You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1.

PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT


HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

1.1. Tổng quan về hệ thống phân loại sản phẩm


1.1.1. Khái niệm
Hệ thống phân loại sản phẩm là hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động nhằm
chia sản phẩm ra các nhóm có cùng thuộc tính với nhau, đảm bảo tiêu chí thành phẩm, tiêu chí
phân loại theo thông tin, tính đồng đều về hính dáng, kích thước, trọng lượng để thực hiện đóng
gói hay loại bỏ sản phẩm hỏng, lỗi. Hình 1.1 cho ta thấy hình ảnh của một hệ thống phân loại
sản phẩm tự động.

Hình 1.1. Hệ thống phân loại sản phẩm tự động

Hình 1.2 Hệ thống phân loại sản phẩm trong công


nghiệp
1.1.2. Phân loại
Hệ thống phân loại sản phẩm hiện nay có rất nhiều trong ứng dụng thực tế trong các nhà
máy xí nghiệp bao gồm:
a) Phân loại theo màu sắc
Máy phân loại sản phẩm theo màu sắc có thể phân loại các sản phẩm như ớt, cà chua, cà
phê, nhựa màu, gạo, chè búp, các loại hạt…nhờ camera kiểm tra sản phẩm, công nghệ vision xử
lý ảnh tự động. (Hình 1.3)

Hình 1.3. Phân loại sản phẩm theo màu sắc


Ứng dụng phân loại sản phẩm theo màu sắc trong các ngành nông nghiệp, thực phẩm, dầu, hóa
chất, công nghiệp dược phẩm, linh kiện điện tử, thiết bị y tế…

b) Phân loại sản phẩm theo kích thước

Hình 1.4. Phân loại sản phẩm theo kích thước

Là hệ thống phân loại tự động cho sản phẩm hàng hóa, trái cây và rau quả trên cơ sở kích
thước bao gồm bộ phận cấp, phân loại, thả và thu hồi sản phẩm.
Ứng dụng phân loại sản phẩm theo khối lượng cho ngành thực phẩm, nông sản, trái cây… (Hình
1.3)
c) phân loại sản phẩm theo mã vạch
Dây chuyền phân loại sản phẩm theo mã vạch được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Dây
chuyền này được sử dụng để phân loại các kiện hàng, bưu phẩm, sản phẩm thành phẩm đã được
đóng thùng carton, đóng túi và dán mã vạch barcode, mã QR. Hình 1.4 thể hiện hệ thống phân
loại mã vạch.

Hình 1.5. Phân loại sản phẩm theo mã vạch

d) Phân loại sản phẩm theo khối lượng

Hình 1.6. Phân loại sản phẩm theo khối lượng

Là hệ thống phân cỡ sản phẩm ứng dụng đa dạng các loại/kiểu sản phẩm theo
nguyên tắc kiểm tra khối lượng online, sau đó phân ra từng cỡ trọng lượng theo yêu cầu.
Ứng dụng phân loại sản phẩm theo khối lượng cho ngành thực phẩm, thủy hải sản, nông
sản… Ví dụ, ở hình 1.5 là hệ thống phân loại theo khối lượng của quả cam.

d) Phân loại sản phẩm theo vật liệu


Phương pháp này dựa vào loại vật liệu của sản phẩm để phân loại. Phương pháp này
thường ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để nhận dạng sản phẩm có lẫn kim loại, ứng dụng
trong các dây chuyền sản xuất thực phẩm.

Hình 1.7. Phân loại sản phẩm theo vật liệu

1.2. Phân tích nguyên lý hoạt động


Hệ thống phân loại sản phẩm dựa trên nguyên lý dùng cảm biến để xác định yếu tố mang
tính chất phân loại sản phẩm. Chuyển động của bộ băng chuyền đưa sản phẩm của bộ phận tiếp
nhận đến bộ phận điều khiển để tiến hành phân loại. Các sản phẩm sau khi phân loại sẽ được
chuyển đến thùng hàng để đóng gói. Chu trình này sẽ lặp lại cho đến khi hết sản phẩm.

