You are on page 1of 8

PHẦN 1 : Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ CƠ HỘI KINH DOANH

Câu 1: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
yếu tố nào dưới đây?
A. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất.
Câu 2: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi
thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 3: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ
hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh.
Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Khả thi. D. Lỗi thời.
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có ưu thế vượt trội. B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
C. Không có tính khả thi. D. Có lợi thế cạnh tranh.
Câu 6: Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong
kinh doanh được gọi là
A. ý tưởng kinh doanh. B. ý tưởng nghệ thuật.
C. ý tưởng hội họa. D. ý tưởng kiến trúc.
Câu 7: Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể
đem lại lợi nhuận trong
A. học tập. B. nghệ thuật. C. kinh doanh. D. công tác.
Câu 8: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo. C. tính nhân đạo. D. tính xã hội.
Câu 9: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính sáng tạo. B. tính bất khả thi. C. tính nhân loại. D. tính quốc tế.
Câu 10: Một ý tưởng được coi là ý tưởng kinh doanh khi ý tưởng đó có thể mang lại
A. địa vị. B. lợi nhuận. C. quyền lực. D. hợp tác.
Câu 11: Việc hình thành ý tưởng kinh doanh sẽ có vai trò như thế nào đối với các hoạt động
kinh doanh nói chung?
A. Quyết định. B. Định hướng. C. Độc lập. D. Kiểm tra.
Câu 12: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định
được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Thời gian sẽ thành công. B. Kinh doanh mặt hàng gì.
C. Đóng góp cho nền kinh tế. D. Đóng góp cho gia đình.
Câu 13: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định
được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Cách thức kinh doanh. B. Hồ sơ kinh doanh.
C. Phản hồi của khách hàng. D. Giá trị thặng dư sản phẩm.
Câu 14: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không có vai trò nào dưới đây đối với các chủ thể
kinh doanh?
A. Xác định đối tượng kinh doanh. B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
C. Xác định hình thức kinh doanh. D. Xác lập quan hệ về lao động.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng ý
tưởng kinh doanh?
A. Xác định đối tượng khách hàng. B. Xác định cách thức hoạt động.
C. Cụ thể mục tiêu kinh doanh. D. Cụ thể hóa về mặt cá nhân.
Câu 16: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Đam mê. B. Hiểu biết. C. Lợi thế. D. Bệnh lý.
Câu 17: Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Niềm đam mê kinh doanh. B. Nhu cầu tìm lợi nhuận.
C. Khẳng định bản thân. D. Vì mục đích nhân đạo.
Câu 18: Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến
yếu tố nào dưới đây?
A. Tính mới mẻ. B. Tính khả thi. C. Tính cạnh tranh. D. Tính ôn hòa.
Câu 19: Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến
yếu tố nào dưới đây?
A. Tính hiệu quả. B. Tính hữu dụng. C. Tính nhân đạo. D. Tính gia đình.
Câu 20: Nhân tố nào dưới đây không phải là nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh?
A. Sự đam mê. B. Sự cạnh tranh.
C. Kinh nghiệm bản thân. D. Thành phần gia đình.
Câu 21: Nhân tố nào dưới đây không phải là yếu tố nội tại giúp tạo ý tưởng kinh doanh cho
mỗi cá nhân?
A. Sự đam mê. B. Kinh nghiệm. C. Hiểu biết. D. Vị trí địa lý
Câu 22: Một trong những lợi thế nội tại giúp cá nhân tạo ý tưởng kinh doanh đó là
A. sự đam mê. B. địa điểm cư trú.
C. địa điểm kinh doanh. D. sự cạnh tranh đối thủ.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây phù hợp với các tiêu chí của ý tưởng kinh doanh?
A. Mở rộng hoạt động sản xuất. B. Cung cấp nguồn vật liệu.
C. Dự kiến mở cửa hàng vật liệu. D. Phân phối vật liệu cho đại lý.
Câu 24: Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được
mục tiêu kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận đó là
A. ý tưởng kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh.
C. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh.
Câu 25: Khi đề cập đến cơ hội kinh doanh của mỗi chủ thể là nói đến điều kiện, hoàn cảnh
A. khó khăn. B. thuận lợi. C. quốc tế. D. gia đình.
Câu 26: Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có
A. tính hấp dẫn. B. tính quốc tế. C. tính bắt buộc. D. tính pháp lý.
Câu 27: Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có
A. tính ràng buộc. B. tính ổn định. C. tính nhất thời. D. tính phổ biến.
Câu 28: Yếu tố nào dưới đây là tiêu chí để đánh giá tính khả thi của một cơ hội kinh doanh?
