You are on page 1of 32

CHƯƠNG 5

QUẢN TRỊ VỐN NGÂN HÀNG


Giới thiệu chung
Đối với ngân hàng thương mại, vốn riêng (vốn tự có, vốn chủ
sở hữu), chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn hoạt
động, nhưng có vai trò vô cung quan trọng. Đó là thước đo
thực sự về năng lực tài chính của ngân hàng, thể hiện hình ảnh
sức mạnh của ngân hàng trên thương trường và bảo đảm niềm
tin của công chúng về tính vững chắc của ngân hàng. Tăng
cường khả năng vốn, không chỉ là vấn đề riêng của từng ngân
hàng, mà còn là mối quan tâm của các cơ quan quản lý thuộc
chính phủ mà trước hết và trực tiếp là Ngân hàng Trung Ương.
Mục tiêu học tập
• Hiểu nội hàm khái niệm vốn, các chức năng và thành phần
của vốn ngân hàng
• Hiểu được các phương pháp xác định vốn ngân hàng và bình
luận về ưu thế và hạn chế của mỗi cách tiếp cận
• Hiểu được lý do và các yêu cầu bảo đảm mức vốn tối thiểu
theo chuẩn mực quốc tế và quy định hiện hành tại Việt Nam
• Thảo luận các phương án tăng vốn ngân hàng, ưu và nhược
điểm của mỗi nguồn tiềm năng.
TỔNG QUAN VỀ VỐN NGÂN HÀNG
Khái niệm

Dưới góc độ sở hữu


Vốn ngân hàng (Bank capital) là vốn riêng có của ngân hàng
và thuộc về chủ sở hữu ngân hàng (cổ đông, Nhà nước)

Dưới góc kế toán


Là số chênh lệch giữa giá trị Tài sản (Assets) của ngân hàng
và giá trị các khoản Nợ (Liabilities) tại một thời điểm, và nó
thể hiện giá trị ròng của ngân hàng hay giá trị cổ phần đối
với nhà đầu tư (the net worth of the bank or its equity value
to investors)
Vốn Chủ sở hữu = Tổng Tài sản – Tổng Nợ
NW = A - L
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÂN HÀNG GIẢN LƯỢC
TÀI SẢN NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
TIỀN NGUỒN VỐN (L)
-Tiền tại quỹ -Tiền gửi khách hàng
-Tiền gởi tại NHNN -Các khoản mục NỢ
-Tiền gởi tại các NHTM • Phát hành chứng khoán NỢ
CHỨNG KHOÁN • Các khoản vay mượn
-CK kinh doanh - Các nguồn vốn khác
-CK đầu tư
TÍN DỤNG (cho vay ròng) VỐN CHỦ SỞ HỮU
-Tổng dư nợ -Vốn điều lệ
-Dự phòng RRTD -Thặng dư vốn cổ phần
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH -Các quỹ
TÀI SẢN KHÁC -Lợi nhuận giữ lại

TỔNG TÀI SẢN (A) TỔNG NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU


Các chức năng của vốn ngân hàng

(1) Là điều kiện bắt buộc về mặt thủ tục pháp lý để được cấp
phép thành lập ngân hàng
- Vốn pháp định
- Vốn điều lệ
(2) Là tiền đề để tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh
doanh trước khi có được những khoản tiền gửi đầu tiên
(3) Cung cấp nguồn lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát
triển kinh doanh ngân hàng
(4) Là lá chắn chống đỡ rủi ro, trong trường hợp này, vốn có
vai trò như là tấm đệm hấp thụ các khoản lỗ trong quá trình
kinh doanh
(5) Tạo lập lòng tin của công chúng qua tầm vóc quy mô vốn
của ngân hàng
(6) Là phương tiện để các cơ quan quản lý điều tiết hoạt
động, bảo đảm ngân hàng và hệ thống ngân hàng phát triển
ổn định, lành mạnh
Các thành phần của vốn ngân hàng

THÀNH PHẦN CÁCH XÁC ĐỊNH

1. Cổ phiếu (CP) thường Mệnh giá * SLCP đang lưu hành

2. Cổ phiếu ưu đãi Mệnh giá * SLCP đang lưu hành

3. Thặng dư vốn (Giá bán – Mệnh giá) * SLCP phát hành

4. Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận sau thuế - Phân phối cổ tức