Hình 1.8. Mô hình phân loại sản phẩm trong thực tế


Yêu cầu kĩ thuật cơ bản của các cụm chức năng trong hệ thống: chuyển động tịnh tiến
đưa sản phẩm đến bộ phận phân loại, hầu hết trong hệ thống phân loại sản phẩm dùng băng
chuyền để tạo ra chuyển động này. Để truyền động quay cho trục của băng chuyền người ta
dùng động cơ điện thông qua các bộ truyền ngoài như xích hoăc đai. Ngoài chuyển động đưa
sản phẩm vào của băng chuyền máy còn chuyển động cần thiết nữa đó là hai chuyển động tịnh
tiến để đẩy sản phẩm không đạt kích thước của piston, xilanh hoặc khí nén. Chuyển động của
piston, xilanh được điều khiển bởi hệ thống khí nén.

1.3. Ưu điểm và ứng dụng của hệ thống


1.3.1. Ưu điểm của hệ thống phân loại sản phẩm
Có rất nhiều lợi ích của việc sử dụng các hệ thống phân loại, chủ yếu trong số đó là công
suất hoạt động của chúng cao hơn so với việc phân loại thủ công. Với thiết kế thông minh thì hệ
thống phân loại mang lại nhiều lợi ích cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dưới đây là một
vài lợi ích trong đó:
+ Cấu hình và quản lý linh hoạt liên quan đến tốc độ vận chuyển và nhận dạng sản phẩm
+ Độ chính xác phân loại rất cao nhờ tính năng định vị tự động và mô hình xả hang theo
từng mặt hang cụ thể
+ Hiệu quả siêu cao nhờ cảm ứng chính xác
+ Sử dụng linh hoạt, kể cả tốc độ chậm hơn đối với hang hóa dễ vỡ
+ Chức năng vận chuyển kép cho nhiều gói hang
+ Tăng thông lượng sắp xếp
+ Dễ dàng cài đặt
+ Lợi tức đầu tư nhanh hơn

1.3.2. Ứng dụng của hệ thống


Hệ thống phân loại được đưa vào trong nhiều ứng dụng thực tiễn giúp đáp ứng tối đa nhu
cầu phân loại và phân phối sản phẩm. Tùy thuộc vào một số yếu tố như tốc độ, loại sản phẩm mà
hệ thống xử lý và không gian cài đặt, hệ thống phân loại thường được ứng dụng trong các ngành
sau:
+ Hệ thống phân loại trong ngành chuyển phát nhanh
+ Hệ thống phân loại trong các ngành công nghiệp nhẹ
+ Hệ thống phân loại trong các ngành công nghiệp dược phẩm
1.4. Lựa chọn cấu trúc phân loại theo chiều cao

Hình 1.9. Thành phần của hệ thống phân loại theo chiều cao

STT Thành phần STT Thành phần


1 Nguồn điện cấp 10,11,12 Các van đảo chiều
2 Bộ điều khiển PLC 13 Dây dẫn khí
3 Động cơ điện 15 Sản phẩm
4 Nút nhấn 16 Băng tải
5 Rơ le trung gian 17 Khay đựng sản phẩm
6,8,14 Các cảm biến quang 18 Khung đỡ
7,9 Piston phân loại 19 Hộp cấp sản phẩm
20 Piston cấp sản phẩm

1.4.1. Băng tải


Băng tải là một thiết bị công nghiệp giúp di chuyển nguyên vật liệu từ điểm này sang
điểm khác mà không phải tốn sức người giúp chủ nhà máy xí nghiệp giải quyết triệt để vấn đề
vận chuyển nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất.
Băng tải cần được thiết kế phù hợp, kết cấu cơ khí không quá phức tạp nhưng phải đảm bảo độ
bền, đáp ứng được các chế độ làm việc khác nhau. Hình 1.10 cho ta thấy hình ảnh của sơ đồ
băng tải và băng tải trong thực tế.
Hình 1.10. Cấu trúc chung của bang tải
Các thành phần cơ bản:
1. Bộ phận kéo cùng các yếu tố làm việc trực tiếp mang vật.
2. Trạm dẫn động, truyền chuyển động cho bộ phận kéo.
3. Bộ phận căng, tạo và giữ lực căng cần thiết cho bộ phận kéo.
4. Hệ thống đỡ làm phần trượt cho bộ phận kéo và các yếu tố làm việc.

