You are on page 1of 3

Hiện tượng lạm phát ở zimbabwe :

- Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất
nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu
lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu
bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt
khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009. Cuộc khủng
hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong
lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng
gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ. Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục
phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh
giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ
đôla.
Diễn tiến tình hình lạm phát :
- Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được
phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24
dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia
hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức và ước tính
120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ
đen tháng 6 năm 2007.
- Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính
thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê
Trung ương. Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa
ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới.
- Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát
hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi
sau mỗi 1.3 ngày.
- Tháng 1 năm 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ . Ngày 29
tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, Bộ trưởng
Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép
sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar
Zimbabwe.
- Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi
đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một
dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1,
Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành
cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao
thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất.
Lạm phát ở Zimbabwe trong thời bình (số liệu chính thức trước tháng 7 năm 2008)

T.gian Lạm T.gian Lạm T.gia Lạm T.gia Lạm Phát T.gian Lạm Phát
Phát Phát n Phát n

1980 7% 1986 15% 1992 40% 1998 48% 2004 132,75%

1981 14% 1987 10% 1993 20% 1999 56,9% 2005 585,84%

1982 15% 1988 7,3% 1994 25% 2000 55,22% 2006 1.281,11%

1983 19% 1989 14% 1995 28% 2001 112,1% 2007 66.212,3%

1984 10% 1990 17% 1996 16% 2002 198,93% Thg 231.150.888,87%
7,2008

1985 10% 1991 48% 1997 20% 2003 598,75% Giữa 79.600.000.000%
thg
11,200
8

Nguyên nhân

Siêu lạm phát của Zimbabwe là hệ quả của việc sản lượng nông sản liên tục sụt giảm
trong 1 thời gian dài theo sau các cải cách ruộng đất được thực hiện bởi cựu Thủ tướng
Robert Mugabe trong giai đoạn 2000 – 2001. Trong đợt cải cách này, các nông dân da
trắng bị tịch thu đất đai và sau đó phân phối lại cho nông dân da màu. Hậu quả là sản
lượng nông sản sụt giảm tới 50% trong 9 năm tiếp theo. Đất nước lâm vào cảnh thiếu
lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ.

Các cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa và chi phí khổng lồ phải bỏ ra khi tham gia vào
chiến tranh Congo khiến thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên nhanh chóng. Thêm vào
đó, dân số của Zimbabwe cũng giảm mạnh do người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài. Chi
tiêu chính phủ tăng lên trong khi nguồn thu thuế ngày càng sụt giảm khiến chính phủ phải
in tiền. 
Để khắc phục đói nghèo và nợ công, ông Mugabe yêu cầu ngân hàng trung ương nước
này in thêm tiền để phục vụ nhập khẩu nhu yếu phẩm, dẫn tới lạm phát trầm trọng.
Theo Financial Times, lạm phát tại Zimbabwe đạt đỉnh năm 2008, khi giá cả tăng gấp đôi
trong 24 giờ, và đồng tiền lạm phát tới 7,9 tỷ %. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục, dịch
vụ công đình trệ, nền kinh tế Zimbabwe suy giảm 18% trong năm 2008.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết các
nền kinh tế trên thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các khoản nợ công
chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm
phát.

You might also like