You are on page 1of 9

5.

2 Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp:

5.2.1 Về đặc điểm tính cách

Kết quả hồi quy cho thấy, trong các yếu tố độc lập thì đặc điểm tính cách có tác động
mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp (Beta = 0.225)

Bảng 5.1: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố đặc điểm tính cách

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

TC1 Anh/chị là người dám đối mặt với trở ngại. 3.70

TC2 Anh/chị là người dám vượt qua mọi trở ngại. 3.61

TC3 Anh/chị là người rất giỏi trong việc xác định các cơ hội. 3.73

Anh/chị là người thích được thử thách với những nhiệm vụ


TC4 3.72
khó khăn.

TC5 Anh/chị là người dám chấp nhận rủi ro. 3.62

TC6 Anh/chị là người có tính sáng tạo. 3.57

TC7 Anh/chị là người thích tự lập. 3.68

Dựa trên bảng 5.1 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.57 đến 3.73 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:

- Trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho khởi nghiệp dựa trên kiến thức
khoa học công nghệ, tăng cường tự học, học hỏi các mô hình kinh doanh thành công,
giúp nâng cao năng lực nhận thức và nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên.
- Nhà trường nên lồng ghép các hoạt động ngoại khóa liên quan đến khởi nghiệp và
khởi nghiệp vào kế hoạch đào tạo nhằm tạo nền tảng cho sinh viên phát triển kỹ năng và
nâng cao ý định khởi nghiệp.

- Tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện những phẩm chất cần có của nhà quản trị như: lòng
can đảm, bản lĩnh, sự tự tin, nghị lực, linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật tổ chức, quản lý,
điều hành.

- Nhà trường cần cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho sinh viên tích cực tham gia các
hoạt động nghiên cứu khoa học và tích lũy kinh nghiệm kinh doanh xã hội.

- Cần nâng cao tinh thần tự học của sinh viên,giúp sinh viên học tập chăm chỉ, tiếp thu tốt
kiến thức chuyên môn,tranh thủ tìm hiểu thêm kiến thức thực tế để đáp ứng yêu cầu khởi
nghiệp.

- Cần nâng cao tinh thần tự học của sinh viên, giúp sinh viên chăm chỉ học tập, tiếp thu
kiến thức chuyên môn, vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn nhiều hơn để đáp
ứng yêu cầu khởi nghiệp.

5.2.2 Về nguồn vốn

Đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ hai (β = 0.223)

Bảng 5.2: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố nguồn vốn

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

NV1 Anh/chị có thể vay, mượn tiền từ gia đình và bạn bè. 3.94

Anh/chị có thể vay tiền từ các tổ chức tài chính (như ngân
NV2 4.01
hàng, quỹ tín dụng).

Anh/chị có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết
NV3 3.91
kiệm.

Địa phương anh/chị có các chính sách hỗ trợ vốn cho


NV4 3.90
thanh niên.
Dựa trên bảng 5.2 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.90 đến 4.01 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:

- Để tận dụng nguồn tài chính khi khởi nghiệp một cách hiệu quả thì sinh viên cần có kế
hoạch chủ động tiếp cận với nguồn tài chính từ các công ty đầu tư và quỹ hỗ trợ.

- Muốn sử dụng hiệu quả nguồn vốn khởi nghiệp thì cơ quan quản lý nhà nước đóng một
vai trò quan trọng giúp sinh viên có thể sử dụng nguồn vốn theo nhiều hình thức như:
miễn giảm lãi suất cho vay, phê duyệt dự án nhanh chóng.

- Ngoài ra, nhà trường nên có chính sách khuyến khích hỗ trợ các hoạt động, các đề tài,
dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong trường; đồng thời xây dựng chính sách
hỗ trợ khởi nghiệp từ nguồn kinh phí xã hội hoá.

- Ngoài ra, nhà trường nên xây dựng mô hình doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi
nghiệp, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. ..
nhằm hỗ trợ các sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp.

5.2.3 Về giáo dục khởi nghiệp

Đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ ba (β = 0.213).

Bảng 5.3: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố giáo dục khởi nghiệp

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

Anh/chị được cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh
GD1 3.52
doanh.

