You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Quản trị dự án Số báo danh: 69


Mã số đề thi: 06 Mã số SV/HV: 21D100414
Ngày thi: 19/12/2023 Tổng số trang: 13 Lớp: 231_CEMG2711_07
Họ và tên: Nguyễn Minh Quân

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

SV/HV không được viết vào cột này)

Điểm từng câu, diểm thưởng (nếu có) và điểm toàn


bài

GV chấm 1:
Câu 1: ……… điểm
Câu 2: ……… điểm
………………….
………………….
Cộng …… điểm

GV chấm 2:
Câu 1: ……… điểm
Câu 2: ……… điểm
………………….
………………….
Cộng …… điểm

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 1/…..


Bài làm

Câu 1.

a,

● Trước tiên, chúng ta cần đồng ý với quan điểm rằng “Dự án phải có sản phẩm xác định”.
Vậy sản phẩm xác định trong câu nói này có nghĩa là gì?

Sản phẩm xác định trong dự án là những sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả cụ thể mà dự án
phải tạo ra để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc người sử dụng. Sản phẩm xác định có
thể là một sản phẩm vật lý, một dịch vụ, một hệ thống, một quy trình hoặc một kết quả cụ thể
nào đó.

Sản phẩm xác định của dự án cũng có thể là một phần cụ thể hơn trong ý tưởng của dự
án. Ý tưởng dự án này sẽ được khơi nguồn từ những nhu cầu thực tế trong xã hội. Từ những nhu
cầu thực tế này ta có thể xác định được ý tưởng dự án cũng như sản phẩm xác định cụ thể. Một
vài yếu tố thực tế từ xã hội có thể kể đến như: cơ hội thị trường, nhu cầu doanh nghiệp, khách
hàng, tiến bộ về công nghệ,...

Sản phẩm xác định là một yếu tố quan trọng của dự án, vì nó giúp xác định phạm vi dự
án, lập kế hoạch và quản lý dự án hiệu quả, cũng như đánh giá kết quả dự án.

Ví dụ:

Dự án xây dựng nhà ở: sản phẩm xác định là một ngôi nhà hoàn chỉnh, bao gồm
tất cả các hạng mục như: móng, khung, tường, mái, cửa, cầu thang, điện, nước,...

Dự án phát triển phần mềm: sản phẩm xác định là một phần mềm đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng, bao gồm các chức năng, tính năng, giao diện,...

Dự án nghiên cứu thị trường: sản phẩm xác định là một báo cáo nghiên cứu thị
trường, bao gồm các thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...

● Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu vì sao dự án lại cần phải có sản phẩm xác định.

Điểm đầu tiền cần phải được đề cập đến trong quá trình thiết lập một dự án đầu tư là phải
chỉ rõ được sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án sẽ cung cấp là những loại nào, trong đó sản phẩm
nào là cơ bản nhất.

+ Về mặt vĩ mô: việc xác định sản phẩm cho dự án sẽ giúp chúng ta có thể phân tích thị
trường sản phẩm cũng như dự báo thị trường trong tương lai:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 2/…..


Phân tích thị trường sản phẩm, dịch vụ của dự án đầu tư là quá trình thu thập, phân tích
và xử lý các thông tin có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm trả lời câu
hỏi dự án có thị trường hay không, để đánh giá khả năng đạt được lợi ích trong tương lai.

Các thông tin có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm là:

Nhu cầu về tiêu dùng cần được thỏa mãn.

Quan hệ giữa cung-cầu về sản phẩm, dịch vụ mà dự án sẽ sản xuất.

Các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.

Chất lượng của sản phẩm đã thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng như thế nào?

Giá cả có Phù hợp với mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và mặt bằng giá
của sản phẩm cạnh tranh không?

Các nguy cơ làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng.

Xác định thị trường mục tiêu của dự án.

Nói một cách khác việc phân tích thị trường sản phẩm và dịch vụ của dự án là nhằm xác
định rõ các vấn đề sau đây:

Sản phẩm, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) mà dự án sẽ sản xuất là cái gì? nhằm
thỏa mãn nhu cầu gì cho sản xuất hoặc cho đời sống?

