You are on page 1of 45

CẨM NANG KỸ NĂNG & BÀI TẬP NLP

DÀNH CHO COACHING XUẤT SẮC


MỤC LỤC
Chương 1: Mục Tiêu Của Cẩm Nang ................................................................................. 1
Chương 2: Coaching Có Thể Giúp Bạn Điều Gì? .............................................................. 2
Chương 3: 6 Yếu Tố Then Chốt Để Thành Công .............................................................. 3
Chương 4: Sắc Điệu Giọng Nói.......................................................................................... 5
Chương 5: Trạng Thái Thôi Miên .................................................................................... 11
Chương 6: Kỹ Thuật Hình Dung ...................................................................................... 14
Chương 7: Kỹ Thuật Neo ................................................................................................. 17
Chương 8: Tạo Thiện Cảm ............................................................................................... 19
Chương 9: Các Hệ Thống Phiên Dịch Bên Trong............................................................ 25
Chương 10: Xác Định Hệ Thống Phiên Dịch Bên Trong Ưu Tiên .................................. 27
Chương 11: Mô Thức & Các Tiểu Mô Thức ................................................................... 30
Chương 12: Kỹ Thuật Swish ............................................................................................ 33
Chương 13: Ba Vị Trí Nhận Thức .................................................................................... 35
Chương 14: 8 Yếu Tố Then Chốt Thiết Lập Một Mục Tiêu Khả Đạt ............................ 37
Chương 15: Kỹ Thuật Đặt Mục Tiêu ............................................................................... 39


CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU CỦA CẨM NANG


1. Thấu hiểu các kỹ thuật và công cụ cốt yêu của NLP có thể ứng dụng trong
coaching

2. Học các sử dụng các kỹ thuật coaching NLP để học tập và làm việc bất kể bạn
là một nhà đào tạo, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, coach, tư vấn

3. Học tập những mẫu hình xuất sắc khi coaching và hiểu cách NLP có thể giúp
bạn để trở thành một coach nổi bật, giúp bạn gia tăng kết quả của chính mình
và của khách hàng

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 1




CHƯƠNG 2: COACHING CÓ THỂ GIÚP BẠN ĐIỀU GÌ?



 Tập trung vào điều bạn muốn, chứ không phải vào điều bạn không muốn.

 Xác định các kết quả bạn muốn có và bảo đảm làm cho nó xảy ra.

 Thực sự hiểu và biết sắp xếp ưu tiên cho những gì quan trọng với mình trong
đời sống và công việc.

 Tiến bước từ chỗ đứng hiện thời trong công việc và nghề nghiệp sang một chỗ
đứng khác bạn muốn.

 Đạt được các mục tiêu hiện bạn chưa đạt được.

 Tư duy về bản thân và công việc hay nghề nghiệp theo cách nhìn mới.

 Biết cách tự tạo động lực để bảo đảm đạt đến mục tiêu đã đặt ra.

 Xây dựng lòng tự trọng, nhất quán và trải nghiệm có giá trị.

 Có được năng lực làm chủ bản thân.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 2




CHƯƠNG 3: 6 YẾU TỐ THEN CHỐT ĐỂ THÀNH CÔNG


1. Tạo thiện cảm giao tiếp ở mức độ tiềm thức:

 Tạo thiện cảm là gặp gỡ người khác bằng chính thế giới quan của họ.

 Tạo thiện cảm là làm cho cách mình giao tiếp trở nên phù hợp với cách người ta
giao tiếp.

 Tạo thiện cảm giúp gia tăng tin tưởng và thoải mái giữa con người với nhau.

Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần phải gặp gỡ người khác trong chính cách họ nhìn về thế
giới. Bằng cách này, họ sẽ cảm nhận rằng họ đang được bạn hiểu và đón nhận. Tạo
thiện cảm bao gồm cả giao tiếp bằng lời và không lời.

2. Biết kết quả của bạn – biết điều bạn muốn:

Hãy nhìn lại để xem bạn đã biết mình đang thực sự tìm kiếm điều gì hay không, và
hành động của bạn đã thực sự phù hợp hay chưa. Có thể bạn cũng cần phải nhìn lại để
xem những người có liên quan đang muốn điều gì, và họ sẽ đóng góp điều gì cho các
kết quả bạn nhắm tới. Không có một kết quả cụ thể để nhắm, chắc chắn bạn sẽ bị
chệch hướng do những tác nhân bên ngoài.

3. Hành động

4. Có giác quan sắc sảo: Làm thế nào để biết bạn đã đạt được điều mình muốn
rồi?

Bạn hãy biết tò mò hơn, biết ý thức hơn về tác dụng của những gì bạn làm. Những
điều này sẽ trở nên rõ ràng nơi bản thân bạn, và cũng trở thành điều mà người khác có
thể nhận thấy. Thông tin này đến với bạn qua năm giác quan: nhìn, nghe, cảm, ngửi và
nếm. Hãy nhận biết đâu là kết quả khác biệt đến từ hành động hay suy nghĩ của bạn.
Nếu muốn, bạn có thể nhìn thế giới như một tấm gương phản chiếu lại những kết quả

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 3


từ suy nghĩ và hành động của bạn. Để ý xem bạn có nhận được điều mình muốn hay
không.

5. Biết linh hoạt trong hành động: Nếu những gì bạn làm không có tác dụng, hãy
thử làm theo cách khác.

Hãy nhớ rằng bạn luôn có khả năng lựa chọn hành động. Có thể bạn sẽ thấy có ích khi
nhìn thế giới từ một số góc nhìn, quan điểm khác biệt nhau. Càng linh hoạt trong việc
xem xét tình thế của mình, bạn càng có khả năng thu nhận được nhiều thông tin và sẽ
khám phá ra được nhiều lựa chọn hơn. Làm gì cũng vậy, bạn nên có ít nhất ba góc
nhìn, và ba phương án hành động khác nhau. Hành động của con người là phương tiện
đưa tới mục đích, chứ bản thân nó không phải là mục đích.

6. Hành động dựa trên các trạng thái tâm lý và thể lý ưu việt

Bạn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn. Một trong các tiền giả định của NLP là: bạn
đã có đủ mọi nguồn lực bạn cần – và chúng đang có sẵn đó để bạn có thể dùng bất kỳ
lúc nào. Hãy học cách khai thông và sử dụng các nguồn lực này vào thời gian và nơi
chốn thích hợp, để bạn cũng có thể đạt được sự xuất sắc trong mọi thứ bạn làm.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 4




CHƯƠNG 4: SẮC ĐIỆU GIỌNG NÓI


Sắc điệu giọng nói bạn rất quan trọng, bởi vì bạn đang dùng giọng nói để thuyết phục
người khác. Nếu giọng bạn khó nghe, thử hỏi có ai sẽ chịu ngồi đó chăm chú lắng
nghe bạn để bạn đạt được mục đích của mình? Bởi đó, bạn cần phải biết cách điều
khiển giọng nói của mình một cách có hiệu quả để có thể dùng được các kỹ thuật NLP
đặc thù.

1. TƯ THẾ

Tư thế là quan trọng, bởi vì nếu không có cơ thể phụ hoạ, giọng nói không thể toát ra
được sức mạnh, âm vang, độ rung động tự nhiên vốn có của nó.

Bài tập 1 – Hãy tưởng tượng đang có một sợi dây từ đỉnh đầu chạy xuyên thẳng
xuống cổ họng bạn, và chạy dọc suốt đường xương sống lưng. Tiếp đến, hãy tưởng
tượng đang có ai đó lấy tay rút nhẹ sợi dây lên, kéo thẳng cổ và xương sống
đến một điểm mà thậm chí nếu không có cơ bắp nào giữ chúng lại đúng chỗ, thì các
xương cũng sẽ xếp chồng thẳng hàng lên nhau, và cùng lúc, bạn thấy hai vai mình
trượt nhẹ về sau. Lúc này, tưởng tượng bạn đang di chuyển với tư thế như vậy… khi
bạn ngồi trước máy tính… khi bạn lái xe… khi bạn xem tivi.

Bài tập 2 – Để giữ được hai vai thu về phía sau, ta cần banh giãn ngực ra và cố định
lưng thẳng (đặc biệt các cơ hình thoi, nằm giữa các xương dẹt của vai và các cơ đen-ta
phía sau, tức là các bộ phận sau của vai). Điều này đặc biệt cần với những người ngồi
máy tính cả ngày.

Các động tác căng duỗi tư thế

Số 1 – Bạn sẽ cảm nhận độ căng ngay phía dưới xương đòn ở góc hình tam giác.

1. Tư thế đứng. Phần lưng phía dưới thẳng. Hai chân dang rộng bằng vai. Đầu gối
cong nhẹ.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 5


2. Đưa cánh tay phải ra sau lưng và nắm lấy phần cùi chỏ cánh tay trái (lúc này
đang thả dọc bên người).

