You are on page 1of 11

AN TOÀN HÓA CHẤT

Mọi công nhân/kỹ thụât viên trước khi thao tác với hoá chất
cần xác định vị trí và biết cách sử dụng vòi nước khẩn cấp
và vòi rửa mắt; nắm vững các điều kiện an toàn của loại
hoá chất được thao tác, các ký hiệu an toàn trên nhãn hoá
chất.
1. BẢO QUẢN HÓA CHẤT

- Các loại hoá chất cần có khu vực lưu trữ được quy định riêng, đảm bảo
khô thoáng, thông gió tốt, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.
- Phải quy định khu vực riêng cho các loại hoá chất đặc biệt nguy hiểm
như axit đặc, kiềm đặc, chất dễ cháy nổ…
- Tuyệt đối không lưu trữ các chất oxi hoá mạnh (như H 2SO4) gần các chất
dễ cháy nổ (nhiên liệu, N2H4.H2O…)
- Hoá chất lưu trữ phải có nhãn mác rõ ràng, đầy đủ các thông tin: tên hoá
chất, nồng độ, ngày nhập (hay ngày pha). Các hoá chất độc phải có nhãn
hiệu đặc biệt và đánh dấu nguy hiểm
- Các loại hóa chất mất nhãn hiệu nhất thiết không được sử dụng, chỉ được
dùng sau khi kiểm tra lại chính xác bằng phương pháp phân tích và có
biên bản xác nhận.
- Dụng cụ, hóa chất, các trang bị làm việc phải bố trí gọn gàng, ngăn nắp,
theo thứ tự, lấy chỗ nào để vào chỗ đó. Nơi làm việc luôn giữ sạch sẽ,
khô ráo, nền nhà không được có nước hoặc dầu, khi bị vương vãi phải lập
tức lau chùi cho thật sạch và khô ráo.
- Khi axít rơi xuống nền nhà, không được dùng nước dội rửa ngay mà phải
dùng vôi bột phủ lên rồi quét sạch, sau đó mới dùng nước dội rửa và lau
AN TOÀN HÓA CHẤT

khô.
- Bình/dụng cụ chứa hoá chất nguy hiểm là rác thải nguy hại, không rửa và
sử dụng cho mục đích khác.
2. VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT
- Trước khi vận chuyển phải quan sát đường đi, không được để có vật gì
làm cản trở lối đi vận chuyển hóa chất.
- Bình chứa hóa chất nặng từ 10kg trở lên phải có dụng cụ để khiêng hoặc
dùng xe, không được mang, vác.
- Khi vận chuyển axít, kiềm có nồng độ đậm đặc và có khối lượng lớn hơn
5 kg: phải khiêng hoặc dùng xe đẩy. Phải chứa axit và kiềm trong thùng
kín chắc chắn, nếu để trên xe cần chèn chắc.
3. SỬ DỤNG HÓA CHẤT
- Khi sử dụng, tiếp xúc với các loại hoá chất phải sử dụng phương tiện bảo
hộ thích hợp, nơi làm việc cần có biện pháp thông gió phù hợp.
- Các chất độc hại, dễ bay hơi, các loại phản ứng tạo nên các chất đó có
ảnh hưởng tới sức khỏe con người đều phải đưa vào tủ hút chất độc.
- Tuyệt đối không dùng miệng hút dung dịch hoá chất mà phải lấy bằng
bóp cao su.
- Khi sửa chữa các thiết bị có kiềm, axit phải xả hết các dung dịch đó ra
ngoài, dùng vòi nước rửa sạch hoặc mở nước cho chảy để rửa ống (nếu
có trong ống) rồi mới sửa chữa.
- Khi rửa các dụng cụ đựng hóa chất có hơi độc phải đổ đầy nước từ hai
đến ba lần để cho hơi còn lại trong dụng cụ thoát ra ngoài. Khi đổ đầy
AN TOÀN HÓA CHẤT