Có những sản phẩm nào có thể cạnh tranh với sản phẩm của dự án? Trong quá
khứ, hiện tại và tương lai sản phẩm của dự án được tiêu thụ như thế nào? Trong những
trường hợp nào thì sản phẩm của dự án có nguy cơ hoặc bị các sản phẩm khác cạnh tranh
và đẩy lùi? Khi các tình huống trên xảy ra liệu có những giải pháp gì để đối phó? Và tính
khả thi của các giải pháp đó trong hiện tại và tương lai như thế nào?

Các sản phẩm mà dự án sẽ sản xuất cần phải được sử dụng kèm theo với những
loại sản phẩm nào? Trong quá khứ, hiện tại và tương lai việc sản xuất và cung cấp các
sản phẩm đi kèm đó có những thuận lợi và khó khăn gì? Quy cách, chất lượng và giá cả
của chúng sẽ thay đổi như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến việc tiêu thụ sản phẩm
của dự án?

Vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án ở đâu, khả năng tiêu thụ (số lượng
nhu cầu, khả năng thanh toán), thị hiếu, tập quán tiêu dùng của thị trường mục tiêu trong
quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ diễn biến như thế nào?

Trong tương lai có những cá nhân hoặc công ty của các thành phần kinh tế nào sẽ
chuẩn bị cho ra đời các dự án tương tự và khi điều đó xảy ra thì liệu nó có trở thành đối

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 3/…..


thủ cạnh tranh hay không? Tính chính xác của các thông tin này cần phải được kiểm tra
để có những chính sách phù hợp.

Phân tích môi trường kinh doanh, bản chất của thị trường mà dự án tham gia là
thuận lợi hay khó khăn? Phức tạp hay không phức tạp? Từ đó xác định rõ sản phẩm cụ
thể cho dự án. Nhận dạng các nhân tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng thâm
nhập thị trường của sản phẩm/ dịch vụ dự án cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm/
dịch vụ dự án trong tương lai.

Nói tóm lại phải xác định được bản chất của thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.

+ Về mặt vi mô: sản phẩm xác định có thể coi như một xương sống của dự án. Nó sẽ theo
suốt dự án từ đầu tới cuối nhằm giúp định hình dự án đi đúng hướng.

Thứ nhất, sản phẩm xác định sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định
phạm vi dự án:

Phạm vi sản phẩm đề cập đến tất cả các yêu cầu mà sản phẩm phải đáp ứng. Nó
giải quyết vấn đề Cái gì: "Những gì cần được thực hiện trong quá trình thực hiện dự án?
Sản phẩm cuối cùng chứa những gì?".

Phạm vi dự án chủ yếu liên quan đến Làm thế nào: "Làm thế nào để thực hiện tất
cả những yêu cầu đó?".

Cả phạm vi sản phẩm và phạm vi dự án đều đi đôi với nhau một cách tự nhiên:
không thể mô tả phạm vi dự án nếu không có đánh giá chính xác về phạm vi sản phẩm.
Do đó, phạm vi sản phẩm cũng là một phần của phạm vi dự án.

Thứ hai, sản phẩm xác định giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch và quản lý dự án
hiệu quả:

Dựa trên sản phẩm xác định, các nhà quản lý dự án có thể lập kế hoạch và quản lý
dự án hiệu quả hơn. Kế hoạch dự án sẽ bao gồm các công việc, thời gian, nguồn lực và
ngân sách cần thiết để tạo ra sản phẩm xác định. Quản lý dự án hiệu quả sẽ giúp đảm bảo
rằng dự án được hoàn thành đúng thời hạn, đúng ngân sách và đạt chất lượng mong
muốn.

Cuối cùng, sản phẩm giúp đánh giá kết quả dự án:

Sau khi dự án hoàn thành, sản phẩm xác định sẽ được sử dụng để đánh giá kết quả
dự án. Nếu sản phẩm xác định đáp ứng được các yêu cầu đã được xác định trước đó, thì
dự án được coi là thành công.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 4/…..