3. Xoay đầu qua phải, mắt nhìn vượt qua vai phải về phía sau lưng; tiếp đó, hạ
cằm nghiêng xuống bờ vai phải.

4. Giữ động tác này trong 60 giây.

5. Lặp lại tư thế này ở phía đối diện.

Số 2

1. Nhún hai vai lên phía hai tai.

2. Cuộn hai vai về phía sau, ép hai xương vai phía sau vào nhau.

3. Thả hai vai xuống, để chúng buông thỏng tự nhiên về phía sau.

Số 3 – Bạn sẽ cảm nhận độ căng ở phần ngực ngay phía dưới xương đòn, từ khu vực
xương ức đến vai.

1. Đặt lòng bàn tay trái vào tường, cánh tay thẳng, và bàn tay cao hơn vai một
chút.

2. Đẩy tay vào tường và duỗi căng người ra, sao cho cơ thể càng vuông góc với
bức tường càng tốt.

3. Giữ tư thế căng đó trong 60 giây.

4. Lặp lại với cánh tay phải.

2. HÍT THỞ

Hít thở sâu là rất quan trọng. Nó giúp bạn phát ra giọng có sức mạnh và độ vang. Ở
đây, bạn sẽ hít thở vào phần bên dưới phổi, chứ không phải vào phần trên của ngực.

Bài tập – Đặt tay lên phần ngực trên. Khi bạn hít vào, phải hít làm sao để phần ngực
này nhô ra ngoài. Lúc thở ra, hãy mở miệng kêu “Ahhhh.” Tiếp đến, đặt tay lên phần
ngực giữa, và hít thở vào phần ngực này; lúc thở ra, cũng mở miệng kêu “Ahhhh.”
Tiếp nữa, đặt tay vào phần ngực dưới và cũng làm tương tự. Cuối cùng, đặt tay lên

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 6


phần dạ dày và khi kêu “Ahhh” lúc thở ra, hãy để ý xem và bạn sẽ thấy giọng của bạn
sẽ mạnh hơn, âm vang hơn, khi bạn phát tiếng nói từ khu vực này.

Khi thực hành bài này, bạn nhớ để vai hơi trượt về phía sau và lưng thì phải thẳng.

3. CẢM XÚC

Khi bạn nói, điều quan trọng là bạn phải nghe được những cảm xúc của mình đang thể
hiện tràn trề trong những lời mình nói ra. Nếu chẳng vậy, giọng bạn nói ra sẽ thiếu đi
sự chân thành. Vì vậy, khi nói ra lời nào, chữ nào, bạn phải lồng hết cảm xúc của
mình vào chữ đó, lời đó. Chẳng hạn, khi nói “đẹp,” bạn hãy đưa hết cảm xúc hưng
phấn mình đang cảm nhận về cái đẹp vào chữ đó.

Bài tập 1 – Dưới đây là danh sách các cảm xúc mà bạn có thể thực hành thể hiện qua
giọng nói mình. Hãy truyền cảm xúc vào khi nói ra từng chữ đó. Để thực hành hiệu
quả, trước hết, bạn có thể tưởng tượng về một lúc nào đó bạn đã trải qua cảm xúc đó,
nhìn thấy lại những gì bạn đã thấy, nghe lại những gì đã nghe, cảm lại những gì đã
cảm. Tiếp đến, hãy nghĩ về một âm thanh có thể đại diện cho cảm xúc bạn đang có đó.

Tò mò Chân thành Yêu thương Ngạc nhiên Phấn khởi

Hứng thú Hạnh phúc Bình an Hồ hởi Thư giãn

To lớn Mạnh mẽ Đẹp đẽ Nhỏ bé Giàu có

Tươi sáng Êm ái Đầy năng lượng Nhẹ nhàng

Bài tập 2 – Bạn cũng cần thực hành mô tả những cảm xúc đó thành câu. Thí dụ: “Tôi
đã từng ngắm bình minh ở Nha Trang, thấy biển cả ở đây thật đẹp và dịu êm, và tôi
thấy tràn đầy năng lượng và thư giãn biết bao.”

Bài tập 3 – Hãy tìm dịp nghe lỏm những cuộc nói chuyện của người khác, hoặc nói
chuyện với những người bạn hoặc đồng nghiệp mà trước giờ bạn thấy chán. Không
cần để ý đến những gì họ nói, bạn chỉ lắng nghe thứ cảm xúc họ đang thể hiện trong
khi họ nói chuyện.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 7


Hãy để ý đến những thay đổi trong sắc thái cảm xúc của họ. Bởi vì điều này sẽ giúp
bạn biết họ đang có tâm trạng thế nào, biết họ đang nghĩ gì để có cách thuyết phục họ
theo điều bạn muốn.

4. BIẾN ĐỔI GIỌNG ĐIỆU

Việc thay đổi giọng điệu là rất quan trọng, bởi vì tuỳ theo cách bạn dùng giọng điệu,
bạn có thể cảm nhận được sức mạnh hoặc không. Có ba cách thể hiện giọng điệu:
mệnh lệnh, câu hỏi, phát biểu.

Các câu phát biểu thường có giọng đều bình thường ở cuối câu. Các câu hỏi thì lên
giọng ở cuối câu. Và các câu mệnh lệnh thì xuống giọng ở cuối câu. Điều này quan
trọng, bởi vì nếu bạn nói một câu nào đó chẳng hạn như “Đi ra ngoài ngay” mà lên
giọng ở cuối câu giống như câu hỏi chứ không phải câu mệnh lệnh, bạn sẽ cho người
nghe cơ hội để nói “không.” Tương tự vậy, một câu hỏi không phải lúc nào cũng là
câu hỏi. Nếu bạn dùng cấu trúc văn phạm của một câu hỏi, nhưng lại hạ giọng ở cuối
câu, thì lúc này bạn đang biến nó thành một mệnh lệnh yêu cầu.

Bài tập – Hãy tập nói những câu sau, dùng giọng điệu đi xuống ở cuối câu.

 Hãy đi ra ngoài ngay.

 Đến đây với tôi.

 Tôi yêu quý bạn.

 Bạn có muốn đi uống café với tôi? (Hạ giọng ở chữ “tôi”)

 Bạn đã hiểu rồi chứ?

5. CÁC MỆNH LỆNH NGẦM

Các mệnh lệnh ngầm thường được dùng để nói điều gì đó với tiềm thức, mặc dù
những gì bạn nói ra, ý thức có thể hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Bạn có thể
cài mệnh lệnh ngầm bằng cách nói ra những chữ trong mệnh lệnh ngầm theo một tông
giọng khác hẳn, với một âm lượng khác hẳn. Điều cốt lõi cần lưu ý là tông giọng hay
âm lượng bạn dùng để cài mệnh lệnh phải khác biệt hẳn với những gì còn lại trong câu
bạn nói ra.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 8


Và khi bạn muốn cài đặt một mệnh lệnh chẳng hạn như “Mua khoá học của tôi,” thì
các chữ đó không nhất thiết phải đi liền với nhau thành một câu. Chúng có thể nằm rải
rác ở các câu khác nhau trong một đoạn.

Thí dụ đoạn này: Thời nay, tôi thấy người ta thích mua nhiều thứ online. Đặc biệt, họ
thích mua các khoá học về làm giàu. Các chương trình đào tạo của tôi cũng đang đi
theo hướng online.

Bạn thấy đó. Ba câu trên tưởng như nói một điều khách quan đối với ý thức, nhưng
tiềm thức sẽ hiểu như một mệnh lệnh ngầm: “Mua khoá học của tôi.” Nhưng lưu ý là
giọng điệu và âm lượng khi bạn nói các chữ có gạch dưới đó phải khác với những chữ
còn lại trong câu.

Bài tập 1 – Dựa vào thí dụ ở trên, hãy thử cài mệnh lệnh “Cho tôi email của bạn” vào
một đoạn nói về email marketing.

Bài tập 2 – Cũng dựa vào thí dụ ở trên, hãy nghĩ về những cụm từ bạn muốn dùng để
cài mệnh lệnh. Tiếp đến, hãy nghĩ về một đề tài khác biệt và viết ra một đoạn có gắn
rải rác các chữ trong mệnh lệnh muốn cài đặt.

6. KỸ THUẬT NGỪNG

Kỹ thuật ngừng lại trong câu nói là rất quan trọng. Kỹ thuật này có thể áp dụng trong
một vài tình huống. Thứ nhất, hãy dùng kỹ thuật ngừng khi bạn muốn làm cho người
ta nôn nóng chờ đợi hoặc để họ đoán trước những gì bạn sắp nói. Thứ hai, khi bạn
muốn nhấn mạnh một từ hoặc cụm từ quan trọng nào đó. Thứ ba, khi bạn dùng kỹ
thuật chấm câu mơ hồ (như sắp trình bày ở phần dưới).