Anh/chị được cung cấp những kỹ năng cần thiết về kinh


GD2 3.73
doanh.

GD3 Anh/chị được khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh 3.71
doanh sáng tạo.

Anh/chị được khuyến khích tham gia cuộc thi “Sinh viên
GD4 3.73
khởi nghiệp”.

Anh/chị được đã từng tham gia các lớp tập huấn “Khởi sự
GD5 3.65
kinh doanh”.

Anh/chị được khuyến khích tham gia các lớp tập huấn
GD6 3.65
“Khởi sự kinh doanh”.

Dựa trên bảng 5.3 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.52 đến 3.73 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:

- Nhà trường nên bổ sung các học phần cơ bản liên quan đến khởi nghiệp để gia tăng các
kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm thiết yếu khi bắt đầu khởi nghiệp, giúp sinh viên gia
tăng ý định khởi nghiệp.

- Nhà trường cần có định hướng đối với các giảng viên trong quá trình giảng dạy khuyến
khích sinh viên khởi nghiệp; thành lập vườn ươm doanh nghiệp; tạo mối liên kết chặt chẽ
với cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp, kết nối với sinh viên thông qua các hoạt
động tham quan thực tế doanh nghiệp, tiếp thu kinh nghiệm, thực tập và làm việc sau
khitốt nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông về các cuộc thi khởi nghiệp, kết nối doanh
nghiệp để tổ chức ngày hội việc làm. Thường xuyên tổ chức các ngày hội kinh doanh, hội
chợ; tổ chức các cuộc thi định hướng khởi nghiệp như ý tưởng kinh doanh, hội thảo về
khởi nghiệp, mô phỏng lên kế hoạch kinh doanh, xây dựng mạng lưới cựu sinh viên khởi
nghiệp.
- Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp để tăng cường giới thiệu, phổ biến hình mẫu trong
cộng đồng sinh viên, chủ doanh nghiệp thành đạt, các mô hình khởi nghiệp và kinh
nghiệm làm giàu của các doanh nhân trẻ.

5.2.4 Về kinh nghiệm

Đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ tư (β = 0.184).

Bảng 5.4: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố kinh nghiệm

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

KN1 Anh/chị đã từng làm công việc liên quan đến kinh doanh. 3.66

Anh/chị đã từng tham gia công tác quản lý (cán bộ lớp,


KN2 3.71
cán bộ Đoàn, …).

Anh/chị đã từng là thành viên của câu lạc bộ kinh doanh


KN3 3.67
trong hoặc ngoài nhà trường.

Anh/chị đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa tại các
KN4 3.61
doanh nghiệp.

KN5 Anh/chị đã từng tham gia các buổi hội thảo về kinh doanh. 3.66

Dựa trên bảng 5.4 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.61 đến 3.71 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:

- Sự trải nghiệm đối với các hoạt động kinh doanh thực tiễn hay tham gia các chương
trình thực tập sinh tại các công ty, doanh nghiệp… là rất quan trọng để giúp sinh viên biết
được mình cần phải làm những gì khi lựa chọn con đường khởi nghiệp kinh doanh sau
này.
- Giúp sinh viên cọ xát với thực tế ngành nghề đang theo học như đề xuất cho sinh viên
một số doanh nghiệp để thực tập, tổ chức nhiều buổi hội thảo cho sinh viên giao lưu với
các doanh nhân và các doanh nghiệp. Mở ra nhiều cuộc thi về khởi nghiệp có sức cạnh
tranh.

5.2.5 Về thái độ đối với hành vi

Đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ năm (β = 0.181).

Bảng 5.5: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố thái độ đối với hành vi

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với anh/chị có lợi hay
TD1 3.66
bất lợi.

TD2 Chủ doanh nghiệp là một nghề rất hấp dẫn đối với anh/chị. 3.75

TD3 Anh/chị sẽ rất hài lòng khi làm chủ doanh nghiệp. 3.69

Trong số các lựa chọn công việc khác nhau, anh/chị thích
TD4 3.69
kinh doanh.

Dựa trên bảng 5.5 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.66 đến 3.75 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:

- Các trường cần thành lập các nhóm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trong trường và các
ban chuyên môn để nâng cao thái độ của mỗi sinh viên, mỗi nhóm sinh viên đối với ý
tưởng khởi nghiệp.