+ Nếu tiếp cận theo một góc nhìn khác, sản phẩm và dự án là 2 phạm trù khác nhau, quản
trị sản phẩm và quản trị dự án cũng là 2 nguyên tắc riêng biệt trong thế giới kinh doanh
nhưng nó lại có sự liên quan cũng như bổ trợ mạnh mẽ cho nhau:

Trong khi trong một dự án, chúng ta tập trung vào việc thực hiện với một lộ trình được
xác định rõ ràng thì trong một sản phẩm, chúng ta tập trung vào kết quả với các mục tiêu được
xác định rõ ràng. Vì vậy sản phẩm giúp đánh giá kết quả dự án như đã trình bày ở trên.

Trong dự án, chúng ta có phạm vi được xác định rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch,
nhưng trong sản phẩm, chúng ta sử dụng các thử nghiệm và xác thực ý tưởng để xác định các
bước tiếp theo. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ trong quá trình xác định phạm vi dự án.

Trong khi phương pháp tiếp cận dự án có thể hiệu quả trong những tình huống có thể dự
đoán được thì phương pháp tiếp cận sản phẩm lại hữu ích trong những bối cảnh có nhiều biến
động hơn.

Mặc dù một dự án có mục đích rõ ràng và được xác định rõ ràng nhưng sản phẩm không
được thiết kế để có mục đích hữu hạn trong tương lai gần.

+ Tiếp cận theo góc nhìn từ cuốn sách “Trò chơi vô hạn” của tác giả Simon Sinek:

Simon Sinek, tác giả cuốn “Start with Why” và “Leaders Eat Last”, ra mắt vào năm 2019
một cuốn sách rất thú vị mang tên “Trò chơi vô hạn”, nơi ông xây dựng dựa trên lập luận từ
cuốn sách kinh điển “Trò chơi hữu hạn và vô hạn” của James P. Carse, một học giả người Mỹ,
Giáo sư danh dự về lịch sử và văn học tôn giáo tại Đại học New York. Trong cuốn sách của
mình, Carse giải thích rằng mặc dù một trò chơi hữu hạn có kết thúc và người chiến thắng rõ
ràng, như thể thao, chính trị và chiến tranh, những trò chơi vô tận, như cuộc sống, thành phố,
đất nước, sự nghiệp của chúng ta, là những hoạt động không có mục đích rõ ràng và xác định và
không nhất thiết phải có người chiến thắng. Theo Carse: Một trò chơi hữu hạn được chơi với
mục đích giành chiến thắng, một trò chơi vô hạn được chơi với mục đích tiếp tục cuộc chơi.
Sinek “bắt đầu nhận ra rằng nhiều khó khăn mà các tổ chức phải đối mặt tồn tại đơn giản chỉ vì
các nhà lãnh đạo của họ đang chơi với tư duy hữu hạn trong một trò chơi không có hồi kết.
Ngược lại, những nhà lãnh đạo có tư duy vô hạn sẽ xây dựng được những tổ chức mạnh mẽ
hơn, đổi mới hơn, truyền cảm hứng hơn.”

Dễ dàng nhận thấy dự án là trò chơi hữu hạn còn sản phẩm là trò chơi vô hạn.

Ví dụ: trong doanh nghiệp của chúng ta, sản phẩm chính là thứ giúp doanh nghiệp đem
lại doanh thu, là nguồn nuôi sống cũng như mục đích tồn tại của doanh nghiệp.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 5/…..


Những sản phẩm này là vô hạn, không thành công trong sản phẩm này ta có thể
chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác

Còn đối với dự án, theo Carse nói: “Một trò chơi hữu hạn được chơi với mục đích
giành chiến thắng, một trò chơi vô hạn được chơi với mục đích tiếp tục cuộc chơi”.
những dự án sinh ra để nhằm phục vụ cho sản phẩm nhất định nào đó với mục đích đưa
sản phẩm này đến với thành công, với mục đích sẽ giành chiến thắng sản phẩm này.

Vì vậy, chốt lại sản phẩm xác định là điều bắt buộc, tiên quyết cần phải có đối với
một dự án.

b,

● Trước tiên, theo em có một mối tương quan và phụ thuộc lẫn nhau nhất định giữa quản
trị chất lượng và quản trị rủi ro của dự án. Hai quá trình này đều hướng tới mục tiêu
chung là đảm bảo dự án thành công.

