You are on page 1of 4

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Kinh tế vi mô


Chương 10: Thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm
Chủ đề 3: Mô hình Stackelberg
Slide Nội dung
1 Chúng ta sẽ qua đến mô hình thứ 4 trong thị trường này đó là mô hình
Stackelberg. Đây là mô hình lấy tên một nhà kinh tế học người Đức. Thực sự đây
là một mô hình mở rộng của mô hình Cournot, một phiên bản mở rộng của mô
hình Cournot mà thôi. Chúng ta xuất phát từ giả thiết như thế này, cũng có thị
trường độc quyền song phương, cũng có 2 xí nghiệp trong cùng một ngành nhưng
khác biệt giữa mô hình chúng ta đang xét và mô hình của Cournot là trong mô
hình này có một xí nghiệp ấn định trước sản lượng và xí nghiệp kia coi sản lượng
này là cho trước. Trong mô hình Cournot thì hai xí nghiệp cùng đưa ra một mức
sản lượng đồng thời và độc lập nhau thì dẫn đến tình trạng cân bằng chúng ta vừa
xét. Còn trong mô hình Stackelberg này thì một xí nghiệp ấn định sản phẩm trước
là xí nghiệp tiên phong, đi đầu, còn xí nghiệp còn lại thì coi sự ấn định sản lượng
của xí nghiệp trước là cái cho trước và họ phải chấp nhận mức sản lượng đó.
Thông thường theo mô hình Stackelberg này thì 1 xí nghiệp ấn định trước sản
lượng sẽ có ưu thế hơn, họ sẽ có ưu thế về sản lượng hơn so với lại xí nghiệp kia.
2 Chúng ta sẽ đi cụ thể vào mô hình này như sau.
Sử dụng các dữ kiện đã cho trong mô hình Cournot, giả sử xí nghiệp 1 xác định
trước sản lượng thì hàm cầu thị trường đối với xí nghiệp 1 sẽ như sau:
P=a-b(Q1+Q2)
Thế hàm phản ứng của XN2 vào, ta có
P=a-b[Q1+(a-bQ1)/2b] = (a-bQ1)/2
Doanh thu biên
MR1=(a-2bQ1)/2

1
3 Có hàm doanh thu biên ta kết hợp với chi phí biên ở đây ta cho bằng 0 cho đơn
giản hóa bài toán thì ta sẽ xác định được mức sản lượng mà xí nghiệp 1 này đưa ra
là bao nhiêu.
Cho MC=MR (với MC=0), tức là:
(a-2bQ1)/2=0
Q*1=a/2b
Sau khi có sản lượng của xí nghiệp 1, ta thế vào hàm phản ứng của XN2, ta có
Q*2=a/4b
Các anh chị lưu ý, trong mô hình Cournot sản lượng 2 xí nghiệp là bằng nhau, còn
trong mô hình Stackelberg này thì xí nghiệp ấn định trước mức sản lượng, trong
trường hợp này là xí nghiệp 1 thì sẽ có mức sản lượng gấp đôi so với xí nghiệp 2
Cung của ngành là
Q=Q*1+Q*2=(3a/4b)
Giá bán của sản phẩm là
P=a-b(3a/4b) = a/4
4 Để rõ hơn vấn đề tôi sẽ trình bày các anh chị một bài tập. Chúng ta có:
Hàm cầu thị trường của một sản phẩm trong thị trường độc quyền song phương là
P=15-Q
Chi phí biên của cả 2 xí nghiệp bằng nhau và bằng 3.
Yêu cầu là xác định giá cả và sản lượng cân bằng theo mô hình Cournot và
Stackelberg.
Chúng ta sẽ giải bài tập này
5 Đầu tiên chúng ta sẽ xác định giá cả và sản lượng cân bằng theo mô hình Cournot
trước. Đầu tiên chúng ta phải xác định hàm cầu đối với xí nghiệp 1:
P1=15-(Q1+Q2) = (15-Q2)-Q1
Có hàm cầu rồi, chúng ta sẽ xác định được hàm doanh thu biên

2
MR1=(15-Q2)-2Q1
MR=MC → (15-Q2)-2Q1=3
Q1=(12-Q2)/2=6-(Q2/2): hàm phản ứng của XN1
Tương tự
Q2=6-(Q1/2): hàm phản ứng của XN 2
Thế Q2 vào Q1
Q1=6-[(6-(Q1/2))/2]
Q1=4 Q2=4
Sản lượng và giá cả cân bằng trên thị trường
Q=Q1+Q2=8 P=15-8=7
6 Cũng dữ kiện đó nhưng giải thích theo mô hình Stackelberg. Gỉa sử xí nghiệp 1 là
xí nghiệp xác định trước sản lượng, chúng ta hãy xác định hàm cầu xí nghiệp 1
giống như trong mô hình Cournot
P1=15-(Q1+Q2)
Chúng ta thế hàm phản ứng của xí nghiệp 2 trong mô hình Cournot vào sẽ có kết
quả như sau:
P1=15-Q1-[6-(Q1/2)] =9-(Q1/2)
Doanh thu biên sẽ là
MR1=9-Q1
Cho doanh thu biên bằng chi phí biên:
MR=MC →9-Q1=3
Q1=6 Q2=3
Sản lượng và giá cả cân bằng trên thị trường
Q=Q1+Q2=9
P=15-9=6
Ở đây so sánh giữa mô hình Cournot và Stackelberg thì ta thấy giá cả và sản lượng
khác nhau.

3
Quay lại mô hình Cournot ta có sản lượng là 8, giá cả là 7, còn trong mô hình
Stackelberg này sản lượng là 9, giá cả là 6. Như vậy có sự chênh lệch về kết quả
cho cùng sự kiện của 2 mô hình này. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là do luận
cứ khác nhau và logic khác nhau. Thầy nhắc lại là trong mô hình Cournot, hai xí
nghiệp là xác định mức sản lượng đồng thời và độc lập với nhau. Còn trong mô
hình Stackelberg thì có 1 xí nghiệp xác định mức sản lượng trước và 1 xí nghiệp
xác định mức sản lượng sau, xí nghiệp nào xác định mức sản lượng trước sẽ chiếm
ưu thế và có mức sản lượng cao hơn, thu được lợi nhuận cao hơn so với xí nghiệp
kia.
Phần trình bày của tôi đến đây là kết thúc và cũng kết thúc cho cả môn kinh tế vi
mô này. Thay mặt cho nhóm giảng viên rất cám ơn các anh chị đã tích cực theo
dõi phần trình bày của chúng tôi.

You might also like