You are on page 1of 2

I. Vì sao nói đấu tranh giai cấp là động lực để phát triển xã hội?

*) Định nghĩa đấu tranh giai cấp


- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các tập đoàn người có lợi ích đối
lập nhau không thể điều hòa được
*) Nội dung
- Kinh tế: đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ quan hệ xã hội lỗi thời, kìm hãm lực lượng sản
xuất phát triển, qua đó củng cố chế độ kinh tế cho các giai cấp đại diện cho lực lượng sản
xuất mới => Quan hệ xã hội mới được xác lập phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất.
- Chính trị: đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ nhà nước, pháp luật, hệ tư tưởng cũ. Xây
dựng bộ máy nhà nước, xác lập hệ tư tưởng chính trị mới, phù hợp lợi ích của giai cấp
mới => Cải tạo giai cấp cách mạng để giai cấp đó có đủ năng lực lãnh đạo xã hội
- Văn hóa, tư tưởng, xã hội: đấu tranh giai cấp nhằm cải tạo xã hội, văn hóa, tư tưởng của
xã hội cũ, xây dựng đời sống văn hóa mới theo hướng tiến bộ hơn => Phát triển phù
hợp với sự tiến bộ xã hội
 Là động lực phát tiển xã hội

II. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có vị trí gì đối với sự phát triển
của nhân loại ngày nay
- Trong thời đại ngày nay, ĐTGC vẫn là quy luật tất yếu. Cuộc ĐTGC của giai cấp vô
sản trên thế giới ngày nay, (1)gắn bó chặt chẽ với các cuộc đấu tranh vì độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, (2)là động lực trực tiếp và quan trọng nhất của thời
đại ngày nay.
- Sự vận động tổng hợp của các mâu thuẫn khách quan và cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản, cùng nhân dân lao động trên thế giới quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản
“Mặc dù cuộc đấu tranh đó diễn ra hết sức gay go, quyết liệt, lâu dài nhưng cuối cùng loài
người nhất định sẽ đi đến CNXH và CNCS” (THUYẾT TRÌNH)

III. Liên hệ với đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam

- Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, độc lập dân tộc là mục tiêu xuyên suốt trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Những tư tưởng của Hồ Chí Minh là cơ sở, nền tảng cho Đảng xây dựng và phát triển. Sự
sáng tạo được thể hiện bắt đầu từ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin vào Việt Nam, kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước và
phong trào của giai cấp công nhân để đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Trong các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng chủ nghĩa cộng
sản ở Việt Nam nhưng Người cũng cụ thể hóa mục tiêu là làm cho Việt Nam hoàn toàn
+ (1)độc lập, giải phóng công nông khỏi áp bức của đế quốc và phong kiến,
+ (2)thiết lập nền dân chủ mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và
+ (3)tạo ra những điều kiện phát triển mới vì lợi ích của dân tộc và con người Việt Nam
- Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam bắt đầu từ năm 1885 và kết thúc sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng
Tám thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(Phần in đậm cho vào slide, phần còn lại thuyết trình nói thêm, trừ phần
I)

You might also like