nước phải quay mặt đi chỗ khác để tránh hít phải hơi độc.
- Tuyệt đối không ăn uống trong khi thao tác với hoá chất, đặc biệt là hoá
chất độc hại; không để thức ăn trong khu vực làm việc. Chỉ được ăn uống
khi đã rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà bông và đã ra khỏi nơi làm việc.
- Nghiêm cấm hút thuốc hay sử dụng các nguồn nhiệt gây nên cháy tại nơi
làm việc có chất dễ cháy. Với công việc cần thiết dùng bếp đun thì phải
dùng bếp có cách nhiệt và được cô lập.
4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG
Chất độc cho
Chất ăn mòn môi trường Chất có hoạt tính phóng xạ

Chất có hại Chất độc Chất độc mãn tính

Chất rất dễ
Chất dễ cháy cháy Chất nổ
AN TOÀN HÓA CHẤT

Chất gây kích


Chất độc sinh học ứng Chất Oxi hoá

Nhãn phân loại độ nguy hiểm hoá chất - NFPA

5. HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ


Hoá Chất Biện pháp an toàn
Acid sulfuric * PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ phòng độc; quần áo bằng nhựa
(H2SO4) PVC, giày, găng tay chống axit.
* Tuyệt đối không đổ nước vào axit
AN TOÀN HÓA CHẤT

* Tránh dính vào da, vào mắt, tránh hít, nuốt phải hơi axit
* Lưu trữ xa các chất khử, kim loại (trừ H 2SO4 đặc nguội không
Chất ăn mòn, phản ứng với nhôm và sắt)
gây kích ứng và
bỏng nghiêm
trọng khi tiếp
xúc
Acid chlohydric * PTBVCN: kính bảo hộ, tạp dề, giày bảo hộ, găng tay chống acid.
(HCL) * Tránh dính vào da, vào mắt, tránh hít, nuốt phải hơi HCl vì rất độc
Rất độc, có thể
gây bỏng, gây
kích ứng
Sodium * PTBVCN: kính bảo hộ, quần áo bảo hộ bằng cao su hay vinyl
hydroxide apron, giày bảo hộ, mang găng tay Neoprene hay PVC
(NaOH) * Tránh tiếp xúc hay hít phải bụi xút
* Khi hoà tan kiềm rắn phải cho từ từ từng thỏi vào nước và dùng
đũa thuỷ tinh khuấy đều, quá trình toả nhiệt mạnh

Chất ăn mòn,
gây bỏng
nghiêm trọng
Sodium * PTBVCN: Kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, áo blouse, găng tay.
metabisulfite * SMBS rất nhạy với độ ẩm và không khí
(SMBS – * Khi dính vào da: sau khi rửa sạch thoa thuốc làm mềm lên phần da
Na2S2O5) bị kích ứng. Khi bị nặng thì rửa ngay bằng xà phòng và thoa kem
AN TOÀN HÓA CHẤT

Kích ứng da, kháng khuẩn lên vùng da bị nhiễm.


mắt. Rất có hại
khi nuốt, hít
phải
Dung dịch * PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, găng tay, ủng
Sodium * Không để gần axit mạnh, hợp chất nitơ, Cu, Ni, Co.
hypochlorite * Bình chứa nên có van thông gió để phóng thích những sản phẩm
(NaOCL) phân hủy. Không trộn với ammonia, hydrocarbon, acid, alcohol hay
ete.
* Khi nuốt phải nên uống lượng lớn dung dịch gelatin hay nước.
Không uống giấm, soda hay chất khác có tính axit

Chất ăn mòn,
gây bỏng da và
mắt. Có hại khi
nuốt, hít và tiếp
xúc với da.
Dung dịch sắt * PTBVCN: Kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, giày, găng tay phù
III clorua hợp, quần áo bảo hộ
(FeCL3) * Rất nguy hiểm khi hít, nuốt phải, có thể gây tử vong.
* Cần gọi bác sỹ ngay nếu bị nhiễm

