You are on page 1of 9

Bài 5: Dung dịch

181. Cho Al = 27, S = 32, O = 16. Đương lượng gam của Al2(SO4)3 là 57
182. Đặc điểm không đúng khi nói về pH của dung dịch:
A. Dung dịch pH = 7: trung tính.
B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch pH >10 làm phenolphtalein chuyển màu hồng.
D. Dung dịch pH < 7: làm giấy quỳ hoá đỏ.
183. Biểu thức đúng khi nói về công thức tính pH của dung dịch:
A.[H+] = 10a thì pH = a. B. [H+].[OH-] = 1014.
C. pH = - lg[H+] D. pH = pOH = 14.
184. Nếu nồng độ ion [OH-] = 10-6M thì nồng độ ion [H+] của dung dịch bằng 10-8
185. Trong các muối sau, muối mang tính base là:
A. CH3COONa B. NaCl C. NH4Cl D. K2SO4
186. Cho Fe = 56, O = 16. Đương lượng gam của FeO là 36
187. Cho dung dịch HCl có nồng độ 0,35 M, thì nồng độ đương lượng của HCl trên bằng 0.35N
188. Nếu pH của dung dịch bằng 3 thì nồng độ của ion H+ là 10-3
189. Đặc điểm đúng khi nói về pH:
A. Dung dịch pH < 7: làm giấy quỳ hoá xanh.
B. Dung dịch pH = 7: dung dịch lưỡng tính.
C. Giá trị pH giảm thì độ axit tăng.
D. Dung dịch pH >10 làm phenolphtalein chuyển màu vàng.
190. Trong các muối sau, muối mang tính acid là:
A. KCl B. CH3COONa C. NH4Cl D. Na2SO4
191. Một dung dịch có pH = 11, dung dịch này mang tính:
A. Acid B. Lưỡng tính C. Base D. Trung tính
192. Nếu [H3O+] của một dung dịch bằng 3,0.10-4 M thì [OH-] của dung dịch này bằng 3,3.10-11
193. Cho dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,1 N, thì nồng độ mol của H2SO4 trên bằng 0.05M
194. Nếu pH của dung dịch bằng 6 thì nồng độ của ion H+ là 10-6
195. Thành phần của dung dịch thật gồm:
A. Chất khí trong chất lỏng B. Dung môi và chất tan
C. Chất rắn trong chất lỏng D. Chất rắn và dung môi
196. Nồng độ C% (khối lượng/khối lượng) được biểu thị:
A. Số gam chất tan /1000 g dung dịch B. Số gam chất tan/ 100g dung môi
C. Số gam chất tan/100 g dung dịch D. Số mg chất tan /100 g dung dịch
197. Ở điều kiện thường, dung dịch HCl có nồng độ đậm đặc nhất là:
A. 36.5% B. 63% C. 20% D. 98%
198. Môi trường hóa học của nước mưa là:
A. Acid yếu B. Base yếu C. Base mạnh D. Acid mạnh
199. Cho Na = 23, S = 32, O = 16. Đương lượng gam của muối Na2S2O3 bằng 79N
200. Nếu nồng độ ion [OH-] = 10-6M thì pH của dung dịch bằng 8
201. Nếu nồng độ ion [H+] = 10-6M thì pH của dung dịch bằng 6
202. Trong cồn 700 ở 250C có:
A. Alcohol và nước đều là chất tan B. Alcohol và nước đều là dung môi
C. Alcohol là dung môi, nước là chất tan D. Alcohol là chất tan, nước là dung môi
203. Nồng độ đương lượng của một chất là:
A. Số đương lượng gam của chất đó trong một lit dung dịch
B. Số đương lượng gam của chất đó có trong dung dịch
C. Số phân tử gam chất tan (có thể là ion hay phân tử chất đó) trong một lit dung dịch
D. Số gam của chất đó trong một lit dung dịch
204. Đương lượng gam của một chất trong phản ứng trao đổi bằng:
A. phân tử gam của chất đó chia cho nồng độ đương lượng của chất đó
B. phân tử gam của chất đó chia cho số điện tích mà một phân tử đó trao đổi trong phản ứng
C. phân tử gam của chất đó chia cho tích hóa trị của các nguyên tố trong phân tử
D. phân tử gam của chất đó chia cho số electron mà một phân tử đó tra đổi trong phản ứng
205. Muốn nồng độ dung dịch thu được càng lớn ta cần tăng
A. Nhiệt độ dung dịch B. Thể tích dung dịch
C. Lượng dung môi trong dung dịch D. Lượng chất tan trong dung dịch
