You are on page 1of 14

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2022-2023

BÁO CÁO DỰ ÁN
ĐỀ TÀI KĨ THUẬT
TÊN ĐỀ TÀI:

CÂN THÔNG MINH DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ

LĨNH VỰC: HỆ THỐNG NHÚNG


1

BÁO CÁO DỰ ÁN

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ là những gì tốt đẹp nhất mà thiên nhiên đã
ban tặng. Vì vậy con người luôn trân trọng và tận hưởng nó. Nhưng không phải ai
cũng may mắn được tận hưởng trọn vẹn đó là những người khiếm thị. Người
khiếm thị chiếm tỉ lệ không nhỏ trong xã hội. Họ gặp những khó khăn trong sinh
hoạt nên phải nhờ người thân và những người xung quanh hỗ trợ đối với công việc,
trong đó có việc xác định khối lượng của vật, vì vậy chúng em đã sử dụng cân điện
tử với mong muốn giúp đỡ người khiếm thị giảm bớt gánh nặng khó khăn đối với
họ, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người dùng, nhóm đã nghiên
cứu hướng đến tạo ra sản phẩm vô cùng tiện ích. Đó là cân thông minh dành cho
người khiếm thị.
2. Mục tiêu dự án, giả thuyết khoa học
- Giúp người khiếm thị biết được số cân nặng cũng như xác định khối lượng
của vật thông qua cân thông minh, phát ra âm thanh.
- Giúp người khiếm thị có được việc làm, giảm bớt gánh nặng trong cuộc
sống.
- Thiết bị có thể nhân rộng sản xuất hàng loạt với già thành rẻ với hộ gia đình,
trường học, công trường xây dựng và linh kiện, vật tư hoàn toàn mua ở Việt Nam.
- Giả thuyết khoa học: Cân thông minh sẽ giúp cho người khiếm thị cân được
các vật nặng thông dụng và sẽ áp dụng được rộng rãi.

3. Điểm mới của đề tài


- Thiết bị hoàn toàn tự thiết kế, nghiên cứu tạo thành.
- Những linh kiện, vật tự hoàn toàn mua được ở Việt Nam.
- Tích hợp nhiều tính năng thông minh và hiện đại như tính số cân nặng, xác
định khối lượng vật thể kết hợp với phát ra giọng nói.
- Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên rất dễ dàng khi di chuyển và mang
theo.
- Người khiếm thị và người thường đều sử dụng được.
- Màn hình LCD rõ nét, hiển thị các thông số rõ ràng và sử dụng pin 7.4V
thuận tiện trong quá trình sử dụng.
- Ngoài ra vẫn có thể sự dụng trong trường học, hộ gia đình, công trường xây
dựng,…với giá thành vô cùng hợp lí.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Nghiên cứu thực nghiệm: kiểm định phần cơ sở lí thuyết đã đưa ra xét xem
có chính xác với thực tế, sử dụng các bằng chứng thực tế đó là những sản phẩm có
2

ngoài thị trường. Sau đó tổng hợp lại những ý kiến để có thể chọn được những
phương án mới phù hợp cho hệ thống cân thông minh.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số lần thực nghiệm và sai số trong cân đo
vật thể để hiệu chỉnh phù hợp.

5. Quá trình nghiên cứu

5.1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

Thời gian Nội Dung công việc Ghi chú


Từ 01/8/2022 đến Lên ý tưởng, tìm hiểu linh kiện
15/8/2022 và kiến thức liên quan
Từ 16/8/2022 đến Lắp ráp sản phẩm
16/9/2022
Từ 17/9/2022 đến Thực nghiệm và hiệu chỉnh
20/9/2022
Từ 21/9/2022 đến Viết báo cáo dự án
30/9/2022

5.2. Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đề tài

5.2.1. Tìm hiểu thông tin trên Internet

Để phục vụ cho việc lắp ráp cân thông minh, ngoài những tài liệu sách báo, chúng
em tìm hiểu thêm các thông tin và đặt mua linh kiện thông qua các trạng mạng
Internet
3

5.2.2. Test linh kiện và lắp ráp cân thông minh


4

Nguyên liệu làm sản phẩm rất thông dụng, dễ kiếm và giá thành rẻ. Cụ thể
gồm những nguyên liệu sau:
Loadcell, Module HX711, Module giảm áp LM2596, màn hình LCD 16 X2,
Bộ vi điều khiển Arduino Nano, Module giải mã âm thanh DPLAYER MP3
Dây dẫn, vỏ cân, ta có thể tận dụng từ những đồ phế thải trong gia đình như
các hộp nhựa, các dây điện thừa, các đồ gỗ, tấm cáctong đã bị loại bỏ…
a) Loadcell
Điện áp hoạt động: 5V. Kích thước: 12.7x12.7x80mm.
Loadcell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành
tín hiệu điện. Thành phần cấu tạo cơ bản của loadcell bao gồm hai bộ phận chính.
Bộ phận thứ nhất là đòn cân và bộ phận thứ hai là mạch xử lý tín hiệu điện tử. Ở
đây, ta phân tích cấu tạo của đòn cân và không đi sâu vào phần mạch điện tử.
5

