You are on page 1of 2

Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX


Từ năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn lần
lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng và từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp, biến
ta từ một nước phong kiến trở thành nước thuộc địa và phong kiến, dẫn tới biến đổi về cơ
cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Từ đó, các phong trào đấu tranh lần lượt được nổ ra
tại cả ba miền đất nước. Miền Nam với cuộc khởi nghĩa của Trương Định và Nguyễn
Trung Trực. Miền Bắc có khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành, Đinh Công
Tráng, Nguyễn Quang Bích và Hoàng Hoa Thám. Ở miền Trung có khởi nghĩa của Trần
Tấn, Đặng Như Mai và Phan Đình Phùng. Điều này chứng tỏ trước các nhiệm vụ lịch sử
và độc lập dân tộc thì vấn đề về tư tưởng phong kiến đã không còn được đặt nặng như
trước.
Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp vẫn cho duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với
khoảng 95% dân số là nông dân. Ngược lại, giai cấp địa chủ được bổ sung, củng cố và
tăng cường thêm các điền chủ người Pháp và người nước ngoài. Xã hội Việt Nam xuất
hiện những giai cấp mới bên cạnh tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương. Đó là giai cấp công
nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Vì thế bên cạnh mâu thuẫn cũ
giữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến thì giờ đây ở Việt Nam lại xuất hiện thêm
các mâu thuẫn mới giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa đế quốc Pháp. Có thể thấy, giai cấp công nhân ở Việt
Nam phải chịu cùng lúc ba tầng áp bức, từ phong kiến đến tư bản và trên cùng là thực
dân Pháp.
Trong khi các cuộc khởi nghĩa theo khuynh hướng phong kiến vẫn đều đặn diễn ra như
phong trào Cần vương thì các cuộc khởi nghĩa theo khuynh hướng dân chủ tư sản dần
dần được hình thành, dựa trên tinh thần của những cuộc vận động cải cách của cách mạng
dân chủ ở Trung Quốc và Duy tân ở Nhật Bản, cuộc khởi nghĩa dưới sự dẫn dắt của các sĩ
phu yêu nước mang tinh thần cải cách như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Tuy nhiên
đều thất bại, cốt là do giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, chủ là do các tổ chức và
người lãnh đạo của phong trào chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn. Tuy vậy,
tinh thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân, giai cấp công nhân dám đứng lên đấu
tranh và tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá vào nước ta
dưới sự nỗ lực của Hồ Chí Minh. Từ đó phong trào công nhân và phong trào yêu nước
được củng cố về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, chấm dứt sự khủng hoảng về
đường lối và phương pháp cách mạng, cũng từ đó Đảng lãnh đạo cách mạng thành công
và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi. Đây là những nhân tố
góp phần bổ sung và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện.
2. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chủ nghĩa tư bẩn chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
phần lớn các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh trở thành thuộc địa và phụ
thuộc các nước đế quốc. Tình hình đó làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn vốn có, mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước tư bản, mẫu thuẫn giữa các nước đế
quốc với nhau, mẫu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc.
Việc giành lại độc lập giờ đây trở thành mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế, từ
đó thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa
Mác – Lê nin. Cách mạng tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ
phong kiến, lập nên một xã hội mới chính là xã hội xã hội chủ nghĩa. Cách mạng mở ra
một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng dân tộc cho những dân tộc chịu áp bức. Chủ
nghĩa Mác – Lê nin và kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga được truyền bá ra
khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở nhiều
nước. Cách mạng đã có ảnh hưởng sâu sắc trên con đường ra đi tìm đường cứu nước của
Hồ Chí Minh.

You might also like