You are on page 1of 26

Cấu trúc Báo cáo về các Yêu cầu, Tính Khả thi và Cơ cấu

Thiết kế Sản phẩm / Dự án

PHẦN 1: SẢN PHẨM / DỰ ÁN: ĐỘNG LỰC, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM / DỰ ÁN:
 Mô tả về sản phẩm và các chức năng cơ bản của nó trong 1 đoạn, [không quá nửa
trang A4].

 Liệt kê các động lực phát triển sản phẩm / dự án:


o Bắt nguồn từ một vấn đề nan giải, hay
o Bắt nguồn từ sự hiện hữu của một cơ hội phát triển kỹ thuật hay kinh
doanh, hay
o Bắt nguồn từ những khả năng mới có thể có cho sản phẩm / dự án qua
nghiên cứu hoặc tìm hiểu.

 Cách giới thiệu cô đọng và mang tính chất tiếp thị hay quảng bá cho ý tưởng, có
thể thiết kế một số câu chữ mang tính “khẩu hiệu”.

CÁC MỤC TIÊU CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN:


 Liệt kê các mục tiêu của sản phẩm / dự án theo phân loại dưới đây [chọn một cụm
loại mục tiêu tương ứng với sản phẩm / dự án]:
o Mục tiêu Chức năng / Dịch vụ (Performance/Service Goals) [bắt buộc]
o Mục tiêu Doanh thu hoặc Lợi nhuận (Revenue/Profit Goals)
o Mục tiêu Văn hóa (Culture Goals)
o Mục tiêu Pháp lý (Legal Goals)

 Lượng hóa giá trị mục tiêu theo phương pháp PAM (Purpose - Advantage -
Measurement), cụ thể là qua 3 bước:
o Xác định Mục tiêu,
o Lợi ích từ Mục tiêu kể trên,
o Phương pháp để Đo lường Lợi ích kể trên.

 Nếu được xây dựng bảng chi tiết gồm 4 cột:


o (1) Mục tiêu,
o (2) Loại Mục tiêu,
o (3) (Các) Lợi ích từ Mục tiêu,
o (4) (Các) Cách Đo lường (các) Lợi ích tương ứng.

CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN:


 Xác định các đối tượng có liên quan theo dãy phân loại bên dưới, kèm theo các
mô tả và phân tích về số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, nhu cầu, khả
năng tác động, mức độ liên quan của từng (loại) đối tượng đến Sản phẩm / Dự án:

Các đối tượng chính [cần đặc biệt tập trung phân tích]:
o Chủ thể phát triển/xây dựng/tài trợ Sản phẩm / Dự án
o Khách hàng / Người dùng
o Khách hàng / Người dùng của các sản phẩm / dự án tương ứng hiện tại

Các đối tượng khác [tùy chọn trong phân tích]:


o Chuyên gia về Sản phẩm / Dự án
o Công chúng
o Chuyên gia Tiếp thị
o Chuyên gia Pháp lý
o Phân tích viên Kinh doanh
o Nhà Thiết kế
o Người Phát triển
o Người Kiểm thử
o …

[Lưu ý: Đối với những loại đối tượng chỉ có vài đối tượng cụ thể, có thể nêu tên
và đi sâu vào phân tích từng đối tượng cụ thể đó.]

 Dựa vào những phân tích các đối tượng có liên quan kể trên, hay xác định những
đối tượng hay nhóm đối tượng nào rơi vào các nhóm người dùng sau:
o Người dùng chính yếu
o Người dùng thứ yếu
o Người dùng không quan trọng

Về cơ bản, một (nhóm) người dùng là chính hay phụ hay không quan trọng liên
quan đến tần suất sử dụng Sản phẩm / Dự án của họ, trực tiếp ảnh hưởng đến sự
thành công của Sản phẩm / Dự án về lâu dài. Việc nắm thông tin về những nhóm
người dùng chính yếu có ảnh hưởng rất lớn đến việc chúng ta sẽ thu thập các yêu
cầu về sản phẩm / dự án ra sao.

Lưu ý: Đôi khi Chủ thể phát triển Sản phẩm / Dự án thiết kế rất nhiều các tính
năng của Sản phẩm / Dự án, nhưng chưa chắc họ sẽ là đối tượng nghĩ ra những
yêu cầu thiết kế các tính năng đó.

 Xác định và phân tích sự mâu thuẫn hay gắn kết giữa những nhóm Đối tượng có
Liên quan hoặc các nhóm Người dùng Chính yếu, Thứ yếu, Không quan trọng kể
trên, nếu có.

PHẦN 2: NHỮNG GIỚI HẠN / ĐỊNH CHẾ TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM / DỰ ÁN

Trong phần này, cần xác định, phân tích và so sánh các Giới hạn / Định chế liên quan đến
việc phát triển sản phẩm / dự án tạo lập khuôn khổ tương đối và tuyệt đối cho các hoạt
động THIẾT KẾ (và cả TRIỂN KHAI) về sau.

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:


 Xác định có hay không có việc bắt buộc phải sử dụng một giải pháp kỹ thuật nào
đó. Ví dụ: viễn thông qua radio, phần mềm chạy trên MacOS, định vị bằng GPS,
làm móng bằng phương pháp đóng cọc,...

 Với mỗi giải pháp kỹ thuật bắt buộc phải sử dụng cho Sản phẩm / Dự án đều liên
quan đến những điểm ưu và nhược. Cần xác định những điểm đó sẽ ảnh hưởng ra
sao đến quá trình THIẾT KẾ xây dựng hoặc mở rộng Sản phẩm / Dự án ở thời
điểm hiện tại, cũng như về sau này.

 Nếu sử dụng một giải pháp kỹ thuật hoàn toàn mới, hoặc mới nghĩ ra cho Sản
phẩm hay Dự án này, thì cũng cần xác định tương đối những giới hạn có thể có
của giải pháp kỹ thuật mới này.

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
CỦA SẢN PHẨM:
 Về hoạt động của Sản phẩm / Dự án, cần xác định và nêu rõ tên của những đối
tượng nào trong phân loại dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp đến công năng và chất
lượng vận hành của Sản phẩm / Dự án:
o Các thiết bị, thành phần (độc lập) trong tổng thể hoạt động của Sản phẩm /
Dự án (lưu ý: có thể bao gồm cả các dạng phi vật thể như phần mềm),
o Các đối tượng con người có liên quan đến hoạt động vận hành cũng như
bảo trì của Sản phẩm / Dự án (ví dụ: cần có người bấm nút ở một công
đoạn nào đó thì máy mới chạy),
o Các sản phẩm / dự án khác ít nhiều có liên quan đến hoạt động của Sản
phẩm / Dự án đang phát triển (ví dụ: máy in thì phải gắn với máy tính
hoặc một thiết bị tính toán hay soạn thảo văn bản nào đó),
o Môi trường dự trù cho hoạt động của Sản phẩm / Dự án (ví dụ: trong
không khí, trong nước,… hay trong văn phòng, trong thư viện, khi được
cầm trên tay ai đó,…),
o Thời gian dự trù cho hoạt động của Sản phẩm / Dự án (ví dụ: để hoàn tất
việc đánh trứng thì cần quay rotor trong bao nhiêu giây ở tốc độ nào). Lưu
ý: nếu yếu tố thời gian là sống còn trong hoạt động của Sản phẩm / Dự án
thì cần phân tích các khoảng thời gian cần thiết ở từng bước hoạt động của
Sản phẩm / Dự án với các đối tượng có liên quan trong tổng quy trình.

 Sau khi xác định đối tượng kể trên, nên sử dụng UML để vẽ biểu đồ về vị trí và
mối quan hệ giữ các đối tượng đó trong một không gian hay thời gian nào đó.

 Dựa trên biểu đồ đã vẽ ở trên, xác định và phân tích những mối quan hệ quan
trọng những giữa những đối tượng nào đó trong tổng thể vận hành Sản phẩm / Dự
án. Ví dụ: giữa tường nhà và sơn chống thấm thì quan hệ là cần sơn lượng sơn
bao nhiêu để đảm bảo vừa tiết kiệm vừa chống thấm hiệu quả.

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ THỜI GIAN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM / DỰ ÁN:
 Cần xác định những hạn chót cho các hoạt động khác nhau trong quá trình phát
triển Sản phẩm / Dự án. Hạn chót đó có thể là do khách hàng yêu cầu, do cơ hội
về tiếp thị chỉ có trong một khung thời gian nào đó, do các quá trình phát triển sản
phẩm / dự án khác chỉ có thể bắt đầu khi một công đoạn hay quá trình nào đó
được hoàn tất,…

 Hãy liệt kê tất cả các hạn chót có trong quá trình thiết kế và phát triển Sản phẩm /
Dự án trên một bảng Excel với các cột sau: (1) Thời hạn chót, (2) Tên công việc,
(3) Các quá trình liên quan, (4) Các đối tượng liên quan, (5) Mô tả / Ghi chú. Nếu
có thể, hãy vẽ biểu đồ Gantt dự trù về thời hạn và hạn chót của các công việc.