Bài tập – Bạn hãy đọc một đoạn văn, đoạn thơ hay bài báo nào đó, v.v. và ghi âm lại.
Rồi hãy mở lại nghe để xem cách bạn ngừng nghỉ như thế nào và có thể cải thiện chỗ
nào.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 9


7. KỸ THUẬT CHẤM CÂU MƠ HỒ

Chấm câu mơ hồ nghĩa là khi người ta không rõ một câu nói của bạn kết thúc ở chỗ
nào và câu sau bắt đầu ở chỗ nào. Bạn có thể dùng kỹ thuật này bằng cách dùng một
từ hoặc cụm từ có thể dùng để kết thúc câu nói trước và cũng có thể dùng để mở đầu
câu nói tiếp theo. Thường thì ý thức sẽ hiểu rằng cụm từ đó là mở đầu cho câu nói sau.
Nhưng nếu bạn dùng tông giọng để cài mệnh lệnh mong muốn trong cụm từ mở đầu
câu sau, thì tiềm thức sẽ coi cụm từ đó là thuộc về câu trước.

Có một số cụm từ thường có thể dùng để tạo chấm câu mơ hồ:

 Lúc này / Bây giờ.

 Đối với tôi.

 Theo tôi.

 Với tôi

Thí dụ: Tôi không chắc bạn sẽ đồng ý về điều đó. Với tôi, ngay lúc này, tôi đang suy
nghĩ về điều đó.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 10




CHƯƠNG 5: TRẠNG THÁI THÔI MIÊN


Điều đầu tiên chúng ta cần bàn ở đây là về cách định nghĩa trạng thái thôi miên. Thôi
miên là tình trạng tâm trí bạn thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Và mỗi
trạng thái đều là một trạng thái thay đổi từ trạng thái bạn vừa có ở một vài khoảnh
khắc trước đó.

Ích lợi của việc biết cách đi vào trạng thái thôi miên hoặc đưa người khác vào tình
trạng thôi miên là vô cùng lớn. Bên trong các trạng thái thôi miên, khả năng học hỏi
và nhận thức của bạn được nâng cao đáng kể. Bạn thực sự có thể tăng tốc tiến trình
học hỏi của mình lên nếu bạn đi vào một trạng thái thôi miên nhẹ nhàng.

1. CAN THIỆP SUY NGHĨ

Dẫn dụ để thay đổi trạng thái tâm trí là điều rất dễ. Cách dẫn dụ thôi miên đơn giản
nhất là can thiệp suy nghĩ. Bất cứ khi nào bạn can thiệp vào được một suy nghĩ mà
người khác đang có, họ sẽ đi vào bên trong tâm trí họ và tìm lại chỗ họ đang nghĩ mà
bạn can thiệp vào.

Mỗi lúc bạn nói điều gì, bạn đều hình thành sẵn một câu trong đầu mình trước. Tâm
trí bạn làm điều này rất nhanh, nhưng hiếm khi nào bạn nói được hết trọn một câu
trước khi câu đó hình thành hoàn chỉnh trong đầu bạn. Vậy khi bạn đang nói câu nào
đó giữa chừng mà nếu tôi can thiệp vào, tâm trí của bạn sẽ trống rỗng trong ít giây. Và
bên trong khoảng trống đó là cả một không gian để tôi có thể đặt vào đó bất kỳ thứ gì
tôi muốn.

Nếu không tin, bạn có thể thử với một người bồi bàn. Thường thì các người bồi bàn đã
được lập trình sẵn một vài câu nói khi họ đến bàn chào mời khách. Khi họ nói điều gì
đó, bạn hãy can thiệp bằng một câu hỏi, và bạn sẽ thấy tâm trí họ bị khựng lại trong
chốc lát.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 11


Nếu bạn ý thức rõ và nhận ra những khoảng trống đó, bạn có thể thả neo. Và tất cả
những gì bạn phải làm là dùng lại chiếc neo đó vào lần tới khi bạn muốn dẫn dụ họ
vào tình trạng thôi miên.

2. Ý THỨC MỘT CÁCH VÔ THỨC

Nếu bạn mang ra ý thức một điều gì đó bạn thường nghĩ là thuộc tiềm thức, bạn sẽ
làm xuất hiện một sự thay đổi trạng thái, tức là trạng thái thôi miên. Nếu lúc này tôi
yêu cầu bạn nghĩ xem cái điểm nối giữa ngón chân trái và ngón chân trỏ bạn nó đang
có cảm nhận gì, thì chắc chắn đó là điều chưa bao giờ bạn nghĩ tới. Nếu tôi yêu cầu
bạn nghĩ xem cái áo sơ mi của bạn nó cảm nhận thế nào ở khu vực giữa lưng bạn, thì
chắc chắn đây cũng là điều nằm ngoài nhận thức của ý thức bạn. Nếu tôi yêu cầu bạn
cầm một mảnh giấy trong tay và nghĩ chính xác xem nó có cảm nhận thế nào trong tay
bạn, chắc chắn đây cũng là điều nằm ngoài nhận thức của ý thức bạn.

Yếu tố cốt lõi ở đây là nghĩ về những thứ mà bình thường người ta không nghĩ tới,
khiến họ tập trung vào nơi nào đó khác chứ không phải vào ý thức của họ. Và khi
quan sát họ, bạn sẽ thấy họ đi vào tâm trí họ để tìm thông tin. Đó là lúc bạn có thể đưa
các mệnh lệnh của mình vào.

Cách dẫn dụ thôi miên đơn giản nhất là phương pháp 54321:

1. Điều bạn cảm nhận

2. Điều bạn thấy

3. Điều bạn nghe

4. Điều bạn cảm nhận

5. Mệnh lệnh

Để tôi cho bạn một thí dụ:

Lúc bạn đang ngồi trên chiếc ghế đó và cảm nhận sức nặng cơ thể bạn đang đè xuống
ghế, bạn có thể nhìn vào những dòng chữ này và nhận ra rằng mắt bạn đang chuyển
động qua các con chữ. Bạn có thể đang nghe được tiếng gì đó quanh bạn, rồi bạn cảm
nhận bàn tay mình đang chạm ở đâu đó, và bạn thư giãn.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 12


1. Cảm nhận

2. Nhìn

3. Nghe

4. Mệnh lệnh

5. Mệnh lệnh

Bạn có thể nhận ra nhịp tim mình đang đập và nhìn thấy một số màu sắc quanh bạn
lúc này khi bạn đang lắng nghe một âm thanh nào đó. Hãy xem bạn có thể cảm thấy
thoải mái khi biết rằng bạn đang học thứ gì đó hay ho lúc này.

Bạn có thể viết hoặc nói hai thứ bạn nhận thấy và ba mệnh lệnh. Hoặc cũng có thể một
thứ nhận thấy và bốn mệnh lệnh. Tôi nghĩ bạn hiểu vấn đề rồi.

Đây cũng là phương pháp dễ nhất để thực hành tự thôi miên.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 13




CHƯƠNG 6: KỸ THUẬT HÌNH DUNG


Để học kỹ thuật hình dung, bước đầu tiên bạn phải làm là nhận ra rằng bạn có khả
năng hình dung sẵn rồi, và rằng bạn đã áp dụng nó ở mọi nơi mọi lúc rồi. Bạn vẽ nên
một hình tròn bằng cách nào? Có phải bằng cách nhìn thấy một hình tròn trong đầu
trước khi bạn vẽ nó ra không? Hoặc bạn có dám nói với tôi rằng bạn chưa từng tưởng
tượng ra một người nào đó đang trần truồng?

Một điều quan trọng khác bạn sẽ nhận ra là việc hình dung không chỉ có hình ảnh thị
giác mà thôi. Nó bao gồm hết thảy mọi thứ âm thanh, cảm nhận, mùi vị, v.v. đi kèm
với hình ảnh hoặc cảnh tượng bạn tưởng tượng ra. Nghĩa là nó bao gồm cả một kinh
nghiệm, chứ không chỉ là một hình ảnh hay bức tranh mà thôi.

Khi bạn đang hình dung điều gì bạn đã nhìn thấy trước đây, bạn thường đưa mắt nhìn
lên về phía bên trái hoặc nhìn thẳng về phía trước. Đó là hai vị trí mà phần lớn người
ta thường đưa mắt nhìn khi họ nhớ lại điều gì đó. Còn khi bạn hình dung sáng tạo ra
thứ gì đó chưa từng nhìn thấy, mắt bạn thường nhìn lên trên và về phía bên phải. Đây
là vị trí người ta nhìn những thứ họ đang tạo ra trong tâm trí mình.

Bài tập 1:

Hãy nhìn vào lòng bàn tay bạn. Rồi hãy nhắm mắt lại và thấy lại một hình ảnh về lòng
bàn tay bạn vừa nhìn. Trong lúc nhắm mắt hình dung như vậy, phải bảo đảm mắt bạn
đang hướng lên và nhìn về phía bên trái hoặc thẳng tới phía trước. Bạn nhìn thấy điều
gì? Bức tranh đó rõ ràng thế nào?