Gây kích ứng,


bỏng nghiêm
trọng, phá huỷ
màng nhầy.
Dung dịch * PTBVCN: quần áo bằng nhựa PVC, kính bảo hộ chất lượng tốt
AN TOÀN HÓA CHẤT

ammonium hay mặt nạ hộp lọc NH3, bình dưỡng khí, giày, găng tay,
hydroxide * Khu vực làm việc cần thông gió tốt. Không làm việc với
(NH4OH) ammonium hydroxide đậm đặc trong phòng thí nghiệm mở.
Kích ứng đường
hô hấp, da, mắt;
bào mòn thực
quản và dạ dày;
có thể gây mù
vĩnh viễn
* Phản ứng với
đồng, phức đồng,
acid, sắt mạ kẽm,
kẽm, nhôm,
dimethyl
sulphate, thuỷ
ngân và những
kim loại kiềm.
Dung dịch *PTBVCN: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay
hydrazine * Tránh xa nguồn nhiệt và các hóa chất ôxi- hóa như H 2SO4 đặc,
hydrate NaOCl
(N2H4.H2O) * N2H4.H2O xem như là chất gây ung thư, cần đặc biệt thận trọng khi
Độc, ăn mòn, dễ tiếp xúc
cháy và có thể * Rất độc đối với sinh vật dưới nước, tránh xả ra môi trường
nguy hiểm đến
tính mạng nếu
nuốt phải hay bị
ngấm vào da.
Có thể phá huỷ
AN TOÀN HÓA CHẤT

hệ thần kinh
trung ương, phổi,
thận, gan, mắt.
Clo lỏng * PTBVCN: quần áo bảo hộ chịu axit, kính bảo hộ, găng tay,giày
bảo hộ, mặt nạ có bộ lọc khí lọc được Clo; thiết bị xử lý sự cố xì hở.
* Phương tiện trang bị cho đội xử lý sự cố: Ngoài những dụng cụ
Clo là chất độc, trên cần phải trang bị thêm mặt nạ có bình dưỡng khí (thời gian làm
tác động đến hô việc của bình dưỡng khí phải trên 30 phút).
hấp, màng nhầy * Tránh giải phóng ra môi trường, rất độc đối với sinh vật dưới
của mắt và da. nước.
Hít phải ở nồng * Khi hít phải: xử lý nguồn nhiễm clo và di chuyển nạn nhân đến nơi
độ cao gây sốc, thoáng mát. Nếu ngừng thở, hô hấp nhân tạo thực hiện bởi người đã
nôn mửa, co được huấn luyện. Nếu nạn nhân còn thở, thì cần giữ ấm cho nạn
thắt dạ dày và nhân, giữ tư thế nằm thoải mái đầu và lưng cao hơn chân, giảm các
có thể tử vong. cơn ho bằng cách cho uống thuốc ho hay sữa, không tùy tiện cho thở
oxy nếu không có sự đồng ý của nhân viên y tế.
Có tính oxi hóa
* Khi dính vào mắt: rửa ngay bằng nước ấm, ít nhất khoảng 20 phút.
mạnh, có khả
Thận trọng không để nước bị nhiễm bẩn chảy vào mắt không bị dính
năng ăn mòn kim
clo.
loại và nhiều hợp
* Khi dính vào da: rửa ngay vùng bị nhiễm liên tục ít nhất 20 phút.
chất hữu cơ
Không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc thuốc bôi nào nếu không có ý
kiến của bác sỹ.
Polyelectrolyte * PTBVCN: quần áo bảo hộ lao động, kính bảo hộ, găng tay
Kích ứng da, * Nếu nuốt phải: cho nạn nhân ói và đưa đến trung tâm y tế
mắt, đường tiêu
hoá
ANTISCALANT * PTBVCN: mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, găng tay và ủng
tháp làm mát
AN TOÀN HÓA CHẤT