A. Tính nhân đạo. B. Tính hiệu quả. C. Tính phổ biến. D. Tính trìu tượng.
Câu 29: Để đánh giá tính khả thi của một cơ hội kinh doanh, người ta không căn cứ vào tiêu
chí nào dưới đây?
A. Tính bền vững. B. Tính hiệu quả. C. Tính khả thi. D. Tính phổ biến.
Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây không phải là dấu hiệu để nhận diện một cơ hội kinh doanh?
A. Tính thời điểm. B. Tính hấp dẫn. C. Tính ổn định. D. Tính quốc tế.
Câu 31: Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh
doanh?
A. Đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. B. Lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường.
C. Giảm thiếu nguy cơ lạm phát, tăng giá. D. Nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh
doanh và cơ hội kinh doanh?
A. Đinh hướng cơ quan quản lý nhà nước. B. Định hướng chủ thể sản xuất.
C. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. D. Thúc đẩy lạm phát và thất nghiệp.
Câu 33: Khi xác định được cơ hội kinh doanh tốt sẽ góp phần giúp các chủ thể
A. dễ mắc sai lầm. B. chủ động kinh doanh.
C. giảm sức cạnh tranh. D. gia tăng nguy cơ phá sản.
Câu 34: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về
cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
Câu 35: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Câu 36: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh
doanh?
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước. B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm. D. Đam mê của chủ thể kinh doanh.
Câu 37: Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu
kinh doanh được gọi là
A. lực lượng lao động. B. ý tưởng kinh doanh.
C. cơ hội kinh doanh. D. năng lực quản trị.
Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội
kinh doanh tốt?
A. Tính thời điểm. B. Tính ổn định.
C. Tính hấp dẫn. D. Tính trừu tượng.
Câu 39: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Đúng thời điểm. D. Lỗi thời.
Câu 40: Một trong những vai trò của việc xây dựng và xác định ý tưởng kinh doanh, cơ hội
kinh doanh là giúp các chủ thể kinh doanh luôn luôn
A. lo lắng. B. chủ động. C. bị động. D. bi quan.

PHẦN 2 : CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT KHI KINH DOANH


Câu 1: Để đánh giá năng lực kinh doanh của một người, người ta không dựa vào yếu tố nào
dưới đây?
A. Điểm mạnh. B. Điểm yếu. C. Cơ hội. D. Nhân thân.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định năng lực kinh doanh của một
cá nhân?
A. Thách thức. B. Cơ hội. C. Điểm mạnh. D. Điểm tương đồng
Câu 3: Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là
A. năng lực làm việc nhóm. B. năng lực lãnh đạo.
C. năng lực thuyết trình. D. năng lực hùng biện.
Câu 4: Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào
sau đây?
A. Tích cực nâng cao trình độ. B. Xây dựng chiến lược sản xuất.
C. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. D. Tổ chức các phòng ban công ty.
Câu 5: Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào
sau đây?
A. Nắm bắt kiến thức sản xuất. B. Nắm bắt cơ hội kinh doanh.
C. Tổ chức nhân sự, hành chính. D. Bổ sung kiến thức chuyên ngành.
Câu 6: Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện và tổ chức quy trình sản xuất
để tối ưu hóa lợi nhuận là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực lãnh đạo. B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực quản lý. D. Năng lực học tập.
Câu 7: Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng thiết lập và hoàn thiện các mối quan hệ
trong kinh doanh là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực hoạt động nhóm. B. Năng lực giao tiếp.
C. Năng lực quản lý. D. Năng lực pháp lý.
Câu 8: Người sản xuất kinh doanh thể hiện tốt năng lực quản lý thông qua hoạt động nào
dưới đây?
A. Xây dựng chiến lược kinh doanh. B. Thiết lập các mối quan hệ kinh doanh.
C. Bổ sung kiến thức sản xuất, kinh doanh. D. Nâng cao trình độ chuyên môn sản xuất.
Câu 9: Một trong những năng lực cần thiết của người sản xuất kinh doanh đó là năng lực
A. chuyên môn, nghiệp vụ. B. gian lận và trốn thuế.
C. chống lạm phát giá cả. D. chống thất nghiệp.
Câu 10: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tích lũy kiến thức về lĩnh vực mình
kinh doanh là thể hiện năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực học tập. B. Năng lực lãnh đạo. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực đầu tư.
Câu 11: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiểu biết
về lĩnh vực mình kinh doanh là thể hiện năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực trải nghiệm. B. Năng lực sống thử.
C. Năng lực học tập. D. Năng lực lãnh đạo.
Câu 12: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng học tập nâng cao kiến thức về lĩnh
vực mình kinh doanh là góp phần hoàn thiện năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực chuyên môn. B. Năng lực thực hành.