Quản trị rủi ro và quản trị chất lượng dự án đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản
trị dự án. Cả hai đều là một phần kiến thức của quản trị dự án, có thể quyết định sự thành công
hay thất bại của dự án. Quản trị rủi ro dự án là quá trình xử trị sự không chắc chắn bằng cách
xác định, ưu tiên và ứng phó với những rủi ro này (dù là rủi ro tích cực hay tiêu cực) trong một
dự án. Quản trị chất lượng dự án là quá trình tuân theo các tiêu chuẩn và khuôn khổ để phát
triển một sản phẩm luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc có một kế hoạch quản
trị chất lượng tệ hại đã là một rủi ro. Cả hai đều phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu của khách hàng
và có các quy trình liên quan. Việc tích hợp quản trị rủi ro và chất lượng có thể mang lại tác
động nâng cao cho một dự án.

Trên thực tế, những doanh nghiệp giải quyết rủi ro của mình bằng mọi cách có thể là
những doanh nghiệp có năng lực nhất trong việc đạt được chất lượng xuất sắc. Bằng cách xem
xét quản trị rủi ro cùng với phương pháp quản trị chất lượng, các nhà quản trị đang giúp dự án
của mình chống lại mọi khó khăn có thể xảy ra và giúp tổ chức duy trì tính nhất quán trong kết
quả đầu ra. Việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro trong chiến lược quản trị chất lượng giúp
chủ động quản trị rủi ro thay vì phản ứng.

Ngược lại, quản trị chất lượng cũng là biện pháp tốt nhất để kiểm soát rủi ro. Điều này
giúp ngăn ngừa sai sót và khuyết tật, giúp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng
đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả của dự án, và giúp đảm bảo rằng sản phẩm,
dịch vụ hoặc kết quả của dự án đáp ứng các yêu cầu đã được xác định.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 6/…..


Xét trong phạm vi dự án, quản trị rủi ro chủ yếu liên quan đến việc quản trị xác suất xảy
ra sự cố trong dự án và giảm thiểu tác động của rủi ro đó. Nếu quản trị rủi ro cấp dự án được
thực hiện hiệu quả thì sẽ có ít hoặc không có tác động trực tiếp đến quản trị chất lượng.

Tuy nhiên, có một số mức độ quản trị rủi ro vốn có trong phương pháp quản trị chất
lượng. Trong bất kỳ phương pháp quản trị chất lượng nào, không thể dự đoán và kiểm tra đầy
đủ những gì có thể xảy ra với một sản phẩm cụ thể khi nó được phát triển và sử dụng. Vì trị do
đó, cần phải ưu tiên các vấn đề cần kiểm tra dựa trên rủi ro và tác động của lỗi trong vấn đề đó.

● Mặt khác, cũng có một ranh giới vô hình tồn tại giữa quản trị rủi ro và quản trị chất
lượng. Hai quá trình này có một vài điểm khác nhau như:

Trong khi quản trị chất lượng cung cấp tầm nhìn 360 độ xuyên suốt quá trình cải tiến sản
phẩm - những chất chưa được tinh chế thông qua rủi ro sản phẩm đã hoàn thành, thì các giám
đốc điều hành lại đưa ra một lớp bảo hiểm bổ sung khi bắt đầu lặp lại để phân biệt và sàng lọc
các mối nguy hiểm trước khi bắt đầu thực hiện.

Theo nghĩa rất chung, Quản trị rủi ro đóng vai trò trước khi bắt đầu một quá trình dưới
hình thức dự đoán rủi ro tiềm ẩn và giảm thiểu chúng trước đó, trong khi đó, Quản trị chất
lượng và nội dung nào đó xuyên suốt toàn bộ quá trình nhằm duy trì chất lượng mong muốn của
sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên quản trị rủi ro cũng có thể diễn ra xuyên suốt dự án.

Tại các doanh nghiệp, việc tích hợp giữa quản trị chất lượng và quản trị rủi ro đang gặp
rất nhiều khó khăn. Theo em, nguyên nhân có thể do chất lượng là một khái niệm khác biệt
trong doanh nghiệp. Trong hầu hết các tổ chức, các bộ phận khác nhau quản trị các rủi ro khác
nhau. Cách mỗi bộ phận giảm thiểu rủi ro thể hiện một vấn đề riêng về chất lượng đòi hỏi. Tồn
tại một kiểu quản trị rủi ro theo kiểu tách biệt, điều này có thể giải thích tại sao các công ty
thường gặp rắc rối về những vấn đề mà lẽ ra họ có thể xử trị qua các lăng kính khác nhau.

