You are on page 1of 4

 

  Bí ẩn  Thần thoại Việt Nam

􏌳 04/06/2021 11:35
 􏁮 View: 4363

TRUYỀN THUYẾT: CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO


Nơi buôn làng Ê Đê có cô gái xinh đẹp mang tên Hoa Mua, các chàng trai đều say đắm Hoa Mua, khi cô
ngao du núi rừng thì cây cối, hoa cỏ, chim bay trên cao hay cá bơi dưới suối đều ca vang yêu mến. Thế
00:00/00:00
nhưng mỗi lần cô về nhà thì các thứ đồ vật lại chán ghét cô vì cô thường chê bai chúng thấp kém.

• Kinh dị: Đắc tội với QUỶ ĐÓI 􏅜 TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

• Truyện ngắn hay: Cuộc đời của MẸ
• Ông Đùng Bà Đà và những vị thần khổng lồ khởi thủy Việt Nam Chúa bà Ngũ Hành là ai, được
• Thần thoại: Lang Lại Nhị Đại Tướng Quân thờ ở đâu?

Bà Chúa Ngọc (Thánh mẫu


Thiên Y A Na) là ai, được thờ…

Bất ngờ ngôi mộ cụ Nguyễn


Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng là…

Ly kỳ tìm mộ Trạng Trình: Có


hay không việc nguỵ tạo…

Sấm Trạng Trình: Niềm tin vào


vận nước đang lên

Những giai thoại về Sấm


Trạng Trình đầy kì lạ

Bí ẩn những lời Sấm truyền


của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Top 3 lời Sấm Trạng Trình ứng


nghiệm sau hàng trăm năm

Một hôm, cơm nguội tức quá lên tiếng:

- "Nè cô kia, cô xinh đẹp là nhờ tôi. Vậy sao cô chứ chửi bới khinh khi tôi như thế?"

Hoa Mua cười khẩy:

- "Tao đẹp là do cha mẹ tao mà có, mày thì có là gì!"


Cơm nguội uất ức vô cùng:

- "Không có chúng tôi thì mẹ cô lấy sữa ở đâu cho cô bú?"

Hoa Mua điên tiết, cô cầm nắm cơm ném xuống đất:

- "Tao không cần lũ ăn hại, chúng mày biến đi cho khuất mắt tao!"

Đêm đó, đồ vật tìm nhau bàn bạc gì đó. Chờ lúc Hoa Mua ngủ say, chúng cùng nhau lật cầu thang cho họ nhà
gạo kéo nhau lăn vào rừng đi mất. Sáng sớm thức dậy, Hoa Mua xách niêu đi lấy gạo nấu cơm nhưng lúa gạo
đã biến đâu, trong nhà cũng mất, ngoài chòi cũng không còn.

Một ngày, hai ngày, ba ngày, cô sang hàng xóm vay gạo. Đến ngày thứ tư chẳng ai cho vay nữa, cô vác cuốc
vác mai vào rừng đào củ mài, củ sắn. Cứ như thế mà da cô ngày một khô cứng, nứt nẻ, tóc cháy nắng, gương
mặt hốc hác, tiều tụy.

Các chàng trai cũng không còn yêu thích Hoa Mua nữa. Cô đau buồn bật khóc. Lúc này Thần Lúa hiện ra:

"Em là cô gái xinh đẹp nhưng lại không giữ gìn nết na, kiêu căng và khinh thường cả gạo, chính là thứ giúp em
mịn da, dài tóc. Nay ta thấy em đã đổi thay, ta sẽ lệnh cho các con trở về với em."

Sáng hôm sau, họ hàng gạo lũ lượt lăn về, Hoa Mua vui lắm. Từ đó chăm chỉ làm việc lại còn trồng thêm
nhiều lúa, các đồ vật lại yêu thương Hoa Mua.

Truyền thuyết Hoa Mua, hoa Sim

Từ thuở xa xưa nước Việt mình bị giống người mắt ti hí ở phương bắc thường xuyên xâm lược, cướp phá, với
dã tâm thôn tín người Việt, chúng thực hiện chính sách “ sát phu hiếp phụ”, tàn phá xóm làng, hủy hoại di sản,
thiêu đốt văn tự. Với lực lượng đông đảo, hiểm ác, chúng đi đâu thì ở nơi đó trở nên tang tóc điêu tàn.

Trước cảnh đau thương ly tán, nhà tan của nát, để bảo vệ quê hương giữ làng giữ nước những tráng đinh từ
miền ngược xuống miền xuôi tự nguyện tập hợp nhau lại thành một đội ngũ, họ tự trang bị vũ khí cho mình
rồi từ biệt quê hương ra nơi sa trường để cản bước tiến của bọn giặc hung bạo.

