You are on page 1of 2

ARGENTINA TỪ BỎ CƠ CHẾ NEO TỶ GIÁ (Minicase phần tỷ giá hối đoái neo cố

định có điều chỉnh)


1. Bối cảnh:
Vào đầu những năm 1991, Argentina đã thực hiện một cuộc khởi đầu mới mẻ nhằm ngăn
chặn rủi ro lạm phát bằng thiết lập ban tiền tệ, neo đồng peso của Argentina với đồng đô-la
Mỹ (1 peso = 1 đô-la). Kết quả là suốt những năm 1991, nền kinh tế đạt được thành tựu đáng
kể: tăng trưởng nhanh, thu hút dòng vốn nước ngoài vào rất lớn.
2. Nguyên nhân:
Cuối những năm 1991, trục trặc bắt đầu xuất hiện:
- Chính phủ Argentina đã tận dụng sự phát triển của đất nước đề liên tục vay nợ nước
ngoài,các khoản nợ đang âm thầm tăng dần từ mức tương đương 35% GDP năm 1995
lên gần 65% GDP năm 2001. Trong khi đó, ngưỡng nợ an toàn đối với các nước đang
phát triển theo Ngân hàng Thế giới (WB) là nợ nước ngoài phải dưới mức 40% GDP.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn phớt lờ một yếu tố vô cùng quan trọng là lãi suất thực
phải trả ( 7-10% là một con số khổng lồ).
- Đô-la Mỹ tăng giá đồng nghĩa với việc đồng peso cũng tăng giá theo, điều này đã làm
giảm đi khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Argentina.
- Sự phá giá đồng tiền ở các nước Mỹ Latinh khác như Mexico (1994) và Brazil (1999)
đã tạo ra cú sốc trong cán cân thương mại của Argentina. Đặc biệt là sự phá giá đồng
Real của Brazil (1999) đã khiến cho hàng xuất khẩu của Brazil - vốn là đối thủ cạnh
tranh lớn nhất của Argentina trở nên cạnh tranh hơn nhiều so với hàng xuất khẩu của
Argentina, vì vậy hàng hóa xuất khẩu từ Argentina thực sự trở nên đắt đỏ hơn rất
nhiều do tỷ giá hối đoái được định giá quá cao. Mặt khác, xuất khẩu của Argentina
sang Brazil cũng giảm sút vì hàng hóa của họ không thể cạnh tranh được với các mặt
hàng giá rẻ nhưng cùng chất lượng của Brazil. Đây là biểu hiện rõ kinh điển nhất cho
1 cuộc khủng hoảng về cán cân thương mại của Argentina.
- Từ những năm 1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chi tiêu
ngân sách. Do đã tư hữu hóa ào ạt các xí nghiệp quốc doanh trong thời gian trước đó,
chính phủ giờ đây đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế để bù đắp thâm hụt,
đó là chưa kể vấn đề còn bị trầm trọng thêm bởi chính phủ liên tục phải trả nợ cho các
hóa đơn vay nợ nước ngoài trước đây.
3. Ảnh hưởng:
- Tăng trưởng kinh tế chậm lại, dòng vốn vào bắt đầu chậm lại và cạn kiệt, nền kinh tế
rơi vào tình trạng suy thoái. Các nhà đầu tư mất dần niềm tin cả vào tương lai của
peso và khả năng trả nợ của chính phủ Argentina. Nhiều người đã không còn tin vào
sự gắn chặt của peso so với đô-la, họ bắt đầu kỳ vọng Argentina sẽ từ bỏ cơ chế neo
tỷ giá.
- Năm 2002, phải trải qua những khó khăn kinh tế lớn, chính phủ đã không thể trả
khoản nợ của mình. Các điểm yếu trong nền kinh tế dần lộ ra dẫn đến cuộc tháo chạy
ồ ạt của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, họ bắt đầu chuyển nguồn vốn của
mình sang các nước khác vì lo sợ rằng các khoản đầu tư của mình ở Argentina sẽ
mang lại lợi nhuận thấp. Những hành động này đòi hỏi sự chuyển đổi đồng peso sang
các đồng tiền khác và gây áp lực giảm giá lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Chính
phủ không thể duy trì tỷ giá hối đoái 1 peso = 1 đô la Mỹ bởi vì nguồn cung đồng
peso vượt quá nhu cầu ở mức tỷ giá này.
4. Kết quả:
Vào ngày 06/01/2002, chính phủ quyết định từ bỏ cơ chế tỷ giá hối đoái neo cố định (cố định
có điều chỉnh) và đã phải phá giá đồng Peso 29% (1,4 Peso đổi 1 USD). Đến tháng 3/2002,
Chính phủ tiếp tục phá giá đồng peso thành 1 peso = 0,71 đô la Mỹ. Thậm chí với tỷ giá mới,
nguồn cung peso vẫn vượt quá cầu, vì vậy chính phủ Argentina đã quyết định để giá trị đồng
peso thả nổi theo cung cầu thị trường thay vì thiết lập giá trị đồng peso.
LINK THAM KHẢO:
TCQT - CHAPTER 6.pdf
https://tuoitre.vn/bai-hoc-tu-argentina-202910.htm
https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/Bai-5(d)-LN--Exchange-Rates.-Su-phuc-tap-cua-ty-gia-
hoi-doai-2021-05-17-15571259.pdf
https://tapchitaichinh.vn/quan-ly-no-cong-nhin-tu-bai-hoc-argentina.html#:~:text=N%C4%83
m%201991%2C%20Argentina%20th%C3%B4ng%20qua,hi%E1%BB%87u%20ISO%20c%
E1%BB%A7a%20Peso

You might also like