You are on page 1of 27

Buổi 9: An toàn vốn

Chương 20
Vốn và rủi ro mất khả năng
thanh toán
Định nghĩa

 Net worth (giá trị tài sản ròng): đo lường vốn (capital) của ĐCTC bằng cách
tính chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thị trường của nợ
của ĐCTC.
 Book value (giá trị sổ sách): dựa trên chi phí trong quá khứ (historical cost),
bằng chênh lệch giữa giá trị sổ sách của tài sản và giá trị sổ sách của nợ.
 Các nhà kinh tế học thiên về dùng định nghĩa theo giá trị thị trường, trong khi
đa số các nhà điều tiết thiên về giá trị sổ sách. Tuy nhiên, phương pháp tính
theo giá trị sổ sách có thể gây ngộ nhận.
Giá trị thị trường của vốn

 Phương pháp điều chỉnh theo thị trường (marking-to-market) cho phép các giá
trị trên bảng cân đối kế toán phản ánh giá hiện nay thay vì trong quá khứ.
 Giả sử vì lý do kinh tế suy thoái, một số đối tượng vay không thể thanh toán
đúng hạn. Giá trị của các khoản cho vay từ $20 triệu xuống còn $8 triệu (số
tiền có thể thu được khi bán các khoản cho vay đó trên thị trường thứ cấp với
mức giá hiện tại). Nói cách khác, giá trị thị trường mất đi $12 triệu.
 Như vậy định chế tài chính lâm vào tình trạng insolvency, do giá trị tài sản ($88
triệu) ít hơn nợ ($90 triệu). Vốn cổ phần thành âm $2 triệu.
 Các cổ đông phải gánh $10 triệu trên $12 triệu sụt giảm giá trị các khoản cho
vay nói trên. Giá trị thị trường của khoản nợ mà các chủ nợ có thể đòi giảm $2
triệu (ở đây chưa tính đến bảo hiểm tiền gửi).
Giá trị thị trường của vốn
Giá trị thị trường của vốn

 Ví dụ vừa rồi cho thấy net worth đóng vai làm “bảo hiểm” cho các chủ nợ, ví
dụ như người gửi tiền, đề phòng rủi ro insolvency.
 Tỉ lệ net worth trên tài sản càng cao, khả năng bảo vệ chống insolvency cho
chủ nợ càng lớn.
 Đây là lý do các nhà điều tiết sử dụng các phép đo về vốn để đánh giá rủi ro
insolvency mà ĐCTC đang phải đối mặt.
Giá trị sổ sách của vốn

 Khi dùng phương pháp giá trị sổ sách (quá khứ), ĐCTC nắm quyền chủ động
nhiều hơn trong việc phản ánh, chọn thời điểm áp dụng lỗ trên khoản cho vay
trên bảng cân đối kế toán, tức ảnh hưởng của khoản lỗ đó lên vốn.

 Bảng cân đối kế toán theo book value vẫn coi net worth là $10 triệu, trong khi
giá trị thực sự là -$2 triệu.
Tầm quan trọng của an toàn vốn
(capital adequacy)
 Hấp thu lỗ không lường trước được.
 Bảo vệ người gửi tiền, trái chủ, người cho vay không được bảo hiểm khi
insolvency và thanh lý (liquidation) xảy ra.
 Bảo vệ quỹ bảo hiểm ĐCTC và người nộp thuế.
 Bảo vệ chủ ĐCTC chống lại gia tăng phí bảo hiểm.
 Làm nguồn tài trợ để mua và đầu tư vào tài sản cần thiết cho việc cung cấp
dịch vụ tài chính.
An toàn vốn ở ngành ngân hàng
Basel I

 Trong quá khứ, quy định vốn tối thiểu ở ngân hàng không gắn liền với mức độ
rủi ro của ngân hàng.
 Basel I: được Bank for International Settlements (BIS) áp dụng vào năm 1993.
Basel I đưa ra các tỉ số vốn dựa trên rủi ro (risk-based capital ratio) để áp
dụng cho tất cả các ngân hàng thuộc các nước thành viên BIS.
▪ Theo Basel I, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động được đưa vào tính
toán tài sản dựa theo rủi ro (risk-based asset) của ngân hàng.
Basel II

 Vào năm 2006, BIS đưa ra Basel II, với các tiêu chuẩn về an toàn vốn được
điều chỉnh lại đáng kể.
 Basel II bao gồm ba trụ cột (pillar) củng cố cho nhau.
▪ Pillar 1: yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động.
▪ Pillar 2: kiểm tra giám sát, nhằm hỗ trợ và bảo đảm thực thi yêu cầu vốn tối thiểu
được tính ở Pillar 1.
▪ Pillar 3: kỷ luật thị trường, thông qua các yêu cầu về công khai cấu trúc vốn, mức
độ rủi ro đang đối mặt, và độ an toàn vốn, để gia tăng tính minh bạch của ĐCTC, và
tăng tính kỷ luật của thị trường và nhà đầu tư.
Basel III

 Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 phơi bày những điểm yếu của Basel II,
trong đó công thức tính an toàn vốn cho rủi ro tín dụng được xem là mang tính
thuận chu kỳ.
 Để giải quyết các vấn đề trên, Basel 2.5 được thông qua vào năm 2009 (có hiệu
lực từ năm 2013), cập nhật yêu cầu vốn trên rủi ro thị trường từ hoạt động
giao dịch mua bán của ngân hàng qua việc đề xuất stressed VAR.
 Basel III được thông qua vào năm 2010 (đưa vào áp dụng trong khoảng thời
gian 2013-2019), với mục tiêu gia tăng chất lượng, tính nhất quán và minh
bạch của vốn cổ phần ngân hàng.
Tính toán tỉ số vốn theo Basel III

 Basel III yêu cầu tính các tỉ số vốn sau đây:


Tính toán tỉ số vốn theo Basel III

 Vốn (capital):
▪ CET1 capital: bao gồm các quỹ vốn cổ phần hiện có để hấp thụ lỗ.
▪ Tier I capital: tổng của CET1 capital và additional Tier 1 capital.
▪ Tier II capital: các nguồn lực vốn thứ cấp gần giống vốn cổ phần.
 Tài sản có trọng số rủi ro (risk-weighted assets): các tài sản nội và ngoại bảng
cân đối kế toán với giá trị được điều chỉnh theo rủi ro tín dụng được ước tính.
Các ngân hàng lớn lẫn nhỏ phải theo cùng quy định về trọng số rủi ro.
Tính toán tỉ số vốn theo Basel III

 Phải thi hành biện pháp khắc phục tức thì (Prompt Corrective Action – PCA) khi
các chỉ số xuống dưới Zone 1 (well capitalized).

You might also like