You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN

I. Mở bài : - GT về văn học dân gian


- GT về thần thoại
II. Thân bài : Hêệ thống luận điểm, luận cứ bàn về nội dung, nghệ thuật của văn
bản
1. Bước 1 : Tóm tắt truyện
2. Bước 2 : 5 luận điểm
a. Nhân vật Heraclet
b. Nhân vật con sư tử ở Nê Mê
c. Cuộc giao chiến căng thẳng, quyết liệt giữa Hê ra c let và con sư tử ở
Nê Mê
d. Ca ngợi chiến công của người anh hùng
e. Đánh giá nội dung và nghệ thuật
III. KB : Khái quát và mở rộng

BÀI LÀM

I.MB : Truyện thần thoại thường có nhân vật chính là người anhhùng có sức mạnh phi
thường và trí tuệ thông minh .Hội tụ được tất cảnhững phẩm chất của người anh hùng
thần thoại Hy Lạp là H-ra-clettrong tác phẩm “giết con sư tử ở Nê-Mê”(trích từ mười hai
chiến côngcủa he-ra-clet , thần thoại hy lạp) .Tác phẩm viết về cuộc chiến giữa he-ra-clet
và con sư tử ở nê-mê, qua đó làm nổi bật sức mạnh phi thườngcủa con người thời cổ và
được đánh giá là một trong những tác phẩm
-Trong tthl mỗi truyện kể là 1 huyền thoại đầy sức lôi cuốn. Bên cạnh những câu chuyện
lãng mạn bay bổng đưa ta vào thế giới thần tiên đầy hoa thơm trái ngọt ở đỉnh núi O lanh
pơ thiên đường mơ ước của loài người là những cuộc giao chiến đầy hồi hộp căng thẳng
giữa các vị thần với ác thú . Truyện “ giết…” là 1 ví dụ tiêu biểu
II.Thân bài :
1.Tóm tắt : Nữ thần Hê ra nuôi 1 con sư tử hung dữ ở vùng Nê Mê. Ngày ngày nó xuống
đồng bắt gia sức phá hoại cuộc sống bình yên của dân lành. Hê ra c lét tìm cách diệt trừ
con ác thú. Cuộc giao chiến diễn ra hết sức khốc liệt . Hê ra c lét đã dùng đủ loại vũ khí
như bắn cung, gươm, chùy vẫn không chiến thắng được con sư tử. Cuối cùng chàng phải
nhảy lên lưng nó bóp cổ họng khiến nó ngạt thở mới giết chết được nó. Sau chiến thắng
chàng lột bộ da của nó làm áo giáp, lấy móng sắc của nó thay dao và chàng lại tiếp tục
bước vào những thử thách mới
2.Trình bày hệ thống luận điểm, lc
a.Giới thiệu về Heraclet “ He ra c let là con của thần Dơt nên sức mạnh của chàng là
sức mạnh sánh tựa thần linh vị anh hùng này được gọi là Hercules, phiên âm: Hê- cra-
lét) là một bán thần và là con của Thần Zeus, tên ông được đặt cho chòm sao Hercules.
Những chiến công của Heracles vang dội khắp bốn phương, mang ý nghĩa sâu sắc,
tượng trưng cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người thời xưa[n mới cho cậu
bé là "Heracles", có nghĩa "Vinh quang của Hera".
Nữ thần Hera thù ghét Heracles, ngay đêm đó đã sai hai con rắn bò vào nôi của hai đứa
trẻ để mổ chết Heracles. Iphicles khóc thét khiến hai vợ chồng Amphitryon chạy tới. Họ