Tóm lại, quản trị chất lượng không độc lập với quản trị rủi ro. Chất lượng không tồn tại
một cách trừu tượng và là một hoạt động đang diễn ra như quản trị rủi ro. Cả hai nên được quản
trị cùng nhau. Chúng đóng một vai trò quan trọng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu chất
lượng và thường được coi là hai mặt của một đồng xu

Ví dụ về mối quan hệ của quản trị rủi ro và quản trị chất lượng:

Cách đây không lâu, các tổ chức đã từng hoạt động trơn tru nhờ vào một số dự báo đúng
đắn. Tuy nhiên, thời điểm kinh tế bất ổn do đại dịch COVID-19 mang lại đã buộc các tổ chức

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 7/…..


phải thay đổi cách thức hoạt động. Giờ đây, các tổ chức tương tự không đưa ra dự đoán kinh
doanh mà thay vào đó đã chuyển trọng tâm sang quản trị rủi ro.

Các tổ chức ngày nay nhận ra rủi ro là nguyên nhân chính gây ra sự không chắc
chắn đối với họ và do đó tập trung sức lực vào việc xác định rủi ro và quản trị chúng một cách
chủ động trước khi chúng trở thành vấn đề tiềm ẩn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Mặc dù họ không thể kiểm soát các rủi ro bên ngoài như các vấn đề chính trị, lãi suất, v.v.,
nhưng họ chắc chắn có thể quản trị các rủi ro nội bộ như không tuân thủ, cùng một số rủi ro
khác.

Toàn bộ ý tưởng đằng sau quản trị rủi ro là đảm bảo rằng các tổ chức kiểm soát rủi
ro để họ có thể đạt được các mục tiêu chính là cải tiến liên tục và thiết kế & cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ có chất lượng. Chung quy, cốt lõi vẫn là mục tiêu mang lại chất lượng cho
người tiêu dùng cuối cùng. Và điều này chính là nói tới việc quản trị chất lượng, duy trì chất
lượng từ đó giảm thiểu rủi ro

● Liên hệ thực tiễn: sự tích hợp quản trị chất lượng và quản trị rủi ro trong dự án xây dựng
nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ của công ty Vinfast:

Rủi ro về chất lượng: Một trong những rủi ro phổ biến nhất trong dự án xây dựng nhà
máy sản xuất ô tô điện là rủi ro về chất lượng. Rủi ro này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân,
chẳng hạn như sai sót trong thiết kế, lỗi trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp,... Khi rủi ro về
chất lượng xảy ra, nó có thể dẫn đến các vấn đề như: nhà máy không thể hoạt động đúng như
thiết kế; sản phẩm ô tô điện không đáp ứng các yêu cầu của khách hàng; nhà máy phải chịu các
chi phí phát sinh thêm để khắc phục các sai sót và khuyết tật,...

Quản trị chất lượng giúp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro về chất lượng. Trong dự án
mở nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ của Vinfast, các nhà quản lý chất lượng có thể thực hiện
các hoạt động để phát hiện và giảm thiểu rủi ro về chất lượng như: xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng cho nhà máy; đào tạo nhân viên về chất lượng; thực hiện các hoạt động kiểm
tra và giám sát chất lượng.

Quản trị rủi ro cũng giúp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả của dự án. Trong dự án mở nhà máy sản xuất ô tô
điện tại Mỹ của Vinfast, các nhà quản lý rủi ro có thể thực hiện các hoạt động để phát hiện và
giảm thiểu rủi ro về chất lượng: xác định các rủi ro về chất lượng; phân tích các rủi ro về chất
lượng; phát triển các biện pháp kiểm soát rủi ro về chất lượng.