 Dựa trên bảng liệt kê tất cả các hạn chót, nhóm phát triển sản phẩm / dự án có thể
mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi của từng yêu cầu về sau của Sản phẩm / Dự án.

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM / DỰ
ÁN:
 Xác định rõ tổng số tiền có cho việc phát triển sản phẩm / dự án để có thể xây
dựng những yêu cầu hợp lý. Ví dụ: sẽ không cần đi thu thập yêu cầu cho một
chiếc xe hơi khi chỉ có đủ tiền để làm một chiếc xe máy.

 Ở một số trường hợp, ngân sách được giải ngân với các số tiền khác nhau trong
những khung thời gian khác nhau, cần so sánh với bảng liệt kê các thời hạn chót
kể trên để xem có có đủ ngân sách ở những thời điểm nào đó cho việc thực hiện
đúng hạn những yêu cầu hay công việc đã nêu hay không.

 Khi làm rõ các giới hạn hay định chế về mặt tài chính và ngân sách, đôi khi sẽ có
thể xác định được là có nên tiếp tục dự án hiện tại hay không? Hay cần thêm
những gì để bù cho những thiếu hụt về ngân sách, nếu có?

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ NHÂN LỰC:


 Mục này gắn liền với mục “CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN” ở Phần 1, mà cụ
thể là với nhóm các đối tượng có liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển sản
phẩm / dự án. Ở góc độ quản lý, cần xác định, Sản phẩm hay Dự án đang phát
triển cần nhân lực:
o Với những kỹ năng nào?
o Với số lượng bao nhiêu người ở từng kỹ năng?

Sau đó cần so sánh với hiện thực:


o Hiện đã có những kỹ năng nào?
o Hiện đã có số lượng bao nhiêu người ở từng kỹ năng?

Từ đó, sẽ xác định được những giới hạn hay thiếu hụt đang có về vấn đề nhân lực
cho phát triển Sản phẩm hay Dự án.

 Cần lập bảng Excel về những kỹ năng còn thiếu với số lượng nhân lực thiếu hụt là
bao nhiêu. Trên cơ sở đó, có thể thu hẹp lại các yêu cầu dự trù cho Sản phẩm hay
Dự án. Nếu không, thì phải đặt kế hoạch tìm kiếm nhân lực để kịp thời bù vào
thiếu hụt đó, đặc biệt là đối với những yêu cầu quyết định sự sống còn của Sản
phẩm hay Dự án.

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ PHÁP LÝ:


 Tùy theo phạm vi ảnh hưởng của Sản phẩm / Dự án hay những bộ phận nào đó
trong Sản phẩm / Dự án ở một thời điểm nào đó mà xác định liệu việc thiết kế hay
vận hành sản phẩm / dự án có vi phạm những quy định hay luật lệ nào đó hay
không:
o Quy định của nhóm
o Luật của tổ chức (ví dụ: của trường, của công ty,… chỉ dùng đồ của
Microsoft)
o Luật của tỉnh / thành phố (ví dụ: Đà Nẵng là thành phố “xanh”, không nên
sản xuất những gì có thể gây ô nhiễm môi trường)
o Luật của quốc gia (ví dụ: Việt Nam không cho phép các cá nhân, tổ chức
tư nhân phát triển vũ khí sát thương)
o Luật quốc tế hay của các quốc gia khác (ví dụ: có một giai đoạn,
Singapore cấm iPhone)

CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ THỊ TRƯỜNG:


 Các định chế hay giới hạn này thường là do những yếu tố truyền thống, đã hình
thành từ lâu trong thị trường. Những định chế hay giới hạn này có thể có ý nghĩa
tích cực hoặc tiêu cực nói chung cho cả thị trường hay nói riêng cho từng sản
phẩm / dự án trên thị trường, nhưng dù gì thì cũng không phải vô lý mà chúng
được xác lập. Vì thế, chỉ những sản phẩm / dự án hay ý tưởng mang tính cách
mạng mới đặt ra vấn đề thay đổi những định chế hay giới hạn của thị trường, còn
hầu hết đều nương theo chúng trong quá trình THIẾT KẾ Sản phẩm / Dự án.

Ở góc độ quản lý phát triển Sản phẩm / Dự án, cần xét đến các định chế hay giới
hạn sau của thị trường:
o Bản chất của thị trường cho Sản phẩm / Dự án đang phát triển là loại nào
dưới đây:
 Thị trường Độc quyền: một doanh nghiệp
 Thị trường Nhóm Độc quyền: một vài doanh nghiệp
 Thị trường Cạnh tranh Độc quyền: nhiều doanh nghiệp với sản
phẩm / dự án gần nhưng khác nhau
 Thị trường Cạnh tranh Tự do: nhiều doanh nghiệp với sản phẩm /
dự án khá tương đồng
o Thị trường của Sản phẩm / Dự án đang phát triển là:
 Giá cao, hay
 Giá thấp, hay
 Giá cả biến động cao thấp?
o Có một mức giá sàn hay giá trần nào cần lưu ý trong việc phát triển Sản
phẩm / dự án không?
o Việc mua bán sản phẩm / dự án có theo mùa hay không? Ví dụ: áo ấm thì
chủ yếu chỉ bán được vào mùa đông.
o …
Từ câu trả lời cho các câu hỏi trên, các yêu cầu của Sản phẩm / Dự án đang phát
triển có thể theo đó mà mở rộng hoặc thu hẹp tương ứng.

PHẦN 3: CÁC YÊU CẦU CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN

PHẠM VI CỦA CÁC VẤN ĐỀ & YÊU CẦU THỰC TẾ:

Khái Quát Hóa: Trước khi bắt đầu việc thực sự thiết kế một sản phẩm / dự án, cần trung
thực xác định phạm vi hiện có của các vấn đề và yêu cầu thực tế:
 Công việc chính ở đây là xác định và mô tả các quá trình, quy trình, hay mô hình
công việc hiện có giữa người dùng, thiết bị (mềm và cứng), các sản phẩm / dự án
có liên quan, và tất cả những đối tượng hay thành tố khác dự trù sẽ bị thay đổi bởi
Sản phẩm / Dự án đang thiết kế.
 Cần thiết vẽ ra một biểu đồ công việc sử dụng một trong những dạng biểu đồ sau:
o Biểu đồ hoạt động
o Biểu đồ quy trình công việc
o Lưu đồ

 Đối với từng đối tượng, bước hay quy trình trong biểu đồ cần xác định những yếu
tố đầu vào và yếu tố đầu ra từ các đối tượng đó đến những đối tượng, bước hay
quy trình khác có liên quan.
 Trong biểu đồ cần xác định rõ những bước hay quy trình nào cần phụ thuộc vào
những bước hay quy trình nào khác thì mới diễn ra được.
 Cần thảo luận với các Đối tượng có liên quan nhiều lần trong quá trình xây dựng
biểu đồ.
 Sau khi biểu đồ được hoàn tất, người thiết kế sẽ có một cái nhìn tổng thể hơn về
“hệ thống” hiện tại và bắt đầu có thể xác định tương đối điều gì sẽ xảy ra khi Sản
phẩm / Dự án đang thiết kế sẽ ảnh hướng đến những phần khác nhau của “hệ
thống” đó.

Ví dụ: Hãy bắt đầu với một ví dụ thực tế về việc dự báo thời tiết cho công tác sửa chữa
đường xá và cào phá băng tuyết trên đường:
Cụ Thể Hóa: Trong phần Khái Quát Hóa về mô hình công việc hiện có, chủ yếu mới chỉ
tập trung ở các đối tượng, thiết bị và các sản phẩm / dự án có liên quan và mối quan hệ
giữa chúng. Khi đi vào cụ thể phân tích yêu cầu, trọng tâm sẽ dịch chuyển về các sự kiện
hay quy trình vì đây sẽ là những mảng cần thay đổi, nâng cấp, hay làm mới như những bộ
phận tiềm năng trong Sản phẩm / Dự án cần thiết kế:
 Mục tiêu cuối cùng ở đây là xác định trong tất cả các sự kiện có liên quan thì
những sự kiện nào sẽ được tập trung để phát triển ra các Tình huống Sử dụng
Thực tế (Business Use Case - BUC) cho Sản phẩm / Dự án đang thiết kế. Một
Tình huống Sử dụng được cấu thành bởi (các) hành động phản hồi lại một sự kiện
đó. Các quá trình và đối tượng trong một Tình huống Sử dụng tương tác và kết
dính với nhau trong một tổng thể độc lập.