Thanh kim loại này một đầu được gắn cố định, đầu còn lại tự do và gắn với
mặt bàn cân (Đĩa cân). Khi ta bỏ một khối lượng lên đĩa, thanh kim loại này sẽ bị
uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra. Khi thanh kim loại bị uốn,
điện trở Strain Gauge sẽ bị kéo dãn ra và thay đổi điện trở. Như vậy, khi đặt vật
cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Load, thanh kim loại sẽ bị uốn đi một
lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện trở của Strain
Gauge. Thông thường, thanh kim loại sẽ được cấu tạo sao cho bất chấp vị trí ta đặt
vật cân lên bàn/ đĩa, nó đều cho cùng một mức độ bị uốn như nhau.
Xác định dây và nối dây của Loadcell với module HX711:
Dây đỏ: ngõ vào (+) – E+
Dây đen: ngõ vào (-) – E-
Dây xanh: ngõ ra (+) – A-
Dây trắng: ngõ ra (-) – A+
6

Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở R1, R2, R3, R4 kết nối thành 1
cầu cân bằng và được dán vào bề mặt của thân loadcell.

b) Module HX711
Mạch chuyển đổi ADC 24bit Loadcell HX711 được sử dụng để đọc giá trị
điện trở thay đổi từ cảm biến Loadcell (thường rất nhỏ không thể đọc trực tiếp
bằng VĐK) với độ phân giải ADC 24bit và chuyển sang giao tiếp 2 dây (Clock và
Data) để gửi dữ liệu về Vi điều khiển, thích hợp để sử dụng với Loadcell trong các
ứng dụng đo cân nặng.

Thông số kỹ thuật :
- Điện áp hoạt động : 2.7 - 5V
- Dòng tiêu thụ : < 1.5 mA
- Tốc độ lấy mẫu : 10 - 80 SPS (tùy chỉnh)
- Độ phân giải : 24 bit ADC
- Độ phân giải điện áp : 40mV
- Kích thước : 38 x 21 x 10 mm
7

c) Module giảm áp LM2596


Thông số kỹ thuật :
- Điện áp đầu vào: 3V-30V
- Điện áp đầu ra: 1.5V đến 30V
- Công suất: 15V
- Kích thước 45x20x14 mm
Mạch Giảm Áp LM2596 là module giảm áp có khả năng điều chỉnh được
dòng ra đến 3A. LM2596 là IC nguồn tích hợp đầy đủ bên trong. Tức là khi cấp
nguồn 9V vào module, sau khi giảm áp ta có thể lấp được nguồn 3A < 9V... như
5V hay 3.3V. Khả năng dòng điện cao của nó thường được sử dụng trong các
module nguồn để cấp nguồn hoặc điều khiển tải nặng.

d) Màn hình LCD 16X2


Điện áp hoạt động: 5V Kích thước: 80 x 36 x 12.5 mm. Chữ trắng, nền
xanh.Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch tiện dụng khi kết nối với
Breadboard Đèn led nền có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng thích
hợp. Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu. Được sử dụng để hiển thị trạng thái
hoặc các thông số.

e) Bộ vi điều khiển Arduino Nano


Kích thước của Arduino Nano cực kì nhỏ chỉ tương đương đồng 2 nghìn gấp
lại 2 lần thôi (1.85cm x 4.3cm), rất thích hợp cho các newbie, vì giá rẻ hơn
Arduino Uno nhưng dùng được tất cả các thư việt của mạch này.
8

Cung cấp các kết nối và thông số kỹ thuật tương tự như bảng điện tử Arduino Uno
nhưng với kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều.
f) Module giải mã âm thanh DPLAYER MP3
Thông số kỹ thuật :
- Điện áp làm việc: 3.2V – 5V.
- Công suất ra loa: 3W.
- Tốc độ lấy mẫu (Khz): 8 / 11.025 / 12 / 16 / 22.05 / 24 / 32 / 44.1 / 48 với
ngõ ra 24bit.
- Âm thánh có thể chỉnh 6 mức.
- Kích thước: 20x20 mm.
Đây là mạch chơi âm thanh MP3 từ thẻ microSD cực kì nhỏ gọn mà còn tích
hợp sẵn ampli để có thể kết nối với loa. Ngoài ra, ta còn có thể điều khiển chơi
MP3 bằng Arduino. Module hỗ trợ giải mã MP3, WAV, WMA.