Bây giờ, hãy nhìn lại lòng bàn tay lần nữa. Để ý hết mọi đường chỉ của mình. Để ý
đến độ sâu mờ đậm của các đường chỉ tay. Để ý những màu sắc khác nhau trong lòng
bàn tay. Để ý từng đường gân máu đang hiện lên. Để ý đến không gian chung quanh
bàn tay bạn. Tiếp đến, hãy nhắm mắt lại và hình dung lại bức tranh về lòng bàn tay
bạn.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 14


Lúc này, hãy nhìn lại bàn tay mình lần nữa. Hãy ngọ nguậy các ngón tay. Hãy để ý
đến những thay đổi về màu sắc. Hãy để ý đến cách các đường chỉ tay di chuyển khi
các ngón tay ngọ nguậy. Rồi hãy nhắm mắt lại và hình dung về bức tranh bạn vừa
nhìn.

Để ý, bạn có thấy bạn sẽ dễ dàng lưu giữ những hình ảnh trong tâm trí mình hơn khi
bạn biết để ý đến những chi tiết nhỏ hay không?

Bài tập 2:

Bước tiếp theo, bạn sẽ tạo ra các hình ảnh trong tâm trí mình. Hãy tưởng tượng hình
ảnh về một trái bóng. Trái bóng đó màu trắng, đang nằm trên một nền đen.

Hãy thay đổi bức tranh. Lúc này, hãy nhìn thấy hình ảnh trái bóng màu đen đang nằm
trên nền trắng. Hãy để ý đến cái bóng đổ của trái bóng trên nền trắng kia.

Lúc này, hãy cho trái bóng thay đổi sang một số màu sắc khác. Hãy cho nó màu xanh
dương. Rồi đổi sang màu xanh lá cây; rồi màu đỏ. Hãy đặt lên nó các đường viền. Hãy
để ý các đường viền đó đang chạy thế nào quanh trái bóng. Rồi bạn hãy lật ngược bức
tranh đó lại. Rồi hãy xoay nó sang phía bên trái, rồi bên phải.

Lúc này, hãy cho trái bóng văng ra khỏi bức tranh và rơi vào trở lại. Tiếng trái bóng
rơi vào có âm thanh thế nào? Rồi tưởng tượng bạn đang lấy tay nhặt trái bóng đó lên.
Bạn cảm nhận các đường vân trên quả bóng nó giống cái gì? Mùi của nó thế nào?

Bài tập 3:

Hãy hình dung bạn đang đi đến chiếc xe hơi của mình. Tay nào của bạn sẽ chạm trước
vào cửa xe? Âm thanh của chùm chìa khoá thế nào? Cầm chùm chìa khoá trong tay,
bạn cảm nhận nó thế nào? Tiếng mở cửa xe thế nào? Bạn có làm điều gì khác trước
khi bước vào xe hay không? Sau khi ngồi vào ghế, điều đầu tiên bạn làm là gì? Chiếc
ghế có êm không? Ngồi có thoải mái không? v.v.

Khi hình dung như vậy, bạn nhớ hướng mắt lên trên về phía trái hoặc về phía trước.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 15


Bài tập 4:

Hãy nhìn vào bức tranh về chiếc xe của bạn lần nữa. Lúc này, hãy tưởng tượng bánh
của nó hình vuông. Khi tưởng tượng như vậy, hãy hướng mắt lên và nhìn về phía bên
phải.

Hãy hình dung cảnh tượng chiếc xe đang chạy thế nào với bốn bánh hình vuông. Hãy
hình dung trên con đường mà chiếc xe bạn đang chạy, mọi chiếc xe khác đều có bánh
hình vuông đang di chuyển. Lúc này, hãy nhìn thấy chiếc xe của bạn là chiếc duy nhất
có bánh hình tròn.

Bài tập 5:

Lúc này, bạn hãy tưởng tượng bức tranh về điều gì đó bạn thích làm, và về điều gì đó
bạn không thích nhưng phải làm. Hãy đặt hai bức tranh đó trước mắt tâm trí bạn. Hãy
nhận ra ba điểm khác biệt chính yếu giữa hai bức tranh.

Lúc này, hãy thay đổi những đặc điểm của thứ bạn không thích làm cho phù hợp với
những đặc điểm của thứ mà bạn thích làm. Và bây giờ, hãy chuyển dần bức tranh về
thứ bạn không thích làm sang vị trí của bức tranh về thứ bạn thích làm. Hãy làm điều
này 5 lần. Rồi hãy để ý xem lúc này bạn có cảm nhận nào khác biệt. Hãy để ý đến âm
thanh và những cảm xúc xảy ra khi bạn thay đổi vị trí bức tranh.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 16




CHƯƠNG 7: KỸ THUẬT NEO


Nói đơn giản, neo là thứ gì đó gợi lên một cảm xúc hoặc một suy nghĩ về một điều gì
khác. Nó làm cho bạn nhớ lại một điều đã trải qua. Nó có thể làm cho bạn sống lại
trọn vẹn thứ cảm xúc mình đã trải qua.

Hãy xác định trạng thái bạn đang muốn đặt neo. Nếu trạng thái bạn muốn thiết lập đạt
đến đủ độ mạnh cần thiết, bạn phải lập tức đặt neo cho nó. Hãy đặt neo ngay TRƯỚC
KHI trạng thái đạt đỉnh và giữ nó cho đến khi nó đạt đỉnh. Ngay sau khi thấy nó vượt
đỉnh, bạn hãy buông nó ra.

Bài tập 1:

Hãy bảo ai đó nghĩ về lúc họ cảm thấy rất vui. Hãy cẩn thận quan sát họ. Hãy bảo họ
kể bạn nghe về kinh nghiệm đó. Hãy để ý xem tâm trạng họ thay đổi thế nào khi họ
bắt đầu đi vào kinh nghiệm.

Bạn có thể giúp họ đi vào kinh nghiệm đó bằng cách đặt một số câu hỏi. Có thể hỏi
xem lúc đó họ thấy gì? Có âm thanh nào không? Có mùi hay vị gì? Họ đã cảm giác
điều gì? Lúc bạn bắt đầu nhận thấy tâm trạng họ thay đổi, bạn sẽ neo nó lại bằng cách
chạm ngón tay vào đầu gối bên phải của họ.

Tiếp đó, sau khi họ đã thoát ra khỏi những kinh nghiệm và cảm xúc bạn vừa bảo họ
nhìn lại, bạn hãy kiểm tra neo của mình. Hãy chạm lại ngón tay vào đầu gối bên phải
của họ để xem họ có lại được tâm trạng rất vui kia không.

Bài tập 2:

Hãy dùng neo về cảm xúc vui mà bạn vừa đặt và gia tăng cường độ cho nó. Bạn hãy
đặt ngón tay lên đầu gối phải của họ và nói với họ rằng khi bạn trượt neo về phía
hướng lên cơ thể họ, cảm xúc vui của họ sẽ gia tăng gấp đôi. Hãy lặp lại điều này vài
lần.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 17


Bài tập 3:

Trong bài tập này, chúng ta sẽ tạo ra một trạng thái mới bằng cách dùng các ngón tay
để đặt neo. Bạn hãy chọn ra ba trạng thái tích cực. Chẳng hạn, trạng thái sáng tạo, vui
tươi và thành thạo. Ba trạng thái đó, bạn hãy tạo thành ba cái neo riêng biệt trên tay
của người đang thực hành với bạn. Ở ngón tay thứ nhất, bạn tạo một cái neo cho trạng
thái đầu tiên. Hãy nhớ gia tăng cường độ cho trạng thái đó. Trở về trạng thái bình
thường giữa mỗi lần neo. Ở ngón tay thứ hai, bạn tạo trạng thái thứ hai và ngón tay
thứ ba tạo trạng thái thứ ba. Trở lại kiểm tra các neo đã đặt. Phải chắc chắn là là bạn
trở về trạng thái bình thường giữa mỗi lần kiểm tra neo. Tiếp đến, bạn hãy gia tăng
cường độ cho cả ba neo cùng lúc bằng cách dùng ba ngón tay trượt lên. Những gì bạn
làm vừa rồi là lấy ba trạng thái neo riêng biệt và tạo ra một trạng thái mới phối hợp cả
ba trạng thái kia.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 18




CHƯƠNG 8: TẠO THIỆN CẢM


Trước tiên, tôi muốn giải thích ý nghĩa của việc tạo thiện cảm. Đây là tiến trình tạo ra
một sự liên kết ở mức độ tiềm thức. Có một cách để tạo sự kết nối tiềm thức này gọi là
kỹ thuật từng bước đồng điệu (pacing). Bước đầu tiên trong kỹ thuật đồng điệu này
nhận diện hành vi của người khác. Và đây là tiến trình bước từng bước vào hành vi
của người mà bạn muốn tạo thiện cảm. Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại ở đó,
bởi vì sau khi đi vào hành vi của họ, bạn sẽ dẫn dắt họ đi vào các trạng thái bạn mong
muốn.