(ORGAFILM C- * Không được thải trực tiếp ra môi trường


285AV) * Lưu trữ trong tối
Ăn mòn, có tính * Khi dính vào da: rửa bằng xà phòng và nhiều nước, nếu da bị mẫn
acid, kích ứng với đỏ thì đưa đến trung tâm y tế
mắt, da, niêm mạc
mũi, gây bệnh
viêm phổi
Antiscalent RO * PTBVCN : kính bảo hộ, găng tay
Pretreat Plus * Tránh tiếp xúc với hoá chất có tính kiềm mạnh.
100 Conc * Tránh xa nguồn nhiệt và ánh nắng trực tiếp.
Ăn mòn, gây
kích ứng mạnh;
có thể gây bỏng
màng nhầy, mắt
và da.
Polyaluminium * PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, ủng, găng tay, tạp dề
cloride (PAC) hay bộ áo liền quần bằng neoprene hay cao su.
Ăn mòn, kích * Bao bì phải đóng chặt.
ứng mắt, da,
đường hô hấp và
màng nhầy.
FOAMTROL * PTBVCN: mặt nạ phòng độc có bộ lọc cartridge lọc hơi hữu cơ,
AF 1440 tháp găng tay bằng Neoprene, kính bảo hộ
làm mát * Bảo quản: giữ bình chứa đóng kín khi không sử dụng, để nơi
thoáng mát. Nếu bảo quản dưới 900F (tương đương 320C), phải làm
kích ứng da, mắt, ấm và trộn đều trước khi sử dụng để đảm bảo sự đồng nhất. Tránh
đường tiêu hoá; xa chất oxy hóa.
làm khô, nứt,
AN TOÀN HÓA CHẤT

viêm da, gây


nhức đầu, gây
chảy máu phổi
Sodium Nitrite * PTBVCN: kính bảo hộ, găng tay bảo vệ, khẩu trang hay mặt nạ
(NaNO2 ) phòng độc.
* Khi nuốt phải bụi NaNO2 lập tức uống thật nhiều nước, lập tức
đưa đến bác sĩ để giúp đỡ và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Rất độc khi * Tiếp xúc với da và mắt: Lập tức rửa liên tục bằng nước trong ít
nuốt vào. Gây nhất 20 phút, nếu có kích thích thì gọi ngay bác sĩ.
khó chịu mãnh
liệt cho mắt và
da khi tiếp xúc.
Chất gây ung
thư.
Sodium * PTBVCN: kính bảo hộ, găng tay bảo vệ, khẩu trang.
metaborate * Tiếp xúc với da và mắt: Lập tức rửa bằng nước, nếu có kích thích
hydrate (NaBO2 thì lập tức gọi bác sĩ giúp đỡ.
.H20)
Kích ứng da và
mắt
Citric Acid * PTBVCN: kính bảo hộ, găng tay bảo vệ, khẩu trang.
(C6H8O7 ) * Tiếp xúc với da và quần áo: Thay quần áo khi bị nhiễm hoá chất,
Kích ứng mắt rửa nước với xà phòng ít nhất 15 phút.
nghiêm trọng.
Kích thích, dị
ứng khi tiếp xúc.
Sodium * PTBVCN: Kính bảo hộ, găng tay và nơi làm việc phải thoáng khí.
AN TOÀN HÓA CHẤT

phosphate * Tiếp xúc với da và mắt: Lập tức rửa bằng nước, nếu có kích thích
tribasic thì lập tức gọi bác sĩ giúp đỡ.
(Na3PO4.12H2O) * Tiếp xúc với da và quần áo: Thay quần áo khi bị nhiễm hoá chất,
rửa nước với xà phòng ít nhất 15 phút. Khi có kích thích xin chỉ dẫn
* Phản ứng với của bác sĩ.
acid mạnh, dễ
hút ẩm.
* Ăn mòn, làm
bỏng da. Tránh
tiếp xúc với da
và mắt.

You might also like