1
nhìn thấy một cảnh tượng kì lạ: Heracles đang cầm hai con rắn trên hai tay và bóp cổ
chúng cho tới chết.
Ngay từ hồi sơ sinh, Heracles đã bộc lộ sức mạnh phi thường. Lớn lên, cậu được theo
học cách điều khiển xe ngựa, võ thuật, cung tên... và cả âm nhạc, nghệ thuật, khoa học.
Heracles vô cùng hứng thú với các môn võ nghệ, tiếc thay về khoa học và nghệ thuật, cậu
rất lười và học dốt thậm tệ các môn này. Thầy giáo dạy nhạc trong một lần giận dữ vì
Heracles không thuộc bài nên giơ tay đánh cậu. Heracles nổi cáu, vớ cây đàn lia (có
người bảo là cái ghế), đánh vào đầu thầy. Không may, thầy dạy nhạc ngã xuống chết do
đòn đánh quá mạnh. Người cha dượng Amphitrion lo sợ Heracles sẽ lại gây ra tội lỗi nên
gửi cậu đến chỗ nhân mã Chiron - người từng dạy dỗ biết bao nhân tài của đất Hi Lạp.
Ông hi vọng cảnh thanh bình trên núi cao sẽ làm dịu đi bản tính nóng nảy của con mình,
hơn nữa như thế cũng hợp với sự phóng khoáng và hiếu động của cậu bé. Ở trên núi với
thầy Chiron, Heracles dần trở thành học trò xuất sắc nhất về cả võ nghệ lẫn cung tên.
Năm 18 tuổi, Heracles đã trở thành một chàng thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, cao to,
chàng từ giã thầy xuống núi, bắt đầu sự nghiệp giúp đỡ dân lành.
b. Giới thiệu về con sư tử Nê Mê : Ác thú hung dữ, nguy hiểm. Dòng giống con sư tử
đều là thú dữ, ác quỷ có sức mạnh ghê gớm. Nó có bộ da cứng như sắt ko cung tên nào
đâm thủng được. Thần Zot còn phải nể sợ. Nữ thần Hê ra là người nuôi nó ở vùng Nê
Mê. Con sư tử tượng trưng cho thử thách mà Heraclet phải đối đầu. Cuộc sống ko hề đơn
giản, để sống được, sống tốt con người luôn gặp phải những biến cố sóng gió, phải vượt
lên chính mình bằng nghị lực và tài năng. Heraclet là 1 người anh hùng , chàng luôn
mang trong mình sứ mệnh cao cả. Thần thoại luôn đặt chàng vào những hoàn cảnh
nghiệt ngã để chàng chứng minh tài năng và lòng dũng cảm. Đây là con ác thú phá hoại
cuộc sống bình yên của dân lành “ Ngà ngày……” vì thế Heraclet buộc phải diệt trừ nó
c - Cuộc giao chiến căng thẳng, quyết liệt giữa Hê ra c let và con sư tử ở Nê Mê
+ Khi Heraclet chuẩn bị bước vào cuộc giao chiến : Các vị thần dõi theo và giúp đỡ
chàng, về vũ khí, trang phục ( DC) Đó là sức mạnh, tinh thần đoàn kết của cộng đồng
trong những cuộc chiến tranh bảo vệ bộ tộc. Họ gửi gắm niềm tin vào người anh hùng
xông pha trận mạc . Đó là 1 cá nhân xuất sắc nhưng trong những cuộc chiến lớn anh
hùng cá nhân ko thể làm nên lịch sử phải có sự trợ giúp của nhiều người.
+ Diễn biến cuộc giao chiến : Tác giả dân gian luôn so sánh con sư tử Nê Mê với con
sư tử Xi tê rông để thấy sự lợi hại của con sư tử Nê Mê và thử thách thần thoại đặt ra cho
Heraclet lần này gấp nhiều lần so với những lần trước để khẳng định tài năng sức mạnh
vô địch của chàng khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cuộc chiến
diễn ra hết sức khốc liệt . Đầu tiên chàng dùng mưu lấp 1 của hang để dồn con vật vào 1
chỗ. Tiếp theo chàng mai phục ở của hang còn lại và dùng cung bắn. Tuy nhiên con sư tử
có bộ da cứng như sắt nên chàng ko thể tiêu diệt được nó theo cách này. Chàng lao vào
dùng chùy giáng xuống đầu, nện vào đầu nó, dùng gươm chém nó những nhát như trời
giáng nhưng đầu nó cũng rắn chắc như đá nên chàng cũng ko tiêu diệt được. Vừa tấn
công chàng vừa phòng thủ bảo vệ bản thân trước những đòn chống trả của con vật “ quật
đuôi, tát phải, vả trái, nhẩy bổ, lao, húc…” Nhưng Heraclet ko hề nao núng . Lợi dụng đòn
tấn công hụt của nó chàng nhảy phắt lên lưng bóp cổ nó bằng đôi bàn tay cứng như sắt
khiến nó ngạt thở mới tiêu diệt được nó. Cuộc chiến gian lao . Hê ra clet tượng trưng cho
chính nghĩa chàng được sự ủng hộ của các vị thần nhưng chàng phải dùng sức mạnh của
chính mình để giết chết kẻ thù nghĩa là con người muốn giành được thành công phải
dùng chính khả năng của mình chứ ko phải dựa dẫm vào người khác như Đam San được
2
ông Trời mách cho bí quyết ném cái chày mòn vào vành tai MTMX để bộ áo giáp của hắn
rơi xuống nhưng sau đó Đam San phải truy đuổi MTMX tiêu diệt đối thủ
Con sư tử tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên gây tai họa cho con người.
Heraclet như người anh hùng đi đầu, đứng đầu lập hết kì tích này đến kì tích khác trong
cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên bảo vệ sự sinh tồn của cộng đồng. Sau chiến thắng
chàng đã lấy bộ da cứng như sắt của con sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội
và trở thành nhà vô địch ko vũ khí nào có thể động vào được da thịt chàng. Đó là những
chiến lợi phẩm của Hera clet sau chiến thắng nhưng qua đó ta nhận thấy mối quan hệ
giữa thách thức và cơ hội. Sau khi vượt qua được những thách thức con người sẽ có cơ
hội vượt lên đi tới thành công. Thách thức như 1 phép thử để chúng ta nhận ra giá trị thực
của chính mình. Vì thế ko nên coi những khó khăn, gk là lực cản mà hãy chấp nhận đối
mặt với nó biến nó thành cơ hội để tiến lên phía trước như Hê ra clet.
d.Đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
+ Nội dung : Câu chuyện kể về một trong những kì công của Hê-ra-clet; thông qua đó,
thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Hy Lạp cổ; ngợi ca sức mạnh thể chất
và trí tuệ của con người.
+ Về nghệ thuật, văn bản chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: sự
phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm
chất của nhân vật chính
III.Kết bài : Bằng những đặc sắc về nghệ thuật – Câu chuyện để lại cho chúng ta bài học
sâu sắc về cuộc sống, nhân sinh. Cuộc sống luôn có những biến cố điều quan trọng phải
có trí tuệ sáng suốt và nghị lực phi thường để vượt lên giành chiến thắng.

You might also like