You are on page 1of 3

Lạm phát ở Zimbabwe

1. Lạm phát

- Bản chất của lạm phát hoàn toàn có thể được lý giải bằng một cụm từ đơn thuần : quá nhiều tiền – quá
ít sản phẩm & hàng hóa. Triệu chứng chính của căn bệnh kinh tế tài chính này là giá tăng mạnh và nhanh
gọn cho toàn bộ sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ được sản xuất .

Lạm phát, như một quy luật, đi kèm với ba điều. Vào thời điểm này trong nền kinh tế của quốc gia “bị
bệnh” có sự mất giá của tiền quốc gia liên quan đến thị trường sản phẩm,ngoại tệ,vàng.

- Siêu lạm phát là một dạng lạm phát có vận tốc cực cao. Tuy nhiên, những nguồn khác nhau cung ứng
những tiêu chuẩn khác nhau cho định nghĩa của nó. Một trong những hậu quả không dễ chịu nhất của
lạm phát và siêu lạm phát là do đó, dân số mất gần như hàng loạt tiền tiết kiệm chi phí .

Nguyên nhân của lạm phát hoàn toàn có thể là sự độc quyền của nhà nước hoặc những doanh nghiệp lớn
về việc xác lập Ngân sách chi tiêu trong những ngành riêng không liên quan gì đến nhau. Nó cũng hoàn
toàn có thể được kích hoạt bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế thâm thúy hoặc hành vi thiếu thiện chí,
thiếu chuyên nghiệp của chính phủ nước nhà nước này .

2. Đất nước

- Zimbabwe là một nhà nước trẻ. Nó xuất hiện trên bản đồ chính trị quốc tế chỉ vào năm 1980. Trước đó,
quốc gia này là thuộc địa của Vương quốc Anh và được gọi là Nam Rhodesia. Trong những năm 1980 và
1990, Zimbabwe được coi là một trong những vương quốc tăng trưởng và thịnh vượng nhất ở Châu Phi.

- Tiền tệ của quốc gia này ( đô la Zimbabwe ) mở màn từ ngày 15 tháng 4 năm 1981. Những tờ tiền giấy
mới được in mới về sự chỉ huy của nhà nước trẻ được trình diễn cùng với cờ, hình tượng và quốc ca. Đây là
những tờ tiền giấy 1, 5, 10 và 20 đô la.

3. Diễn biến

- Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương
với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998
tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức,[5] và
ước tính 120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen,[6] tháng 6
năm 2007.

- Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới
11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương.[7] Đây là một tình trạng
siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới.[8]

- Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của
Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Tới năm 2005, sức
mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953.[9]
Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana,
Nam Phi và Zambia láng giềng.

- Tháng 1 năm 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014).[10] Ngày 29 tháng 1, trong
một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa
thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ
Sterling, Euro, Rand Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.[11]

- Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với
1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn)
được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn
được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.[12]

- Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ
trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán
ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ
Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ.

- Lạm phát tại Zimbabwe đã ổn định sau khi chính phủ cho phép thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, tuy
nhiên nền kinh tế này lại rơi vào một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác khi thiếu đô la Mỹ để thanh toán.
Điều này đã làm cho rất nhiều người dân tại đây tìm đến Bitcoin như một phương tiện thanh toán thay
thế.

4. Nguyên nhân

- Zimbabwe đầu những năm 1980 đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể. Tuy nhiên sang giai đoạn
1990, khi đà ảnh hưởng chính trị của Tống thống Robert Mugabe (lãnh đạo Zimbabwe từ năm 1980) suy
yếu, chính quyền của ông bị cáo buộc chìm trong tiêu cực, lợi dụng tham nhũng để duy trì quyền lực.

- Đầu những năm 2000, khoảng 4.000 chủ đồn điền da trắng bị tịch thu đất đai, nền nông nghiệp
Zimbabwe sụp đổ chỉ trong vòng một đêm. Hai năm sau đó, sản lượng nông sản của quốc gia châu Phi này
sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm.

- Hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ (theo sự chỉ
đạo của Tổng thống Robert Mugabe), trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế
của đất nước đã bị Chính phủ cướp đoạt ruộng đất, xua đuổi, trong một cuộc cải cách điền địa, kéo theo
đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh
tác. Đất nước lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ.[25]

- Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ương
Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ
còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có
thể canh tác được nữa.[26] Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng
ký các hợp đồng thuê đất dài hạn.[27] Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt
đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị
bỏ tù.[28][29]

- Để khắc phục đói nghèo và nợ công, ông Mugabe yêu cầu ngân hàng trung ương nước này in thêm tiền
để phục vụ nhập khẩu nhu yếu phẩm, dẫn tới lạm phát trầm trọng. Theo Financial Times, lạm phát tại
Zimbabwe đạt đỉnh năm 2008, khi giá cả tăng gấp đôi trong 24 giờ, và đồng tiền lạm phát tới 7,9 tỷ %. Tỷ
lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục, dịch vụ công đình trệ, nền kinh tế Zimbabwe suy giảm 18% trong năm 2008.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết các nền kinh tế trên
thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở
thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm
1999 lúc đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP
trong năm 2011.

- Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước
ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao
động do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất
yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn.

5.Hậu quả

Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những
nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm
năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.[30] 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.[3] Hệ
thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ.[25] Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc
thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh
cuộc bầu cử toàn quốc.[24] Tại đất nước này, có rất nhiều "tỉ phú" nghèo đói. Có thể nói, nền kinh tế của
Zimbabwe bị sụp đổ hoàn toàn dẫn đến phải sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin như là một phương tiện thanh
toán bất đắc dĩ.

You might also like