Còn lại nơi quê nhà chỉ là nữ giới, người già cả và trẻ thơ hoặc những người bệnh tật không thể theo
bước đoàn quân. Tuy vậy để động viên khích lệ những người tiên phong ra nơi cây tên mũi giáo, những người
ở lại nơi chôn nhau cắt rốn hăng hái lao động, tích lũy lương thảo, bảo ban chăm sóc những đứa con thơ dại
nhằm tạo nên một hậu phương tin cậy đối với người đi xa.

Tình cảnh ấy đã rung động đến trái tim Thượng Đế, thế rồi ngài phái hai thiên sứ xinh đẹp của mình là Tử Sim
và Tử Mua xuống nước Việt giúp đỡ những người dân lành. Một thiên sứ phái xuống làng Hoằng Hóa giúp
người miền xuôi, thiên sứ còn lại được phái xuống bản Tuần Giáo giúp đỡ người vùng cao.

Trước khi cưỡi mây xuống hạ giới Thượng Đế có dặn hai thiên sứ của mình rằng “Các ngươi xuống trần gian
giúp đỡ người dân lầm than trong cơn binh đao, hoàn thành nhiệm vụ trở lại thiên đình ta sẽ tăng phẩm cấp
cho nhưng với điều kiện các ngươi không được phép vướng vào vòng luyến ái nơi trần tục, còn nếu như trót
phạm phải điều ta đã dặn thì sẽ bị hóa kiếp thành thảo mộc và ở lại trần gian mãi mãi”.

Giáng trần xuống hạ giới, hai thiên sứ hóa thân thành hai thôn nữ đoan trang, dịu dàng ở hai miền xuôi
ngược khác nhau. Hằng ngày họ làm ruộng nương để tạo ra thóc gạo. Thời gian còn lại cả hai đều chăm chỉ
dệt vải, thêu thùa, tìm thuốc chữa bệnh cho những ai ốm đau. Thỉnh thoảng họ còn đi quyên góp thêm vật
chất cứu giúp người có hoàn cảnh cơ hàn, khốn khó.

Năm tháng trôi qua, nàng Tử Sim cảm thương rồi yêu chàng trai sơn cước tên là Thái Sơn, còn nàng Tử Mua
thì quí mến cảm phục rồi đem lòng yêu chàng trai lực điền tên là Đại Hải ở vùng châu thổ lúc nào cũng không
hay.

Đến lần sung binh tiếp theo cả hai chàng trai đều ra mặt trận cùng một lượt, tuy kẻ thì ở miền xuôi, kẻ thì ở
miền ngược nhưng khung cảnh đưa tiễn đều man mác giống nhau. Trong một chiều hoàng hôn tím ngắt, hình
ảnh những cô thôn nữ tiễn biệt người yêu, vợ tiễn chồng, mẹ tiễn con... tất cả đều trĩu nặng niềm âu lo
thương nhớ.
Khi bóng dáng những tân binh hướng về phương Bắc khuất dần trong bóng chiều mờ ảo, tiếng nức nở còn lại
vang vọng cả đất trời, khiến cho những ai chứng kiến cảnh tượng ấy đều không khỏi bùi ngùi xúc động. Từng
đoàn người ra đi, lớp lớp người đưa tiễn, kéo dài như vô tận, những người phụ nữ cố nén những tiếng nức nở
nghẹn ngào nhưng tình yêu thương và lo sợ sự chia ly mãi mãi chất đầy những buồng tim bé nhỏ đã bật
thành tiếng khóc trên bờ môi héo mòn.

Những ngày tiếp theo đó cứ đến độ hoàng hôn buông xuống, bà lại bế cháu, mẹ bế con, các thiếu nữ có
người thuơng ra trận lại đứng ở những gò đất cao ngóng trông về phương Bắc. Hễ gặp ai họ cũng hỏi thăm
về tin tức của những người nơi tiền tuyến rồi khắc khoải hy vọng ngày về của những quân binh cho dù biết
rằng đó chỉ là mơ hồ vô vọng. Đường xa vạn dặm, núi ngút ngàn sâu, tìm đâu thấy những người yêu dấu!

Nàng tử Sim và Tử Mua cũng hòa chung vào những lớp người đưa tiễn ấy, sự chờ đợi và lo âu của hai nàng
đã rung động đến Ngọc Hoàng rồi trời bỗng dưng nổi cơn lôi vũ truyền linh khí vào đất làm rung chuyển
dưới chân họ để nâng tầm nhìn được xa hơn. Sự dõi theo của họ vượt qua cả những bãi dâu triền lau cố gắng
trông vào khoảng không vời vợi nhưng chẳng thể nào thấy được những gì mình trông chờ mà chỉ có những
vệt mây tím cứ trôi dần về nơi xa xa.

