You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG

Đề tài: Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm: 1
Phan Nhật Hưng
Nguyễn Thị Vân Anh
Đoàn Minh Khương
Nguyễn Hoàng Lộc
Khổng Ngọc Khánh Vy
1. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Nhà nước pháp quyền là gì?
 Pháp quyền: Tư tưởng thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật trong xã hội có nhà
nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và duy trì trật tự xã hội.
 Hiểu đơn giản, pháp quyền là khi mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, nhà
nước hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau.
 Từ đó có thể hiểu, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù
hợp với quyền tự do của con người.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


 Tại Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra
tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày
29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá
VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng.
 Sau đó, tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước tiến trong nhận thức về
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
 Có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán.
 Quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ,
phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả.
 Nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại.
 Bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

You might also like