5. Các khoản dự trữ, dự phòng, quỹ Trích lập theo quy định

6. Giấy nợ (GN) có khả năng chuyển đổi Mệnh giá * SLGN đang lưu hành

7. Thu nhập từ các công ty con, góp vốn Tuỳ thuộc kết quả kinh doanh và số vốn góp

8. Tín phiếu vốn Mệnh giá * SLTP phát hành


XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN NGÂN HÀNG
Xác định quy mô vốn ngân hàng

Phương pháp Cách xác định

1. Giá trị vốn theo sổ sách - GAAP = Giá trị Tài sản (Assets) – Giá trị Nợ (Liabilities)
(General Accepted Accounting Principles)
2. Giá trị vốn theo quy định kế toán – RAP = Vốn cổ phần (CP thường, LN giữ lại, các quỹ,….)
(Regulatory Accounting Principle) + CP ưu đãi vĩnh viễn
+ Dự phòng TTTD
+ GN có khả năng chuyển đổi
+ Các khoản mục khác
3. Giá trị vốn theo thị trường – MVC = Giá trị thị trường của Tài sản – Giá trị thị trường của Nợ
(Market Value of Capital) = MVA – MVL
Market Value of Assets - MVA
Market Value of Liabilities – MVL
= Thị giá mỗi cổ phiếu * SLCP hiện hành
Xác định quy mô vốn ngân hàng

Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp

GAAP RAP MVC

Dễ dàng tính toán dựa trên các • Dễ dàng tính toán dựa trên • Tính toán nhanh
dữ liệu kế toán có sẵn các dữ liệu kế toán có sẵn • Cập nhật và phản ánh đúng
Ưu điểm
• Đáp ứng các yêu cầu của cơ giá trị thực tế của vốn theo
quan quản lý điều kiện thị trường
Không phản ánh đúng giá trị Tạo ra “ngộ nhận” về quy mô • Sự biến động lớn trong tính
vốn theo điều kiện thị trường vốn so với thực tế do nhiều toán quy mô vốn
Nhược điểm hiện thời khoản mục có tính chất khả • Không thích hợp đối với các
biến lại được coi là thành phần ngân hàng có ít giao dịch cổ
của vốn phiếu trên thị trường
• Báo cáo tài chính định kỳ Tính toán quy mô vốn theo yêu • Định giá ngân hàng
• Công bố thông tin cầu của cơ quan quản lý • Các thương vụ mua bán –
Ứng dụng • Cho thấy hình ảnh ban đầu sáp nhập
về quy mô vốn
QUY ĐỊNH VỐN TỐI THIỂU ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Các lý do đằng sau quy định mức vốn tối thiểu

(1) Nhằm hạn chế rủi ro phá sản của ngân hàng

(2) Củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân
hàng

(3) Tránh hệ luỵ tổn thất đối với cơ quan BHTG


Quy định mức vốn pháp định lĩnh vực hoạt động ngân hàng

Vốn pháp định (tỷ VNĐ)


Loại hình ngân hàng
Đến 2008 Từ 2020

NHTM Nhà nước 3000 3000

NHTM cổ phần 1000 3000

NH liên doanh 1000 3000

NH 100% vốn NN 1000 3000

Nghị định số 141/2006/NĐ-CP Nghị định số 86/2019/NĐ-CP


Cơ sở pháp lý
ngày 22/11/2006 ngày 14/11/2019
Vốn điều lệ của một số ngân hàng
Số liệu cập nhật đến 30/06/2021

Vốn điều lệ
Ngân hàng Tiếng Anh viết tắt
(tỷ VNĐ)
Công thương Việt Nam Vietinbank 37,234
Ngoại thương Việt Nam Vietcombank 37,089
Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 40,220
Á Châu ACB 21,615
Kỹ Thương Techcombank 35,049
Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank 12,355
Quân đội MB 27,988
Sài Gòn Thương tín Sacombank 18,852
Việt Á Viet A Bank 4,449
Nam Á SBV
Nguồn: Nam A Bank 4,465
Quy định vốn tối thiểu