- Rủi ro về thay đổi yêu cầu của khách hàng: Đây là một rủi ro phổ biến trong dự án sản
xuất ô tô điện. Rủi ro này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thay đổi xu
hướng thị trường, thay đổi nhu cầu của khách hàng,... Khi rủi ro này xảy ra, có thể sẽ khiến nhà

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 8/…..


máy phải tốn thời gian và chi phí để thay đổi thiết kế hoặc quy trình sản xuất và sản phẩm ô tô
điện không đáp ứng được các yêu cầu mới của khách hàng. Đối với rủi ro này, quản trị chất
lượng có thể giúp xác định các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng các yêu cầu này được
cập nhật thường xuyên thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đón đầu được nhu
cầu và xu hướng thị trường. Quản trị rủi ro có thể giúp phát hiện và giảm thiểu các tác động của
rủi ro về thay đổi yêu cầu của khách hàng.

- Rủi ro về lỗi của nhà thầu: Đây cũng là một rủi ro phổ biến trong dự án xây dựng nhà
máy sản xuất ô tô điện. Rủi ro này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như năng lực
của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, nhà thầu không tuân thủ các quy định về chất lượng,... Khi
rủi ro này xảy ra, có thể khiến nhà máy bị chậm tiến độ hoặc vượt ngân sách và sản phẩm ô tô
điện không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Đối với rủi ro này, quản trị chất lượng có thể
giúp xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho nhà thầu và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn
này của nhà thầu. Quản trị rủi ro có thể giúp phát hiện và giảm thiểu các tác động của rủi ro về
lỗi của nhà thầu.

Tóm lại, quản trị chất lượng và quản trị rủi ro là hai quá trình bổ trợ cho nhau trong dự án
này. Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai quá trình này sẽ giúp Vinfast giảm thiểu các rủi ro về chất
lượng và đảm bảo dự án thành công.

Câu 2:

a,

STT WBS Tên công việc Ký Công việc Thời gian


hiệu trước (Tuần)

1 I Xây dựng dự án A 2

2 1.1 Xây dựng mục tiêu và phạm vi dự án

3 1.2 Khảo sát thị trường

4 1.3 Rủi ro tiềm ẩn và cách giải quyết

5 1.4 Đánh giá tính khả thi của dự án

6 II Tìm đối tác và huy động vốn

7 2.1 Tìm đối tác B A 1

8 2.1.1 Xác định nhu cầu hợp tác

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 9/…..


9 2.1.1.1 Hợp tác truyền thông online

10 2.1.1.2 Hợp tác tổ chức hội chợ sách offline

11 2.1.2 Tiếp cận đối tác

12 2.1.2.1 Tiếp cận đối tác mới

13 2.1.2.2 Tiếp cận các đối tác sẵn có đã liên kết với
trường

14 2.2 Huy động vốn C B 1

15 2.2.1 Xác định nhu cầu vốn

16 2.2.2 Lập kế hoạch huy động vốn

17 2.2.3 Huy động vốn từ các đối tác

18 III Chuẩn bị về nhân sự D A 2

19 3.1 Đưa dự án về các khoa khuyến khích sinh


viên tham gia công tác tổ chức

20 3.2 Huy động thành viên các đội tình nguyện


trong trường

21 IV Chuẩn bị cơ sở vật chất, mặt bằng E D,C 1

22 4.1 Đăng ký mượn không gian sân trường

23 4.2 Mượn phòng hội thảo

24 4.3 Chuẩn bị rạp, bàn ghế, sách, …

25 4.4 Trang trí không gian hội chợ

26 V Tiến hành dự án

277 5.1 Truyền thông nâng cao nhận thức sinh viên F E 1

28 5.1.1 Tổ chức hội thảo tại hội trường

29 5.1.2 Thiết kế các tấm banner, tờ rơi phát trong


trường

30 5.1.3 Tiến hành các chiến dịch truyền thông


online

31 5.1.4 Khuyến khích sinh viên tham gia hội chợ

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 10/…..