Ngày lại ngày qua cứ chiều đến hai nàng đều tìm đến gò đất quen thuộc ở hai chốn khác nhau nhưng cùng
hướng về một phương trời với dòng lệ đầy vơi! Thời gian qua đi nước mắt của hai nàng không còn đủ để
khóc cho người mình yêu, cơ thể suy nhược dần đến heo hon úa tàn rồi hóa thân vào đất.

Chính từ hai nơi miền xuôi và miền ngược ấy mọc lên hai thân cây có những điểm giống nhau, nhưng vì lúc
sinh thời Tử Mua sống gần vùng biển hứng chịu nhiều phong ba cát bỏng nên da nhám do vậy thân và lá của
cây Mua cũng nhám. Còn Tử Sim sống trên vùng núi được bao bọc bởi đại ngàn, được hứng những giọt
sương mai nên da mịn màng đầy đặn hơn chính vì thế cây hoa Sim sau này lá cũng trơn mịn và dầy hơn lá
Mua.

Tuy hoa Sim và hoa Mua không kiêu sa lộng lẫy như hoa Hồng mà chỉ là một bông hoa rừng đơn sơ khiêm
nhường. Vẻ đẹp riêng biệt của loài hoa dại này đến từ cái mỏng manh như tình yêu ngắn ngủi, đến từ cái màu
tím làm xao xuyến lòng người và đến từ một sức sống mãnh liệt khi nó bất chấp cảnh hoang vu của núi rừng,
khô cằn của sỏi đá, khắc nghiệt của thời tiết để dâng hoa cho đời một màu tím yêu thương. Màu tím ở đây là
một nguồn mỹ cảm vì nó trở thành sắc màu thời gian, sắc màu thương nhớ. Lắng đọng của tình yêu, của cái
đẹp và của niềm đau xót tràn trề tạo nên một sắc tím thủy chung, u buồn; bạt ngàn núi đồi, trùng trùng tiếc
nuối…

Cái màu tím đã mang sứ điệp của sự thủy chung và chờ đợi. Người con gái khi chọn yêu hoa sim đã không
biết mình chọn sự chờ đợi. Trong bao nhiêu loài hoa, hoa Sim – hoa Mua chỉ là một loài hoa dại, sống trên đất
cằn sỏi đá. Đẹp thay một loài hoa, thật kỳ lạ mỗi khi nở là hàng chục bông một lúc rạng rỡ, hoa đẹp trên nền
tảng đất đai khắc nghiệt, đẹp trong sự lẻ loi. Người con gái yêu đất mẹ lầm than giờ nước mắt và thân xác
hòa vào mảnh đất quê hương đã biến thành một khóm Sim – Mua lay động trên đường dõi theo người lính
trẻ hành quân.

Hằng năm cứ vào khoảng tháng ba đến tháng tám thì loài hoa ấy lại dâng tặng cho đời những cánh tím đong
đưa theo gió trên khắp những miền gò đồi hoang vu. Từ vẻ đẹp nhẹ nhàng mong manh nhưng cũng đầy sức
mê hoặc đó là thứ ngôn ngữ để những chàng trai thổ lộ tình yêu. Hoa Sim - hoa Mua còn mang biểu tượng
cho những cô gái mộc mạc, giản dị mang trái tim nhân hậu yêu thương nước Việt và sự bao dung, thủy chung
son sắt.

Tamlinh.org (Tổng hợp)

􏀬 Chủ đề Tâm linh


 Truyện ngắn hay Đọc truyện Truyền thuyết hoa Mua Truyền thuyết hoa Sim
􏀬 Tâm linh

• Hầu đồng, hầu bóng có phạm tội gì không? • Hướng dẫn chọn người XÔNG NHÀ ngày TẾT 2023

• Tại sao phải hầu đồng? Hiện tượng THÁNH giáng • Top 7 điều kỳ lạ ở nơi phát tích Phật giáo – Ấn Độ
bóng thật không
• Văn khấn mùng 1 tháng 7 âm lịch 2022
• Nghi thức PHÁT LỘC trong lúc hầu đồng
• Top 20 điều KIÊNG KỴ cần nhớ trong tháng 7 cô hồn
• LỘC ÂM là gì? Lộc âm từ đâu mà có?
• Nhà tiên tri mù Vanga đã dự đoán sai những gì?
• Như thế nào là người có Phúc?

􏀬 Truyện ngắn hay


• Truyện ngắn hay: Cuộc đời của MẸ

􏀬 Đọc truyện

• Truyện ma: Hầm mộ (Phần 81) • Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 21

• Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 25 • Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 20

• Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 24 • Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 19

• Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 23 • Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 18

• Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 22 • Truyện ma: Bùa lỗ ban Phần 17

􏀬 Truyền thuyết hoa Mua


􏀬 Truyền thuyết hoa Sim


© Copyright 2021 by tamlinh.org. All Rights Reserved.

You might also like