206. Công thức liên hệ giữa nồng độ phân tử (CM ) và nồng độ đương lượng (CN):
A. CM = n.CN B. CN = V. CM C. CM = V. CN D. CN = n.CM
207. Để pha 250 ml dung dịch H2C2O4 0,025N, khối lượng H2C2O4.2H2O là m=0.7875( g)
208. Khi cho chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch có pH = 5, dung dịch sẽ có màu:
A. Không màu B. Hồng nhạt C. Tím D. Vàng
209. Khi nhỏ vài giọt chỉ thị alizarin vàng vào dung dịch có pH = 13, chỉ thị alizarin vàng sẽ có màu:
A. Không màu B. Hồng C. Vàng D. Tím
210. Trong 4 dung dịch sau, dung dịch đệm là:
Dung dịch I: dung dịch gồm HCl + NaCl
Dung dịch II: dung dịch gồm CH3COOH + CH3COONa
Dung dịch III: dung dịch gồm NH4Cl + NH3
Dung dịch IV: dung dịch CH3COOH
A. Dung dịch II,III B. Dung dịch I, IV
C. Dung dịch I, II D. Dung dịch II, III, IV
211. Một dung dịch có nồng độ [H+] = 1,25.10-12, dung dịch này mang tính:
A. Base B. Trung tính C. Acid D. Lưỡng tính
212. Khối lượng NaOH trong 1 lít dung dịch NaOH 0,1M là 4g
213. Thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để trung hoà 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M là 100ml
214. Thể tích dung dịch H3PO4 14,7M cần để điều chế 125ml dung dịch H3PO4 3,0M là 25.5ml
215. Thể tích của dung dịch HNO3 0,2M cần thiết để pha 300mL dung dịch HNO3 0,1M là150ml (xem
nước cất dùng để định mức có sẵn)
216. Cho 100 ml dung dịch KOH 0,1 M vào 100 ml dung dịch H 2SO4 có pH=1 thì môi trường dung
dịch sau phản ứng là:
A. Môi trường trung tính. B. Môi trường lưỡng tính
C. Môi trường axit. D. Môi trường bazơ.
217. Hòa tan 50 g NaNO3 vào 450 gam nước được dung dịch NaNO3 có C% bằng 10%
218. Để pha được chỉ thị phenolphtalein, cần hòa tan phenolphtalein rắn bằng dung môi là:
A. Acid B. Nước C. Benzen D. Cồn
219. Cho phản ứng: 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Đương
lượng gam của FeSO4 bằng 7,6
220. pH của dung dịch C6H5NH2 0,01M có pKb = 9,42 là 8,29
221. pH của dung dịch CH2=CH-COOH 0,12M có pKb = 9,74 là 5,3
222. Nồng độ mol của 850 ml dung dịch đã hòa tan 20g KNO3 là 0.2M
223. Ion CH3COO- là một bazơ có Kb=5,55.10-10. Dung dịch CH3COONa 0,1M có pH là 13.5
224. Khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15% là 30g
225. Trộn 40ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Dung dịch sau khi trộn có
pH bằng 13
226. Cho phản ứng: 5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 10CO2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O. Đương
lượng gam của acid oxalic trong phản ứng này là 45
227. Nếu H3PO4 phân li thành HPO42- thì đương lượng của H3PO4 bằng 49
228. Cho phản ứng: CO32- + H+ → HCO3-
Đương lượng của dung dịch Na2CO3 0,300M trong phản ứng trên là 53
229. Dung dịch AgNO3 0,2 N là dung dịch có: E= 170
A. 17 g AgNO3 trong 1000 lít dung dịch B. 34 g AgNO3 trong 100ml dung dịch
C. 17g AgNO3 trong 100 lít dung dịch D. 34 g AgNO3 trong 1 lít dung dịch
230. Cách pha dung dịch glucose 10% là:
A. 10g glucose hòa tan trong 100 ml nước B. 5g glucose hòa tan trong 95 ml nước
C. 5g glucose hòa tan trong 95 ml nước. D. 10g glucose hòa tan trong 90 ml nước
231. Cách pha 200 g dung dịch BaCl2 5% là:
A. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 200g nước B. Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10g nước
C. Hòa tan 200 g BaCl2 trong 10g nước D. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 190g nước
232. "Cồn 700" có ý nghĩa là:
A. 100 ml cồn trong chai có 70 ml ancol etylic
B. 100 ml cồn trong chai có 70 mol ancol etylic.
C. Trong chai cồn có 90 ml ancoletylic
D. Cồn này sôi ở 700.
233. Có 200g dung dịch NaOH 5% (dung dịch A). Để được dung dịch NaOH 8%, khối lượng nước cần
bay hơi khỏi dung dịch A là... 125g
234. A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H 2SO4 có nồng độ 0,3M. Nếu trộn A và B
theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 được dung dịch C có nồng độ mol là…
A. 0,38M B. 0,26M C. 0,3M D. 0,2M
235. Có 200g dung dịch NaOH 5% (dung dịch A). Để được dung dịch NaOH 8%, khối lượng dung
dịch NaOH 10% cần thêm vào dung dịch A là... 6,52g
236. Làm bay hơi 200g nước ra khỏi 700g dung dịch muối 12%, nhận thấy có 5g muối tách khỏi dung
dịch bão hòa. Nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên là…
15,95%
237. Axit axetic có hằng số axit là Ka = 1,8.10-5. Dung dịch hỗn hợp gồm CH3COONa 1M và
CH3COOH 0,1M có pH là… 1,745
238. Số gam NaOH cần để pha chế được 300ml dung dịch NaOH có pH = 10 là 1,2.10-3
239. Số gam Na cần để pha được 1,5 lít dung dịch có pH = 13 là 3,45g
240. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y.
pH của dung dịch Y là 2
241. Để thu được dung dịch HCl có pH = 4 thì thể tích nước cần thêm vào V lít dung dịch HCl có pH =
3 là 9V lít
242. Số ml H2O cần thêm vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M
18lít
243. Thao tác quan trọng khi pha 100ml dung dịch H2SO4 1M từ dung dịch H2SO4 98% là:
A. Nhỏ từ từ nước vào acid B. Nhỏ từ từ acid vào nước
C. Đeo găng tay khi hút acid D. Ngâm bình pha acid trong nước lạnh
244. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: HNO3; CH3COOH; NH3; NaCl; NaOH. Thứ tự tăng dần
độ pH của các chất trên là:
A. HNO3, CH3COOH; NaCl; NH3; NaOH. B. CH3COOH; HNO3; NaCl; NH3; NaOH.
C. HNO3; CH3COOH; NH3; NaCl; NaOH. D. HNO3; NH3; CH3COOH; NaCl; NaOH.
245. Có 3 dung dịch: NaOH (nồng độ mol là C 1); NH3 (nồng độ mol là C2); Ba(OH)2 (nồng độ mol là
C3) có cùng giá trị pH. Nồng độ của các chất trên theo thứ tự tăng dần là:
A. C1;C2;C3. B. C3;C2;C1. C. C3;C1;C2. D. C2;C1;C3.
246. Trong các dung dịch sau, dung dịch có khả năng dẫn điện là:
A. HCN, nước đường B. NaCl, C2H5OH
C. NaCl, HCN D. C2H5OH, NaCl, HCN
247. Nồng độ mol của glucose trong máu trước bữa ăn là 0.44mol/lít (Biết nồng độ tính theo mg/ml là
80)
248. Nồng độ (mmol/l) của dung dịch NaCl 0,9% là 0.15mol/l (Cho d = 1 g/ml)
249. Nồng độ mol của glucose trong máu sau bữa ăn là 0.67 (Biết nồng độ tính theo mg/ml là120)
250. Pha loãng 200ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được 1,5 lít dung dịch có pH=12. Nồng
độ mol của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là 0.0375M
251. Khi hòa tan các muối NaCl, (NH4)2SO4, AlCl3, BaSO4, AgNO3 vào nước cất thì dung dịch có môi
trường pH < 7 là:
A. BaSO4, AgNO3 B. AlCl3, AgNO3
C. NaCl, (NH4)2SO4, AlCl3, AgNO3 D. (NH4)2SO4, AlCl3
252. Trộn 10 gam dung dịch HCl 7,3% với 20 gam dung dịch H 2SO4 4,9% rồi thêm nước để được
400ml dung dịch A. pH của dung dịch A là... 0,1
253. Cho dung dịch MgSO4 20%, d = 1,22g/ml. Nồng độ mol và nồng độ đương lượng của dung dịch
này lần lượt là:
A. 2,03 M; 4,06 N B. 2,47 M; 2,47 N C. 2,03 M; 2,03 N D. 2,47 M; 4,94 N
254. Trộn 25,0ml dung dịch NH3 0,20M với 15,0ml dung dịch HCl 0,20M thì thu được dung dịch có
pH là… (biết NH3 có Kb = 1,8.10-5). 9,1
255. Cho 23 gam HCOOH và 34 gam HCOONa hòa tan trong nước để thu được dung dịch X.
HCOOH có Ka = 1,77.10-4. pH của dung dịch X là…
256. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH
nồng độ b mol/l được 500 ml dung dịch có pH=12. Giá trị của b là…0.12M
257. Hòa tan 0,31 gam một oxit kim loại vào nước thu được 1 lít dung dịch có pH=12. Oxit kim loại là:
A. Na2O. B. CaO. C. K2O. D. BaO.
258. Hòa tan m gam mỗi muối NaHCO3 (1); NaOH (2); Ba(OH)2 (3) vào nước để thu được cùng một
thể tích mỗi dung dịch. Thứ tự pH của các dung dịch tăng dần theo thứ tự:
A. 3,2,1. B. 1,3,2. C. 1,2,3. D. 2,3,1.
259. Trộn 300ml dung dịch HCl có pH = 2 với 200ml dung dịch NaOH có pH = 12, sau đó thêm vào
500ml nước. pH của dung dịch sau phản ứng là…3
260. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,01M với 400ml dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l thu được m
gam kết tủa và dung dịch còn lại có pH=12. Giá trị của m và a là:
A. 0,233 gam; 5.10-3M. B. 0,233 gam; 8,75.10-3M.
C. 0,8155 gam; 8,75.10-3M. D. 0,8155 gam; 5.10-3M.
Bài 6: Phản ứng oxi hóa - khử và ứng dụng
Câu 261. Chất oxi hóa là chất:
A. Có khả năng cho ion H+ B. Có khả năng cho electron
C. Có khả năng nhận electron D. Có khả năng nhận ion H+
262. Chất khử là chất:
A. Có khả năng cho electron B. Có khả năng cho ion H+
C. Có khả năng nhận ion H+ D. Có khả năng nhận electron
263. Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 là:
A. +2 B. +7 C. +5 D. +4
264. H có số oxi hóa bằng -1 trong hợp chất:
A. H2SO4 B. NaH2PO4 C. NaH D. H2C2O4
265. O có số oxi hóa bằng -1 trong hợp chất:
A. H2O2 B. H2SO4 C. H2O D. H2C2O4
266. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng:
