng: Ship from address
+ Số PO: perchase order Number
+ Ngày lập PO sheet: Original PO date
+ Ngày điều chỉnh PO sheet: Revision date
+ Thời gian xuất hàng: Ship not before and ship not after
+ Phương tiện vận chuyển hàng: sea or air
+ Cách thức xuất hàng: FOB or CTM
+ Tên mã hàng: style name
+ Thông tin mô tả khái quát về sản phẩm: Description
+ Số lượng cụ thể từng size, từng màu, giá sản phẩm
+ Chữ ký xác nhận của 2 bên mua và bán…

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO SẢN XUẤT HÀNG ĐẠI TRÀ


NHẬN THÔNG TIN ĐƠN HÀNG 46

• NV QLĐH yêu cầu bộ phận kỹ thuật làm bảng


màu để khách hàng ký duyệt trước khi sản
xuất đơn hàng. Trong bảng màu liệt kê tất cả
Nguyên phụ liệu từ vải, keo nút, nhãn, thẻ bài,
dây treo, chỉ… của một sản phẩm. Đây là căn
cứ để khách hàng kiểm hàng sau này.

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO SẢN XUẤT HÀNG ĐẠI TRÀ


DUYỆT BẢNG MÀU (TRIM CARD)
47

• Lập biên bản cuộc họp


• Triển khai mọi thông tin đơn hàng cho nhà máy: Phải đảm bảo
nhà máy hiểu rõ và có đầy đủ bộ tài liệu kỹ thuật, bảng màu,
các mockup, mẫu chuẩn (mẫu đối), bảng màu duyệt chỉ, thông
tin về rập – sơ đồ và tất cả thông tin đã được cập nhật chính
xác cho sản xuất
• Yêu cầu quản đốc phân xưởng, kỹ thuật xưởng, tổ trưởng, bộ
phận kiểm hàng và những cá nhân tham dự cuộc họp ký xác
nhận vào biên bản cuộc họp
• Ghi nhận lại tất cả thông tin điều chỉnh giữa khách hàng và nhà
máy (nếu có)
QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO SẢN XUẤT HÀNG ĐẠI TRÀ
TỔ CHỨC CUỘC HỌP GIỮA NHÀ MÁY VÀ KHÁCH HÀNG 48

16
10/29/2021

• Căn cứ vào lịch trình sản xuất theo dõi tiến độ sản
xuất hàng để đảm bảo hàng xuất đúng thời hạn
• Gửi lịch sản xuất và tiến độ sản xuất cho khách hàng
• Hỗ trợ các bộ phận giải quyết các vấn đề phát sinh
• Thương thuyết với khách hàng khi gặp những sự cố
bất khả kháng
• Chuyển giao mọi thông tin điều chỉnh từ khách hàng
nhanh chóng đến nhà máy

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT (MR PRO)


49

• Phối hợp với bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
hàng đầu chuyền và hàng đang sản xuất trên chuyền
• Giám sát quá trình final hàng trước khi sản xuất
• Gửi biên bản final hàng
• Tiếp nhận mọi thông tin phản hồi từ khách hàng
• Chuẩn bị QC file cho sản xuất: lưu trữ mọi thông tin
liên quan đến đơn hàng

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT (MR PRO)


50

Tầm quan trọng của việc đưa tài liệu và các thông tin đúng hạn:
• Đảm bảo sản xuất được liên tục, tránh mọi sự trì hoãn
• Tạo thời gian thuận lợi cho các bộ phận khác sắp xếp, bố trí công việc
Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên theo dõi đơn
hàng:
• Chuyển giao tài liệu và các thông tin điều chỉnh từ phía khách hàng đến nhà máy đầy
đủ, nhanh chóng, chính xác, đúng thời hạn
• Dịch tài liệu hay các thông tin từ tiếng nước ngoài thành tiếng Việt chính xác, dễ hiểu
• Biên soạn tài liệu, trình bày dễ đọc, dễ nhận biết
• Kiểm soát tốt các quá trình: ngày nguyên phụ liệu nhập kho, cắt, in, thêu, may, đóng
thùng, xuất hàng
• Thương thuyết với khách hàng giải quyết các sự cố phát sinh trong sản xuất
• Tinh thần cầu tiến, học hỏi nhanh, chia sẻ kinh nghiệm, đoàn kết, tương trợ với đồng
nghiệp
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT (MR PRO) 51