C. Năng lực giao tiếp. D. Năng lực sáng tạo.
Câu 13: Việc một cá nhân áp dụng nguyên xi mô hình kinh doanh của người khác làm hoạt
động kinh doanh của mình là chưa có năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực vận dụng. B. Năng lực học hỏi.
C. Năng lực lãnh đạo. D. Năng lực học tập.
Câu 14: Việc các chủ thể sản xuất nâng cao kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh
là thể hiện năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực giao tiếp. B. Năng lực quốc tế.
C. Năng lực quản lý. D. Năng lực chuyên môn.
Câu 15: Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng
lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 16: Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu
hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 17: Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công
việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh,
nhận định trên nói về phẩm chất năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích, sáng tạo. D. Năng lực trách nhiệm xã hội.
Câu 18: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo,
chị Q chủ một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đã tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần,
nhờ vậy mà chị đã thu lợi nhuận lớn. Việc làm này thể hiện năng lực kinh doanh gì của chị
Q?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Câu 19: Đồng nghiệp nhận xét chị H là người thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách
hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ, nhận định trên đề
cập đến yếu tố nào dưới đây của chị P?
A. Điểm yếu. B. Điểm mạnh. C. Cơ hội. D. Thách thức
Câu 20: Chị DH là người luôn sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố
gắng hết mình trong công việc kinh doanh, nhận định trên đề cập đến yếu tố nào dưới đây của
chị DH?
A. Điểm yếu B. Điểm mạnh C. Cơ hội D. Thách thức.
Câu 21: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn suy nghĩ để vạch ra
chiến lược kinh doanh cho công ty của mình, điều này phản ánh năng lực nào dưới đây của
chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực quốc tế. B. Năng lực giao tiếp.
C. Năng lực lãnh đạo. D. Năng lực làm việc nhóm.
Câu 22: Việc ông H, chủ một doanh nghiệp tư nhân X thường xuyên thay đổi mẫu mã sản
phẩm để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng là phản ánh năng lực nào dưới đây
của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực cung cầu. B. Năng lực giao tiếp.
C. Năng lực sản xuất. D. Năng lực lãnh đạo.
Câu 23: Khi chủ doanh nghiệp luôn luôn chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh để từ đó
đưa ra các quyết định điều hành công ty hợp lý nhất, điều này phản ánh năng lực nào dưới
đây của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực sáng tạo. B. Năng lực sản xuất.
C. Năng lực thuyết trình. D. Năng lực lãnh đạo.
Câu 24: Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp
dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu
quả, tính sáng tạo trong kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân. D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 25: Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm
không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần. Việc làm của chị M trong trường
hợp dới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Câu 26: Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc;
giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh
doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân. D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 27: Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách
thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người
kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân. D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 28: Anh V là chủ một doanh nghiệp tư nhân X, để duy trì hoạt động của công ty cũng
như tăng lợi nhuận, anh rất coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, biết tổ chức
nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính
sáng tạo trong kinh doanh. Trong trường hợp này, anh V đã thể hiện năng lực nào dưới đây
của người kinh doanh?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo. D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 29: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là
biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực trách nhiệm xã hội. B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược. D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 30: Chị D làm vườn, chị thấy cần phải kết hợp thêm chăn nuôi. Chị suy nghĩ: cần nuôi
thêm gà, vịt, ngan hay chỉ nuôi lợn. Sau khi tính toán, chị đã quyết định nuôi lợn và ngan thịt.
Chị cho rằng thức ăn của lợn và ngan có thể dùng chung cho nhau. Chị nấu chín thức ăn (bao
gồm rau và ngô nghiền) cho lợn và ngan ăn. Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý chị xuất
chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con. Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của
chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu
lãi mỗi quý 1 triệu đồng. Ngoài ra chất thải của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong
vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, đồng thời cũng bảo vệ được môi trường.
Trong trường hợp này chị D đã thể hiện tốt năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực phân tích và sáng tạo. B. Năng lực hoạt động xã hội.