Trong kỹ thuật đồng hành và tạo thiện cảm, bạn dùng một tiến trình thường gọi là soi
gương (mirroring). Bạn có thể dùng kỹ thuật soi gương ở nhiều cấp độ khác nhau. Ở
một khía cạnh nào đó, bạn thường dùng việc soi gương này trong đời sống thường
này. Chẳng hạn, bạn thường ăn mặc theo một kiểu nào đó khi đi làm. Một số công sở
yêu cầu bạn mặc vest. Nếu bạn mặc vest đi công trường thì bạn đang làm điều gọi là
gây mất thiện cảm giao tiếp.

Rồi ở một cấp độ khác, bạn điều chỉnh lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình để phù hợp
với môi trường bạn đang hiện diện, chẳng hạn tại một buổi tiệc doanh nhân long
trọng.

Điều tôi muốn bạn lưu ý là: việc soi gương và bắt chước hành vi của người khác
quanh bạn là một thứ gì đó hoàn toàn tự nhiên. Nó là thứ bạn đã làm từ khi mới sinh.
Đó là cách bạn học nói. Đó là cách bạn học đi. Có rất nhiều điều bạn học được lúc còn
nhỏ bằng cách bắt chước hoặc mô phỏng hành vi của cha mẹ, anh chị em và bạn bè.

Trong những trang tiếp theo dưới đây, tôi muốn mỗi lúc bạn nên đọc một phần. Sau
đó thực hành bài tập và xem kết quả thế nào. Tôi muốn bạn nhận thấy rằng bất kỳ kỹ
thuật nào dưới đây cũng mang lại hiệu quả, nhưng nếu bạn có thể kết hợp chúng lại để

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 19


dùng, bạn sẽ tạo ra được một thiện cảm giao tiếp tiềm thức cực kỳ mạnh mẽ, giúp bạn
đồng điệu và đưa người ta vào các trạng thái bạn muốn.

1. Tương thích toàn bộ cơ thể

Tương thích toàn bộ cơ thể, tức là bạn điều chỉnh cơ thể mình sao cho nó giống với
dáng điệu, tư thế, cử chỉ của người kia. Điều này không có nghĩa là bạn phải bắt
chước chính xác từng chút một điệu bộ và tư thế của người bạn đang muốn tạo thiện
cảm. Bạn chỉ cần cố làm theo cho giông giống thôi. Chẳng hạn, nếu bạn đang ngồi
trên chiếc ghế đối diện với người kia, và người kia bắt chéo chân ở phần đầu gối, thì
bạn chỉ cần bắt chéo chân ở phần mắt cá chân là được. Bạn hiểu rồi chứ?

Và có điều lưu ý là nếu bạn bắt chước ai đó chính xác từng cử chỉ một, họ sẽ nhanh
chóng thấy bạn kỳ cục, và thậm chí tưởng bạn đang “giỡn mặt” với họ. Cũng vậy, nếu
người kia thay đổi tư thế hay điệu bộ, bạn cũng có thể làm theo, nhưng đừng làm
ngay; hãy để giãn ra một ít thời gian rồi mới làm theo.

2. Tương thích chéo (cross matching)

Bạn thực hiện tương thích chéo khi bạn bắt chước tư thế hay cử chỉ của người kia,
nhưng dùng phần cơ thể ngược lại với phần cơ thể của họ. Chẳng hạn, nếu họ bắt chéo
chân, bạn hãy khoanh tay. Nếu họ nhịp chân, bạn hãy nhịp mấy đầu ngón tay. Đây là
cách rất hay để bạn ngầm mô phỏng cơ thể của ai đó. Cách làm gián tiếp này sẽ khiến
người kia khó nhận ra hay “bắt bài” bạn.

3. Các động tác

Ai trong chúng ta cũng có những động tác hay những điệu bộ cử chỉ nào đó có tính
thói quen. Chẳng hạn, bạn thường có một kiểu di chuyển bàn tay theo cách nào đó lúc
nói chuyện, hoặc cách chồm người về phía trước lúc nói một điểm quan trọng. Người
khác cũng vậy. Họ cũng có những động tác riêng theo thói quen.

Và bạn cần dành thì giờ quan sát những động tác của người khác và mô phỏng theo để
biến chúng thành những động tác hay cử chỉ tự nhiên của bạn. Chẳng hạn, khi nói
chuyện với ai đó, tôi để ý thấy lúc đề ra một ý tưởng mới thì người đó chìa bàn tay ra

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 20


trước, lòng bàn tay mở ra và hướng lên trời. Và khi tôi nói chuyện với anh ta, lúc nêu
lên một ý tưởng mới nào đó, tôi sẽ đưa tay ra trước, mở lòng bàn tay hướng lên trời.

4. Tương thích bộ phận (part matching)

Kỹ thuật này áp dụng khi bạn chỉ bắt chước một bộ phận cụ thể nào đó của người ta –
chẳng hạn, bạn bắt chước nhịp chớp mắt của ai đó. Cốt yếu của kỹ thuật này nằm ở
chỗ bạn bắt chước một động tác cụ thể có tính chất lặp đi lặp lại của một phần cơ thể
nào đó. Điều này đơn giản giống như việc liếm môi mình vậy.

Bạn cũng có thể bắt chước các động tác đầu và vai của người khác. Tôi để ý thấy rằng
việc này cũng giống như việc bắt chước tư thế của ai đó, nhưng khi người ta ngồi thì
phần duy nhất bạn có thể thấy là đầu và vai họ. Và đây cũng là phần mà hầu hết người
ta ít khi để ý đến. Tôi chắc chắn rằng tuỳ vào bối cảnh cuộc nói chuyện, bạn sẽ
nghiêng đầu hoặc vai theo các góc khác nhau. Đây là điều mà chính bạn không thấy,
nhưng người khác lại thấy.

Việc bắt chước nét mặt cũng là điều mà người bạn đang bắt chước sẽ không để ý nhận
ra. Tôi nghĩ điều này rất dễ giải thích bởi vì hầu hết người ta đều không thể thấy nét
mặt của họ lúc họ đang nói chuyện. Bạn sẽ thấy rằng các nét mặt của một người sẽ
thay đổi tuỳ vào trạng thái họ đang có. Vì vậy, bạn có thể dẫn dắt ai đó đi vào một
trạng thái khác bằng cách đơn giản là sử dụng lại nét mặt mà họ đã thể hiện khi họ ở
trong trạng thái đó.

5. Bắt chước nhịp thở

Việc bắt chước hơi thở của ai đó có lẽ là cách dễ nhất để bạn tạo thiện cảm đón nhận ở
mức độ tiềm thức. Trước tiên, cả khi bạn đang đọc những dòng này, bạn cũng không ý
thức được nhịp thở bạn đang thở. Cá nhân tôi rất thích bắt chước những gì nằm ngoài
khả năng ý thức của người ta. Bạn có bắt chước nhịp thở của người ta, người ta cũng
khó lòng nhận ra. Mà nếu họ nhận ra thì sao? Có sao đâu? Ai cũng phải thở cả mà.

Nhưng điều mà tôi thường làm là dẫn dắt nhịp thở của người khác. Cứ để ý và bạn sẽ
thấy rằng nếu bạn bước tới trước mặt ai đó và hít một hơi thật sâu, thì người đó sẽ có
xu hướng làm theo bạn. Và lúc này, bạn bắt đầu dẫn dắt nhịp thở của người ta.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 21


6. Bắt chước giọng điệu

Liên quan đến giọng điệu, có một vài đặc điểm bạn sẽ muốn bắt chước để tạo thiện
cảm ở mức độ tiềm thức. Tông giọng, cường độ, nhịp độ và âm lượng là bốn nét chính
yếu bạn cần để ý khi muốn bắt chước giọng điệu của ai đó.

Khi bắt chước tông giọng ai đó, bạn cần điều chỉnh giọng mình theo giọng của người
đối diện. Nếu bạn gặp ai đó có giọng the thé và bạn bắt chước giọng người ta, người ta
có thể nghĩ bạn đang trêu đùa họ. Điều bạn cần làm trong trường hợp này là giữ giọng
bình thường của mình và đẩy nó hơi lên cao một chút thôi.

Có vẻ như mọi người đều nói với cường độ khác nhau một chút. Nếu bạn gặp ai đó
nói chuyện với giọng hơi yếu mà bạn giọng bạn hơi mạnh, thì bạn cần điều chỉnh lại
cường độ sao cho bớt mạnh một chút để phù hợp với người đối diện.

Tương tự như thế đối với nhịp độ và âm lượng giọng nói: bạn hãy lắng nghe tốc độ
nói của người kia nhanh hay chậm, và “volume” của người ta to hay nhỏ, để biết cách
điều chỉnh cho phù hợp với họ nhằm tạo thiện cảm.