 Trước tiên, cần xây dựng danh sách các sự kiện có liên quan đến kết quả cuối
cùng của Sản phẩm / Dự án đang hướng đến, theo cơ cấu bao gồm các thành phần
sau:
o Tên Sự kiện (Event name),
o Các Yếu tố Đầu vào hay thông tin đầu vào (Input) của sự kiện từ các đối
tượng, thiết bị hay sản phẩm / dự án có liên quan,
o Các Yếu tố Đầu ra hay thông tin đầu ra (Output) của sự kiện đến các đối
tượng, thiết bị hay sản phẩm / dự án có liên quan,
o Mô tả ngắn về Tình huống Sử dụng Thực tế (BUC), [viết mô tả trong 1
câu mà thôi, và không phải là câu phức phức tạp],
o Các Đối tượng (Class) trong sự kiện đó (ví dụ: xe tải là một đối tượng
trong sự kiện Cào băng trên đường). Lưu ý: Ở thời điểm này có thể chưa
xác định hết các đối tượng vì khi thiết kế sáng tạo Sản phẩm / Dự án mới,
có thể sẽ nảy sinh sự xuất hiện của (những) đối tượng mới nào đó.

Lưu ý: Do Yếu tố Đầu ra của đối tượng này có thể là Yếu tố Đầu vào của một
đối tượng khác, nên nếu lập bảng danh sách các sự kiện thì cần chỉ rõ Đối
tượng Chủ thể đang nhắc đến là đối tượng nào.

 Các Tình huống Sử dụng Thực tế, không ít thì nhiều, dĩ nhiên, có liên hệ nối kết
với nhau trong thiết kế Sản phẩm / Dự án mới. Nhưng ở thời điểm này, chủ yếu,
chỉ cần tập trung vào chi tiết của từng Tình huống Sử dụng Thực tế độc lập.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ về dự báo thời tiết cho sửa chữa và cào băng tuyết trên đường,
danh sách các sự kiện có thể được liệt kê như sau:

Tên Sự kiện Đối tượng Yếu tố Đầu Yếu tố Đầu Mô tả BUC Số hiệu
Chủ thể vào ra BUC
Trạm Thu thập Trạm Thu Cụ thể thông Báo cáo các Xác nhận một Báo BUC1
Thông tin Thời tiết thập tin đo lường Chỉ số Thời cáo các Chỉ số về
xử lý xong các Thông tin các chỉ số tiết Thời tiết thuộc Trạm
thông tin về những Thời tiết thời tiết khác Thu thập Thông tin
chỉ số thời tiết nhau Thời tiết nào với các
chỉ số nào.
Đến thời điểm Đơn vị Dự Các Báo cáo Bản Dự báo Xác nhận Bản Dự BUC2
trong ngày để thông báo Thời các Chỉ số về Thời tiết cuối báo Thời tiết được
báo dự báo về thời tiết Thời tiết từ cùng thông báo vào thời
tiết nhiều Trạm điểm nào, dựa vào
Thu thập sự tổng hợp của
Thông tin những Báo cáo các
Thời tiết Chỉ số về Thời tiết
khác nhau nào.
Trạm Xe tải Cào Trạm Bản Dự báo Lịch Cào phá Dựa trên Bản Dự BUC3
phá Băng tuyết yêu Điều phối Thời tiết cập Băng tuyết báo Thời tiết cập
cầu thông tin cần Công tác nhật nhất cho những nhật nhất để dự đoán
cào phá băng tuyết Sửa tuyến đường những tuyến đường
ở đâu đường và cụ thể nào đó nào sẽ bị băng tuyết
Cào Băng phủ trong vòng 2 giờ
tuyết tới, theo đó lên Lịch
Cào phá Băng tuyết
ở các tuyến đường
đó để gởi đến cho
Trạm Xe tải Cào phá
Băng tuyết.
Đơn vị Làm đường Trạm Báo cáo về Trạm Điều phối BUC4
và Sửa đường yêu Điều phối các Tuyến Công tác Sửa đường
cầu thông tin về các Công tác đường bị và Cào Băng tuyết
tuyến đường cần Sửa Hỏng khảo sát và gởi Báo
sửa chữa đường và cáo về các Tuyến
Cào Băng đường bị Hỏng đến
tuyết cho Đơn vị Làm
đường và Sửa
đường.
… … … … … …

Theo danh sách liệt kê sự kiện kể trên, ở thời điểm này, mỗi Tình huống Sử dụng Thực tế
diễn ra theo từng Sự kiện mang tính chất đơn lẻ và rời rạc. Nhưng chính việc xác định
Đối tượng Chủ thể, Yếu tố Đầu vào và Yếu tố Đầu ra ở từng trường hợp sẽ xác lập nên
phạm vi tương đối của từng Tình huống Sử dụng Thực tế cần khai triển thêm về sau này.
Nghĩa là khi đi vào xác lập Tình huống Sử dụng cụ thể trong thiết kế Sản phẩm / Dự án ở
phần mục tiếp theo, nếu có sự gia tăng (hay giảm thiểu) các Yếu tố Đầu vào và các Yếu
tố Đầu ra ở một Tình huống Sử dụng nào đó thì có nghĩa là phạm vi của Tình huống Sử
dụng đó đã được mở rộng (hay thu hẹp) trong thiết kế Sản phẩm / Dự án.

TRỌNG TÂM VÀ PHẠM VI CỦA CÁC YÊU CẦU CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN:

Sau khi đã có một cái nhìn tổng quan về tất cả các Tình huống Sử dụng Thực tế (BUC),
công tác THIẾT KẾ tiếp theo chính là hướng vào trọng tâm vấn đề mà Sản phẩm / Dự án
sẽ giúp giải quyết, hay nói cách khác, là xác định Sản phẩm / Dự án mới sẽ giúp xử lý
những vấn đề nào mà trước đây chưa có sản phẩm / dự án nào làm được. Để làm được
điều này, cần:
 Đánh giá lại các Mục tiêu và Động lực ban đầu của ý tưởng Sản phẩm / Dự án ở
Phần 1.
 Xem xét cụ thể qua các Tình huống Sử dụng Thực tế, ở thời điểm hiện tại, những
phần việc nào cần đến con người và những phần việc nào các sản phẩm / dự án
hiện tại có thể xử lý được.
 Dựa trên những phân tích ở Phần 2 về các Giới hạn và Định chế thực tế trong
thiết kế sản phẩm / dự án, xác định Sản phẩm / Dự án mới sẽ giúp xử lý được
thêm những Tình huống Sử dụng Thực tế (BUC) nào. Nói cách khác, câu hỏi nôm
na mà một nhà thiết kế thường đặt ra là “Sản phẩm / Dự án mới sẽ làm giúp hay
tự động hóa những BUC hay phần việc nào cho con người?”
 Những Tình huống Sử dụng Thực tế (BUC) được chọn ra sẽ tạo thành các Tình
huống Sử dụng của Sản phẩm (Product Use Case - PUC) mới, tương ứng. Dĩ
nhiên, PUC không giống y hệt như BUC gốc của nó vì nó sẽ được viết lại theo
ngôn ngữ tình huống sử dụng dưới góc độ của sản phẩm / dự án.
 Khi đi sâu hơn vào cụ thể thiết kế sản phẩm / dự án ở Phần 4, mỗi Tình huống Sử
dụng của Sản phẩm (PUC) có thể được khai triển thành nhiều Tình huống Sử
dụng trong Hệ thống (System Use Case - SUC).
 Với một tập hợp các Tình huống Sử dụng của Sản phẩm (PUC) được chọn ra,
công việc của người thiết kế sẽ là xem xét liệu có thể tích hợp chúng lại trong một
thiết kế tổng thể sản phẩm / dự án hay không (?), cần loại bỏ những PUCs nào (?),
cần thêm vào những PUCs nào (?),…

Lưu ý: Một ý tưởng cho một sản phẩm / dự án thường bắt đầu từ một vấn đề, một
động lực hay một mục tiêu nào đó như thể hiện trong Phần 1. Tuy nhiên, chính các
bước trong quá trình phân tích và đề xuất hướng thiết kế kể kể trên mới giúp làm sáng
tỏ nhiều vấn đề sử dụng và kỹ thuật, làm rõ các hạn chế thực tế, và giúp nảy sinh
nhiều ý tưởng cụ thể trong thiết kế sản phẩm / dự án. Vì thế, nhiều khả năng sau khi
đi qua các bước đó, bản thân ý tưởng gốc trình bày trong Phần 1 có thể sẽ bị chỉnh
sửa, thay đổi, hay thậm chí là làm mới lại.

Ở góc độ tiếp cận với vấn đề, nhà thiết kế với những mảng chuyên môn khác nhau có
thể sáng tạo và xác lập những giải pháp khác nhau.

