You are on page 1of 26

Kinh tế Vi mô

(MICROECONOMIC)
CHƯƠNG 4
LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

GV. Ngô Anh Tuấn


Chương 4: Lý thuyết sản xuất

NỘI DUNG:
❖ Khái niệm
❖ Năng suất trung bình (AP) và năng suất biên (MP)
❖ Đường đẳng lượng
❖ Hiệu suất quy mô
❖ Đường đẳng phí
❖ Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng hay tối thiểu hóa chi
phí

2
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

I. Khái niệm

Sản xuất là hoạt động chuyển hóa các yếu tố sản xuất
(đầu vào) thành sản phẩm (đầu ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
1. Yếu tố đầu vào và sản phẩm
Yếu tố đầu vào (còn gọi là yếu tố sản xuất) là tất cả
những gì được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác
Sản phẩm là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Yếu tố
đầu ra được đo lường bởi sản lượng. Sản phẩm bán ra trên thị
trường được gọi là hàng hóa.
3
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

2. Hàm sản xuất


Mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của
một quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất.
Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết sản
lượng tối đa của sản phẩm đó (q) có thể sản xuất ra bằng cách
sử dụng một lượng vốn (K) và số lượng lao động (L) ứng với
một trình độ kỹ thuật nhât định trong thời gian nào đó.
Hàm sản xuất có dạng như sau:
q = f(K,L)

4
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

II. Năng suất trung bình (AP) và năng suất biên (MP)

1. Năng suất biên


Lò nướng (K) Lao động (L) q MPL APL
1 0 0 - 0
1 1 3 3 3
1 2 8 5 4
1 3 12 4 4
1 4 15 3 3,75
1 5 17 2 3,40
1 6 17 0 2,83
1 7 16 -1 2,29
1 8 13 -3 1,63 5
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Năng suất biên của một yếu tố đầu vào (K hay L) là sản
lượng tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào đó, nếu các yếu tố
khác không đổi
∆𝑞 𝜕𝑞
𝑀𝑃𝐾 = = = 𝑓𝐾
∆𝐾 𝜕𝐾
∆𝑞 𝜕𝑞
𝑀𝑃𝐿 = = = 𝑓𝐿
∆𝐿 𝜕𝐿
Do năng suất biên của một yếu tố đầu vào nào đó là đạo
hàm riêng của hàm sản xuất theo số lượng yếu tố đầu vào đó
nên năng suất biên cho biết tốc độ tăng của sản lượng

6
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Quy luật năng suất biên giảm dần


Nếu số lượng của một yếu tố đầu vào tăng dần trong khi
giữ nguyên số lượng (các) yếu tố đầu vào khác thì:
- Đầu tiên sản lượng sẽ tăng nhanh dần nghĩa là năng suất
biên của yếu tố đầu vào đó là dương và ngày càng tăng
- Sau đó, sản lượng sẽ tăng chậm dần, nghĩa là năng suất
biên vẫn còn dương nhưng ngày càng giảm
- Cuối cùng, sản lượng sẽ đạt cực đại (năng suất biên = 0) và
bắt đầu sụt giảm (năng suất biên âm và càng giảm)

7
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

𝜕𝑞
= 𝑓𝐾 > 0
𝜕𝐾
𝜕𝑀𝑃𝐾 𝜕 2 𝑞
= 2
= 𝑓𝐾𝐾 < 0
𝜕𝐾 𝜕𝐾

𝜕𝑞
= 𝑓𝐿 > 0
𝜕𝐿
𝜕𝑀𝑃𝐿 𝜕 2 𝑞
= 2 = 𝑓𝐿𝐿 < 0
𝜕𝐿 𝜕𝐿

8
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

2. Năng suất trung bình (AP)


Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó là sản
lượng tính trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó
𝑞
𝐴𝑃𝐿 =
𝐿
𝑞
𝐴𝑃𝐾 =
𝐾

9
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

3. Đường đẳng lượng, đường MP và đường AP


Đường năng suất biên
Đường tổng sản lượng và đường năng suất biên có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì năng suất biên là đạo hàm của
hàm đầu vào nên nó chính là độ dốc của đường tổng sản
lượng.
Đường năng suất trung bình
Năng suất trung bình giảm xuống khi năng suất biên thấp
hơn năng suất trung bình và ngược lại
Tại điểm cắt nhau giữa đường MP và đường AP thì năng
suất đạt cực đại
10
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

11
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Ví dụ 4.1
Giả sử ta có hàm đầu vào là:
𝑞 = 𝑓 𝐾, 𝐿 = 6𝐾 2 𝐿2 − 𝐾 3 𝐿3
Giả sử K = 1. Xác định MPL, APL và năng suất lao động
trung bình cực đại.

12
1. HÀM SẢN XUẤT
1.3 Đường đẳng lượng

Đường đẳng lượng là tập hợp mọi sự phối hợp giữa các yếu
tố sản xuất đầu vào để có thể sàn xuất ra cùng một mức sản
lượng đầu ra (Q):
𝑄 = 𝑎𝐾 𝛼 𝐿𝛽
Trong đó: α+β = 1
Q là sản lượng
a là tham số cho trước
13
1. HÀM SẢN XUẤT
1.3 Đường đẳng lượng

lnq = lna + αlnK + βlnL


𝜕𝑞/𝜕𝐾 1 𝜕𝑞 𝐾
• 𝑒𝑞,𝐾 = =𝛼× = × =𝛼
𝑞 𝐾 𝜕𝐾 𝑞

𝜕𝑞/𝜕𝐿 1 𝜕𝑞 𝐿
• 𝑒𝑞,𝐿 = =𝛽× = × =𝛽
𝑞 𝐿 𝜕𝐿 𝑞

Độ co dãn của sản lượng Q theo K và L như sau:


Nếu tăng 1 % yếu tố K thì sản lượng Q tăng 𝛼%
Nếu tăng 1% yếu tố L thì sản lượng Q tăng 𝛽%
14
1. HÀM SẢN XUẤT
1.3 Đường đẳng lượng

* Biểu đồ đường đẳng


lượng là tập hợp các
đường đẳng lượng mô
tả các mức đầu ra tối
đa mà nhà sản xuất đạt
được với mọi tập hợp
đầu vào.
15
1. HÀM SẢN XUẤT
1.3 Đường đẳng lượng

• Ý nghĩa của việc nghiên cứu đường đẳng lượng:


- Nhà sản xuất đề ra các quyết định sản xuất có thế kết hợp
linh hoạt các yếu tố đầu vào phụ thuộc vào năng lực cùa
mình.
- Cho phép người quản lý lựa chọn các đầu vào tối ưu, và
linh hoạt thay thế đầu vào giữa K và L.

16
1. HÀM SẢN XUẤT
1.3 Đường đẳng lượng

- Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên 𝑀𝑅𝑇𝑆𝐾/𝐿 là sự thay thế


đầu vào về vốn có thể được khi sử dụng thêm một đơn vị
đầu vào về lao động mà đầu ra không đổi. Quan hệ giữa
vốn và lao động là tỷ lệ nghịch:

∆𝐾 𝑑𝐾 𝑀𝑃𝐿
𝑀𝑅𝑇𝑆𝐾/𝐿 =− =− =
∆𝐿 𝑑𝐿 𝑀𝑃𝐾

17
1. HÀM SẢN XUẤT
1.3 Đường đẳng lượng
• Đặc điếm của đường
đẳng lượng:
- Dốc nghiêng xuống
phía dưới và lõm.
- Trên đường đẳng
lượng MRTS có xu
hướng giảm dần.
- Tỷ lệ MRTS cũng là
độ dốc của đường
sản lượng
18
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Ví dụ 4.2
Giả sử ta có hàm sản xuất Cobb-Douglas:
𝑞 = 𝐾 1/2 𝐿1/2
Với q = 10 đvsp tính MRTSKL

19
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

IV. Hiệu suất quy mô

1. Khái niệm
Giả sử hàm sản xuất có dạng q = f(K,L) và có số lượng
hai yếu tố đầu vào K và L tăng lên z > 1 lần. Khi đó:
- Nếu q tăng nhiều hơn z lần thì hiệu suất quy mô tăng
- Nếu q tăng bằng z lần thì hiệu suất quy mô cố định
- Nếu q tăng nhỏ hơn z lần thì hiệu suất quy mô giảm

20
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

2. Mối quan hệ giữa hiệu suất quy mô và năng suất


trung bình
𝑞 𝑓(𝐾, 𝐿)
𝐴𝑃𝐿 = =
𝐿 𝐿
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng: tăng L thì
APL tăng, từ đó giảm chi phí sản xuất trung bình.
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định: tăng L
thì APL không đổi, từ đó chi phí sản xuất trung bình không
đổi.
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm: tăng L
thì APL giảm, từ đó tăng chi phí sản xuất trung bình. 21
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

VI. Đường đẳng phí


Tổng chi phí (TC) để mua hay thuê số lượng vốn (K)
với đơn giá là v và số lượng lao động L với đơn giá là w
TC = vK + wL
Đường đẳng phí là
đường cho biết các kết hợp
khác nhau giữa L và K để có
thể mua được bằng tổng chi phí
TC với đơn giá lần lượt là v và
w. Độ dốc đường đẳng phí:
w
𝑆=− 22
v
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

V. Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng hay tối thiểu hóa chi
phí
1. Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng
Để tối đa hóa sản lượng doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập
hợp vốn K và lao động L sao cho sử dụng hết số tiền TC sẵn
có và tại đó tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng với tỷ giá của lao
động và vốn
𝑀𝑃𝐿
𝑀𝑅𝑇𝑆 =
𝑀𝑃𝐾
𝑀𝑃𝐿 𝑀𝑃𝐾
=
𝑤 𝑣
23
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

2. Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí


Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất để sản xuất ra một sản
lượng nhất định nào đó, nhà sản xuất sẽ chọn sản xuất tại điểm
mà tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (giữa lao động và vốn) bằng
với tỷ lệ giữa đơn giá lao động và đơn giá vốn
𝑀𝑃𝐿
𝑀𝑅𝑇𝑆 =
𝑀𝑃𝐾
𝑀𝑃𝐿 𝑀𝑃𝐾
=
𝑤 𝑣

24
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Ví dụ 4.3
Một doanh nghiệp có hàm sản xuất là:
𝑞 = 𝑓 𝐾, 𝐿 = 2𝐾 1/2 𝐿1/2
Để sản xuất 100 đvsp thì doanh nghiệp nên chọn số lượng
K và L là bao nhiêu để tối thiểu hóa chi phí nếu đơn giá vốn là
4 đvt và đơn giá lao động là 1 đvt?

25
Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Bài tập:
1. Giá của yếu tố đầu vào A là 20 đvt và giá của yếu tố đầu
vào B là 300 đvt. Năng suất biên của hai yếu tố đầu vào
này lần lượt là 40 đvsp và 60 đvsp. Doanh nghiệp nên tăng
sử dụng A và giảm sử dụng B để tối thiểu hóa chi phí sản
xuất. Nhận định này là đúng hay sai?
2. Một công việc lao động chân tay chỉ cần lao động. Kết quả
làm việc được đo lường bởi sản lượng q theo hàm số:
𝑞 = 100 𝐿. Hãy tính năng suất lao động trung bình và chứng
tỏ là năng suất lao động trung bình giảm dần khi L tăng.
26

You might also like