7. Các cụm từ thôi miên

Một trong những điều bạn sẽ nhận thấy khi nói chuyện với ai đó là việc có những từ
hoặc cụm từ người đó sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Thậm chí, họ sẽ lặp lại những từ và
những cụm từ đó trong nhiều bối cảnh khác nhau. Nếu bạn để ý nhận diện những cụm
từ đó và dùng chúng khi bạn nói chuyện với họ, bạn sẽ tạo được thiện cảm sâu xa. Khi
họ nghe chính miệng bạn nói ra những cụm từ họ thường nói, họ sẽ có cảm tưởng rằng
bạn rất hiểu họ.

8. Các mô thức đối thoại

Hầu hết người ta đều dùng một mô thức chủ đạo nào đó để thể hiện bản thân trong khi
giao tiếp. Có ba mô thức căn bản là thị giác, thính giác và xúc giác. Nghĩa rằng điều
cốt yếu ở đây là bạn phải giao tiếp với người đối diện theo mô thức mà họ dùng.
Chẳng hạn:

Thị giác: Mọi thứ có vẻ như rất rõ ràng đối với tôi.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 22


Thính giác: Ý tưởng đó nghe rất hay.

Xúc giác: Những gì anh nói thật ấm lòng người nghe.

Bạn cứ gặp ai đó rồi kêu người ta kể lại về kỳ nghỉ họ vừa trải qua. Nếu để ý lắng
nghe, bạn sẽ thấy họ mô tả kỳ nghỉ của họ theo mô thức chủ đạo họ thường dùng.

Trên đây là một số cách để bạn có thể bắt chước người khác nhằm tạo thiện cảm ở
mức độ tiềm thức. Cách nào rồi cũng mang lại hiệu quả cho bạn. Và nếu bạn biết phối
hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật khác nhau vào các cuộc giao tiếp đối thoại, bạn sẽ gia
tăng hiệu quả tạo thiện cảm lên gấp nhiều lần.

Nếu bạn biết NLP, kỹ thuật thôi miên người khác hoặc tự thôi miên, bạn sẽ dễ dàng
biến các kỹ năng có ý thức này thành một công cụ tiềm thức.

9. Bài tập – Phản chiếu

Với kỹ thuật này, bạn hãy tìm ai đó tập cùng với bạn. Bài tập này chia làm ba phần.

Thứ nhất, bạn hãy quan sát người cùng tập, và hãy nói to lên những gì bạn nhận thấy
nơi người đó. Chẳng hạn, nếu bạn thấy anh ta chớp mắt, hãy hô lên. Nghĩa là bạn nhận
thấy điều gì nơi anh ta, thì hãy nói to lên bằng lời.

Thứ hai, bạn hãy bắt chước anh ta. Bất kỳ lúc nào anh ta chuyển động phần cơ thể
nào, bạn cũng hãy bắt chước làm theo như vậy. Hãy để ý đến từng cử chỉ, chuyển
động nhỏ nhất. Và hãy để ý toàn diện cơ thể anh ta từ đỉnh đầu đến ngón chân, từ đầu
ngón tay này sang đầu ngón tay khác. Hãy nhìn một cách kín đáo, đừng có nhìn chằm
chằm vào anh ta.

Thứ ba, bạn vẫn bắt chước anh ta, nhưng mỗi chuyển động mà bạn bắt chước, bạn sẽ
chỉ làm một nửa thôi. Tôi gọi cái này là phản chiếu–vi mô. Và tôi thấy kỹ thuật này
khá hiệu quả.

10. Bài tập – Phản chiếu bằng lời

Trong bài tập này, bạn hãy tìm ai đó có cách nói chuyện khác biệt nhiều so với bạn.
Người A sẽ nói một câu. Người B để ý đến nhịp độ, tông giọng, âm điệu và từ vựng
của người A. Bạn cũng hãy để ý mô thức giao tiếp chủ đạo mà họ dùng. Rồi tiếp đến,

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 23


người A sẽ nói một câu khác nhưng bắt chước nhịp độ, tông giọng, âm điệu, từ vựng
và mô thức của người B.

Hãy thực hành vài lần cho đến khi bạn thấy mình bắt chước chuẩn. Tiếp đó, hãy làm
lại tất cả một lần nữa, nhưng lần này bạn chỉ bắt chước một nửa thôi.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 24




CHƯƠNG 9: CÁC HỆ THỐNG PHIÊN DỊCH BÊN TRONG


Cách bạn Nhìn/ Nghe/ Cảm nhận / tạo ý nghĩa về thế giới

+ Thị giác (Visual)

Bạn có xu hướng dùng các từ như: thấy, nhìn, trông, rõ ràng, tổng quan, theo tôi
thấy.

Bạn nhớ lại những sự kiện và kinh nghiệm qua các hình ảnh thị giác, và hiểu bằng
cách tạo ra những bức tranh ý nghĩa. Bạn cần các hình ảnh, biểu đồ minh hoạ, và
thích đọc, xem tivi, xem phim, mơ mộng.

+ Thính giác (Auditory)

Bạn thường dùng các từ như: nghe, kể tôi nghe, lớn, lọt tai.

Bạn lắng nghe những gì người ta nói và đón nhận nó nếu nó có âm thanh, hoặc
cung giọng mà người khác sử dụng. Bạn thường hát lúc làm việc, hoặc nghe nhạc
trong lúc học.

+ Xúc giác (Kinesthetic)

Bạn thường dùng các từ như: cảm thấy, nặng, cầm, khó.

Bạn luôn có cảm nhận về sự vật và con người. Bạn muốn chạm vào người ta và sự
vật, muốn cầm đồ vật trong tay và mân mê chúng. Bạn thường sử dụng các động
tác tay hoặc chuyển động toàn bộ cơ thể khi mô tả điều gì đó.

+ Lý luận & phán đoán (Digital)

Bạn thường dùng các từ như: hợp lý, đoán, lý lẽ, hệ thống, hiểu, có ý nghĩa, phân
tích, biết.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 25


Bạn cần hiểu tại sao thứ gì đó lại quan trọng, những hướng dẫn đưa ra phải có ý
nghĩa, mọi thứ phải trật tự và hợp lý. Bạn thích các chi tiết được in ra hoặc các
biểu đồ phát triển.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 26




CHƯƠNG 10: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG

PHIÊN DỊCH BÊN TRONG ƯU TIÊN


Đối với từng phát biểu dưới đây, bạn hãy đánh con số phù hợp vào từng ô mô tả.
Dùng thang điểm này:

4 = mô tả đúng nhất về bạn

3 = mô tả khá đúng về bạn

2 = mô tả tạm đúng về bạn

1 = mô tả ít đúng nhất về bạn

1. Tôi đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên:

 những cảm giác trong lòng

 điều nào nghe có vẻ tốt nhất

 điều nào trông có vẻ tốt nhất

 những đánh giá và xem xét cẩn thận về các khía cạnh.

2. Trong một cuộc tranh luận, tôi bị tác động nhiều nhất do:

 cung giọng của người khác

 việc tôi hiểu hay không hiểu lý lẽ của người khác

 cách lập luận chặt chẽ của người khác

 việc tôi cảm nhận được mình có kết nối được với những cảm xúc thực của
người khác hay không

3. Tôi thấy dễ diễn đạt nhất điều đang diễn ra với tôi qua:

 cách tôi ăn mặc và ngoại hình của tôi

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 27


 các cảm xúc tôi chia sẻ

 những lời nói tôi chọn

 cung giọng của tôi

4. Tôi thấy điều dễ dàng nhất với tôi là:

 chọn một âm lượng lý tưởng và kích hoạt hệ thống âm thanh nổi

 chọn những nội dung phù hợp nhất về mặt trí tuệ liên quan đến một chủ đề hấp
dẫn

 chọn đồ đạc thoải mái nhất

 chọn những kết nối phong phú và hấp dẫn về màu sắc

5. Một số điều khác…

 tôi rất dễ hoà mình vào những âm thanh chung quanh tôi

 tôi rất giỏi rút ra ý nghĩa từ những dữ liệu hay dữ kiện mới

 tôi rất nhạy cảm với những loại vải quần áo tiếp xúc trên cơ thể tôi

 tôi có phản ứng mạnh mẽ với màu sắc và với cách bài trí một căn phòng

Tính điểm cho bài tập trên

+ Bước 1:

Chép lại vào các ô dưới đây các câu trả lời của bạn (tức các con số bạn đã điền) từ
bài tập trên:

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 28


+ Bước 2:

Ghi lại các con số tương ứng với từng ký tự ở trên vào các cột ký tự bên dưới.
[Các ký tự viết tắt:

 V = Visual (có xu hướng dùng thị giác)

 K = Kinesthetic (có xu hướng cảm nhận, dùng xúc giác)

 A = Auditory (có xu hướng dùng thính giác)

 D = Digital (có xu hướng dùng ngôn ngữ và lập luận logic)]

+ Bước 3:

So sánh số điểm tổng cộng ở từng cột, bạn sẽ biết được hệ thống phiên dịch bên
trong ưu tiên của bạn (một cách tương đối).