Lưu ý: Đèn led trên module chỉ sáng lên khi giao tiếp được với vi điều khiển

* Mô phỏng
9

* Nguyên lý hoạt động của hệ thống:


Loadcell sẽ tiếp xúc với vật nặng, bản chất loadcell là cầu điện trở nên khi có
sự thay đổi về điện trở tín hiệu này sẽ đưa sang module hx711 để chuyển thành tín
hiệu số để đưa vào bộ xử lý tín hiệu, bộ này tính toán và hiển thị kết quả ra màn
hình lcd, đồng thời kich hoạt module giải mã âm thanh để đưa âm thanh phát ra loa
báo kết quả bằng âm thanh cho người khiếm thị
Ứng dụng của sản phẩm:
“Cân thông minh hỗ trợ người khiếm thị” là một sản phẩm rất dễ làm, dễ ứng
dụng và rất hữu ích trong thực tế cuộc sống của những người khiếm thị. Nhờ đó
giúp cho người khiếm thị phần nào giảm bớt phần nào gánh nặng trong cuộc sống.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tuy cân nhìn nhỏ vậy nhưng nếu muốn tăng khối lượng cân lên thì mình
chỉ cần tăng cơ cấu cảm biến, kích thước của cân lên, thay Loadcell lớn hơn thì sẽ
cân được khối lượng lớn hơn.
Sản phẩm sau khi hoàn thành và thực nghiệm thành công:
10
11

6. Kết luận và kiến nghị

6.1 Kết Luận

Sau một thời gian tìm hiểu và học hỏi từ tài liệu, nghiên cứu. Chúng em đã
chế tạo và hoàn thành sản phẩm “Cân thông minh hỗ trợ người khiếm thị”. Đây
thực sự là một sản phẩm sáng tạo khoa học kĩ thuật mới, một sản phẩm rất hữu ích
trong thực tế cuộc sống của người khiếm thị. Sản phẩm này có rất nhiều ưu điểm
như:
- Đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng.
- Giúp cho người khiếm thị tìm được việc làm như bán hàng hóa. Họ chỉ cần
bỏ hàng lên cân, cân sẽ phát ra âm thanh là biết vật nặng bao nhiêu, sau đó nhân
với giá tiền, góp phần giúp đời sống người khiếm thị được cải thiện, giảm bớt gánh
nặng về kinh tế.
Với sản phẩm này, nhóm chúng em hiểu thêm nhiều kiến thức của mình đối
với môn học Vật lí, đặc biệt hơn, chúng em đã lan toản niềm say mê, hứng thú và
yêu thích sự khám phá, nghiên cứu về bộ môn Khoa học tự nhiên của các bạn học
sinh.
Hướng phát triển:
- Mang lại nhiều tính năng, lợi ích cho người sử dụng.
- Màn hình LCD rõ nét.
- Phát được âm thanh trong và to.
- Dễ sử dụng và mang đi.
- Nếu muốn tăng khối lượng cân lên thì ta chỉ cần tăng cơ cấu cảm biến, kích
thước của cân lên, thay Loadcell lớn hơn thì sẽ cân được khối lượng lớn hơn.
Người mù khi đi chợ buôn bán có thể dò được cả đường, tránh vật cản.

6.2 Kiến nghị

Với những tiện ích, những cải tiến mới, chúng em tin rằng đây là sản phẩm rất
hữu ích cho người khiếm thị. Vì vậy em mong rằng sản phẩm có thể tiến xa hơn,
để chúng em có thời gian tìm hiểu sâu hơn về cân điện tử và ứng dụng nhiều tính
năng mới hiệu quả cao để sản phẩm hoàn thiện một cách chỉnh chu, có đầu tư cho
sản phẩm và được ứng dụng vào sản xuất, đời sống để phục vụ cho người khiếm
thị lẫn người thường.
12

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://www.coreldraw.com/en/?x-sitetest=cdgs2018-hp-control
2. Học viện hàng không Việt Nam khoa điện tử viễn thông “Giáo trình hướng
dẫn sử dụng cơ bản Arduino” - TP. Hồ Chí Minh 2015.
3. Trang web: arduino.com.vn
4. Trang web: http://laptrinhc.edu.vn/
5. Youtube.com
13

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu dự án, giả thuyết khoa học ................................................................. 1
3. Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 1
5. Quá trình nghiên cứu ......................................................................................... 2
5.1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu .................................................................. 2
5.2. Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đề tài.................................................. 2
5.2.1. Tìm hiểu thông tin trên Internet .............................................................. 2
5.2.2. Test linh kiện và lắp ráp cân thông minh ................................................ 3
d) Màn hình LCD 16X2 .................................................................................... 7
e) Bộ vi điều khiển Arduino Nano .................................................................... 7
f) Module giải mã âm thanh DPLAYER MP3 .................................................. 8
6. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 11
6.1 Kết Luận .................................................................................................... 11
6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 12

You might also like