Ví dụ và Hướng dẫn Phác họa Thiết kế: Tiếp tục với ví dụ trên, nếu như xuất phát
từ 4 BUCs đã phân tích ra và với góc độ của một nhà thiết kế Hệ thống Thông tin thì
các đề xướng thiết kế có thể bắt đầu như thế này:
 Vẽ ra các đối tượng có liên quan đến các BUCs đã xác định và các đối tượng mới
có thể trong quá trình thiết kế (chẳng hạn, có thể thấy trong hình bên dưới về sau
xuất hiện đối tượng mới là Giám đốc Trạm Điều phối Công tác Sửa đường và Cào
Băng tuyết),
 Vẽ ra các BUCs đã xác định nhưng từ góc độ đối tượng chủ thể là Sản phẩm / Dự
án sẽ thiết kế chứ không phải từ các Đối tượng Chủ thể Thực tế,
 Kết nối các BUCs và các đối tượng với nhau bằng những đường thẳng cho những
quan hệ đã xác định trong phần phân tích BUCs và những đường đứt khúc cho
các mối quan hệ mới xác lập, thường là dưới góc độ Sản phẩm / Dự án - mũi tên
dùng để chỉ đầu vào hoặc đầu ra, hoặc mũi tên cả hai đầu để chỉ quan hệ tương
tác,
 Hình thành ý tưởng về Sản phẩm / Dự án sẽ có, chẳng hạn dưới góc độ của một
nhà thiết kế Hệ thống Thông tin thì đó có thể là:
a. Một hệ thống thu thập thông tin về các Chỉ số Thời tiết và tự động xuất
Báo cáo Dự báo Thời tiết,
b. Một hệ thống tự động lên Lịch Cào phá Băng tuyết và tự động gởi cho
Trạm Cào phá Băng tuyết,
c. Một hệ thống tự động xuất Báo cáo về các Tuyến đường bị Hỏng,
d. …

 Dĩ nhiên, sẽ là tuyệt vời nếu có một Sản phẩm tự động hóa mọi phần việc đặt ra,
nhưng trong thực tế, những hạn chế về nguồn lực và tính cấp bách của một số vấn
đề trước mắt sẽ khiến người thiết kế chỉ tập trung vào một số vấn đề hay yêu cầu
trong Sản phẩm / Dự án đang thiết kế. Vì thế, người thiết kế cần chọn ra và khung
lại những BUCs nào cho Sản phẩm / Dự án đang thiết kế của mình bằng những
đường đứt khúc như trên. Các BUCs này như vậy mặc nhiên sẽ trở thành các Tình
huống Sử dụng của Sản phẩm (PUC) trong thiết kế.
Ví dụ: Trong ví dụ kể trên, người thiết kế với ý tưởng xây dựng một hệ thống tự
động xử lý thông tin về dự báo thời tiết để chủ động lên lịch điều xe tải đi cào phá
băng tuyết khi cần sẽ tập trung vào các BUC1, BUC2, BUC3 và bỏ qua BUC4.
Lưu ý là các BUCs được chọn ra thành PUCs đó cần có sự gắn kết logic trong
một tổng thể Sản phẩm / Dự án, không có những dư thừa hay mâu thuẫn vô lý.

Sau khi đã chọn ra những Tình huống Sử dụng Thực tế (BUC) nào đó để hình thành
các Tình huống Sử dụng của Sản Phẩm (PUC) thì cần lập Bảng Tổng kết các Tình
huống Sử dụng của Sản phẩm / Dự án, gồm các thành phần sau:
 Tên của Tình huống Sử dụng của Sản Phẩm (PUC)
 Số hiệu PUC
 Mô tả PUC
 Số hiệu BUC tương ứng
 Các Đối tượng tương tác của PUC
 Các Yếu tố Đầu vào của PUC
 Các Yếu tố Đầu ra của PUC

Lưu ý: Đối với một Tình huống Sử dụng của Sản phẩm / Dự án, đối tượng chủ thể
luôn chính là sản phẩm / dự án đó nên các Yếu tố Đầu vào và Yếu tố Đầu ra là nhìn
từ góc độ của chính sản phẩm / dự án đó.

Tiếp tục ví dụ trên, sẽ có Bảng Tổng kết các Tình huống Sử dụng của Sản phẩm / Dự
án như sau:

Số hiệu Đối
Số
Tên của BUC tượng
hiệu Mô tả PUC Yếu tố Đầu vào Yếu tố Đầu ra
PUC tương Tương
PUC
ứng tác
PUC1 Thu thập Sản phẩm / Dự án tự BUC1 (Các) (Các) Báo cáo
Thông tin động thu thập (các) Trạm các Chỉ số Thời
về các Chỉ Báo cáo các Chỉ số Thu tiết
số Thời tiết Thời tiết từ (các) Trạm thập
Thu thập Thông tin Thông
Thời tiết qua một tin Thời
webservice tự động tiết
mỗi khi có một Báo
cáo các Chỉ số Thời
tiết mới
PUC2 So sánh, xử Sản phẩm / Dự án xử BUC2 Đơn vị Bản Dự báo Bản Dự báo
lý và xuất lý thông tin về các Chỉ Dự báo Thời tiết cập Thời tiết cuối
ra Bản Dự số Thời tiết thu thập Thời nhật nhất của cùng sau khi đã
báo Thời được và xuất ra Bản tiết Đơn vị Dự báo xử lý với các Chỉ
tiết cuối Dự báo Thời tiết cuối Thời tiết số Thời tiết thu
cùng cùng của sản phẩm / thập được, bao
dự án, sau khi đã tự gồm cả việc so
động so sánh và tính sánh với Bản Dự
toán tương quan với báo Thời tiết cập
Bản Dự báo Thời tiết nhật nhất của
cập nhật nhất của Đơn Đơn vị Dự báo
vị Dự báo Thời tiết Thời tiết
PUC3 Dự đoán và Sản phẩm / Dự án dựa BUC3 Giám Báo cáo về
định vị các vào Bản Dự báo Thời đốc những Tuyến
tuyến tiết cuối cùng của sản Trạm đường cần Cào
đường bị phẩm / dự án để tự Điều phá Băng tuyết
băng tuyến động định vị các tuyến phối trong vòng 2 giờ
phủ và lên đường có thể bị băng Công tới cho Giám đốc
Lịch Cào tuyết phủ trong vòng 2 tác Sửa Trạm Điều phối
phá Băng giờ tới. Sau đó, sản đường Công tác Sửa
tuyết phẩm xuất báo cáo cho và Cào đường và Cào
Giám đốc Trạm Điều Băng Băng tuyết
phối Công tác Sửa tuyết
đường và Cào Băng Lịch Cào phá
tuyết quyết định có Trạm Băng tuyết cho
theo đó mà đề nghị Xe tải Trạm Xe tải Cào
Trạm Xe tải Cào phá Cào phá Băng tuyết,
Băng tuyết điều xe tải phá nếu Giám đốc
cào băng đến những Băng Trạm Điều phối
chỗ đó hay không. tuyết Công tác Sửa
đường và Cào
Băng tuyết quyết
định nghe theo
sản phẩm

Lưu ý: Trong ví dụ trên ở PUC3, có 2 Đối tượng Tương tác cho 2 công đoạn: (1) Chuyển
thông tin đến cho Giám đốc Trạm Điều phối Công tác Sửa đường và Cào Băng tuyết ra
quyết định, (2) Chuyển Lịch Cào phá Băng tuyết cho Trạm Xe tải Cào phá Băng tuyết
sau khi Giám đốc Trạm Điều phối Công tác Sửa đường và Cào Băng tuyết ra quyết định
đồng ý với báo cáo của sản phẩm. Thực sự, theo 2 công đoạn đó, có thể chẻ PUC3 thành
2 PUCs, gồm PUC3A cho công đoạn (1) và PUC3B cho công đoạn (2).

CÁC YÊU CẦU MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN:

Sau khi đã thiết lập Bảng Tổng kết các Tình huống Sử dụng của Sản phẩm / Dự án, có thể
bắt đầu đi vào xây dựng những Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án từ
các PUCs. Những Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án phải là các yêu
cầu có tính hạt nhân nhất trong THIẾT KẾ sản phẩm / dự án, nghĩa là chúng sẽ khó lòng
bị phân chia thêm nữa. Chẳng hạn, trong ví dụ trên, thì không thể chỉ dựng nên một Yêu
cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án từ PUC3 vì PUC3 vẫn có thể được phân
chia thành PUC3A và PUC3B.

Những Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án, tuy vậy, không phải đều
được phát triển từ các PUCs. Có thể lúc phân tích hình thành các PUCs, người thiết kế
chưa nhìn ra một số vấn đề, nhưng đến lúc thiết kế hay lắp ghép thiết kế sản phẩm / dự án
thì lại nảy sinh các yêu cầu cụ thể. Hoặc có thể do chính Khách hàng, Người dùng hay
Chủ thể tài trợ Sản phẩm / Dự án đề ra hay gợi ý về những yêu cầu mới. Trong những
tình huống này, hãy quay lại kiểm tra xem Tình huống Sử dụng Thực tế (BUC) tương
ứng đã được liệt kê và mô tả hay chưa, nếu như chưa, thì hãy làm điều đó. Sau đó, trực
tiếp phát triển Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án ngay chính từ BUC
tương ứng (thay vì từ PUC).

Có một phần cực kỳ quan trọng trong Mô tả Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản
phẩm / Dự án, đó là Điều kiện Phù hợp. Điều kiện Phù hợp của một yêu cầu thường
được mô tả bằng một (hoặc nhiều) các định mức tiêu chuẩn để đo lường hay đánh giá
xem liệu một Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án có được đảm bảo hay
thỏa mãn chưa và ở mức độ nào (nếu có). Do có thể có nhiều tình huống khác nhau cho
việc một yêu cầu nào đó của sản phẩm / dự án được đáp ứng hay thỏa mãn, nên Điều kiện
Phù hợp còn thường được mô tả cụ thể cho những giả thuyết tình huống khác nhau. Tựu
chung, về lâu dài, các mô tả của Điều kiện Phù hợp chính là các Tình huống Kiểm thử
(Test Case) trong phần Triển khai Sản phẩm / Dự án.