A. Tạo thành chất bay hơi B. Có sự cho - nhận H+
C. Có sự cho - nhận electron D. Tạo thành chất kết tủa
267. Số oxi hóa của S trong hợp chất Na2S4O6 là:
A. -5/2 B. +5/2 C. +1 D. -1
268. Thế oxi hóa - khử là đại lượng đặc trưng cho:
A. Khả năng cho - nhận ion OH- B. Khả năng cho - nhận electron
C. Khả năng cho - nhận các cation D. Khả năng cho - nhận ion H+
269. Các cặp oxi hóa - khử phản ứng với nhau theo quy tắc:
A. Alpha (α) B. Bão hòa electron C. Cộng hợp D. Xích ma (σ)
270. Trong phản ứng oxi hóa - khử phải có ít nhất:
A. 4 cặp oxi hóa - khử B. 2 cặp oxi hóa - khử C. 1 cặp oxi hóa - khử D. 3 cặp oxi hóa - khử
271. Khi biểu diễn một cặp oxi hóa - khử liên hợp:
A. Dạng có hóa trị lớn hơn được viết trước, dạng có hóa trị nhỏ hơn được viết sau.
B. Dạng có hóa trị nhỏ hơn được viết trước, dạng có hóa trị lớn hơn được viết sau.
C. Dạng có số oxi hóa nhỏ hơn được viết trước, dạng có số oxi hóa lớn hơn được viết sau.
D. Dạng có số oxi hóa lớn hơn được viết trước, dạng có số oxi hóa nhỏ hơn được viết sau.
272. Số oxi hóa của Cu trong hợp chất [Cu(NH3)4]SO4 là:
A. +2 B. -1 C. -2 D. +1
273. Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: As2O3 + I2 + H2O → As2O5 + HI. Hệ số cân bằng lần lượt là:
A. 1, 2, 2, 1, 4 B. 2, 1, 1, 4, 2 C. 1, 2, 1, 2, 4 D. 2, 1, 4, 1, 2
274. Số oxi hóa của Fe trong FexOy là:
A. +2y B. +2y/x C. +2x/y D. +2x
275. Vai trò của các chất trong phản ứng: 3Cl2 + I- + 6OH- → 6Cl- + IO3- + 3H2O
A. Chất khử là Cl2, chất oxi hóa là I- B. Chất oxi hóa là Cl2, chất bị oxi hóa là I-
C. Cl2 bị khử, I- là chất oxi hóa D. Chất bị oxi hóa là Cl2, chất bị khử là I-
276. Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2SO4 → 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O. K2MnO4 đóng vai
trò là:
A. Chất oxi hóa B. Môi trường
C. Chất khử D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
277. Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + NaI. Hệ số cân bằng lần lượt là:
A. 2, 1, 1, 2 B. 2, 1, 1, 1 C. 2, 2, 1, 1 D. 1, 2, 1, 2
278. Cho phản ứng: 3Sn2+ + Cr2O72- + 14H+ → 3Sn4+ + 2Cr3+ + 7H2O. Vai trò của các chất trong
phản ứng là:
A. Sn2+ bị khử. B. H2O là môi trường phản ứng.
C. H+ là chất oxi hóa. D. Cr2O72- là chất oxi hóa.
279. Phản ứng mà HCl đóng vai trò là chất khử là:
A. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O B. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
C. 4HCl + 2Cu + O2 → 2CuCl2 + 2H2O D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
280. Phản ứng có nước đóng vai trò là chất oxi hóa:
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. NH3 + H2O  NH4+ + OH-
C. HCl + H2O → H3O+ + Cl- D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
281. Hệ số giữa chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng là:
H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + O2 + H2O
A. 5:2 B. 2:5 C. 2:3 D. 3:2
282. Số mol electron cần dùng để khử hoàn toàn 0,25 mol Fe2O3 thành Fe là:
A. 1,5 mol B. 1,25 mol C. 0,25 mol D. 0,5 mol
283. Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. NO2 đóng vai trò:
A. Chất khử B. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
C. Môi trường D. Chất oxi hóa
284. Nhận định không đúng là:
A. Trong các phản ứng hóa học, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
B. Trong các phản ứng thể, số oxi hóa của các nguyên tố luôn thay đổi.
C. Trong các phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố luôn thay đổi.
D. Trong phản ứng oxi hóa - khử, luôn có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
285. Cho 2,8g bột Fe nguyên chất tác dụng vừa hết với dung dịch H 2SO4 loãng, giải phóng khí A và
dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 6,7 g B. 7,6 g C. 20 g D. 27,2 g
286. Cho phản ứng: KI + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + MnSO4 + H2O. Chất khử là:
A. H2SO4 B. KMnO4 C. KI D. H2O
287. Cho phản ứng: KI + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + MnSO4 + H2O. Nếu sau phản ứng thu được
15,1g MnSO4 thì số mol I2 tạo thành là:
A. 0,25 B. 0,05 C. 0,025 D. 0,5
288. Trong các phản ứng hóa học sau:
1. CaCO3 → CaO + CO2 2. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
3. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2 4. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
5. 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2
Các phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 1, 4 B. 2, 3 C. 2, 5 D. 3, 4
289. Cho các phản ứng sau:
(1) 2Fe2+ + Zn2+ → 2Fe3+ + Zn
(2) Cd + 2CuI → Cd2+ + 2Cu + 2I-
(3) Ag + Cu2+ + 2Cl- → AgCl + CuCl
0 0
Cho biết: ε Fe 3 + /Fe 2+ =0 ,771 V ε Zn 2+ /Zn =−0 , 763 V
0
ε Cd 2 +/Cd =−0 , 403 V ε 0CuI/Cu =−0 , 170 V
0
ε 0AgCl/ Ag=0 , 222 V ε Cu 2+ /CuCl =0 , 566V

Coi nồng độ các ion trong dung dịch đều là 1M. Phản ứng xảy ra được là:
A. (3) B. (1) và (2) C. (1) D. (2) và (3)
290. Cho biết điện thế tiêu chuẩn của điện cực Fe 3+/Fe2+ và Cu2+/Cu lần lượt là 0,771V và 0,34V. Phản
ứng xảy ra được là:
A. 2Fe3+ + Cu2+ → 2Fe2+ + Cu B. 2Fe2+ + Cu2+ → 2Fe2+ + Cu
C. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ D. 2Fe2+ + Cu → 2Fe3+ + Cu2+