- Giúp sinh viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm thực hành khởi
nghiệp và các tọa đàm khởi nghiệp do nhà trường, câu lạc bộ, tổ chức tổ chức cho sinh
viên. Điều này giúp sinh viên nắm vững tinh thần làm chủ, tự quản lý, đề xuất các ý
tưởng khởi nghiệp ngay khi còn đi học, mở rộng mối quan hệ giữa các cá nhân, học hỏi
kinh nghiệm khởi nghiệp từ người thân, bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm với những người
có kinh nghiệm thực tế phong phú, lường trước những khó khăn, thách thức khi kinh
doanh.

5.2.6 Về quy chuẩn chủ quan

Đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ sáu (β = 0.165).

Bảng 5.6: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố quy chuẩn chủ quan

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

QC1 Gia đình luôn ủng hộ công việc của anh/chị. 3.71

QC2 Bạn bè luôn ủng hộ công việc của anh/chị. 3.64

Những người quan trọng khác đối với anh/chị luôn ủng hộ
QC3 3.77
công việc của anh/chị.

QC4 Anh/chị biết nhiều doanh nhân thành công. 3.73

QC5 Anh/chị rất ngưỡng mộ những doanh nhân thành công. 3.70

QC6 Anh/chị thường nghiên cứu các doanh nhân thành công. 3.69

Dựa trên bảng 5.6 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.64 đến 3.77 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:
- Để kích thích thái độ của người dân đối với hành vi khởi nghiệp, các trường học cần
tăng cường giới thiệu các ví dụ khởi nghiệp thành công, mô hình khởi nghiệp tiêu biểu
ở Việt Nam và thế giới nhằm kích thích mong muốn khởi nghiệp.

- Sinh viên phần lớn là những người đã có thời gian dài sống với gia đình, phụ thuộc vào
gia đình thì ý kiến cũng như quan điểm của gia đình có sự ảnh hưởng nhất định đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên sau này. Chính vì vậy gia đình nên là nơi động viên
khuyến khích ủng hộ các ý định khởi của con em.

- Nên có những lời khuyên và những đóng góp tích cực đối với sinh có ý định khởi
nghiệp nhằm thúc đẩy niềm đam mê khởi nghiệp của chính bản thân

5.2.7 Về nhận thức kiểm soát hành vi

Đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ bảy (β = 0.135).

Bảng 5.7: Mô tả điểm số trung bình của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi

Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình

KS1 Anh/chị nhận thấy thật dễ dàng để bắt đầu kinh doanh. 3.36

KS2 Anh/chị biết cách để phát triển một dự án kinh doanh. 3.64

Anh/chị biết cụ thể những việc cần làm để tiến hành kinh
KS3 3.58
doanh.

Anh/chị có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của
KS4 3.61
một doanh nghiệp mới.

Nếu anh/chị cố gắng, anh/chị sẽ thành công trong việc


KS5 3.53
kinh doanh.

Dựa trên bảng 5.7 có thể đưa ra kết luận giá trị trung bình của các biến nằm trong khoảng
mức từ 3.36 đến 3.64 được xem là mức độ “bình thường” dựa trên thang đo likert 5 cấp
độ. Nhằm nâng cao mức độ từ “bình thường” lên “hài lòng” thì cần phải xem xét và cải
thiện những điều cần thiết sau đây:

- Kỷ luật, quyết tâm là yếu tố đảm bảo cho doanh nhân thực hiện và phát triển ý tưởng
kinh doanh, dù quá trình có suôn sẻ hay gặp nhiều trở ngại thì sinh viên cũng cần có tư
duy độc lập, phát huy tinh thần “dám nghĩ, dám làm” và coi khởi nghiệp là môi trường
xã hội, kiến thức và kinh nghiệm thực tế góp phần tạo nên kinh nghiệm và thành công
trong hoạt động nghề nghiệp.

- Để tạo cơ hội cho học sinh “nhận thức và trải nghiệm”, nhà trường đóng vai trò rất
quan trọng trong việc giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nhận thức ngay từ
khi học tập. Từ đó, nâng cao nhận thức cá nhân và tạo niềm tin cho một chủ doanh
nghiệp tương lai.

You might also like