Dưới đây là biểu mẫu cho Mô tả Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án:

BẢNG MÔ TẢ YÊU CẦU MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM /
DỰ ÁN
Ngày Đề xuất:
Số hiệu Yêu cầu: Người Đề xuất Yêu cầu:
Số hiệu của các PUCs tương ứng: Số hiệu của các BUCs tương ứng:

Tên gọi Yêu cầu:


Mô tả:

Cơ sở Lý lẽ:

Điều kiện Phụ thuộc:

Điều kiện Phù hợp:

Mâu thuẫn (tiềm tàng) giữa các Yêu cầu (nếu có):

Số Ý kiến Đồng ý về Yêu cầu: Số Ý kiến Không Đồng ý về Yêu cầu:

Hai yếu tố khác nữa cần chú ý trong Mô tả Yêu cầu, đó là Điều kiện Phụ thuộc và Mâu
thuẫn (tiềm tàng): Đối với mỗi yêu cầu, cần xác định nó có phải phụ thuộc vào một yêu
cầu khác hay kết quả xử lý một yêu cầu khác để diễn ra hay không. Ngoài ra, cần xác
định liệu sự tồn tại của một yêu cầu nào đó có mâu thuẫn với sự tồn tại hay việc triển
khai một yêu cầu nào khác đã xây dựng hay không.
Lưu ý: Ở dưới đáy của Bảng Mô tả Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự
án, có liệt kê thông tin về Số Ý kiến Đồng ý về Yêu cầu và Số Ý kiến Không Đồng ý về
Yêu cầu. Đây là hai chỉ số khá quan trọng khi thu thập thông tin từ Khách hàng. Ví dụ,
khi phỏng vấn 5 khách hàng là nhân viên tại một công ty về yêu cầu cho một tiện ích, có
thể có 1 người đồng ý là nên có yêu cầu đó và 4 người còn lại thì không thì người thiết kế
sẽ hiểu có nên giữ yêu cầu đó hay không (dĩ nhiên là sau khi đã suy xét các yếu tố chuyên
môn kỹ thuật). Hai chỉ số trên cũng có thể được dùng trong nhóm thiết kế với nhau về
việc nên giữ hay bỏ một yêu cầu nào đó.

Ví dụ: Tiếp nối ví dụ đã nêu từ phần trước, nếu chọn PUC2 để phát triển một Yêu cầu
mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án thì sẽ có Bảng Mô tả Yêu cầu như sau:

BẢNG MÔ TẢ YÊU CẦU MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM /
DỰ ÁN
Ngày Đề xuất: 01/11/2013
Số hiệu Yêu cầu: REQ2 Người Đề xuất Yêu cầu: Lê Nguyên Bảo
Số hiệu của các PUCs tương ứng: PUC2 Số hiệu của các BUCs tương ứng:
Tên gọi Yêu cầu: Xử lý và chiết xuất ra Bản Dự báo Thời tiết
Mô tả: Yêu cầu xử lý thông tin về các Chỉ số Thời tiết thu thập được và xuất ra Bản Dự báo Thời tiết
cuối cùng bằng một mô hình xác suất thống kê cho dự báo thời tiết có bao gồm việc tự động so sánh và
tính toán tương quan với Bản Dự báo Thời tiết cập nhật nhất của Đơn vị Dự báo Thời tiết
Cơ sở Lý lẽ: Để tạo điều kiện cho việc dự đoán và định vị các tuyến đường sẽ bị băng tuyến phủ trong
vòng 2 giờ tới
Điều kiện Phụ thuộc: REQ1 - Cần có các Báo cáo các Chỉ số Thời tiết thu thập từ các Trạm Thu thập
Thông tin Thời tiết thì mới chạy được mô hình xác suất thống kê cho dự báo thời tiết
Điều kiện Phù hợp:
- Nếu như độ lệch giữa Bản Dự báo Thời tiết cuối cùng của hệ thống so với Bản Dự báo Thời tiết
cập nhật nhất của Đơn vị Dự báo Thời tiết là dưới 15% thì tự động sử dụng các số liệu dự báo
của hệ thống.
- Nếu như độ lệch giữa Bản Dự báo Thời tiết cuối cùng của hệ thống so với Bản Dự báo Thời tiết
cập nhật nhất của Đơn vị Dự báo Thời tiết là trên 80% thì dừng toàn bộ hệ thống.
Mâu thuẫn (tiềm tàng) giữa các Yêu cầu (nếu có): Không có
Số Ý kiến Đồng ý về Yêu cầu: 5 Số Ý kiến Không Đồng ý về Yêu cầu: 0

Lưu ý: Trong ví dụ trên, ở phần Điều kiện Phù hợp, điều kiện đầu tiên thực sự chính là
Điều kiện Phù hợp vì với một tỷ lệ phần trăm độ lệch như vậy hệ thống vẫn tự động hoạt
động. Còn điều kiện tiếp theo thực tế mà nói là Điều kiện Không Phù hợp vì hệ thống
phải dừng toàn bộ. Trong phát triển và mô tả yêu cầu, không cần phải nêu các Điều kiện
Không Phù hợp như trên, trừ những trường hợp nghiêm trọng cần giúp người thiết kế ghi
nhớ điều gì tai hại sẽ xảy ra nếu đó là Điều kiện Không Phù hợp.
[Đối với các Yêu cầu mang Tính Chức năng, cần xác định đầy đủ và viết các bảng mô tả
một các rõ ràng, rành mạch - đây là những yêu cầu quyết định sự thành công hay thất
bại của tổng thể thiết kế Sản phẩm / Dự án, nên cần hết sức tập trung và chú ý.]
CÁC YÊU CẦU KHÔNG MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM / DỰ
ÁN:

Đối với các Yêu cầu Không mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án, dưới đây là
những thông tin mấu chốt cần chú ý đến đối với từng loại yêu cầu, cộng với các ví dụ về
những Điều kiện Phù hợp thường gặp của các loại yêu cầu này:

 Yêu cầu Mẫu mã: Loại yêu cầu này thường bao gồm 2 phần là:
(1) Hình thức,
(2) Kiểu dáng.

Điều cần quan tâm về loại yêu cầu này là:


o Nó có phù hợp với suy nghĩ hay cảm nhận của Khách hàng hay Người
dùng về một loại sản phẩm / dự án nào đó hay không?
o Nó có thể hiện tinh thần hay các giá trị (tiếp thị) của hãng phát triển hay
sản xuất ra nó hay không?
o Yêu cầu Mẫu mã là đặc biệt quan trọng cho sự thành công của những sản
phẩm / dự án đắt tiền hay thể hiện yếu tố “đẳng cấp”.

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Hệ thống phần mềm tự động này có giao diện giúp người dùng nhận ra
hãng sản xuất là XYZ chỉ sau 2 đến 3 phút.

Loại áo này không bao giờ chỉ có hai màu đen và trắng đi cùng với nhau
vì dễ gây nhầm lẫn là áo tang.

 Yêu cầu về Tính Khả dụng: Loại yêu cầu này có thể chia thành 5 loại yêu cầu
nhỏ hơn là:
(1) Tính Dễ dùng: liên quan đến những yếu tố sau giữa độ phức tạp của Sản
phẩm / Dự án với khả năng của Người dùng:
o Hiệu suất sử dụng: Người dùng có nhanh chóng sử dụng được Sản phẩm /
Dự án theo đúng cách không?
o Dễ nhớ: Một Người dùng bình thường thì cần nhớ bao nhiêu thứ để có thể
sử dụng được Sản phẩm / Dự án?
o Sai số: Đối với Sản phẩm / Dự án hiện có, Người dùng có thể dùng sai bao
nhiêu kiểu mà vẫn không gây ra tai hại gì?
o Mức độ hài lòng: Mức độ hài lòng chung của Người dùng khi sử dụng Sản
phẩm / Dự án là bao nhiêu (%)? Ví dụ: Đối với các website, mức độ hài
lòng chung là rất quan trọng vì chúng là sản phẩm / dự án có nhiều tính
tương tác trực tiếp.
o Hướng dẫn/Phản hồi: Người dùng cần bao nhiêu hướng dẫn hay phản hồi
rằng họ đã dùng Sản phẩm / Dự án có hiệu quả để có thể dần dần xây
dựng lòng tin về Sản phẩm / Dự án?

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Sau khi sử dụng hệ thống dự báo thời tiết này 1 tháng, tỷ lệ sai sót khi sử
dụng của người dùng sẽ gần bằng không.

Sản phẩm này đến 90% con nít từ 6 đến 10 tuổi cũng dùng được.

