You are on page 1of 6

Bài 11.

MUỐI
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Có các hợp chất sau: HCl, Na2O, Cu(OH)2, NaCl, SO2, K2SO4, Ba(NO3)2, P2O5, CaCO3,
Fe2O3. Số hợp chất thuộc loại muối là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Dãy gồm các muối tan trong nước:
A. NaCl, AgNO3, CaCO3 B. Ca(NO3)2, FeCl2, K2CO3
C. AgCl, BaCl2, Na2CO3 D. Fe(NO3)2, AlCl3, BaCO3
Câu 3. Dãy gồm các muối không tan trong nước:
A. AgCl, KNO3, BaCO3 B. AgCl, BaSO4, MgCO3
C. KCl, CaCl2, Na2SO4 D. Al(NO3)3, FeCl3, BaCl2
Câu 4. Công thức hoá học của aluminium sulfate là:
A. AlSO4 B. Al(SO4)2 C. Al2(SO4)3 D. Al3(SO4)2
Câu 5. Công thức hoá học của magnesium carbonate là:
A. Mg(NO3)2 B. MgCl2 C. MgCO3 D. MgSO4
Câu 6. Tên gọi của CuCl2 là:
A. Copper chloride B. Copper chlorite
C. Copper(II) chloride D. Copper(II) chlorite
Câu 7. Tên gọi của BaSO4 là:
A. Barium sulfite B. Barium sulfate
C. Barium(II) sulfite D. Barium(III) sulfate
Câu 8. Cho dung dịch HCl tác dụng với chất nào sau đây sinh ra chất khí:
A. NaNO3 B. Na2CO3 C. NaOH D. Na2SO4
Câu 9. Cho dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào sau đây sinh ra kết tủa trắng:
A. Zn(OH)2 B. Mg(NO3)2 C. BaCl2 D. Na2CO3
Câu 10. Cho 2mL dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 1 đinh sắt, hiện tượng quan sát được
là:
A. Đinh sắt tan một phần, tạo thành dung dịch màu xanh lam, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh
sắt.
B. Đinh sắt tan một phần, tạo thành dung dịch màu vàng nâu, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh
sắt
C. Đinh sắt tan một phần, dung dịch nhạt màu dần, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt.
D. Đinh sắt tan một phần, dung dịch nhạt màu dần, có chất rắn màu xám bám ngoài đinh sắt.

1 – KHTN 8
Câu 11. Cho từ từ dung dịch hydrochloric acid vào ống nghiệm chứa một ít calcium carbonate,
hiện tượng quan sát được là:
A. Calcium carbonate tan, sủi bọt khí, có khí không màu bay ra.
B. Calcium carbonate tan, sủi bọt khí, tạo thành dung dịch màu vàng nâu
C. Calcium carbonate tan, xuất hiện kết tủa màu trắng.
D. Calcium carbonate tan, xuất hiện kết tủa màu xanh.
Câu 12. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?
A. Acid tác dụng với base B. Muối tác dụng với acid
C. Kim loại tác dụng với dung dịch muối D. Kim loại tác dụng với oxygen
Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + (?). Chất thích hợp để điền
vào vị trí (?) là:
A. Cu(OH)2 B. CuO C. Cu D. ZnO
Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng sau: 2NaOH + FeSO4 → (?) + Na2SO4. Chất thích hợp để
điền vào vị trí (?) là:
A. FeOH B. Fe(OH)2 C. Fe(OH)3 D. FeO
Câu 15. Trong tự nhiên, muối sodium chloride có nhiều ở đâu?
A. Nước mưa B. Nước giếng C. Nước sông D. Nước biển
Câu 16. Cho các hỗn hợp:
(1) dung dịch acid và oxide base
(2) dung dịch acid và dung dịch muối
(3) dung dịch base và oxide acid
(4) dung dịch acid và dung dịch base
(5) 2 dung dịch muối khác nhau
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17. Trong số các kim loại sau: Fe, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch
CuCl2 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 18. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
A. K2SO4 B. BaCl2 C. NaCl D. NaNO3

Câu 19. Có dãy chuyển đổi sau: . M, N lần lượt là các chất:
A. Cu, CuO B. CuO, Cu C. CuO, CuCl2 D. Cu, CuCl2
Câu 20. Cho đinh sắt vào các ống nghiệm chứa những dung dịch muối sau: MgSO4, CuCl2,
AgNO3. Đinh sắt tác dụng được với dung dịch:
A. MgSO4, CuCl2
2 – KHTN 8
B. CuCl2, AgNO3
C. MgSO4, AgNO3
D. MgSO4, CuCl2, AgNO3
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Viết CTHH của các muối có tên gọi sau: sodium chloride, potassium nitrate, calcium
carbonate, barium sulfate, Iron(III) chloride, aluminium sulfate.
Câu 2. Gọi tên các muối có CTHH sau: MgSO4, CaCl2, Zn(NO3)2, FeSO4, Na3PO4, NH4NO3.
Câu 3. Hoàn thành các PTHH sau:
a) BaCl2 + H2SO4 → b) Cu + AgNO3 → c) NaOH + FeCl3 →
d) K2CO3 + HCl → e) AlCl3 + Ca(OH)2 → f) Fe + CuCl2 →
Câu 4. Bổ túc và cân bằng các PTHH sau:
1. Mg + Cu(NO3)2 → ? + ? 6. ? + ? → Fe2(SO4)3 + H2O
2. NaOH + ? → Al(OH)3 + ? 7. Al(OH)3 + H2SO4 → ? + ?
3. ? + ? → KCl + CO2 + ? 8. MgSO4 + Ba(OH)2 → ? + ?
4. ? + BaCl2 → BaSO4 + ? 9. Fe + ? → ? + Cu
5. ? + ? → AlCl3 + H2O 10. ? + H2SO4 → ZnSO4 + ?
Câu 5. Nêu hiện tượng và viết PTHH khi thực hiện các thí nghiệm sau:
a) Cho 2mL dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 1 đinh sắt.
b) Cho 2mL dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa 1 mảnh copper.
c) Cho từ từ dung dịch hydrochloric acid vào ống nghiệm chứa một ít calcium carbonate.
d) Cho 1mL dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm chứa 1mL dung dịch barium chloride.
e) Cho 1mL dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1mL dung dịch CuSO4.
f) Cho 1mL dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1mL dung dịch FeCl3.
g) Cho 1mL dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa 1mL dung dịch BaCl2 .
Câu 6. Xác đính A, B, C và hoàn thành các PTHH sau:
a) Mg + A → B + H2
b) B + NaOH → Mg(OH)2 + C
c) C + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 7. Hoàn thành các PTHH thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:

a) Na ⃗
( 1) Na2O ⃗
( 2) Na2SO4 ⃗
( 3) NaCl

b) C ⃗
( 1) CO2 ⃗
( 2) CaCO3 ⃗
( 3) CaSO4

c) Ba ⃗
( 1) BaO ⃗
( 2) BaCl2 ⃗
( 3) BaSO4

d) Cu ⃗
( 1) CuO ⃗
( 2) CuSO4 ⃗
( 3) Cu

3 – KHTN 8
Câu 8. Cho các chất sau: Mg, MgCl2, MgO, Mg(OH)2, MgSO4.
a) Lập sơ đồ chuyển hoá giữa các chất trên.
b) Hoàn thành các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá đã lập được.
Câu 9. Cho 150g dung dịch barium chloride 12,48% tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch sulfuric
acid.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 đã phản ứng.
c) Tính khối lượng kết tủa sinh ra.
d) Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 10. Cho 10,6g natri cacbonat Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl 16% thu được dung
dịch A và khí B thoát ra.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng.
c) Tính thể tích khí B thoát ra (đkc).
d) Tính nồng độ phần trăm dung dịch A thu được sau phản ứng.

BÀI 12. PHÂN BÓN HOÁ HỌC


A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:
A. Nitrogen B. Carbon C. Potassium D. Phosphorus
Câu 2. Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A. CaCO3 B. Ca3(PO4)2 C. Ca(OH)2 D. CaCl2
Câu 3. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 4. Phân lân cần cho loại cây nào sau đây?
A. Cây ăn lá B. Cây lấy gỗ C. Cây cho củ, quả D. Cây lâu năm
Câu 5. Để tăng năng suất cây trồng ta cần phải:
A. Chọn giống tốt B. Chọn đất trồng
C. Chăm sóc (bón phân; làm cỏ...) D. Cả A, B, C
Câu 6. Phân bón nào sau đây có thành phần chính không tan trong nước?
A. Phân lân nung chảy B. Superphosphate kép C. Phân đạm D. Phân kali
Câu 7. Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá,
người ta bón phân nào sau đây?
A. Phân kali B. Phân đạm C. Super lân D. Phân lân nung chảy

4 – KHTN 8
Câu 8. Phân bón nào sau đây giúp cây trồng tăng khả năng hấp thụ nước, chất dinh dưỡng, tăng
sức chịu lạnh?
A. Phân đạm B. Phân lân nung chảy C. Phân kali D. Super lân
Câu 9. Phân bón nào sau đây thích hợp cho cây trồng trên đất chua?
A. Super lân B. Phân kali C. Phân đạm D. Phân lân nung chảy
Câu 10. Phân bón nào sau đây có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4?
A. Superphosphate đơn B. Superphosphate kép C. Phân lân nung chảy D. Phân NPK

Câu 11. Loại phân bón nào sau đây có trong tro bếp?
A. Phân đạm B. Phân kali C. Super lân D. Phân lân nung chảy
Câu 12. Loại phân bón nào sau đây cung cấp cho cây trồng cả ba thành phần dinh dưỡng:
nitrogen, phosphorus và potassium?
A. Phân đạm B. Phân kali C. Phân NPK D. Phân lân
Câu 13. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong NH4NO3 là:
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 35%.
Câu 14. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH4)2SO4 là:
A. 20% B. 21% C. 22% D. 23%
Câu 15. Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là:
A. 46,67 gam B. 63,64 gam C. 32,33 gam D. 31,33 gam
Câu 16.
Nối các loại phân bón ở cột bên trái phù hợp với tác dụng tương ứng của chúng ở
cột bên phải
Các loại phân bón Vai trò của các loại phân bón
Kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi
Phân đạm
chất của cây trồng.
Thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển
Phân lân
thân, rễ, lá.
Kích thích cây trồng phát triển bộ rễ, ra hoa,
Phần kali
đậu quả nhiều
giúp tăng khả năng hấp thụ nước và chất
dinh dưỡng của rễ cây, giúp cây chịu lạnh
Phân vi lượng
tốt, hình thành các mô tế bào giúp cây cứng
cáp.

5 – KHTN 8
Câu 17.
Tro bếp là sản phẩm đốt rơm rạ, cây thân gỗ hoặc củi khi đun nấu,... Hãy cho biết tro bếp có chứa
nguyên tố dinh dưỡng nào?
B. TỰ LUẬN
Câu 1. a) Có nên bón phân kali cho cây trồng vào những ngày mưa to hay không?
b) Có nên bón phân đạm ammonium cùng với vôi bột không? Vì sao?
Câu 2. Em hãy nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học dư thừa và đề xuất biện pháp khắc
phục.

6 – KHTN 8

You might also like