C. Năng lực quản lý nhân viên. D. Năng lực tự chủ tài chính.
Câu 31: Trên địa bàn huyện X có anh D và chị H đều vừa tốt nghiệp THPT. Nhận thấn nhu
cầu sử dụng hoa cây cảnh ngày càng cao, với lợi thế khí hậu và diện tích đất sẵn có, chị H đã
chủ dộng tìm tòi học hỏi và phát triển nghề trồng hoa cây cảnh. Nhờ việc tiếp thị và quảng
cáo tốt, việc trồng hoa đem lại thu nhập cao và mở ra hướng phát triển bền vững. Anh D xác
định không học tiếp đại học, anh học nghề sửa xe và mở cửa hàng sửa xe tại thị trấn, do
thường xuyên học hỏi và bản tính cần cù chịu khó, quán sửa xe của anh ngày càng đông
khách và được khách hàng ghi nhận. Trong trường hợp này anh D và chị đã thể hiện phẩm
chất năng lực nào trong kinh doanh?
A. Năng lực hoạt động xã hội. B. Năng lực quản lý nhân viên.
C. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ. D. Năng lực lãnh đạo nhân viên.
Câu 32: Chủ một cửa hàng bách hóa tổng hợp rất đông khách ở HT nói rằng: ‘‘Đối với khách
hàng đến mua ở cửa hàng chúng tôi. Chỉ cần đến mua lần thứ 3 là tôi đã nhớ tên của họ. Dù
khá đông khách nhưng tôi thường để ý hỏi thăm các thông tin về khách hàng và ghi nhớ
chúng. Có nhiều khách hàng rất bất ngờ khi tôi nhớ tên của họ và hỏi thăm sao khá lâu không
thấy họ đến cửa hàng’’. Việc chủ cửa hàng đó coi trọng việc ghi nhớ tên của khách hàng làm
cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, thân thiết, có cảm giác như người nhà. Vì vậy,
những khách hàng quen ngày càng nhiều và công việc làm ăn ngày càng phát triển mặc dù
khu vực đó có rất nhiều cửa hàng tương tự. Thông tin trên đề cập đến phẩm chất năng lực nào
dưới đây của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực điều hành nhân viên.
C. Năng lực lập kế hoạch kinh doanh. D. Năng lực tham gia công tác xã hội
Câu 33: Vào một buổi sáng năm 2016, có một đôi bạn trẻ bước vào cửa hàng chăn ga gối đệm
ở DT mua đồ cưới, sau khi họ chọn được những sản phẩm vừa ý. Nhân viên cửa hàng chuyển
hàng đến nhà của họ. Đó là một gia đình rất nghèo, họ đang chuẩn bị tổ chức lễ cưới gấp vì
ông bố bị bệnh rất nặng sợ không qua khỏi. Bà mẹ già nói với nhân viên bán hàng mùa đông
lạnh quá nên muốn mua cho ông bố cái đệm xốp để ông nằm một thời gian. Sau khi ra về
nhân viên kể với chủ cửa hàng về gia cảnh và việc muốn mua cái đệm của khách, chủ cửa
hàng liền gọi điện cho khách hàng thông báo là cửa hàng có một cái đệm khuyến mãi quên
mang đến, nhờ người nhà xuống lấy giúp. Một thời gian sau đôi bạn trẻ đó lúc này đã là vợ
chồng quay lại cửa hàng với một vài người khách là bạn của họ, họ mua sắm thêm một vài
thứ. Chi tiết nào dưới đây khẳng định chủ cửa hành là người có năng lực thiết lập các quan hệ
với khách hành khi kinh doanh?
A. Lắng nghe nhân viên trình bày về khách hàng.
B. Thông báo cái đệm khuyến mãi quên mang đến.
C. Khách hàng giới thiệu khách mới đến mua hàng.
D. Yêu cầu nhân viên tìm hiểu hoàn cảnh khách hàng.
Câu 34: Tại thị trấn nọ, có một vị khách S bước vào một cửa hàng bán ôtô để liên hệ mua xe.
Ông được chủ cửa hàng là anh M đón tiếp ông rất niềm nở, anh mời ông uống nước và cư xử
rất lễ phép. Ông thấy có một chiếc xe màu vàng khá đẹp nhưng không có ý định sẽ mua. Khi
thấy ông để ý đến chiếc xe sang trọng, thay vì lờ đi thì người anh M lại mời ông xem xe và
giới thiệu về chiếc xe cho ông biết. Ông nói với anh M là mình không có ý định mua nên
không cần phải giới thiệu. Nhưng anh M nhìn người nông dân không có vẻ gì là sang trọng
mỉm cười và nhẹ nhàng bảo: ‘‘Bây giờ là thời gian nghỉ trưa của cháu, có bác vào chơi nói
chuyện cháu rất vui, giống như người nhà của cháu nên cháu giới thiệu cho bác cùng biết về
sản phẩm mới này’’. Sau khi trò chuyện với anh M một lúc thì ông S đứng dậy ra về. Anh M
vẫn chào hỏi nhiệt tình và hẹn ‘‘lúc nào có thời gian mời bác qua chơi’’. Ngày hôm sau, ông
S quay trở lại cửa hàng mua chiếc xe màu vàng đó và còn nhờ người nhân viên tư vấn và báo
giá các loại xe tải để phục vụ việc vận tải nông sản. Với mức giá được ông S cho là hợp lý,
ông đã mua chiếc xe hơi và đặt bút ký hợp đồng mua 05 cái xe tải. Trong trường hợp này anh
M đã thể hiện tốt năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Thiết lập quan hệ với khách hàng. B. Làm tốt công tác an sinh xã hội.