Tiếp cận gián tiếp


Sự đánh giá yêu cầu vốn của các cơ quan quản lý
(regulatory judgement) dựa trên bộ các tiêu chí:
(1) Chất lượng quản trị
(2) Tính thanh khoản của các tài sản
(3) Thu nhập ngân hàng qua các năm
(4) Chất lượng của vấn đề sở hữu
(5) Chi phí nắm giữ tài sản
(6) Chất lượng hoạt động
(7) Sự biến động nguồn tiền gửi
(8) Những điều kiện thị trường hiện thời
Các nguyên tắc quản trị vốn theo Basel

Giới thiệu Basel


Uỷ ban Basel đề đến việc giám sát ngân hàng (Basel Committee on
Banking supervision – BCBS) được sáng lập vào năm 1974 bởi một nhóm
các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển
(G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ
hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của
Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt
động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ,
Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban
được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Quá trình về lịch sử ra đời của ủy ban Basel có thể tóm lược như sau: (1)
Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ
1992. (2) Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường (được
thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). (3) Tháng 6/1999, đề xuất một
khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First
Consultative Package – CP1). (4) Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ
hai (CP2). (5) Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). (6) Quý
4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. (7)
Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. (8) Năm 2010, chấm dứt quá trình
chuyển đổi.
Tiêu chí
Basel 1 Basel 2 Basel 3
xem xét
Basel 1 được hình thành với Basel 2 được thành lập nhằm Trọng tâm của Basel 3 là chỉ rõ
mục tiêu chính là đưa ra yêu đưa ra trách nhiệm giám sát một vùng đệm bổ sung vốn chủ
Mục tiêu
cầu vốn tối thiểu cho các và tăng cường hơn nữa yêu sở hữu sẽ được các ngân hàng
ngân hàng. cầu vốn tối thiểu. duy trì.
Tập trung vào Basel 1 có trọng tâm rủi ro Basel 2 đã giới thiệu cách Đánh giá rủi ro thanh khoản bên
rủi ro tối thiểu trong số 3 hiệp tiếp cận 3 trụ cột để quản lý cạnh các rủi ro đặt ra trong Basel
định. rủi ro. 2 đã được Basel 3 đưa ra.
Basel 2 bao gồm một loạt các Basel 3 bao gồm rủi ro thanh
Ruỉ ro được Chỉ có rủi ro tín dụng được rủi ro bao gồm rủi ro hoạt khoản bên cạnh các rủi ro mà
xem xét xem xét trong Basel 1. động, chiến lược và danh Basel 2 đưa ra.
tiếng.
Basel 1 đang lạc hậu khi chỉ Basel 2 mang tính tương lai Basel 3 xem xét các yếu tố môi
Khả năng dự xem xét các tài sản trong so với Basel 1 vì việc tính trường kinh tế vĩ mô bên cạnh
đoán rủi ro danh mục đầu tư hiện tại toán vốn dựa trên mức độ các tiêu chí của từng ngân hàng.
của các ngân hàng. nhạy cảm với rủi ro.
Quy định Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tiếp cận của Basel: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR

Mốc ban Thời gian bắt


Công thức tính toán Yêu cầu
hành đầu áp dụng

Basel
1988 1992 CAR ≥ 8%
I

Basel ≥ 8%
2004 2006 CAR
II

Basel ≥ 8%
2010 2013 CAR
III

CAR: Capital Adequacy Ratio


RWA: Risk-Weighted Assets
Quy định Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tiếp cận của NHNN Việt Nam
(Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và
mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy
định
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được
xác định bằng công thức:
X 100% ≥ 8%
Trong đó:
- C: Vốn tự có;

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;

- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;

- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.


Vốn cấp 1 (Vốn cơ sở: Core Capital)

Bao gồm:

• Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp);


• Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
• Quỹ đầu tư phát triển;
• Quỹ dự phòng tài chính;
• Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;
• Lợi nhuận chưa phân phối;
• Thặng dư vốn cổ phần;
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
• Sau khi đã giảm trừ một số số khoản mục theo quy định.
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung: Supplemental Capital)

• 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo
quy định của pháp luật;
• 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu
tư dài hạn theo quy định của pháp luật;
• Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi
ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;
• Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành thỏa
mãn các điều kiện;
• Sau khi đã giảm trừ một số khoản mục theo quy định.
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng
Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) bao gồm
tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR) và tổng
tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được
tính theo công thức:

RWA = RWACR + RWACCR

Trong đó:
- RWACR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- RWACCR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác
KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động