Hình 1.11. Hình ảnh thực tế của bang tải


1.4.2. Bộ truyền đai / xích
Các yêu cầu chung của bộ truyền động với băng tải:
- Trong quá trình sản xuất của nhà máy thì chế độ làm việc của các thiết bị băng tải luôn
diễn ra một cách liên tục với chế độ dài hạn và các phụ tải hầu như không đổi. Vì vậy để
đáp ứng các yêu cầu công nghệ của hầu hết các thiết bị băng tải vận tải liên tục khi
không có các yêu cầu về điều chỉnh tốc độ tại các phân xưởng sản xuất theo dây truyền
có quy định tốc độ nhất định để phù hợp nhịp độ làm việc và đồng nhất với toàn bộ dây
truyền khi cần thiết.
- Trong các hệ thống truyền động các thiết bị băng tải liên tục cần phải đảm bảo quá trình
khởi động đồng tải, bởi vậy nên lựa chọn động cơ truyền động cho băng tải vận hành
liên tục là động cơ có hệ số trượt lớn, có rãnh stato sâu để có hệ số mở máy lớn.

So sánh 2 bộ truyền đai và bộ truyền xích:

Nội dung Bộ truyền đai Bộ truyền xích


Ưu điểm - Làm việc êm và không ồn. - Không có hiện tượng trượt.
- Giữ được an toàn cho các chi - Có thể cùng môt lúc truyền chuyển
tiết động cho nhiều trục.
- Không cần bôi trơn, chi phí - Không bị giãn nở
bảo dưỡng thấp - Tỉ số truyền khá ổn định
- Tuổi thọ cao
Nhược điểm - Có sự giãn nở của đai - Làm việc ồn, gây tiếng động
- Tỉ số truyền không ổn định - Dễ mòn khớp bản lề.
- Bị trơn trượt - Chi phí bảo dưỡng cao
- Tuổi thọ thấp
Phạm vi ứng Do thích hợp với vận tốc cao Thích hợp với vận tốc thấp, thường lắp
dụng nên thường lắp ở đầu vào của ở đầu ra của hộp giảm tốc.
hộp giảm tốc. Thích hợp truyền động với khoảng cách
Thường dùng khi cần truyền trục trung bình, yêu cầu làm việc không
động trên khoảng cách trục lớn có trượt.
1.4.3. Pít tông / van khí nén
Trong các cơ cấu phân loại sản phẩm thì thường sử dụng pittong khí nén để thực hiện
công việc tạo lực đẩy phôi. Pít tông khí nén (xi lanh khí nén) là thiết bị cơ học, hoạt động được
nhờ khí nén giúp chuyển năng lượng thế năng thành động năng (nhờ sự chênh áp bởi khí nén
nên áp suất lớn hơn áp suất khí quyển).