Sau khi dùng loại điện thoại di động này 2 tháng, hầu hết người dùng sẽ
khó lòng mà sống thiếu nó.

Yêu cầu về Tính Dễ dùng giúp hướng người thiết kế đến việc phát triển ra các
sản phẩm / dự án đáp ứng được những mong mỏi của Người dùng. Trong khi
thu thập thông tin cho yêu cầu này, người thiết kế nên tích cực phỏng vấn, trao
đổi với Người dùng hay thậm chí, thiết lập các cơ sở hoặc hình thức thí
nghiệm các tình huống sử dụng.

(2) Tính Dễ chỉnh sửa theo Yêu cầu Cá nhân hay Quốc tế: liên quan đến việc
Người dùng ở các quốc gia hay cộng đồng văn hóa, nhân khẩu khác nhau
vẫn có thể dễ dàng hiệu chỉnh Sản phẩm / Dự án để sử dụng, cụ thể qua
các yếu tố:
o Chọn lựa về ngôn ngữ
o Chọn lựa về các ký hiệu số học, tiền tệ,…
o Các chọn lựa cá nhân khác

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Sản phẩm / Dự án này có các tùy chọn ngôn ngữ đáp ứng được yêu cầu
của người dân Bắc Mỹ, thể hiện qua 3 tùy chọn sử dụng cho tiếng Anh,
tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.

(3) Tính Dễ học để Sử dụng: liên quan đến việc một (loại) Người dùng nào đó
sẽ mất bao nhiêu thời gian tự tìm tòi hay qua huấn luyện trước khi có thể
sử dụng được Sản phẩm / Dự án đúng cách, khoảng thời gian đó có thể là
zero và cũng có thể là hàng năm trời

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Để sử dụng tốt loại máy siêu âm này, các y tá hay bác sĩ phải qua 6 tháng
đến một năm huấn luyện liên tục.

Yêu cầu về Tính Dễ học để Sử dụng có ý nghĩa giúp người thiết kế hiểu được
Người dùng sẽ học hay tự học cách Sử dụng Sản phẩm / Dự án ra sao, từ đó,
có thể viết ra các hướng dẫn sử dụng có ý nghĩa nhất hoặc thậm chí, thêm vào
những yếu tố thiết kế mới giúp Người dùng tránh được những sai lầm tai hại
trong quá trình học cách sử dụng Sản phẩm / Dự án.

(4) Tính Dễ hiểu và Tự động: (a) Từ góc độ Người dùng, liên quan đến việc
Người dùng có thể hiểu ngay được Sản phẩm / Dự án sẽ làm gì cho họ và
sẽ là một phần như thế nào trong đời sống của họ, và (b) Từ góc độ Sản
phẩm / Dự án, liên quan đến việc Sản phẩm / Dự án không đòi hỏi hoặc
đòi hỏi rất ít nỗ lực học hỏi từ phía Người dùng để có thể sử dụng được
Sản phẩm / Dự án, nói ngắn gọn, cái gì bản thân Sản phẩm / Dự án tự xử
lý được thì sẽ không khiến Người dùng phải bận tâm.

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Người dùng chiếc máy ủi đất này sẽ không cần biết về các cơ cấu cơ học
của cỗ máy vẫn có thể sửa nó được khi có hỏng hóc thông qua giao diện tự
sửa máy.

(5) Tính Dễ tiếp cận: liên quan đến việc Người dùng bị tàn tật vẫn có thể dùng
được Sản phẩm / Dự án, lưu ý là luôn có nhiều Người dùng chỉ khiếm
khuyết một phần chức năng chứ không hẳn đã tàn tật toàn bộ

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Những người mù hay khiếm thị vẫn có thể dùng được máy giặt này vì hệ
ký hiệu chữ nổi trên các phím, nút.

 Yêu cầu Hoạt động: Loại yêu cầu này có thể chia thành 8 loại yêu cầu nhỏ hơn là:

(1) Tốc độ & Độ trễ: liên quan đến lượng thời gian cần thiết để (Sản phẩm /
Dự án) hoàn tất một phần việc nào đó trong một môi trường nào đó, yêu
cầu này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm / dự án hoạt động trong
thời gian thực

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Phần mềm sẽ phản hồi sau không quá 2 giây trong 90% các trường hợp.
Phần mềm sẽ không bao giờ phản hồi chậm hơn quá 7 giây.

(2) Đòi hỏi về An toàn: liên quan đến việc tính toán về nguy cơ Sản phẩm /
Dự án có thể gây hại bao nhiêu cho con người, cơ sở vật chất, và/hoặc môi
trường ở đâu đó

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Tủ lạnh này sẽ thải lượng khí CFC không quá 10% mức cho phép theo
luật pháp Việt Nam.

Mỗi quốc gia có những luật định riêng về quy định an toàn và các giới hạn an
toàn cho phép, nếu Sản phẩm được thiết kế để bán ra thế giới thì người thiết
kế phải hiểu biết các quy định khác nhau ở những quốc gia khác nhau, hoặc
cũng có thể nhờ đến các chuyên gia về an toàn ở các quốc gia đó giúp tư vấn.
Có một điều đáng lưu ý là Đức là nước có các quy định về an toàn khắt khe
nhất, nếu người thiết kế theo các quy định ở Đức thì thường Sản phẩm cũng sẽ
được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia khác. Dĩ nhiên, việc theo đuổi các quy
định an toàn khắt khe có thể đẩy giá thành Sản phẩm / Dự án lên cao hoặc hạn
chế ít nhiều một số chức năng của Sản phẩm / Dự án.
(3) Tính Chính xác: liên quan đến độ chính xác được mong đợi khi Sản phẩm
/ Dự án thực thi một phần việc nào đó

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Hệ thống đo nhiệt độ mặt đường này thường chỉ có sai số là ±2ºC.

Những sai phạm có thể xảy ra đối với Yêu cầu Tính Chính xác có thể bắt
nguồn từ việc dùng những hệ đo lường khác nhau trong cùng một hệ thống (ví
dụ, hệ mét so với hệ yard), hoặc từ sự khác biệt về thời gian trong xử lý của
các múi giờ khác nhau, hoặc từ các quy cách khác nhau của các quốc gia (ví
dụ, đồng yen không bao giờ có phần thập phân),…

(4) Tính Ổn định và Sẵn sàng: liên quan đến tỷ lệ hỏng hóc cho phép hoặc
thời gian cho phép giữa các lần hệ thống ngừng hoạt động hoặc hỏng hóc

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Hệ thống myDTU hoạt động từ 0h sáng đến 10h tối mỗi ngày.

Cần cẩn thận khi tập trung thiết cho yêu cầu này (ví dụ, cho một hệ thống
không bao giờ hỏng) vì chi phí có thể sẽ tăng lên rất nhiều.

(5) Tính Chắc chắn và Khả năng Chịu lỗi: liên quan đến khả năng của Sản
phẩm / Dự án vẫn tiếp tục hoạt động trong các trường hợp hay tình huống
bất thường, hoặc khả năng phục hồi hoạt động của Sản phẩm / Dự án sau
khi xảy ra thảm họa

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Hệ thống vẫn tiếp tục hoạt động trong vòng 30 phút sau khi bị cúp điện.

Trong môi trường hiện đại ngày nay, Sản phẩm / Dự án thường hoạt động
trong các điều kiện khá phức tạp và việc một bộ phận hay yếu tố nào đó nảy
sinh hỏng hóc thật sự là điều hết sức bình thường. Chính vì thế, người thiết kế
cần dự đoán hết những tình huống hỏng hóc thường xảy ra và thiết kế sao cho
Sản phẩm / Dự án ít nhiều vẫn vận hành được trong các trường hợp đó (hoặc
sau các thảm họa).

(6) Đòi hỏi về Tải trọng hay Công suất: liên quan đến khối lượng hay dung
lượng mà Sản phẩm / Dự án có thể xử lý được tại một thời điểm hoặc
trong một khoảng thời gian nào đó

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Phòng học này chứa được tối đa là 100 sinh viên tại một thời điểm.

Ở giờ cao điểm từ 9h sáng đến 11h sáng, website này có thể xử lý được
10,000 phiên truy cập cùng lúc.
(7) Khả năng Mở rộng, Cơi nới: liên quan đến tải trọng hay dung lượng (tối
đa) có thể mở rộng thêm cho Sản phẩm / Dự án

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Ở thời điểm hiện tại, nhà máy sản xuất được 20,000 lon sữa / giờ, nếu đầu
tư thêm trên khuôn viên đang có thì nhà máy có thể đạt mức 30,000 lon
sữa / giờ trong vòng sáu tháng nữa.

(8) Độ bền: liên quan đến thời hạn sử dụng trung bình của Sản phẩm / Dự án

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Mũi khoan này có thể sử dụng tối đa trong 4 năm và tối thiểu trong 1.5 năm.

Đối với yêu cầu này, về mặt tiếp thị sản phẩm / dự án, cần làm cho Khách
hàng hay Người dùng thấy được giá trị thu lại được từ đồng tiền bỏ ra cho một
khoảng thời gian sử dụng nào đó.