291. Cho thế oxi hóa khử tiêu chuẩn của cặp Fe 3+/Fe2+ và Hg2+/Hg22+ lần lượt là +0,77V và +0,92V.
Phản ứng xảy ra được là:
A. 2Hg2+ + 2Fe2+ → Hg22+ + 2Fe3+ B. 2Fe2+ + Hg22+ → 2Fe2+ + 2Hg2+
C. 6Hg2+ + 2Fe → 3Hg22+ + 2Fe3+ D. 2Fe3+ + 3Hg22+ → 2Fe + 6Hg2+
0 0 0 0
292. Cho ε Sn2 + /Sn =−0 ,14 V ; ε Ag + / Ag =+ 0 , 8 V ; ε Ni 2 +/ Ni =−0 , 25V ; ε Cr 3+ /Cr =−0 , 74 V . Thứ tự tính khử của các

kim loại tăng dần theo chiều:


A. Cr < Sn < Ni < Ag B. Sn < Ni < Cr < Ag C. Ag < Cr < Ni < Sn D. Ag < Sn < Ni < Cr
293. Cho các cặp oxi hóa khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn như sau:
Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Kim loại không tác dụng được với dung dịch muối Fe 3+
là:
A. Mg B. Ag C. Fe D. Cu
294. Tính chất hóa học của các hợp chất của sắt là:
A. Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa.
B. Hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử.
C. Fe3+/Fe thế oxi hóa khử lớn hơn Mg2+/Mg nên Fe tính khử mạnh hơn Mg.
D. Một chất có tính khử gặp một chất có tính oxi hóa thì nhất thiết phải xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
295. Ion kim loại Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion kim loại X+. Phản ứng tự xảy ra là:
A. 2X+ + Y → Y2+ + 2X B. 2X + Y2+ → 2X+ + Y
C. X+ + Y → Y+ + X D. X + Y+ → X+ + Y
296. Từ phản ứng hóa học Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag cho thấy khả năng phản ứng của các
chất:
A. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ B. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Fe2+
C. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag D. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+
297. Cho phương trình phản ứng: FeCu 2S2 + O2 → Fe2O3 + CuO + SO2. Sau khi cân bằng, hệ số của
FeCu2S2 và O2 lần lượt là:
A. 1 và 7 B. 4 và 15 C. 4 và 30 D. 2 và 12
298. Cho các cặp oxi hóa - khử sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần
theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe 2+. Khả năng phản ứng của các
chất là:
A. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.
B. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.
C. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.
D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2
299. Muối Fe2+ làm mất màu tím của dung dịch KMnO 4 ở môi trường axit cho ra Fe 3+ còn Fe3+ tác
dụng với I- cho ra I2và Fe2+. Các chất oxi hóa Fe3+, I2, MnO4- được sắp xếp theo thứ tự độ mạnh tăng
dần là:
A. MnO4- < Fe3+ < I2 B. I2 < Fe3+ < MnO4- C. I2 < MnO4- < Fe3+ D. Fe3+ < I2 < MnO4-
300. Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO 4 thấy có Cu đỏ xuất hiện. Cho Cu vào dung dịch HgCl 2 có
Hg xuất hiện. Dựa vào các kết quả trên, sắp xếp các kim loại Fe, Cu, Hg theo thứ tự tính khử tăng
dần:
A. Hg < Fe < Cu B. Cu < Fe < Hg C. Fe < Cu < Hg D. Hg < Cu < Fe

You might also like