Hình 1.12. Sơ đồ ghép nối khí nén

1 Nguồn khí nén 4 Đồng hồ đo áp suất


2 Van lọc 5 Van phân phối 3/2
3 Van điều chỉnh áp suất 6 Van tiết lưu

Trong phạm vi đồ án lựa chọn sử dụng pít tông khí nén do so với hệ thống thủy lực, hệ
thống khí nén có công suất nhỏ hơn nhưng có nhiều ưu điểm hơn như:
- Hệ thống khí nén sạch sẽ, dù cho có sự rò rỉ không khí nén ở hệ thống ống dẫn, do
đó không tồn tại mối đe dọa bị nhiễm bẩn.
- Chi phí nhỏ để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén, bởi vì phần lớn
trong các xí nghiệp, nhà máy đã có sẵn đường dẫn khí nén.
- Hệ thống phòng ngừa quá áp suất giới hạn được đảm bảo, nên tính nguy hiểm của
quá trình sử dụng hệ thống truyền động bằng khí nén thấp.
- Do có khả năng chịu nén (đàn hồi) lớn của không khí nên có thể trích chứa khí nén
rất thuận lợi, không khí dùng để nén hầu như có số lượng không giới hạn và có thể
thải ra ngược trở lại bầu khí quyển.
- Có khả năng truyền năng lượng đi xa, bởi vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và
tổn thất áp suất trên đường dẫn nhỏ.
1.4.4. Cảm biến
Cảm biến là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp
và truyền thông. Cảm biến (CB) là một thiết bị điện tử có chức năng nhận biết các yếu tố vật lý hoặc
yếu tố hóa học nơi nó được đặt vào sau đó chuyển thành dạng thông tin mã hóa và chuyển về màn hình
hoặc máy tính, hệ thống PLC để có thể điều khiển các thiết bị khác từ xa.

Hình 1.13. Một số cảm biến thông dụng


Trong cơ cấu phân loại sản phẩm thì CB chính là bộ phận thu nhận thông tin từ phôi để
chuyển tín hiệu về cho bộ điều khiển. Để phù hợp nhất cho việc phân loại sản phẩm sử dụng cảm
biến quang điện - Cảm biến quang khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến,
chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát
xạ điện tử ở cực catot khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.

Hình 1.14. Một số cảm biến quang thông dụng trên thị trường
1.4.5. Động cơ

Động cơ hay Mô tơ (tiếng Anh: Motor) là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó
(thiên nhiên hoặc nhân tạo) thành động năng. Hiện nay có nhiều loại động cơ, điển hình phải kể đến
như: động cơ đốt trong, động cơ điện, động cơ gió, động cơ thuỷ lực, động cơ tên lửa,… Mỗi loại đều
có những đặc điểm riêng và ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực nhất định.

Hình 1.15. Một số động cơ phổ biến

Một số loại động cơ (Hình 2.10):


- Động cơ điện xoay chiều (AC Motor).
- Động cơ điện một chiều (DC Motor).
- Động cơ bước (Step Motor).
- Động cơ servo (Servo Motor).
Vì sử dụng truyền động băng tải dây đai và không yêu cầu tải trọng lớn nên không cần động cơ
có công suất lớn. Với yêu cầu khá đơn giản của băng chuyền như là:
- Băng chuyền chạy liên tục, có thể dừng khi cần.
- Không đòi hỏi độ chính xác cao, tải trọng băng chuyền nhẹ.
- Dễ điều khiển, giá thành rẻ

Trong phạm vi đồ án này chọn động cơ điện một chiều (Hình 2.11) vì kết cấu đơn giản, giá
thành rẻ và dễ bảo quản.

Hình 1.16. Cấu tạo đông cơ điện một chiều


Tùy theo cách mắc mạch kích từ so với mạch phần ứng mà động cơ điện một chiều được
chia thành:
- Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: có dòng điện kích từ và từ thông động cơ
không phụ thuộc vào dòng điện phần ứng. Nguồn điện mạch kích từ riêng biệt so với nguồn
điện mạch phần ứng.
- Động cơ điện một chiều kích từ song song: khi nguồn điện một chiều có công suất vô
cùng lớn, điện trở trong của nguồn coi như bằng không thì điện áp nguồn sẽ là không đổi,
không phụ thuộc vào dòng điện trong phần ứng động cơ. Loại động cơ một chiều kích từ song
song cũng được coi như kích từ độc lập.
- Động cơ một chiều kích từ nối tiếp: dây quấn kích từ mắc nối tiếp với mạch phần
ứng.
- Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp: gồm hai dây quấn kích từ, dây quấn kích từ song
song và dây quấn kích từ nối tiếp, trong đó dây quấn kích từ song song là chủ yếu.

You might also like