You are on page 1of 2

11. Zimbabwe định phát hành tờ bạc 100 tỷ đô la Zimbabwe.

Bản chất hiện tượng


này là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng đó.
BL
Xin chào thầy và các bạn, mình là NCV, sinh viên lớp kinh tế chính trị mã lớp
146776. Hôm nay chúng ra sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề 11, về bản chất và nguyên
nhân dẫn đến việc Zimbabwe phát hành tờ bạc 100 tỷ đô la
Zimbabwe đã phải đối mặt với sự sụp đổ của nền nông nghiệp chỉ trong một đêm khi
tiến hành cuộc cải cách ruộng đất với việc thu hồi toàn bộ đất canh tác của hơn 4000
thương gia da trắng. Chính phủ đã chia đất cho những người không biết canh tác,
khiến cả đất nước bị thiếu lương thực và rơi vào cảnh nợ công.
Hai năm sau đó, sản lượng nông sản của quốc gia châu Phi này sụt giảm nghiêm
trọng, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm.
Bản chất của hiện tượng này là hiện tượng lạm phát
Vậy, lạm phát là gì? và bản chất của hiện tượng lạm phát là gì?
Theo Mác, lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt qua
nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu
nhập quốc dân.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì lạm phát là sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền
tệ và nó chỉ có thể xuất hiện một khi lượng tiền tăng nhanh hơn sản lượng hàng hóa.
Lạm phát có rất nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ 1, Lạm phát do cầu kéo /là một loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tang/, đặc biệt
khi sản lượng đã đạt/ hoặc vượt quá mức tự nhiên./ Điều này có thể xảy ra khi cầu
hàng hóa /và dịch vụ tăng mạnh hơn khả năng sản xuất hiện có/, dẫn đến tình trạng dư
cầu
Thứ 2, Khi mà tổng cung giảm /vì chi phí sản xuất tang/, lúc đó chúng ta có thể gọi là
lạm phát chi phí đẩy

Thứ 3 là do chính phủ in quá nhiều tiền/. Sự dư thừa tiền giấy trong lưu
Thông/ khiến sức mua của tiền suy giảm. /Đây chính là hiện tượng dễ dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế của quốc gia đó.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân/ và hậu quả của lạm phát,/ chúng ta sẽ quay trở lại
với siêu lạm phát ở Zimbabwe.
Việc nền nông nghiệp sụp đổ đối với một quốc gia nông nghiệp như Zimbabwe /
chẳng khác nào một án tử giáng vào nền kinh tế của nước này.
Để khắc phục tình trạng nợ công,/ tổng thống Zimbabwe đã yêu cầu in thêm
tiền để trả nợ công /và nhập khẩu nhu yếu phẩm dẫn đến sự dư thừa tiền giấy trong
lưu thông, khiến đồng tiền mất giá. /Thực tế thì rất ít nước có công nghệ đủ
cao để in được tiền /với mức giá chấp nhận được thông thường, /ngân hàng
Trung ương sẽ có các đối tác nước ngoài /để in tiền /mà tất nhiên là sẽ tốn chi phí in
và vận chuyển. Do đó, chính phủ Zimbabwe nợ nước ngoài ngày càng nhiều trong
khi nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng và không có khả năng trả nợ. Hệ quả tất
yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn và dẫn tới siêu lạm phát . Giá cả của hàng
hóa tăng gấp đôi sau mỗi 24h.
Lạm phát nghiêm trọng tới nỗi tờ bạc 100 tỷ đô la tại thời điểm lạm phát đạt đỉnh
điểm chỉ có thể mua được 3 quả trứng gà và chỉ sau thời điểm phát hành tờ bạc 100tỷ
đô nửa năm, tháng 1 năm 2009, chính phủ Zimbabwe thậm chí đã đưa ra đồng tiền
giấy 100 nghìn tỷ đô la. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá
50%. Qua đó, ta có thể thấy được sự quan trọng của quy luật lưu thông tiền tệ và hậu
quả khó lường của hiện tượng lạm phát .
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

You might also like