 Yêu cầu về Môi trường & Vận hành: Loại yêu cầu này có thể chia thành 4 loại
yêu cầu nhỏ hơn là:

(1) Môi trường Vật lý trong Sử dụng: liên quan đến môi trường vật lý cho hoạt
động hay vận hành của Sản phẩm / Dự án, các câu hỏi mà người thiết kế
nên đặt ra cho công tác hiệu chỉnh thiết kế hoặc chuẩn bị, huấn luyện
Người dùng là “Môi trường vận hành của Sản phẩm / Dự án có gì bất
thường cần chuẩn bị cho không?” hay “Sản phẩm / Dự án có khi nào phải
hoạt động trong một môi trường đặc biệt khác thường không?”

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Sản phẩm này phải bỏ trong túi hoặc ví được.

Thiết bị xây dựng này sẽ hoạt động trong một môi trường ồn ào và bụi bẩn.

(2) Đòi hỏi Tương tác với các Hệ thống có Liên quan: liên quan đến phương
thức, vật liệu hay giao diện cho tương tác với các hệ thống, thiết bị hay
ứng dụng phụ cận hoặc có liên quan, cụ thể thường thông qua:
a. Nội dung thông tin
b. Vật liệu vật lý
c. Kênh trung gian
d. Tần số
e. Thể tích
f. Phương tiện kích hoạt
g. Tiêu chuẩn hay giao thức

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Phần mềm này sẽ ra đời lúc Windows 8 đã “ra lò” được 1 năm, cần đảm bảo
phần mềm sẽ chạy được trên Windows 8 vào lúc đó.
Các sửa chữa đối với ngôi nhà này phải đảm bảo vẫn giữ được hệ thống lò
sưởi đã có từ Thế kỷ thứ 19.

Thường thì các Đòi hỏi Tương tác với các Hệ thống có Liên quan sẽ chưa “lộ
diện” cho đến khi tiến hành phần TRIỂN KHAI sản phẩm / dự án và lúc đó, có
thể sẽ đặt ra đòi hỏi phải thiết kế lại, chính vì vậy người thiết kế cần hết sức cẩn
thận trong việc dự liệu và xác định những yêu cầu này ngay từ đầu.

(3) Đòi hỏi Thương mại hóa Sản phẩm / Dự án: liên quan đến bất kỳ yếu tố
nào cần thiết cho việc bán hoặc phân phối Sản phẩm / Dự án, xa hơn liên
quan đến tất cả những gì mà ngoài giá tiền bỏ ra Khách hàng hay Người
dùng còn phải tiêu tốn trước khi có thể sử dụng hay lắp đặt Sản phẩm / Dự
án

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Phần mềm này sẽ được phân phối trên đĩa DVD.

Khách hàng sẽ cần có một xe tải chở tủ lạnh loại to này đến nhà họ.

Người thiết kế cần làm việc chặt chẽ với Phòng Tiếp thị về các đòi hỏi này để
đảm bảo Khách hàng hay Người dùng không gặp phải nhiều phiền hà trước
khi có thể sử dụng được Sản phẩm. Như ở ví dụ sản phẩm “tủ lạnh loại to” kể
trên thì có thể đề xướng việc cung cấp xe tải chở miễn phí tủ lạnh đến nhà
người mua, nếu chi phí cho phép.

(4) Yêu cầu Xuất xưởng / Phát hành: liên quan đến chu kỳ và hình thức xuất
xưởng hay phát hành mới Sản phẩm

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Bản cập nhật của phần mềm này sẽ được phát hành vào tháng 12 mỗi năm
qua đĩa DVD hoặc tải trực tiếp từ trên mạng xuống.

Mục tiêu là cần tập cho Khách hàng hay Người dùng quen với định kỳ khi nào
thì bản mới của Sản phẩm sẽ được xuất xưởng hay phát hành để đến định kỳ
đó họ còn tìm mua.

 Yêu cầu về Bảo trì & Hỗ trợ: Loại yêu cầu này có thể chia thành 3 loại yêu cầu
nhỏ hơn là:

(1) Yêu cầu Bảo trì: liên quan đến khoảng thời gian định kỳ mà ngay sau đó
Sản phẩm / Dự án cần được bảo trì, ở đây cần xác định là đối tượng làm
công tác bảo trì là hãng sản xuất hay chính Người dùng

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Người dùng chỉ phải thay “ru-băng” cho loại máy in này sau 3 năm.
Đối với Yêu cầu về Bảo trì, người thiết kế cần xây dựng cả Tình huống Triển
khai Bảo trì và các Tình huống Kiểm thử (Test Case) đi kèm.

(2) Yêu cầu Hỗ trợ: liên quan đến các yêu cầu giúp hỗ trợ cho Người dùng
trong việc sử dụng Sản phẩm và tháo gỡ rắc rối khi Sản phẩm bị lỗi,
thường được hiệu là thông qua Sách Hướng dẫn Sử dụng, Điện thoại Giải
đáp Thắc mắc, Hỗ trợ qua Chat,…

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Dịch vụ Điện thoại Giải đáp Thắc mắc cho sản phẩm / dự án này hoạt
động 24/7 và có thể phục vụ cùng lúc 2,000 người dùng và không để
người dùng nào phải đợi quá 10 phút.

Người thiết kế cần thiết phải giữ quan điểm là các Yêu cầu Hỗ trợ là một phần
của Sản phẩm / Dự án và phải được đưa thẳng vào trong thiết kế của Sản
phẩm / Dự án.

(3) Yêu cầu Thích ứng / Tương thích: liên quan đến hay hệ thống mà Sản
phẩm có thể sẽ hoạt động trong đó và thích ứng được

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Thiết kế nhà này có thể sẽ được mang Nhật trong quý tới.

Phần mềm này phải chạy được cả trên Windows và Linux.

Người thiết kế cần làm việc với Phòng Tiếp thị về loại yêu cầu này và các yêu
cầu khác có thể nảy sinh từ loại yêu cầu này.

 Yêu cầu mang Tính An ninh: Loại yêu cầu này có thể chia thành 5 loại yêu cầu
nhỏ hơn là:

(1) Yêu cầu Truy cập: liên quan đến việc phân quyền những ai hay vị trí nào
được phép truy cập hay sử dụng những chức năng hay tài liệu nào về Sản
phẩm / Dự án, cần lưu ý đến những yếu tố sau:
a. Tên chức năng hay tài liệu của Sản phẩm / Dự án hoặc trong hệ
thống
b. Chức danh, vị trí và/hoặc tên của người được quyền truy cập
c. Chức danh, vị trí và/hoặc tên của người được quyền thêm mới,
chỉnh sửa, hủy bỏ các chức năng Sản phẩm / Dự án hay nội dung
tài liệu

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Chỉ những người có thẻ truy cập mới được vào phòng thiết kế sản phẩm /
dự án từ 7h sáng đến 9h đêm.
Người thiết kế Sản phẩm / Dự án nên tự đặt ra những câu hỏi sau trong quá
trình xác định các yêu cầu này:
a. Những chức năng hay thông tin nào của Sản phẩm / Dự án là nhạy
cảm?
b. Có những chức năng hay thông tin nào của Sản phẩm / Dự án mà
nhân viên bên dưới sợ lãnh đạo ngó đến?
c. Có những chức năng hay thông tin nào có thể bị sử dụng cho việc
phá hoại hay trục lợi riêng không?

(2) Tính toàn vẹn: liên quan đến tính toàn vẹn về chức năng và tổng thể của
Sản phẩm / Dự án hay hệ thống khi có sự cố xảy ra như tác động từ bên
ngoài hoặc Người dùng dùng sai mục đích Sản phẩm / Dự án

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Hệ thống Thông tin này có quy trình sao lưu “lạnh” đến một cơ sở khác
nên vẫn đảm bảo không thất thoát thông tin cả trong trường hợp cơ sở này
bị hỏa hoạn phá hủy toàn bộ.

Phần mềm này sẽ phát hiện và từ chối các “mã độc” nhập vào cho nó.

(3) Đòi hỏi Tự do Cá nhân: liên quan đến việc bảo vệ các yếu tố riêng tư của
Người dùng trong việc sử dụng Sản phẩm / Dự án

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Tòa nhà này tôn trọng các nguyên tắc tự do cá nhân theo quy định của
công ty nên không có camera nào được bắt trong nhà tắm.

Liên quan đến yêu cầu này, người thiết kế cần:


a. Giữ lập trường tôn trọng tự do cá nhân về việc Người dùng cần
biết Sản phẩm / Dự án làm gì với thông tin cá nhân của họ, Người
dùng có quyền truy cập, thay đổi, xóa bỏ, cho phép hoặc không
cho phép việc sử dụng các thông tin riêng tư của họ,
b. Tham khảo với các luật sư hay cố vấn luật pháp vì có thể liên quan
đến các vấn đề pháp lý.