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 29




CHƯƠNG 11: MÔ THỨC & CÁC TIỂU MÔ THỨC


+ Các mô thức:
Các mô thức là bất kỳ thứ nào trong năm giác quan của bạn:
Nghe
Nhìn
Cảm
Nếm
Ngửi
+ Các tiểu mô thức:
Các thành phần phụ của từng mô thức được gọi là tiểu mô thức. Ta dùng chúng để gán
ý nghĩa cho những kinh nghiệm đã trải qua. Dưới đây là các tiểu mô thức thường thấy:

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 30


DANH SÁCH TIỂU MÔ THỨC

Thị giác 1 2 3 4

Đen, Trắng hay Màu?


Gần hay Xa?
Sáng hay Mờ?
Vị trí?
Kích cỡ hình ảnh?
Associated/Dissociated?
Có tiêu điểm hoặc Không?
Tập trung (Thay đổi/Ổn định)
Có khung hoặc Toàn cảnh?
Động hay Tĩnh?
Động nhanh/bình thường/chậm
Mức tương phản
3 chiều hay Phẳng?
Góc độ xem từ
Số lượng hình ảnh (Có đổi không?)
Thính giác
Có âm thanh nào quan
Vị trí
trọng không?
Hướng
Bên trong hay Bên ngoài?
Lớn hay Nhỏ?
Nhanh hay Chậm?
(Tông) Cao hay Thấp?
Chất giọng
Âm sắc
Sự ngắt giọng
Ngữ điệu
Thời lượng
Tính độc đáo của âm thanh

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 31


Cảm nhận
Có cảm nhận nào quan
Vị trí
trọng không?
Kích cỡ
Hình dáng
Cường độ
Chuyển động/Thời lượng
Sự rung động
Áp suất/Nhiệt?
Khối lượng

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 32




CHƯƠNG 12: KỸ THUẬT SWISH


1. Xác định bối cảnh:

Trước tiên, hãy xác định một hành vi bạn muốn thay đổi, hoặc điều gì đó bạn đang
thấy mắc kẹt vào. Khi nào và ở đâu bạn sẽ muốn hành động hoặc phản ứng theo cách
khác biệt hơn lúc này?

2. Xác định bức tranh manh mối

Lúc này, tôi muốn bạn xác định rõ những gì bạn thực sự nhìn thấy trong tình huống đó
ngay trước khi bạn bắt đầu thực hiện hành động mà bạn không thích.

3. Tạo bức tranh kết quả:

Lúc này, hãy tạo một bức tranh thứ hai về việc bạn sẽ nhìn mình với cái nhìn khác biệt
thế nào nếu bạn đã đạt được sự thay đổi như mong muốn. Bạn cần liên tục điều chỉnh
bức tranh đó cho đến khi nào nó trở thành bức tranh thực sự hấp dẫn bạn – thu hút bạn
một cách mạnh mẽ.

4. Swish:

Lúc này, hãy hoán đổi hai bức tranh đó. Bắt đầu nhìn bức tranh đầu tiên, to và sáng.
Rồi hãy đặt một hình ảnh nhỏ và tối của bức tranh kết quả ở góc dưới bên phải của
bức tranh đầu tiên. Hình ảnh nhỏ và tối đó sẽ từ từ phình to ra và sáng lên, phủ hết bức
tranh đầu tiên. Bức tranh đầu tiên lúc này sẽ thu nhỏ lại, bắt đầu tối dần đi và dần dần
biến mất khi bạn nói chữ “đổi.” Hãy làm lại điều này nhiều lần cho tới khi nào bạn
không còn thấy bức tranh đầu tiên nữa, hoặc đến khi nó không còn làm phiền bạn nữa.

5. Kiểm tra:

Lúc này hãy thử tưởng tượng lại bức tranh đầu tiên… Điều gì xảy ra? Nếu kỹ thuật
swish kia thành công, bạn sẽ thấy khó hình dung lại bức tranh đầu tiên. Bức tranh ấy
có xu hướng nhạt nhoà đi và đã được thay thế bằng hình ảnh về bản thân mà bạn

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 33


muốn thấy. Nếu hình ảnh đầu tiên vẫn còn đó khi bạn kiểm tra, hãy bắt đầu làm lại
bước Swish ở trên.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 34




CHƯƠNG 13: BA VỊ TRÍ NHẬN THỨC


3 vị trí nhận thức cung cấp một cách tiếp cận tư duy toàn diện. Công cụ này giúp
khách hàng gặt hái nhiều thông tin hơn, đồng thời trang bị thêm một phương pháp để
giải quyết vấn đề. Trong trường hợp bạn cảm thấy khó kiểm soát và thiếu hiểu biết
hoặc không rõ tiến trình, 3 vị trí nhận thức có thể cung cấp một phương pháp để gia
tăng hiểu biết và tạo ra những lựa chọn mới.

Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả để tìm kiếm các giải pháp thay đổi trải nghiệm của
bạn về toàn bộ tình huống. Các nhà thương lượng giỏi dùng kỹ thuật này một cách bản
năng để có thể tiếp cận toàn diện trước các tình huống. Thay đổi góc nhìn là cách
nhanh nhất để đạt được kết quả xuất sắc.
Sau đây là quy trình thực hiện

VỊ TRÍ THỨ NHẤT – Khách hàng là chính mình


1. Hãy nói cho tôi biết về sự kiện đó
2. Bạn cảm thấy cảm xúc tiêu cực như thế nào?
3. Từ 1-10 (10 là tệ nhất), bạn cho cảm xúc
tiêu cực mà bạn đã cảm thấy bao nhiêu điểm?
4. Bạn còn cảm thấy, quan sát thấy gì nữa không?
5. Hãy đứng dậy, rung người đi (thay đổi trạng thái)

VỊ TRÍ THỨ HAI – Khách hàng là người kia (chuyển sang chỗ ngồi khác và tháo
giầy)
1. Hãy nói cho tôi nghe về sự kiện đó (đảm bảo rằng khách hàng đang miêu tả sự
kiện đó qua con mắt của người kia)
2. Bạn quan sát thấy gì? (đảm bảo khách hàng vẫn tách khỏi sự việc và quan sát
từ ngoài)

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 35


3. Bạn còn quan sát thấy hay cảm thấy gì nữa? (tiếp tục hỏi, theo một cách hơi
khác)
4. Tôi biết bạn có thể tắt, hay không thể nghĩ thêm được gì nữa, và nếu quan sát
thấy thêm một điều gì nữa thì đó là gì?
5. Đứng dậy, rung lắc người (thay đổi trạng thái)

VỊ TRÍ THỨ BA - Khách hàng là người quan sát (Chuyển chỗ ngồi khác và đứng lên
trên ghế, quan sát từ góc nhìn cao hơn.)
1. Vì bạn hoàn toàn không liên quan đến sự kiện này, bạn quan sát được gì trong
tình huống này, giữa hai người này?
2. Bạn còn quan sát thấy gì nữa?
3. Có thể rút ra bài học gì từ tình huống này? (nhắc đi nhắc lại đến khi khách hàng
không thể nghĩ thêm được gì nữa)
4. Bạn đưa ra lời khuyên gì cho người A, bời vì bạn hoàn toàn tách khỏi sự việc

PHỎNG VẤN
1. Để khách hàng trở lại vị trí Thứ nhất. Yêu cầu họ chia sẻ những gì họ quan sát
thấy từ vị trí 2 & 3
2. Hỏi họ tất cả những bài học đã học được và hành động tương lai của họ là gì.
3. “Với thang điểm từ 1-10 (10 là tệ nhất), bạn chấm điểm cho cảm xúc tiêu cực
bạn đã cảm thấy trước đó” (điểm cần giảm đáng kể)
4. Nếu họ trả lời bất kỳ số nào lớn hơn 0, hãy hỏi “vậy cần điều gì xảy ra để điểm
số này giảm từ ‘con số’ về 0?”

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 36




CHƯƠNG 14: 8 YẾU TỐ THEN CHỐT


THIẾT LẬP MỘT MỤC TIÊU KHẢ ĐẠT


1. Diễn giải bằng lời tích cực: Bạn muốn điều cụ thể nào?

2. Xác định tình thế hiện tại: Bạn đang đứng ở đâu?

3. Trải nghiệm giác quan rõ ràng – Bạn sẽ làm thế nào để biết mình đã đạt kết quả
mình muốn rồi? Hãy tưởng tượng lúc này bạn đã đạt được kết quả đó rồi.

 Bạn đang thấy gì khi bạn đạt kết quả?

 Bạn đang nghe gì khi bạn đạt kết quả?

 Bạn đang cảm thấy gì khi bạn đạt kết quả?

 Bạn đang làm gì khi bạn đạt kết quả?

 Những người khác sẽ thấy gì, nghe gì, cảm nhận gì để họ biết là bạn đã đạt
được kết quả?

4. Kết quả đó có hợp với mong ước bạn hay không? Kết quả này sẽ mang đến cho
bạn điều gì hoặc cho phép bạn làm được điều gì?