17
10/29/2021

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MẪU 53

Standard sample/ Original sample (Mẫu gốc)


➢ Là mẫu mà khách hàng đưa đến để đặt doanh nghiệp sản xuất.
➢ Là căn cứ để so sánh và phát triển các mẫu sản phẩm sau này.
Proto sample ( Mẫu chào hàng của công ty)
➢ Là mẫu ban đầu, được thực hiện dựa trên thiết kế kiểu dáng sản phẩm; chủ yếu để
xem xét sự hài hòa, cân xứng trong cấu trúc sản phẩm.
➢ Vải may mẫu chỉ có thành phần, tính chất tương tự và thông số mẫu không khắt khe,
chính xác như tài liệu.
➢ Thông thường dựa vào size cơ bản theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng và có thể sử
dụng nguyên liệu thay thế.
➢ Sẽ điều chỉnh tiếp theo về kiểu dáng thiết kế, chất liệu, độ vừa vặn của mẫu → chỉnh
sửa chỗ bất hợp lý, thông số cho phù hợp
➢ Mỗi nhà máy thường làm ít nhất 4 mẫu Proto. Thời gian khách hang phê duyệt
thường từ 7 – 10 ngày. Nếu mẫu không được duyệt, phải làm mẫu Second Proto
(Mẫu photo lần 2).

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MẪU 54

18
10/29/2021

➢Là mẫu quan trọng nhất trong giai đoạn phát triển mẫu,
được thực hiện sau khi mẫu Proto đã được duyệt.
➢Mẫu Fit đòi hỏi phải đúng thông số như yêu cầu được mặc
thử trên người mẫu thật hoặc trên hình nhân chuẩn. Nếu
thông số không đảm bảo thì cần điều chỉnh rập cho thích
hợp.
➢Vải may mẫu có thể sử dụng vải đúng hoặc vải thay thế với
tính chất, thành phần tương tự.
➢Giai đoạn triển khai mẫu Fit có thể kéo dài từ 30 – 45 ngày
kể từ khi mẫu Proto được duyệt.
FIT SAMPLE
(MẪU KIỂM THÔNG SỐ) 55

➢Là mẫu để chào hàng đến các đại lý và hệ thống cửa hàng,
hoặc trưng bày trong các phòng trưng bày
➢Nhằm thu hút thị hiếu, phản ứng của người tiêu dùng qua
kênh bán lẻ.
➢Giúp khách hàng dự đoán trước được sức tiêu thụ trên thị
trường của mã hàng và tính toán sản lượng của đơn hàng một
cách một hợp lý.
➢Yêu cầu mẫu : may trên size chuẩn với vải, phụ liệu và kiểu
dáng đúng như đơn hàng đại trà, trừ các phụ liệu bao gói và
nhãn hướng dẫn sử dụng.
SALESMAN SAMPLE
(MẪU ĐỂ KHÁCH HÀNG CHÀO HÀNG CHO KHÁCH)
56

Size set sample (Mẫu kiểm size)


➢Là mẫu may tất cả các size hoặc size nhỏ nhất –
size giữa – size lớn nhất
➢Để kiểm tra thông số từng size và bước nhảy
giữa các size có hợp lý hay không,
➢Có thể kéo dài từ 10 -15 ngày kể từ ngày mẫu
Fit được duyệt.
OBM
(ORIGINAL BRAND MANUFACTURING) 57

19
10/29/2021

Pre – production sample (Mẫu PP - Mẫu tiền sản xuất)


➢Là mẫu may sử dụng đúng nguyên phụ liệu, để gửi cho khách hàng
duyệt lại toàn diện (thông số, quy cách lắp ráp sản phẩm, mật độ chỉ,
loại kim sử dụng, tay nghề công nhân, cách sử dụng nguyên phụ liệu,
vị trí các loại nhãn, thêu, in…) trước khi bắt đầu sản xuất đại trà.
➢Đây là mẫu để nhà máy gửi khách hàng duyệt trước khi sản xuất đại
trà.
➢Nếu khách hàng chưa duyệt mẫu PP dù đã nhận được đơn hàng, nhà
máy cũng không được triển khai sản xuất.
➢Điều kiện tiên quyết là phải đúng – đạt – đẹp để được khách hàng
chấp nhận và tránh được mọi sự trì hoãn kế hoạch lên chuyền. Giai
đoạn triển khai mẫu PP có thể kéo dài từ 10 – 15 ngày kể từ khi mẫu
Size set được duyệt.
OBM
(ORIGINAL BRAND MANUFACTURING) 58