32 5.2 Tổ chức chương trình hội chợ sách G E 2

33 5.2.1 Kết hợp với các bên liên quan tổ chức các
rạp, quầy sách

34 5.2.2 Cho sinh viên thuê, mượn sách với giá ưu


đãi

35 5.2.3 Tổ chức các cuộc thi xếp sách nghệ thuật,


cuộc thi tìm hiểu về sách, …

36 5.2.4 Kết hợp hội chợ sách offline với hình thức
cho thuê trên thư viện online của trường

37 VI Hoàn thành dự án H G,F 1

38 6.1 Nghiệm thu và báo cáo kết quả dự án

39 6.2 Tổ chức họp, đánh giá kết quả dự án

Sơ đồ PERT

A-B-C-E-G-H: 2+1+1+1+2+1=8

A-B-C-E-F-H: 2+1+1+1+1+1=7

A-D-E-F-H: 2+2+1+1+1=7

A-D-E-G-H: 2+2+1+2+1=8

Vậy sơ đồ PERT của dự án có 2 đường găng là A-B-C-E-G-H và A-D-E-G-H

b, Phương án tài chính:

Nguồn vốn: 270 triệu

Trong đó vốn của nhà trường bỏ ra khoảng 100 triệu và huy động vốn từ các đối
tác còn lại là 170 triệu

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 11/…..


Chi phí:

Chi phí tổ chức Hội thảo nhận thức về quyền tác giả và văn hóa đọc sách cho 100 người

STT Tên nội dung Chi phí dự kiến


(Triệu đồng)

1 Chi phí thuê âm thanh, ánh sáng 30

2 Chi phí in ấn, thiết kế 5

3 Chi phí quảng bá 10

4 Chi phí chuẩn bị bánh ngọt, quà lưu niệm cho người 5
tham gia

5 Chi phí dự phòng 5

6 Tổng 55

Chi phí tổ chức hội chợ sách kéo dài 2 tuần:

STT Tên nội dung Chi phí dự kiến


(Triệu đồng)

1 Chi phí dựng các quầy sách, thuê trang thiết bị 80

2 Chi phí in ấn, thiết kế 15

3 Chi phí quảng bá 20

4 Chi phí đầu tư sách 50

5 Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 15

6 Chi phí dự phòng 20

7 Tổng 200

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 12/…..


Dự đoán doanh thu bán và cho mượn sách trong 2 tuần diễn ra hội chợ:

ngày thứ 1- 5 ngày thứ 5- 10 ngày thứ 10- 14 Tổng

Doanh thu từ thư 40 20 7 67


viện trường

Hoa hồng từ các 15 10 6 31


đối tác đăng ký
tham gia quầy bán
sách

Tổng 55 30 13 98
Đơn vị: Triệu đồng

Như vậy tổng kết lại sau dự án, nguồn vốn ban đầu có 270 triệu, trong đó vốn của
nhà trường có 100 triệu. Tổng chi phí là 255 triệu, tổng doanh thu của trường là 98 triệu.
Số tiền 98 triệu doanh thu này nhà trường sẽ dùng vào việc đầu tư cũng như cải thiện hệ
thống thư viện online nhằm bán cũng như cho sinh viên mượn giáo trình, sách một cách
dễ dàng hơn và đa nền tảng hơn.

Ngoài ra, nguồn vốn ban đầu trừ đi chi phí còn dư ra 15 triệu chưa sử dụng hết. Số
tiền này nhà trường có thể dùng để tài trợ, xây dựng những chương trình, những trò chơi
mini game khuyến khích các bạn sinh viên mượn sách, mua sách với giá rẻ, ưu đãi từ thư
viện trường

Ví dụ: 999 suất mượn giáo trình miễn phí cho 999 bạn có 4 số cuối mã sinh viên
trùng với kết quả bốc thăm may mắn trong toàn trường (hình thức quay số may mắn ngẫu
nhiên)

Hay là tài trợ 199 cuốn giáo trình miễn phí cho các bạn có nỗ lực vượt khó hoặc
có thành tích học tập xuất sắc,...

Đây là một dự án mang tính giáo dục cao, nhằm thay đổi thói quen, tư duy của các
bạn sinh viên về việc đọc sách, mua sách và coi trọng bản quyền tác giả. Không phải một
dự án kinh doanh. Vì vậy nhà trường không quá đặt nặng vấn đề doanh thu, lợi nhuận mà
tập trung hơn về giá trị và sự thành công về thay đổi nhận thức sau chương trình đem lại.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Minh Quân - Mã LHP: 231_CEMG2711_07 Trang 13/…..

You might also like