5. Mục tiêu này chỉ dành cho bạn hay cho người khác? Bạn không thể đặt mục
tiêu cho người khác. Bạn chỉ có thể đặt mục tiêu cho chính mình thôi.

6. Đưa vào bối cảnh phù hợp

 Bạn muốn đạt kết quả đó khi nào, ở đâu và với ai?

 Bạn không muốn đạt kết quả đó khi nào, ở đâu và với ai?

 Bạn muốn nó trong bao lâu?

7. Bạn cần đến những nguồn lực nào?

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 37


 Lúc này bạn có gì, và bạn cần có gì để đạt kết quả của bạn?

 Bạn đã từng làm hay đạt điều này trước đây rồi?

 Bạn biết ai đã từng đạt được kết quả như vậy?

 Hãy hành động như thể bạn đã đạt kết quả rồi vậy.

8. Kiểm tra những mối liên hệ khác

 Bạn muốn có kết quả đó vì mục đích gì?

 Bạn sẽ được gì và mất gì nếu bạn đạt kết quả đó?

 Nó có đáng giá để bạn cất công đạt đến nó không?

 Nó có xứng đáng để bạn dành thời gian cho nó không?

 Kết quả này có phù hợp với ý thức về bản thân bạn không?

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 38




CHƯƠNG 15: KỸ THUẬT ĐẶT MỤC TIÊU


Có nhiều thứ bạn phải làm để chắc chắn rằng bạn sẽ đạt các mục tiêu của mình chứ
không phải chỉ đặt ra rồi để đó. Trước tiên, bạn phải đặt mình trong một trạng thái
thuận lợi cho việc chọn lựa các mục tiêu của bạn. Tiếp đến, bạn sẽ thấy ra rằng nếu
mục tiêu bạn chọn là điều bạn thực sự muốn, thì bạn sẽ cần có một vài ý tưởng về
cách đạt nó. Sau cùng, bạn chỉ cần biết cách tạo động lực cho mình và gạt bỏ hết mọi
thứ cản trở đường đi của bạn.

Dưới đây là những bước bạn có thể làm theo để thực hiện hết mọi điều vừa nói.

Bước 1 – Một trạng thái thực sự lý tưởng

Trước tiên, bạn sẽ tạo ra một trạng thái lý tưởng và thực sự hấp dẫn cho mình khi bạn
chọn lựa các mục tiêu. Có nhiều trạng thái bạn có thể chọn, chẳng hạn như dưới đây:

Tự tin Thành thạo Thư giãn

Sáng tạo Vui tươi Trực giác

Khoẻ mạnh Tuyệt vời Cởi mở

Tập trung Mạnh mẽ May mắn

Bạn sẽ dùng kỹ thật tạo neo để tạo neo cho từng trạng thái trên bằng một ngón tay và
gia tăng cường độ cho nó bằng kỹ thuật trượt neo (sliding anchor, tức là kéo ngón tay
đi lên từ vị trí đã neo). Tiếp đó, bạn sẽ kết hợp đồng thời các neo đó lại với nhau và
neo một trạng thái mới, theo cách nào đó dễ dùng lại về sau (thí dụ, bạn có thể giật tai
mình, hoặc nghe một tiếng nói phát ra từ bên trong đầu mình).

Bước 2 – Những giọng nói hấp dẫn

Lúc này bạn sẽ muốn có một vài giọng nói có sức tạo động lực. Vì vậy, hãy nghĩ về
một lúc nào đó bạn thấy mình tràn đầy động lực để làm điều gì đó. Hãy để ý đến

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 39


những điều bạn đã tự nói với mình khi ấy để gia tăng động lực. Hãy để ý xem giọng
nói ấy đến từ đâu.

Rồi hãy tưởng tượng mình đang nói lại những điều ấy với cùng tông giọng, âm điệu,
âm lượng, nhịp độ, v.v. như hồi đó. Hãy neo lại cảm giác của bạn khi nghe giọng nói
đó.

Bước 3 – Di chuyển trên dòng thời gian của bạn

Dòng thời gian là bức tranh đại diện cho các sự kiện xảy ra trong đời của bạn. Nó thể
hiện các mốc thời gian diễn ra sự kiện hay biến cố nào đó bạn trải qua. Một trong
những cách tốt nhất để tổ chức dòng thời gian là bạn hãy hình dung mình đang đặt quá
khứ ở phía bên trái và hơi chếch về phía sau bạn, để bạn có thể ngoái đầu lại một chút
mà nhìn vào nó. Hiện tại thì đang ở trong đầu bạn. Và tương lai thì ở phía trước bạn,
hơi chếch về phía bên phải. Rồi sau khi bạn sắp xếp dòng thời gian theo cách đó, bạn
sẽ muốn thấy hình ảnh tương lai hiện to và rõ hơn trước mắt. Có thể bạn sẽ muốn
thêm một ít màu sắc và độ sáng cho hình ảnh tương lai của mình. Hãy thử nghiệm để
xem nó có hiệu quả thế nào với bạn.

Bước 4 – Đặt mục tiêu vào dòng thời gian

Có nhiều bước nhỏ để bạn làm điều này. Trước tiên là hãy bước đi trên dòng thời gian
của bạn cho đến lúc bạn đạt đến mốc mục tiêu. Tại mốc mục tiêu đó, bạn hãy nhìn
xem mọi sự trông như thế nào. Hãy lắng nghe mọi âm thanh. Hãy cảm nhận những
khác biệt đang diễn ra trong cơ thể bạn. Hãy để ý xem gia đình bạn xử với bạn thế nào
khi ấy. Nhìn xem việc đạt mục tiêu ấy có ý nghĩa thế nào đối với các phương diện
khác trong đời sống bạn. Còn điều gì khác biệt nữa không? Bạn vẫn muốn đạt mục
tiêu đó chứ? Lúc này, hãy điều chỉnh một số thứ thấy cần thiết cho mục tiêu của bạn.

Bây giờ, bạn cần kiểm tra một vài thứ. Hãy tự hỏi mình xem liệu mục tiêu đó có thực
tế hay không? Tôi có xứng đáng đạt mục tiêu đó không? Tôi có khả năng đạt được nó?
Hãy để ý xem có tiếng nói nào “bàn ra” hay không?

(nếu bạn thấy một cản trở nào đó, hãy dừng lại và xem xét nó trước khi tiếp tục).

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 40


Tiếp đến, bạn hãy nhìn lại để xem hết tất cả mọi bước đi bạn đã thực hiện để tiến đến
mục tiêu đó. Có thể có một số bước đi chưa rõ ràng lắm, nhưng ít nhất, bạn phải thấy
một, hai hoặc ba điều mình cần làm để đi đến mục tiêu.

Hãy quay trở lại và đi đủ các bước để vào tương lai, nhằm chắc chắn rằng bạn muốn
sống với những kết quả mà mục tiêu này mang đến cho bạn sau khi bạn đạt nó.

Giả sử bạn vẫn còn muốn đạt mục tiêu đó. Bạn hãy quay lại và đi đến mốc điểm bạn
vừa đạt đến mục tiêu. Lúc này, hãy neo lại cảm giác đạt mục tiêu ấy; và trong khi vẫn
còn đang neo cảm xúc ấy, bạn hãy bước trở lại hiện tại và mang theo một ít cảm xúc
vừa cảm nhận được. Cách này sẽ giúp bạn có thể nhớ cảm giác đạt mục tiêu của mình
và tạo được động lực để gia tăng cảm giác ấy.

Lúc này, hãy nhìn vào tương lai và kích lại cái neo về cảm giác lúc bạn đạt mục tiêu,
và tiếp đó kích neo để nghe được tiếng nói tạo động lực ở bước thứ 2.

Bước 5 – Tiếp thêm động lực

Những từ ngữ nào đó sẽ có tính chất động viên người này hơn là người kia. Người này
sẽ thấy có động lực nhất khi nghe những từ này, nhưng người khác thì lại thích nghe
những từ khác. Bạn hãy nhìn vào danh sách những từ dưới đây và hãy tưởng tượng có
một đường kẽ ngang trên sàn dưới chân bạn, chia thành hai khu vực phía trước và phía
sau bạn. Hãy để ý xem những từ nào dưới đây sẽ thôi thúc bạn tiến lên, những từ nào
không có tác dụng thôi thúc gì cả, và những từ nào làm bạn phải bước lùi về phía sau
đường kẽ ngang kia.

 Ao ước

 Thích

 Yêu

 Muốn

 Cần

 Có thể

 Phải

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 41


 Bắt buộc phải

 Sẽ

 Sắp

 Nên

Hãy tìm một từ bạn cảm thấy thích hợp thôi thúc bạn tiến về mục tiêu. Tiếp đến hãy
nhìn xuống đường kẽ bạn đã vạch ra và di chuyển bức tranh mục tiêu vào chỗ có chứa
từ ngữ tạo động lực để bạn tiến lên.

Công cụ & Kỹ năng NLP Cần thiết để Coaching Thành Công | 42

You might also like