Top of production sample


(Mẫu TOP - Mẫu trên chuyền)
➢Là mẫu được chọn ra từ hàng thành phẩm đại trà
trên chuyền may và gửi cho khách hàng xem xét.
➢Giúp khách hàng đánh giá lô hàng đang sản xuất có
đúng với mẫu PP đã duyệt hay không.
➢Đây cũng là mẫu duyệt cho xuất hàng khi khách hàng
kiểm tra Final.

OBM
(ORIGINAL BRAND MANUFACTURING) 59

Shipment sample (Mẫu lưu trữ)


➢Là mẫu được lấy từ xưởng hoàn thành và gửi cho
khách hàng sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh.
➢Cũng được treo hoặc để tại phòng trưng bày của công
ty để tham khảo cho mùa sau và đối chứng khi có vấn
đề xảy ra.
➢Mỗi khách hàng có thể yêu cầu nhà máy thực hiện tất
cả hoặc một vài trong các loại mẫu trên.

OBM (ORIGINAL BRAND


MANUFACTURING) 60

20
10/29/2021

• Nhân viên theo dõi đơn hàng phải tìm đối tác cung
cấp nguyên phụ liệu cần thiết.
• Các nhà cung cấp chào mẫu và giá cả.
• Bộ phận quản lý đơn hàng lựa chọn nhà cung cấp
phù hợp.

ĐẶT MUA NGUYÊN PHỤ LIỆU


61

Nhân viên quản lý đơn hàng cần nghiên cứu kỹ các thông tin cần
thiết:
Tài liệu kỹ thuật
– đọc kỹ mọi thông tin về nguyên phụ liệu, thành phần, màu sắc, bảng
phối màu, định mức tham khảo, chỉ tiêu chất lượng…
– Các thông tin này thường không nằm tập trung trên một tài liệu. →
cần ghi chép riêng hoặc highlight để không bỏ sót các nội dung cần
thiết.
- Đối với nguyên liệu: tìm hiểu về thành phần vải, cấu trúc dệt, màu
sắc…theo cuốn tiêu chuẩn màu hoặc mẫu vải (swatch) hoặc mẫu thiết
kế vải (layout) kèm theo mã số màu trong cuốn tiêu chuẩn màu.
- Đối với phụ liệu: phân tích kỹ về thành phần, nội dung, màu sắc,
kích cỡ, hình dạng…
NGHIÊN CỨU THÔNG TIN 62

Thông tin trên đơn đặt hàng của khách hàng:


• số PO • số size
• ngày xuất hàng tối đa cho phép • số lượng cần sản xuất cho mỗi
• tên khách hàng size
• tên account • loại vải sử dụng
• tên mã hàng • thông tin nhãn chính
• mô tả sản phẩm • ngày mở L/C
• sản luợng đơn hàng • giá sản phẩm…
• số màu • Các điều khoản riêng…

PURCHASE ORDER – PO
63

21
10/29/2021

• Do khách hàng gửi đến.


• Là mẫu trực quan nhất để xem xét kỹ các loại
nguyên phụ liệu được sử dụng, độ đàn hồi và màu
sắc thành phẩm của các loại nguyên phụ liệu, sự
phối màu và mối tương quan giữa các đường may
trên sản phẩm…
• Từ đó, có những phân tích phù hợp đến số lượng và
chất lượng nguyên phụ liệu cần đặt cho mã hàng.

SẢN PHẨM MẪU


64

• Là bản đính mẫu vải thật do khách hàng hoặc nhà


cung cấp gửi đến.
• Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xem xét, so
sánh với vải của hàng sản xuất đại trà nhận về có
đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về thành phần, màu
sắc, độ dày, cấu trúc dệt,… mà khách hàng yêu cầu
hay không.
• Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào, cần thông báo ngay
đến khách hàng hoặc nhà cung cấp để kịp thời xử

SWATCH MẪU VẢI 65

• Là tài liệu bổ sung do phòng kỹ thuật cung cấp.