C. Quản lý hoạt động của nhân viên. D. Xây dựng chiến lược kinh doanh.
Câu 35: Tại một cửa hàng bán nông sản ở thành phố T, cam rất ngọt nhưng với giá 40 nghìn
đồng/kg mà lượng cam bán ra vẫn rất hạn chế. Sau một thời gian suy nghĩ, chủ cửa hàng bảo
nhân viên lấy cam từ trong cùng một thùng ra và sắp vào hai chiếc rổ lớn để cạnh nhau. Ông
chủ yêu cầu nhân viên ghi giá ở một rổ là 39 nghìn đồng/kg, một rổ ghi là 50 nghìn đồng/kg.
Và chỉ trong chốc lát cả hai rổ cam đều được bán hết. Thông tin trên thể hiện phẩm chất năng
lực kinh doanh nào dưới đây của chủ cửa hàng?
A. Quản lý nhân viên cấp dưới. B. Quản lý hoạt động kinh doanh.
C. Làm tốt công tác truyền thông. D. Hỗ trợ thông tin khách hàng.
Câu 36: Tại một cửa hàng bách hóa tổng hợp ở DH, một người phụ nữ dắt theo đứa bé 4 tuổi
đi mua hàng. Đứa trẻ khá hiếu động, vừa vào cửa hàng đã chạy lung tung. Kết quả là cậu bé
đã làm một chiếc bình thủy tinh rơi xuống và vỡ tan tành. Cậu bé khóc thét lên. Mọi người
trong cửa hàng chạy đến, người phụ nữ nhìn thấy vậy lập tức nói: ‘‘Xin lỗi tôi sẽ dọn dẹp và
đền tiền cho chiếc bình này, nó bao nhiêu ạ?’’. Chủ cửa hàng tiến lại gần bế cậu bé lên dỗ
dành và nói ‘‘Người nói xin lỗi phải là chúng tôi vì đã sắp xếp hàng không phù hợp, không
biết cậu bé có sao không?’’. Vì cảm kích trước cách giải quyết vấn đề của cửa hàng mà vị
khách nữ trước khi ra về đã mua rất nhiều hàng. Và vị khách nữ kia từ đó trở thành khách
hàng thân thiết, thường xuyên đến mua hàng và có nhiều lúc còn dẫn theo những người bạn
đến mua sắm. Thông tin trên thể hiện phẩm chất năng lực kinh doanh nào của chủ cửa hàng?
A. Thiết lập quan hệ với khách hàng. B. Làm tốt công tác an sinh xã hội.
C. Quản lý hoạt động của nhân viên. D. Xây dựng chiến lược kinh doanh.
Câu 37: Tại cửa hàng ăn uống có khá nhiều món đặc sản và giá cả khá phù hợp, vì vậy cửa
hàng có khá đông khách. Vào một buổi tối, có một nhóm bạn hơn chục người vào cửa hàng.
Sau khi ăn uống xong và một người trong số họ đi về phía quầy thanh toán. Một chốc sau,
mọi người nghe một tiếng động mạnh, khi quay lại thấy một chiếc quạt nằm trên mặt đất và
đầu của nó rơi ra một bên. Người khách đó giải thích rằng bị vấp phải chiếc dây giăng giữa
lối đi. Chủ cửa hàng lập tức lao đến quát mắng và nói sẽ cộng thêm tiền sửa chữa chiếc quạt
vào hóa đơn. Chiếc đầu quạt rơi ra nhưng vẫn có dây nối với thân nên khi dựng dậy thì quạt
vẫn hoạt động bình thường. Sau một thời gian lời qua tiếng lại cả hai thống nhất được phương
án đền bù được cho là tối ưu nhất. Thông tin trên phản ánh phẩm chất năng lực kinh doanh
nào mà chủ cửa hàng đã vi phạm trong mối quan hệ với khách hàng?
A. Thiết lập quan hệ với khách hàng. B. Làm tốt công tác an sinh xã hội.
C. Quản lý hoạt động của nhân viên. D. Xây dựng chiến lược kinh doanh.
----------- HẾT ----------

You might also like