You are on page 1of 3

(2) Đỉều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học trong chương trình hiện hành, xây

dựng kế hoạch giáo dục mới ở từng môn học/hoạt động giáo dục trong kế
hoạch giáo dục của nhà trường
Việc thực hiện phát triển chương trình nhà trường nhất thiết đòi hỏi mỗi giáo
viên cũng như cả hệ thống phải liên tục đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức
dạy học nhưng vẫn dựa trên tiêu chí thống nhất: triết lý, mục tiêu giáo dục và hiệu
quả mong đợi của quá trình dạy học. Với tinh thần đó, nội dung cụ thể của phát
triển chương trình nhà trường trong giai đoạn hiện nay là:
a) Rà soát chương trình, nội dung dạy học
Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những
thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp.
Phát hiện và xử lý sao cho trong phạm vi cấp học không còn những nội dung dạy
học trùng nhau trong từng môn học và giữa các môn học; những nội dung, bài tập,
câu hỏi trong sách giáo khoa không phù hợp mục tiêu giáo dục của chương trình
hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và
tâm sinh lý lứa tuổi HS; những nội dung trong sách giáo khoa sắp xếp chưa hợp lý;
những nội dung không phù hợp với địa phương của nhà trường.
b) Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học
Thực hiện việc cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong
chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS thành những bài
học mới, có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động
giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào chương trình hiện hành; xây
dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động
giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế nhà trường.
c) Xây dựng các chủ đề dạy học:
(i) Chủ đề dạy học trong một môn học
Các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện
hành, được xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học
trong một môn học hay đơn môn.
Xây dựng các chủ đề dạy học trong một môn học góp phần khắc phục được
hạn chế: Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong
sách giáo khoa, trong phạm vi 1 tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt
động học của HS theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực,
dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, thì mang tính rất hình thức,
đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích
cực, tự lực, sáng tạo của HS; hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học
và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực hạn chế.
Để khắc phục tình trạng này, tổ chuyên môn cần phải chủ động, sáng tạo xây
dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa
như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa
hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng một số chủ đề dạy học phù hợp với việc
sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
(ii) Chủ đề tích hợp liên môn
Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học chưa được xây dựng trong
chương trình các môn học hiện hành.
- Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt
chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiện
hành, có thể là chủ đề liên môn thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hoặc lĩnh vực
Khoa học Xã hội và Nhân văn. Xét nội dung của chủ đề liên môn, điều kiện về
GV... mỗi chủ đề liên môn được đưa bổ sung vào kế hoạch dạy học của một môn
học nào đó do nhà trường quyết định.
- Chủ đề liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa
phương, đất nước, ví dụ: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, Bảo vệ và sử dụng
hiệu quả các nguồn nước, Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, Bảo vệ và
phát triển bền vững môi trường sống, Giới và bình đẳng giới, An toàn giao thông,
Sử dụng năng lượng hiệu quả... Các chủ đề liên môn này được bổ sung vào kế
hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
d) Xây dựng và thực hiện dạy học theo chuyên đề
(i) Xây dựng chuyên đề dạy học
Các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện
hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử
dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên
cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các
hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo phương pháp dạy học tích cực, xác
định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong mỗi chuyên đề đã
xây dựng.
(ii) Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử
dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong dạy học. Trên cơ
sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử
dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện
tập theo chuyên đề đã xây dựng.
(iii) Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của HS để
có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lóp có thể chỉ thực hiện một
số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được
sử dụng.
(iv) Tổ chức dạy học và dự giờ
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn
phân công GV thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ
dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của HS thông qua việc tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh. Mỗi chuyên đề được thực hiện
ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài
lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình
sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy,
GV cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế, cần
tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
(v) Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của
HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp
hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ
học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân
tích hiệu quả hoạt động học của HS, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra,
định hướng hoạt động học cho HS của GV

You might also like