• Qua đó, tính toán chính xác hơn lượng nguyên phụ
liệu cần đặt, tránh thiếu hụt hay lãng phí nguyên phụ
liệu
• Tuy nhiên, cần kiểm tra tính xác thực của thông tin
trên bảng định mức nguyên phụ liệu: số liệu đã tính
các độ gia cần thiết (dong mẫu, co giãn…), các thử
nghiệm cần thiết (ủi, ép…) trước khi sử dụng chúng.

ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU


66

22
10/29/2021

• Trong một số trường hợp đặc biệt, khách hàng có thể


bổ sung thêm một số tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu về
nguyên phụ liệu.
• Bộ phận quản lý đặt hàng xem và triển khai các nội
dung này như những tài liệu chính thức.
• Có thể đề nghị khách hàng bổ sung những tài liệu này
dưới dạng văn bản, có chữ ký của người đứng đầu, để
đảm bảo đủ minh chứng khi có các vấn đề phát sinh.
THÔNG TIN CẬP NHẬT
CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
CỦA NGUYÊN PHỤ LIỆU 67

Là kế hoạch làm việc giữa khách hàng và bộ


phận quản lý đặt hàng theo từng giai đoạn cụ
thể.

KẾ HOẠCH ĐẶT HÀNG


(TIME ACTION CALENDAR - NẾU CÓ)
68

CÁC GIAI GIAI ĐOẠN


ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU

69

23
10/29/2021

• Có thể do nhân viên quản lý đơn hàng hoặc do bộ


phận thu mua nguyên phụ liệu – Purchasing thực
hiện.
• Trường hợp nhân viên quản lý đơn hàng không phụ
trách việc đặt nguyên phụ liệu thì cần phải gửi tất cả
các Bảng duyệt mẫu, Tài liệu kỹ thuật đã duyệt chính
thức (Tech Pack For Bulk) đến cho bộ phận
Purchasing để họ tiến hành đặt nguyên phụ liệu cho
đơn hàng cho đúng.

GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU


70

- Trường hợp khách hàng chỉ định nhà cung ứng, nhân
viên quản lý đơn hàng sẽ tuân thủ và đặt hàng đúng
nơi chỉ định. Còn nếu khách hàng không có ràng buộc
nào về nhà cung cấp thì người quản lý đơn hàng sẽ tự
tìm kiếm (Sourcing Supplier) sao cho đảm bảo yêu cầu
chất lượng và giá cả hợp lý.
- Theo sát các thông tin trong PO của khách hàng và
những tiêu chuẩn nguyên phụ liệu, các yêu cầu phát
sinh để tránh trường hợp bỏ sót thông tin khi đặt hàng
và bị khách hàng phạt hợp đồng.
GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU
71

- Trước khi đặt nguyên phụ liệu, nhân viên quản lý đơn hàng lập
danh sách các loại nguyên phụ liệu cần thiết cho từng màu
từng size của mỗi mã hàng với định mức mới dùng cho sản
xuất (không như định mức dùng trong quá trình làm giá cho
sản phẩm).
- Danh sách này cũng là danh mục nguyên phụ liệu và được gọi
là định mức cấp phát nguyên phụ liệu cho sản xuất.
- Sau đó nhân viên quản lý đơn hàng sẽ gửi định mức này
xuống kho để kho tiến hành cấp phát nguyên phụ liệu cho sản
xuất.

GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU 72

24
10/29/2021

Trường hợp phải nhuộm, in nguyên liệu (nhuộm sợi


dệt, in nhãn, in dây buộc…): cần yêu cầu nhà cung
cấp làm các mẫu nhuộm (Labdip). In thử (strike off)
để gửi cho khách hàng duyệt. Chỉ sau khi khách
hàng duyệt Lap dip, nhà cung ứng mới được phép
tiến hành dệt vải hoàn tất như đã thỏa thuận giữa
các bên nhà cung cấp – doanh nghiệp – khách hàng.

GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU


73

• Khi đã lập ra danh sách nguyên phụ liệu, nhân viên quản lý đơn hàng sẽ
tiến hành làm PO và gửi cho nhà cung ứng nguyên phụ liệu.
• Trước khi đặt hàng phải thương lượng giá lại với nhà cung ứng, vì đơn
giá khi nhân viên quản lý đơn hàng làm giá cho sản phẩm chỉ là giá cho
hàng mẫu chứ không phải là giá cho sản xuất.
• Khi có đơn hàng sản xuất, tùy theo số lượng đơn hàng cụ thể mà giá
chính thức sẽ có thay đổi.
• Giá CIF là lựa chọn tốt nhất khi đặt hàng nguyên phụ liệu ở nước ngoài.
• Cần lưu ý, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về giá, phải báo cáo cho cấp
trên duyệt lại rồi mới tiến hành đặt hàng.

GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU


74

- Cán bộ quản lý đơn hàng cũng phải lưu ý đến số lượng tối
thiểu mà nhà cung ứng có thể nhận đơn hàng để thông báo đến
khách hàng nếu số lượng nguyên phụ liệu mà đơn hàng cần
dùng nhỏ hơn số đó.
- Đàm phán với nhà cung ứng về thời gian giao nguyên phụ
liệu: yêu cầu họ xuất hàng sớm hơn so với thời gian tối thiểu
cho việc đặt hàng (Lead Time For Bulk) mà nhà cung ứng đã
cung cấp trong thời gian làm mẫu phát triển.
- Đối chiếu, so sánh nguyên phụ liệu đặt với các yêu cầu
cần có trong bộ tài liệu kỹ thuật của đơn hàng và sản phẩm mẫu
tham khảo.
GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU
75

25
10/29/2021

- Riêng với phụ liệu bao gói: kích thước bao nilon và thùng carton được
đặt theo qui định của khách hàng hoặc căn cứ trên số lượng sản
phẩm/thùng trong bảng qui định đóng gói.
- Nếu tự tính toán kích cỡ thùng dựa trên qui định đóng gói, nhân viên
quản lý đơn hàng cần có một số sản phẩm đã bao gói hoàn chỉnh, đo
kích thước và xếp hàng vào thùng như yêu cầu để có được kích cỡ
thùng phù hợp.
- Khi đặt thùng thì nhân viên quản lý đơn hàng sẽ dựa vào manual hoặc
yêu cầu của khách hàng về qui định cho nhãn thùng (Shipping Mark)
đặt in nhãn thùng.
- Thông tin về nhãn thùng rất quan trọng, nếu nhãn thùng không đúng,
sẽ bị khách hàng phạt tiền và có thể sẽ không chấp nhận lô hàng.
GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU
76

- Với nhãn hướng dẫn sử dụng (Care Label) : Nhân viên quản lý
đơn hàng cần gửi đầy đủ yêu cầu của khách hàng để nhà cung cấp làm
mẫu duyệt trước khi sản xuất đại trà. Khi nhà cung ứng gửi Lay-Out,
nhân viên quản lý đơn hàng sẽ gửi Lay-Out đó cho khách hàng duyệt.
Nếu khách hàng đồng ý mới cho phép nhà cung ứng sản xuất nhãn này
hàng loạt. Trường hợp khách hàng có thể bổ sung những yêu cầu về
việc test những đặc tính: tính bền cháy, độ bền màu… Lúc này, nhân
viên quản lý đơn hàng sẽ yêu cầu nhà cung cấp làm mẫu nhãn trước để
khách hàng kiểm định rồi mới sản xuất đại trà đơn hàng.
- Sau khi đặt hàng, và có mọi thông tin về ngày giao hàng của nhà
cung ứng, nhân viên quản lý đơn hàng cần theo dõi sát sao quá trình
sản xuất của nhà cung ứng để đảm bảo tiến độ sản xuất của mình.

GIAI ĐOẠN ĐẶT NGUYÊN PHỤ LIỆU


77

Xin trân trọng cảm ơn:


• Phòng Đào Tạo
• Khoa Cơ Khí
• Bộ môn Kỹ thuật Dệt May
đã tạo điều kiện để thực hiện và đưa bài giảng này đến với các em sinh viên

26
10/29/2021

27

You might also like