KOR 15%

Trong đó:
- BIn: Chỉ số kinh doanh được xác định theo quý gần nhất tại
thời điểm tính toán;
- Bln-1, Bln-2: Chỉ số kinh doanh được xác định theo quý
tương ứng của 2 năm liền kề trước năm tính toán.
Chỉ số kinh doanh (BI) được xác định theo công thức sau:
BI = IC + SC + FC
Trong đó:
- IC: Giá trị tuyệt đối của Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự trừ Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự;
- SC: Tổng giá trị của Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Chi phí
từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập hoạt động khác, Chi phí hoạt
động khác;
- FC: Tổng của giá trị tuyệt đối Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và
mua bán chứng khoán đầu tư.
Chỉ số kinh doanh được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục
3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (KMR)

Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (KMR) được xác định theo
công thức sau:
KMR = KIRR + KER + KFXR + KCMR + KOPT
Trong đó:
- KIRR: Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất, trừ giao dịch quyền
chọn;
- KER: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu, trừ giao dịch
quyền chọn;
- KFXR: Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (bao gồm cả vàng),
trừ giao dịch quyền chọn;
- KCMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa, trừ giao dịch
quyền chọn;
- KOPT: Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn.
TĂNG VỐN NGÂN HÀNG
Các áp lực thúc đẩy việc tăng vốn

• Là nguồn lực cần thiết để tăng trưởng và phát triển quy mô


và hoạt động kinh doanh ngân hàng
• Đáp ứng yêu cầu tăng vốn theo lộ trình của cơ quan quản lý
• Để có năng lực cạnh tranh tốt hơn
• Củng cố lòng tin của công chúng về tính vững chắc tài chính
của ngân hang
• Tăng sức đề kháng, chống chịu rủi ro của ngân hàng trước
các cú sốc của môi trường kinh doanh
• Bảo vệ giá trị thực của vốn do tác động hao mòn vốn của
lạm phát tiền tệ
Kế hoạch hoá việc tăng vốn

Bước 1: Lập kế hoạch tài chính tổng thể


Cơ sở thiết lập kế hoạch
• Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh trung và dài hạn
của ngân hàng (quy mô, dịch vụ mới, thị trường, đầu tư…)
• Nhu cầu đầu tư TSCĐ, phương tiện kỹ thuật…
• Các dự báo về những thay đổi của môi trường hoạt động

Bước 2: Xác định quy mô vốn hợp lý dựa trên mục tiêu kinh
doanh, chiến lược và kế hoạch tăng trưởng – phát triển, các
dự báo (Bước 1)

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn nguồn vốn phù hợp với nhu cầu
và mục tiêu của ngân hàng
Các phương án tăng vốn

Tăng vốn từ nguồn bên trong


Nguồn vốn từ khả năng tự thân của ngân hàng dựa trên năng lực
tạo lợi nhuận và chính sách phân phối cổ tức của ngân hàng
Tỷ lệ tăng trưởng vốn nội bộ - ICGR (Internal Capital Growth
Rate)
ICGR = ROE X % Lợi nhuận giữ lại

ICGR (%) ROE % Lợi nhuận giữ lại

10 0.20 0.50

10 0.50 0.20

10 0.10 1.00
Các phương án tăng vốn

Tăng vốn từ các nguồn bên ngoài

Danh mục các nguồn tiềm năng


1. Phát hành cổ phiếu thường (common stock)
2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi (preferred stock)
3. Phát hành tín phiếu vốn
4. Bán tài sản (các khoản vay, các khoản mục đầu tư, TSCĐ)
5. Cho thuê TSCĐ
6. Chuyển chứng khoán Nợ thành vốn cổ phần
Các phương án tăng vốn

Tăng vốn từ các nguồn bên ngoài

Danh mục các nguồn tiềm năng Các yếu tố cần xem xét

Phát hành cổ phiếu thường (common stock) Chi phí thụ đắc

Phát hành cổ phiếu thường (common stock) Tác động đến thu nhập cổ phiếu hiện thời

Phát hành tín phiếu vốn Ảnh hưởng đến cấu trúc quản lý ngân hàng

Bán tài sản (các khoản vay, khoản mục đầu tư, TSCĐ) Mức độ sẳn có của nguồn vốn trên thị trường

Cho thuê TSCĐ Các quy định pháp lý có liên quan

Chuyển chứng khoán Nợ thành vốn cổ phần


Questions & answers
Invite questions from the audience.

You might also like