(4) Yêu cầu Phục vụ Kiểm định: liên quan đến các quy trình hay tài liệu lưu
trữ để phục vụ công tác kiểm định hoặc tự kiểm định

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Máy đo phóng xạ môi trường này có cơ chế tự động ghi nhận tất các lần
hỏng hóc hoặc có yếu tố bất thường để phục vụ cho công tác kiểm định
thường kỳ của các cơ quan chức năng.

(5) Yêu cầu Tự bảo vệ: liên quan đến đòi hỏi tự vệ trước các tác động có hại
có chủ ý (hoặc không có chủ ý) từ bên ngoài vào
Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:
Loại gạch này có thể chống lại sự ăn mòn của các hóa chất độc hại có
trong sơn “dỏm”.

 Yêu cầu Văn hóa: Liên quan đến những yếu tố văn hóa và xã hội ít nhiều có thể
ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận Sản phẩm / Dự án trên một lãnh thổ địa lý hay
văn hóa nào đó. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối với những Sản phẩm / Dự án
được thiết kế để bán ở thị trường nước ngoài. Các khác biệt về văn hóa thường
gặp ở:
o Thói quen, phong tục, tập quán
o Ngày nghỉ và lễ hội
o Tôn giáo
o Sắc tộc
o Các hệ thống đo lường hay ký hiệu
o Màu sắc và hình tượng

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Thực phẩm xuất qua các nước Hồi giáo nhất thiết không có yếu tố nào liên
quan đến thịt heo.

 Yêu cầu Pháp lý: Loại yêu cầu này có thể chia thành 2 loại yêu cầu nhỏ hơn là:

(1) Yêu cầu Tuân thủ Luật pháp: liên quan đến việc tuân thủ các luật lệ trên
một lãnh thổ pháp lý nào đó để tránh bị trì hoãn, kiện tụng hay nộp phạt vì
các hoạt động liên quan đến Sản phẩm / Dự án, cụ thể cần chú ý đến các
yếu tố sau:
a. Luật Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ
b. Luật Lao động: ví dụ, không được sử dụng người đã từng làm cho
một hãng cạnh tranh trong vòng 2 năm trở lại đây
c. Luật thuế: ví dụ, phải đóng thuế lần hai cho những linh kiện nhập
khẩu trong một sản phẩm cuối cùng trước khi chào bán
d. Luật Hình sự

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Sách xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ Luật Bảo vệ Bản quyền về Hình
ảnh của Mỹ.

Tốt nhất người thiết kế hay hãng sản xuất nên thuê một luật sư tại nước sở tại
để giúp tư vấn về các vấn đề luật pháp.

(2) Yêu cầu Đảm bảo các Chuẩn: liên quan đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn
về chất lượng và quy trình sản xuất Sản phẩm hay triển khai Dự án, nếu
chưa rõ về các chuẩn thì có thể tự đặt những câu hỏi sau:
a. Ngành sản xuất Sản phẩm hay triển khai Dự án này có chịu ảnh
hưởng của tổ chức định chuẩn nào?
b. Ngành sản xuất Sản phẩm hay triển khai Dự án này có cơ quan
giám sát hay thanh tra nào chính thức hoặc ngầm định hay không?
c. Sản phẩm / Dự án có đòi hỏi những bước đặc biệt nào trong quy
trình phát triển mà mọi người trong ngành đều công nhận hay đòi
hỏi không?

Ví dụ về Điều kiện Phù hợp:


Để thu hút sinh viên nước ngoài đến học tại Đại học Duy Tân, các chương
trình của trường cần có kiểm định quốc tế, mà tốt nhất là của Mỹ.

Việc nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn thể hiện sự đảm bảo về mặt giá trị
của Sản phẩm / Dự án đối với Người dùng, tạo uy tín cho Sản phẩm / Dự án
về lâu dài.

Dưới đây là biểu mẫu cho Mô tả Yêu cầu Không mang Tính Chức năng của Sản phẩm /
Dự án:

BẢNG MÔ TẢ YÊU CẦU KHÔNG MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN

Ngày Đề xuất:
Số hiệu Yêu cầu: Người Đề xuất Yêu cầu:
Tên gọi Yêu cầu:
Cơ sở Lý lẽ:

Điều kiện Phù hợp:

Mô tả (gồm cả các Điều kiện Phụ thuộc hay Mâu thuẫn giữa các Yêu cầu, nếu có):

Số Ý kiến Đồng ý về Yêu cầu: Số Ý kiến Không Đồng ý về Yêu cầu:

Lưu ý: Các Yêu cầu Không mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án cũng có các
Điều kiện Phụ thuộc và Mâu thuẫn (tiềm tàng) giữa các Yêu cầu, nhưng thường không
phải lúc nào cũng có, nên nếu có thì có thể liệt kê trong phần Mô tả.

[Đối với các Yêu cầu Không mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án, chỉ xây dựng
bảng mô tả cho những yêu cầu cần thiết và xác đáng.]

PHẦN 4: CƠ CẤU THIẾT KẾ CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN

[Trên cơ sở các Yêu cầu mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án cũng như các Yêu
cầu Không mang Tính Chức năng của Sản phẩm / Dự án đã thu thập và phát triển được,
hãy tham khảo phần trình bày về Thiết kế Sản phẩm trong lĩnh vực chuyên môn của bạn
do giảng viên khoa chủ quản thực hiện.]
PHẦN 5: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA SẢN PHẨM / DỰ ÁN

TÍNH KHẢ THI CỦA THIẾT KẾ SẢN PHẨM / DỰ ÁN:

Để đánh giá tính khả thi về THIẾT KẾ của Sản phẩm / Dự án, nên đặt ra những câu
hỏi sau và tự trả lời:
 Thiết kế đã phát triển có thể hiện được ý tưởng ban đầu hay giải quyết được vấn
đề chính yếu nhất đã đặt ra hay không?
 Thiết kế đã phát triển có giải quyết hầu hết các yêu cầu thiết kế đặt ra chưa?
 Thiết kế đã phát triển có hoàn thiện về tổng thể chưa?
 Thiết kế đã phát triển có ưu điểm vượt hoặc vượt trội hơn so với những thiết kế
sản phẩm hiện có trên thị trường không?
 Thiết kế đã phát triển có thu hút được sự chú ý qua những phỏng vấn hay thảo
luận ban đầu với Người dùng không?
 Thiết kế đã phát triển có tuân thủ mọi quy định, luật lệ và luật pháp có liên quan
hay không?
 Điều kiện nhân sự hiện có (của nhóm hay tổ chức) có cho phép triển khai thiết kế
đã phát triển hay không?
 Điều kiện kỹ thuật hiện có (của nhóm hay tổ chức) có cho phép triển khai thiết kế
đã phát triển hay không?
 Thiết kế đã phát triển có phương pháp hay mô hình triển khai thực tế chưa?
 Thiết kế đã phát triển có đáp ứng lịch trình về thời gian đã đặt ra khi đem vào
triển khai thực tế không?

Nếu có 3 hay nhiều hơn 3 các câu trả lời là “Chưa” hoặc “Không”, thì người thiết kế
thực sự cần xem lại thiết kế của mình có đáng để tiếp tục triển khai hay không, hay
cần phải quay lại chỉnh sửa hoặc thậm chí là thiết kế lại toàn bộ.

[Để viết về Tính Khả thi của Thiết kế Sản phẩm / Dự án cần trả lời các câu hỏi trên
và phân tích thêm chi tiết các thông tin khác nhau có liên quan đến từng câu hỏi;
đồng thời, không ngừng thảo luận với Khách hàng, Người dùng, giảng viên hướng
dẫn và bạn bè về các mối quan ngại về kỹ thuật, con người, quy trình,… có liên quan
đến thiết kế đã phát triển cho Sản phẩm / Dự án.]

TÍNH KHẢ THI CỦA THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM / DỰ ÁN:

[Để viết về Tính Khả thi của Thị trường Sản phẩm / Dự án, hãy cập nhật các thông
tin mới nhất về thị trường và quay lại với Form - Phân tích Tính Khả thi của Thị
trường, trả lời lại các câu hỏi trong form mẫu đó lại lần nữa - lần này, với vị thế của
người đã có một thiết kế sản phẩm / dự án cụ thể - từ đó phân tích các yếu tố khả thi
trong mối quan hệ giữa thiết kế đã phát triển đó với thị trường của Sản phẩm / Dự án
trong một khung thời gian hay không gian đã lên kế hoạch nào đó.]
TÍNH KHẢ THI TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM HAY TRIỂN KHAI DỰ ÁN:

[Để viết về Tính Khả thi trong Sản xuất Sản phẩm hay Triển khai Dự án, hãy quay lại
với Form - Phân tích Tính Khả thi trong Sản xuất, trả lời lại các câu hỏi trong form
mẫu đó lại lần nữa - lần này, với vị thế của người đã có một thiết kế sản phẩm / dự án
cụ thể và một kế hoạch tiếp cận thị trường đã cập nhật - từ đó phân tích tính khả thi
của việc khởi động sản xuất và duy trì sản xuất trong các khung thời gian sau đó như
đã lên kế hoạch.]

You might also like